Căn Xuất Gia

Thế Nào là Căn Hạnh Của Người Xuất Gia 

Hôm nay Huyền Tích xin chia sẻ về căn hạnh người xuất gia

 Người xuất gia phải có duyên với nhà Phật, hai yếu tố Phúc và Tuệ. Ngày xưa khi Phật còn tại thế ngài chỉ độ được cho người có duyên với Phật, thế nên mới có câu , Thế Tôn Tam Bất Năng, có ba việc ngài không làm được:

– Việc thứ nhất: Ngài không độ cho người không có duyên
– Việc thứ hai: Ngài không thể dùng phép thuật để ngăn cản oan gia người này đến đòi nợ người kia
– Việc thứ ba: Ngài cũng không thể dùng phép thuật của mình để cứu chúng sinh từ trong địa ngục ra, Ngài chỉ thuyết Pháp và chỉ cho chúng ta con đường tu thân để giải thoát sám hối cởi bỏ oan gia…

Ở đời nhiều người nói tôi căn Bồ Tát, căn xuất gia

Bạn cho mình là căn xuất gia hay căn Bồ Tát thì bạn phải có lòng từ bi đức hạnh. Cứu người quên thân bất khả từ nan, dù gặp gian nguy, hoạn nạn không ngại, giúp người không vì danh vì lợi, không cần người báo đáp trả ơn, không cần ai biết và nhắc đến đấy là hạnh Bồ Tát, bạn làm được như vậy bạn là căn bồ tát căn xuất gia

Ở đời ai ngộ nhận mình là Thánh là Bồ Tát thì kẻ ấy đang hành tà Đạo, Quỷ giả danh để lừa gạt người!

Trí của người xuất gia là trí cả ” trí lớn” xuất tâm cầu Đạo Xả bỏ vinh hoa phú quý dứt ái từ thân

Những đại đệ tử của đức Phật mỗi người có một hạnh nguyện lớn để tùy duyên hóa độ cứu giúp chúng sinh Một số hạnh nguyện như là: ….. Đệ nhất Hiếu…. Đệ nhất đại Nguyện….. Đệ nhất Văn…. Đệ nhất Hạnh..v v ..
Hạnh nguyện của các ngài là chịu khổ cùng chúng sinh , chịu khổ thay cho chúng sinh !

Vd: Có một vị thiền sư ngài chỉ xin lại đồ ăn mà người ăn xin khi nào ăn không hết, người thường chúng ta nhìn vào sẽ không biết được tại sao một vị Thiền Sư tôn kính lại làm vậy?…

Hay một Thầy tu quanh năm ngày tháng dù nóng hay lạnh cũng chỉ mặc một bộ y phục?… Ăn không cần no ngủ không cần ấm, chỗ ở không cần ổn định, không anh em bạn bè người thân ruột thịt Quê Hương vậy mới gọi là: “dứt ái từ thân” cầu đạo giải thoát, thiểu dục đa tri túc …

Người ăn xin thấy mình đã khổ rồi mà ngoài kia vẫn còn người khổ hơn mình thì tâm sinh hoan hỉ không bị cái phiền não hành hạ!

Hay trong đêm mưa gió ngoài kia vẫn có người ngồi ở gốc cây đâu đó đang phải chịu cái rét cái lạnh thấu xương thịt Thì căn nhà lá đơn sơ nhà mình có dột nát một tí cũng là hạnh phúc lắm rồi, tâm tự nhiên sinh hoan hỉ không bị phiền não thống khổ! Hay những Cặp vợ Chồng chỉ sinh con một bề, những người thiếu khuyết Mẹ Cha anh em người thân. Thì ngoài kia so ra mình vẫn hạnh phúc khi nhiều thứ ở xung quanh mình vẫn thật giá trị biết bao!

Chúng ta chỉ nhận thấy mình có giá trị là khi hơn người khác, còn khi chưa bằng người khác và khi kém người khác trong lòng sinh phiền não sân si đố kị cuộc sống bế tắc mệt mỏi ” kém chút là không chịu được ” 

Vậy người xuất gia là xả bỏ mọi thứ trên đời để chúng ta thấy đó mà bớt tham sân si

Đức hạnh người xuất gia thật cao cả hoằng hóa đạo mầu thuyết pháp độ mê cầu đạo giải thoát sinh tử

Thời Xưa Chư Tăng Thanh Tịnh ngày ăn một bữa đêm ngủ gốc cây không nhận lễ của một gia chủ quá ba lần liền, không ngủ quá ba lần liền một gốc cây hay một chỗ ấy là để tâm khỏi chấp trước vào cái đó là của mình, không kết giao với người có thế lực hay người giàu có, không phân biệt quý tiện sang hèn…

Nhiều người nói tôi có căn tu.

Tôi rất thích đi chùa và rất thích đi lễ rất thích nghe kinh, nhìn thấy các Thầy chùa là tôi rất quý mến….vv và cho rằng mình có căn tu!

Rồi có người chán đời thích đi tu
Thất tình cũng muốn đi tu
Hay tưởng rằng đi tu cho sướng theo kiểu chốn việc quan đi ở chùa …v v

Đấy không phải là căn Tu!

Xuất gia hay tại gia đủ duyên lành chúng ta đồng sinh tịnh cảnh đồng chứng viên thông!

Đồng thầy Huyền Tích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *