Untitled Post

Chương 46. Luận Kiến Lộc, Nguyệt Kiếp thủ vận

Nguyên văn: Lộc Kiếp thủ vận, tức lấy Lộc Kiếp thành cục, phân ra mà phối hợp. Lộc Kiếp dụng Quan, có Ấn hộ thì hỉ Tài, sợ gặp hợp Quan tinh, sợ lạm dụng Thất Sát. Thương thực không thể thành hại, Tỉ Kiếp không đến thành hung.

Từ chú: Nguyệt lệnh Lộc Kiếp không thể là dụng, tùy tứ trụ phối hợp, dụng Tài Quan Thực thương, tức là cùng với luận Tài Quan Thực thương thủ vận là giống nhau. Dụng Quan có Ấn hộ, thì Quan tinh kỵ Thương và Quan Ấn cùng thấu, lấy Ấn chế Thương hộ Quan làm dụng vậy. Lộc Kiếp thấu Ấn, nhật nguyên tất vượng, cho nên lấy Tài sinh Quan, kỵ Quan tinh bị hợp khứ, hoặc Thất Sát hỗn tạp, nguyên cục thấu Ấn, cho nên Thực thương không thể làm hại; Kiếp Tỉ tuy không phải là vận tốt, nhưng nguyên cục thấu Quan thì Kiếp Tỉ cũng không nhất định là hung vậy. Như mệnh của Kim Thừa tướng, là Quan dụng Ấn hộ mà hỉ Tài vậy.

Ấn Quan Nhật chủ Tỉ
Canh Tuất Mậu Tý Quý Dậu Quý Hợi
Mậu,Tân,Đinh Quý Tân Nhâm,Giáp
Quan,Kiêu,T.Tài Tỉ Kiêu Kiếp,Thương
Suy Lộc Bệnh Đế vượng


Đại vận: Kỉ Sửu/Canh Dần/Tân Mão/Nhâm Thìn/Quý Tị/Giáp Ngọ
Nguyệt lệnh kiến lộc, Mậu thổ Quan tinh, thông căn ở Tuất, là Quan có gốc vậy. Canh kim là phụ giúp, nhưng thân vượng không cần Ấn phải nhọc công, duy chỉ có hành vận đến đất Thực thương là lấy để hộ Quan. Vận Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn đều bình thường, hậu vận Quý Tị chuyển đến Nam phương, Tài sinh Quan vượng, hoan hỉ đến tuổi già vậy.

Nguyên văn: Tài sinh hỉ Ấn thụ, cần phải có gốc Quan tinh, sợ kẻ lấn áp Thực Thương, gặp Tài thì càng có sự nghiệp,còn hỗn tạp Sát sao mà chẳng ngại?

Từ chú: Tài sinh hỉ Ấn, là nguyên cục có Tài sinh Quan vậy. Tuy dụng ở Tài Quan nhưng cần có Ấn, thì không sợ Quan vượng. Ấn như thấu xuất, đến Tài bản thân cũng không ngại, tức là Tam kỳ cách, ở dưới gặp mệnh của Vương Thiếu sư thì rõ. Có Ấn hộ thì hỉ Tài, Tài sinh hỉ có Ấn, nguyên cục cần phải đồng đều đủ cả, gọi là Tài Ấn tương tùy là vậy. Nhưng, nguyên cục Tài sinh Quan vượng, vận đến Ấn địa cũng là tốt đẹp. Quan tinh cắm rễ là như dụng Nhâm là Quan, vận lại gặp Quan là Quan nặng, gặp Quý là hỗn tạp Sát, đất Hợi Tý Sửu thì là cắm rễ vậy. Sợ Thực thương khắc chế mà hỉ có Tài sinh.

Tỉ Kiếp Nhật chủ Quan
Đinh Dậu Bính Ngọ Đinh Tị Nhâm Dần
Tân Đinh,Kỉ Bính,Mậu,Canh Giáp,Bính,Mậu
T.Tài Tỉ,Thực Kiếp,Thương,Tài Ấn,Kiếp,Thương
Trường sinh Lộc Đế vượng Tử


Đại vận: Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý/Kỷ Hợi/Mậu Tuất
Mệnh của Lý Tri phủ, hỉ Tị Dậu hội, dẫn Tài mà gần bên lấy sinh Nhâm thủy Quan tinh, lại hỉ trụ giờ có Dần, là Tài Ấn tương tùy ( hỗ trợ theo ) vậy. Nhâm Dần Quan Ấn, Tân Sửu Canh Tý đất Tài Quan là đẹp nhất, Kỷ Hợi ở trên có khả không có ngại. Vận Mậu Tuất tất không tốt, là chỗ Thực thương lấn áp vậy.

Ấn Quan Nhật chủ T.Tài
Canh Ngọ Mậu Tý Quý Mão Đinh Tị
Đinh,Kỉ Quý Ất Bính,Mậu,Canh
T.Tài,Sát Tỉ Thực Tài,Quan,Ấn
Tuyệt Lộc Trường sinh Thai


Đại vận: Kỉ Sửu/Canh Dần/Tân Mão/Nhâm Thìn/Quý Tị/Giáp Ngọ
Mệnh cuả Vương Thiếu Sư, là Tài Quan Ấn cách Tam Kỳ vậy. Hỉ kỳ Quan Ấn thông căn ở Tị, Tài tinh đắc lộc ở Ngọ, chi tàng can thấu, là trời che đất chở. Nếu ít lộ can mà không tàng chi thì cũng không đủ quý. Lại hỉ trụ năm là Ấn , trụ giờ là Tài, mà cả 2 thì không tương khắc nhau ( vì cách xa trụ), Mậu Quý tương hợp mà có tình, chuyên hướng về Nhật chủ, phù hợp với quý cách, đó chính là mệnh của Thiếu sư vậy. Vận hỉ Tài Quan mà Ấn cũng tốt, cùng Tài sinh hỉ Ấn là giống nhau.

Nguyên văn: Lộc Kiếp dụng Tài mà mang Thực Thương, Tài Thực nặng thì hỉ Ấn thụ và không kỵ Tỉ kiên; Tài Thực nhẹ thì cần trợ giúp Tài mà không hỉ Ấn Tỉ. Gặp Sát không bị hại, gặp Quan thì không thành phúc.

Từ chú: Lộc Kiếp cùng Dương Nhận là giống nhau, đơn độc dụng Tài là chỗ kỵ, không mang Thương Thực thì không có khả năng dụng Tài vậy. Cũng nên phân ra thân khinh, thân trọng, Thực thương nặng tiết khí thái quá, thì cần Ấn thụ, gặp Tỉ Kiếp, có Thực thương dẫn hóa mà không kỵ; Tài Thực nhẹ, hỉ nhất là Thực thương, Tài vận cũng tốt, Ấn chế Thực thương, Tỉ Kiếp phân tài, đều không phù hợp. Quan Sát mà có Thực thương hồi khắc thì không có lo, nhưng không thành phúc vậy, như mệnh của Trương Đô Thống:

Thương Tài Nhật chủ Tài
Giáp Tý Bính Tý Quý Sửu Bính Thìn
Quý Quý Kỷ,Quý,Tân Mậu,Ất, Quý
Tỉ Tỉ Sát,Tỉ,Kiêu Quan,Thực,Tỉ
Lộc Lộc Quan đái Dưỡng


Đại vận: Đinh Sửu/Mậu Dần/Kỉ Mão/Canh Thìn/Tân Tị/Nhâm Ngọ
Giáp Bính đều không thông căn, Thương quan quá nhẹ, cần hành vận Thực thương để trợ giúp Tài tinh. Mậu Dần, Kỉ Mão vận, đất Thực Thương là tốt nhất, còn vận Canh Thìn thì không phải tốt. Mệnh này tiếc là không có các vận Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị để trợ giúp vậy

Thực Thực Nhật chủ T.Tài
Kỉ Mùi Kỉ Tị Đinh Mùi Tân Sửu
Kỉ,Đinh,Ất Bính,Mậu,Canh Kỉ,Đinh,Ất Kỉ,Quý,Tân
Thực,Tỉ,Kiêu Kiếp,Thương,Tài Thực,Tỉ,Kiêu Thực,Sát,T.Tài
Quan đái Đế vượng Quan đái Mộ


Đại vận: Mậu Thìn/Đinh Mão/Bính Dần/Ất Sửu/Giáp Tý/Quý Hợi/Nhâm Tuất
Mệnh này Tài Thực đều thông căn, nhật nguyên cũng không nhược, hơn mệnh họ Trương nhiều vậy. Lại hỉ có Tị Sửu củng hợp mà lộ Tân, Kiếp hóa thành Tài tinh, vận hỉ Ấn thụ mà không kỵ Tỉ Kiếp. Đinh Mão, Bính Dần 20 năm đất Kiếp Ấn là vận tốt nhất. Ất Giáp khắc mất Kỷ thổ, Tý Quý Quan Sát không tốt vậy.

Tỉ T.Tài Nhật chủ T.Tài
Canh Tý Giáp Thân Canh Tý Giáp Thân
Quý Canh,Mậu,Nhâm Quý Canh,Mậu,Nhâm
Thương Tỉ,Kiêu,Thực Thương Tỉ,Kiêu,Thực
Tử Lộc Tử Lộc


Đại vận: Ất Dậu/Bính Tuất/Đinh Hợi/Mậu Tý/Kỉ Sửu/Canh Dần/Tân Mão
Mệnh này là của Cao Thượng thư. Tý Thân hội cục, Lộc Kiếp hóa làm Thương quan, mừng được sinh tại tháng 7 ( Thân), khí hậu chưa hàn lạnh, cho nên kim thủy Thương quan không thấy Quan Sát, không làm thương tổn quý khí vậy.
Lại lấy nguyên cục không có hỏa, khí nghiêng về kim thủy, vận cần kim thủy bản địa, lại tiếp gặp vận Quan Sát hỏa địa là không tốt. Thổ vận có Giáp Mộc hồi khắc, không ngại, gọi là thuận kỳ khí thế để lấy vận vậy.

Nguyên văn: Lộc Kiếp dụng Sát Thực chế, Thực trọng Sát khinh thì vận cần trợ Sát; Thực khinh Sát trọng thì vận hỉ trợ giúp Thực.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *