Untitled Post

Lý giải 13 kiểu đất đồng bằng không thể táng mộ

 

 Long pháp bình dương, xưa nay vẫn liệt vào hàng vi diệu của địa lý. Vì mạch khi xuống bình dương đã nhuyễn nhược, ẩn tàng, bác hoán nhiều lần, nên khó nhận biết. Trong long pháp, huyệt pháp, thiết yếu nhất là phải tránh được hung địa, hoặc vô khí chi địa. Đối với đất bình dương, việc nhìn nhận hung sát không phải dễ.
Dưới đây là trích phần Bình nguyên mộ địa phong thủy thập tam bất táng trong Địa lý đại thành để mọi người tham khảo.
1/. Tuy hữu cát thủy triêu lai, nhi xuất thủy khẩu đa giả nan định tiêu thủy, thử vi tinh khí phân tán chi sở.

Tuy có cát thủy triều lai, nhưng dòng nước đi xuất ra nhiều thủy khẩu khó xác định được vị trí tiêu thủy. Chỗ này là nơi tinh khí phân tán, không thể táng.

2/. Bình dương nội cục như điêu khắc, nhi cục ngoại sa thủy vô tình giả, thị nhân lực sở vi, vô khí chi địa.
Đất bình dương mà nội cục đẹp như được gọt đẽo, nhưng ngoại cục thì Sa Thủy lại vô tính. Đây là do sức người làm nên, là đất vô khí, không thể táng.
3/. Bình dương nhất vọng vô tế tịnh vô kết yết thải khí giả, long huyệt bất thanh, lai mạch bất minh.
Đất bình dương mà mênh mông vô bờ thì cũng không thể kết huyệt, long huyệt không rõ, lai mạch mơ hồ, không thể táng.
4/. Bình dương tuy hữu giới thủy, nhi tả khiên hữu khiết giả, nãi kiếp long chi đại hung chi địa.

Đất bình dương tuy có giới thủy định lại, nhưng tả dắt – hữu theo, thì là Kiếp long, là đất đại hung, không thể táng.

5/. Bình dương nhi phiến phiến đoạn đoạn giả, thị thủy khẩu phù sa dã.

Đất bình dương mà chia mảnh chia khúc, tức là “thủy khẩu phù sa” (thủy khẩu lẫn trong sa sơn), không thể táng.

6/. Bình dương huyệt tiền khuyết thần giả, thử nãi vô khí, cố ngoại vô dư dã.
Đất bình dương mà trước huyệt không có Thần (môi), là đất vô khí, chính vì thế nên mới không có dư khí ra bên ngoài. Không thể táng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *