Untitled Post

Phần “Dụng thần thủ pháp”, gồm có : Phù, Ức, Thông quan, Điều hậu, Bịnh dược.

Trong khoa Tử Bình cái khó nhất là tìm dụng thần hay gọi là “Dụng Thần thủ pháp”. Dụng Thần tức là những gì ẩn tàng trong tháng sinh. Nhật can phối hợp nguyệt lệnh mà thành thể tính; hợp với nhu yếu của thể tính là Dụng Thần. Cái khó nhất trong Mệnh Lý là 12 cách thủ đoán dụng thần: Đối với thập can phối hợp 12 tháng , cùng với mỗi tháng , mọi nhân nguyên dụng sự đều nhất nhất phân biệt và đưa thí dụ. Thủ dụng cũng có phương thức không ngoài lý do chế hoá sinh khắc, gôp lại có thể chia thành 5 loại trên. Những bí quyết khác trong khoa Tử Bình sẽ tùy cơ hội hay tùy ngẫu hứng tôi sẽ tham gia thêm trong khả năng. Những thủ pháp nầy, ít nói đến hay không so với sách “Dự đoán theo tứ trụ”. 

Trước khi đi vào chi tiết. Đọc lại sách “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, trong toàn quyển sách Ông chỉ nói có phần nầy (trang 186) mà Ông không đề cập đến các Thủ pháp – (có chú thích thêm phần “Điều hậu dụng thần (trang 191) , chứng tỏ Ông đã bỏ bớt đi, cũng có tác giả viết là Ông đã dấu đi, không viết ra hết. Trong khi đó thì Ông lại lái qua cách chọn dụng thần của 4 cách: chính tài , chính quan, chính ấn và thương quan mà thôi. Phần giống như vậy tôi có thể trình bày trong mục “Thời cục Dụng Thần Tổng Đàm” nếu có thể được. 

DaiSonVuong: Như vậy, qua nghiên cứu các dụng thần thủ pháp em thấy có vấn đề sau cần lưu ý khi chọn dụng thần: 

Mỗi lá số có không quá 01 dụng thần là một trong 05 yếu tố Tài; Quan, Sát; Kiêu, Ấn; Tỷ, Kiếp; Thực, Thương (em nói không quá 01 dụng thần vì một số lá số ngoại cách o chọn được dụng thần). Khi lựa chọn Dụng thần phải sử dụng một trong các Dụng thần thủ pháp trên cơ sở Dụng thần phải đem lại lợi ích tối đa cho lá số. 

Trước tiên là đem lại lợi ích tối đa cho tứ trụ (làm mạnh các yếu tố tốt; khắc chế, tiết giảm các yếu tố không tốt). Thế nên mới có chuyện khi cần Điều hầu, lúc khác dụng Phù nhật nguyên hoặc Ức nhật nguyên, có khi lại cần phải Thông quan, lúc khác chọn cần Bình dược. Nhưng tựu chung lại là phải lựa chọn thủ pháp đem lại lợi ích tối đa cho tứ trụ. 

Ưu tiên thứ nhì là tác động của Dụng thần đến các đại vận, cũng cần phải cân nhắc đến lợi ích tối đa mà Dụng thần đem lại cho tổng thể các đại vận. Có thể yếu tố ta định chọn làm Dụng thần này đem lại lợi ích rất to lớn trong 1, 2 đại vận của lá số, nhưng đến vài đại vận khác nó cũng làm gia tăng rất mạnh các yếu tố công phạt đương số thì chắc chắn không thể hay và đặc biệt là đúng bằng yếu tố đem lại lợi ích ít hơn (so với yếu tố kia) cho lá số trong đại vận này nhưng không gia hại hay gia hại không đáng kể cho lá số trong các đại vận khác. 

Đại khái ý em muốn nói là chọn Dụng thần phải quan tâm đến việc tối đa hóa lợi ích tổng thể. Phải cân nhắc xem nên sử dụng thủ pháp nào để lựa chọn được dụng thần đem lại lợi ích toàn cục to lớn nhất cho lá số. Phương hướng theo em là vậy, nhưng việc cân nhắc này mới thực sự là khó khăn . Chính vì vậy, em có mong muốn là các bác đi trước trên này khi chọn Dụng thần nên giải thích rõ những lợi ích đem lại (so sánh lợi ích của dụng thần thủ pháp mình chọn với các thủ pháp khác thì tuyệt nhất rồi ) để mọi người cùng nghiên cứu, đánh giá. Điều này giúp cho bọn hậu học như em được mở mang kiến thức, nhanh chóng tiếp thu tinh hoa lớp trước để lại, phát dương việc nghiên cứu Tử bình. (Hi…hi…hi. Chỗ này em hơi bốc quá thì phải). Vài lời lan man, có gì không phải mong các bác bỏ qua cho kẻ hậu học. 

Shevchenko:
Tôi đồng ý với ý kiến của bác Đại Sơn Vương. Xin bổ xung thêm một vài ý kiến. 
– Mục đích của chọn dụng thần: mục đích đầu tiên để giải đoán chính xác, sau đó đến giải hạn, chữa bệnh… (phần này không nói đến vì hơi tù mù ) 
– Đi sâu chi tiết hơn về giải đoán: tốt xấu phụ thuộc vào dụng thần xuất hiện ở đâu, dụng thần xuất hiện ở Tứ trụ, có tác dụng tốt chung cho cả mệnh cục (cả đời), dụng thần xuất hiện Đại vận, tốt trong khoảng thời gian 10 năm, dụng thần xuất hiện ở năm vận là tốt cho năm đó. Tốt xấu đến mức độ nào thì phải căn cứ vào toàn bộ tứ trụ, đại vận, năm vận (thực chất là 6 trụ) để giải đoán. 
– Việc chọn dụng thần phải dựa theo các nguyên tắc mà bác Đinh Văn Tân viết trong Dụng thần thủ pháp. Tốt nhất nên chọn kỵ thần trước. 


Thông quan thủ dụng pháp

Thông quan là ngoài Nhật chủ ra, lưỡng đầu đối trĩ (đối đầu với nhau), thế quan lực địch , khinh trọng thân sơ ngang nhau chẳng lẽ có chổ lấy có chổ bỏ, duy có cách quan thông cái khí của nó mới có thể là cái Dụng của ta được. Nghi kỵ cần thiết, tạm thời hoãn bàn không phải là không luận mà phải để ý đến cái khẩn cấp trước đã. 

Thương Quan , lưỡng đình dụng Tài . 
Mâu Dần – Canh Thân – Kỹ Sửu – Giáp Tý 

Thu thổ khí hàn nên dụng Bính hỏa không như Dần Thân lưỡng xung , Ấn bị Tài phá chẳng thể là Dụng . Canh kim là khí đương vượng của nguyệt lệnh thấu xuất thiên can Giáp mộc tọa Tý , lâm quan tại Dần và cùng Nhật chủ tương hợp . Quan Thương thế sức ngang ngữa chẳng thể lấy chẳng thể bỏ . Duy có thể dụng Nhâm thủy trong Thân , tiết kim khí để sinh Mộc , vận hành Thủy Mộc tối mỹ . Đây là lấy thu thổ làm Thể . Tài quan làm Dụng . Một ví dụ khác . 

Tài Ấn lưỡng đình dụng Quan. 
Kỹ Hợi – Bính Tý – Kỹ Tỵ – Canh Ngọ 

Kỷ thổ sinh ở trọng đông , thổ đóng băng cho nên đương nhiên dụng Bính . Tỵ Ngọ thành phương , Bính hỏa xuất can dương hòa đã tràn lan mặt đất . Nguyệt lịnh Tài tinh bĩnh lịnh . Hợi Tý thành phương , Tài vượng tổn Ấn . Duy chỉ có Hợi cung Giáp mộc, Quan tinh thông với khí Tài Ấn . 
Lấy đông thổ làm Thể . Quan ẩn là Dụng . 


Bịnh Dược thủ dụng pháp 


Bịnh Dược thủ dụng pháp (dược ở đây là thuốc) là một trong năm Dụng thần thủ pháp. Ngũ ngôn Độc Bộ có nói :

“Có bịnh mới là Quý , không tỗn chẳng là kỳ,
Trong cách mà khữ bịnh , tài lộc lưỡng tương trì”.

Thần Phong diễn ra thành thuyết Bịnh Dược , sự thực ra là cái ý doanh hư tiêu trưởng phối hợp hỷ kỵ . Muốn thế tứ trụ cần phải trung hòa , Quý tiện há chỉ ở chổ bịnh dược. Cái ý của Độc bộ là nói : “Có bịnh chưa đủ là hại, được thuốc cứu không trở ngại cho cái quý của nó, há có phải thực sự lấy bịnh cho là Quý đâu”.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *