Untitled Post

THỦ TỤC HÔ THẦN NHẬP TƯỢNG ( KHAI QUANG ) VÀ BỐC BÁT HƯƠNG THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA . Các đồ vật khi mua ở cửa hàng về người ta cần phải tẩy uế cho sạch trước khi tiến hành Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng ( Khai quang ). Có nhiều cách tẩy uế tùy theo môn phái nhưng thông thường người ta hay làm như sau : !/ Dùng rượu gừng để rửa và phơi cho khô . 2/ Dùng một bát nước sạch, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha (21 hay 27 (9×3) lần) dùng với ấn Bảo thủ và kiết tường. Dùng nước đó để rửa sạch tượng. Dùng một bát nước sạch, bỏ vào ít nước hoa, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha, tri thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước (7 hay 9). Dùng nước đó để rửa tượng. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống. Phần này riêng dienbatn thường sử dụng theo cách thứ 2 có bổ xungcác cánh của những bông hoa hồng bỏ vào nước kèm theo dầu thơm . Sau khi rửa sạch , lau khô đem xông trầm hương . A/ BỐC BÁT NHANG : bát nhang sau khi được tẩy uế , ngừơi ta lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng ( vừa để lót , đồng thời phòng trường hợp hóa bát nhang , các đồ yểm trong bát không bị cháy theo ) . Sau đó người ta thường bỏ một vài tờ tiền giấy ” Ngũ Lộ Thần tài ” vào dưới , kèm theo tờ 1 hay 2 USD thật và một gói ” Thất Bảo ” gồm 1 lá vàng , 1 lá bạc và 5 thứ mã não , trân châu , ngọc .. Xịt một chút nước hoa vào và gói các thứ đó lại để ở đáy bát nhang . Sau đó người ta đổ tro đốt bằng rơm nếp vào cho đầy . dienbatn lưu ý các bạn không nên dùng cát thay cho tro nếp , vì khi cúng rất nặng . dienbatn thường cho thêm vào bát nhang một tờ giấy in kinh Bát Nhã hoặc Đại bi tâm chú bằng Phạn tự . Sau đây là hình của Thất Bảo : http://i538.photobucket.com/albums/f…ongvn/A3-1.jpg Sau khi làm xong các việc trên , người ta thường dán ra ngoài bát nhang ở chính diện ( Chỗ mặt trời có 2 con rồng chầu vào ) một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát nhang . Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông , Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị . 2/ HÔ THẦN NHẬP TƯỢNG ( KHAI QUANG ) : ” Tượng mới chưa dùng thỉnh về từ các tiệm buôn cần tẩy uế, hay rửa cho sạch bụi. Dùng một bát nước sạch, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha (21 hay 27 (9×3) lần) dùng với ấn Bảo thủ và kiết tường. Dùng nước đó để rửa sạch tượng. Dùng một bát nước sạch, bỏ vào ít nước hoa, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha, tri thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước (7 hay 9). Dùng nước đó để rửa tượng. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống. In Kinh Đại Bi Sám Pháp, Đại Bi Tâm Chú với chủng tử Phạn ngữ, Bát Nhã Tâm Kinh với chủng tử Phạn Ngữ. Dùng nước hoa thơm thấm vào 4 góc và chính giữa kinh. Trì chú Thanh Tịnh Pháp vào trong kinh (7 hay 9 lần). Trì tụng kinh đó 7 hay 9 ngày. Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm mầu của ngũ hành: Vàng, Trắng, Đen (hay xanh da trời), Xanh lá cây, và Đỏ. Dùng chú tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú Án Ma Ni Bát Di Hồng. Sau khi đã đầy đủ, để kinh Bát Nhã phạn tự trên Kinh Đại Bi Sám Pháp, để Đại Bi Tâm chú phạn tự chồng trên kinh Bát Nhã, rồi cuốn tròn lại, cuộn sao cho thấy các chủng tử ở ngoài. Dùng dây chỉ ngũ sắc đã kết cột kinh lại. Có thể gấp lại và bỏ trong bao, dùng dây ngũ sắc cột miệng bao lại. Vẽ 3 chủng tử Om Ah Hum (phạn tự hay Tạng tự đều được) canh vẽ sao cho chữ Om phần giữa hai lông mày, Ah ở miệng, và Hum ở cổ của tượng – khoản cách đều nhau. Hay in ra rồi lấy mực đỏ đồ lên. Khi vẽ chữ Om thì trì chữ OM, vẽ chữ Ah thì trì chú AH, vẽ chữ Hum thì trì chú HUM. Nếu tập vễ các chủng tử, tập vẽ rồi mang tất cả ra ngoài đốt. Dùng giấy có Om Ah Hum dán ở trong lòng tượng đúng theo vị trí như trên. Để kinh đã cuốn dựng đứng trong lòng tượng. Để cho chữ viết đúng, đừng để ngược xuống. Niêm kín lỗ rỗng dưới lòng tượng lại. Phân này luôn trì Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Cảm Ứng. Tất cả vật dụng đều phải dùng chú để tẩy uế! Sau đó đọc kinh an vị Phật (xem trong kinh nhật tụng) Các tượng Phật Bồ Tát khác cũng làm như thế. Vẽ thêm chủng tử của vị Phật hay Bồ Tát của hình tượng ở phần đầu của chú Đại Bi Tâm phạn tự. Hình của Bồ Tát cũng theo trên mà làm. Dùng nước thanh tịnh để lau chùi khung ảnh. Phần sau của hình thì vẽ các chủng tử Om Ah Hum như đã dẫn ở trên. Hay in ra dùng mực đỏ vẽ đồ lên các chủng tử rồi dán sau hình cũng được. Kinh và dây ngũ sắc để phía sau hình. Đây là cách cho các bạn ở xa không phương tiện nhờ chư Tăng hay các thầy điểm nhãn cho hình tượng chư Phật hay Bồ Tát. Hình tượng đã thờ lâu ngày không cần phải làm. Để đỡ tốn tiền mực, dùng hình kinh Bát Nhã phạn tự chữ đen trên nền trắng. 

Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f73/hoi-ve-thu-tuc-lap-ban-tho-than-tai-ong-dia-839352/index2.html
Nguồn: Webtretho.com

Những hiểu biết cần thiết về bàn thờ Thần Tài – Ông Địa (Phần 1)
·                                 Thứ sáu – 09/03/2012 08:58
·                                 |In ra
·                                 |Đóng cửa sổ này
Những hiểu biết cần thiết về bàn thờ Thần Tài - Ông Địa (Phần 1)
Tại các cửa hàng và gia đình hiện nay, chúng ta thường thấy có bàn thờ Ông Địa – Thần Tài . Việc thờ cúng đó có nguồn gốc như thế nào ? Cách thờ cúng và bài trí ra sao ? Trong mục này , tôi xin cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé .

NHỮNG HIỂU BIẾT CẦN THIẾT VỀ BÀN THỜ THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA
Tại các cửa hàng và gia đình hiện nay, chúng ta thường thấy có bàn thờ Ông Địa – Thần Tài . Việc thờ cúng đó có nguồn gốc như thế nào ? Cách thờ cúng và bài trí ra sao ? Trong mục này , tôi xin cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé .
Theo CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN , có viết như sau : 
” Thần tài: 
神財
A: The Genius of fortune.
P: Le Génie de fortune

Thần: – vị Thần, – Tinh thần, – Thiêng liêng mầu nhiệm, – Tài trí phi thường. Tài: tiền bạc, của cải.
Thần tài là vị Thần cai quản về tiền bạc và của cải.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.
Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.
Tục thờ Thần tài được người Tàu truyền cho dân ta. Người Tàu sang nước VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chuớc theo. Nhiều nhà không có thờ phượng Trời Phật chi hết mà lại thờ Thần tài.
Sự tích của Thần tài: có nhiều sự tích nhưng dân gian thường nhắc hai sự tích sau đây:

1. Thần tài là một cô gái tên là: Như Nguyện.
Ngày xưa, có một lái buôn tên là Âu Minh, khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo, được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà. Sự buôn bán từ ngày đó trở đi càng ngày càng phát đạt, chỉ trong vòng vài năm mà Âu Minh trở thành một nhà giàu có lớn.
Một hôm, vào Tết Nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm nó sợ hãi, chui vào đống rác trốn mất.
Kể từ đó, việc buôn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì sạt nghiệp, trở nên nghèo khổ.
Người ta cho rằng, Như Nguyện là Thần tài. Lúc Âu Minh nuôi Như Nguyện trong nhà thì Thần tài ủng hộ nên làm ăn phát đạt. Tới khi Như Nguyện bị đánh rồi bỏ đi thì Thần tài không còn chiếu cố Âu Minh nữa nên làm ăn sa sút, thất bại.
Do sự tích nầy, người ta có tục kiêng cử quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết, sợ Thần tài không có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại.
Cũng do sự tích nầy mà người ta lập bàn thờ Thần tài sát nền đất hay nền gạch, không đặt cao như các bàn thờ khác, và đặt ở góc nhà hay nơi hàng hiên.
Nhưng trong thực tế, người ta thường gọi là Ông Thần tài chớ không ai gọi là Bà Thần tài, nên sự tích Thần tài là cô gái Như Nguyện chưa hẳn là chính xác.

2. Thần tài là ông Triệu Công Minh:
Ông Triệu Công Minh ở đây không phải là Triệu Công Minh trong truyện Phong Thần hay trong truyện Bắc Du Chơn Võ, mà là một người dân ở núi Võ Đang bên Tàu.
Truyện dân gian Trung quốc kể rằng: ở vùng núi Võ Đang có một ông già tên là Triệu Công Minh nhà rất nghèo. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn canh thừa để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông lão có nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng. Gần đấy có một ông phú hộ, gọi là Tiền Viên Ngoại, tánh rất xa xỉ và bất nhân, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt các canh thừa cơm cặn ấy về nuôi chó và vịt.
Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó già thì khạc ra 10 thoi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho lão Triệu. Lão Triệu trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo vì tánh xa xỉ. Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên cảm thấy rất xấu hổ. Họ Triệu thông cảm, giúp cho lão Viên một số tiền khá khá đủ làm vốn liếng làm ăn, nhưng Lão Viên quen tánh tiêu xài xa xỉ nên dần dần hết vốn, trở nên nghèo khổ. Lão Viên lại sanh ác tâm, thấy họ Triệu giàu lớn như vầy bèn tính giết Triệu Công Minh để chiếm đoạt tài sản. Lão Viên thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu cháy ra tro, nhưng họ Triệu không chết, con vịt biến thành chim Phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên, tất cả vàng bạc của Triệu đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành Thần Tài. Dân chúng lập miểu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần tài miếu.
Chúng ta không thể xác định được người VN thờ Thần tài vào lúc nào, bởi vì như trên đã nói, việc thờ Thần tài là do người VN bắt chước các Hoa kiều, như thế những người VN thờ Thần tài chắc chắn là những người thường làm ăn buôn bán với các Hoa kiều.
Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, Ông Địa, Ông Táo.
Do đó, người Tàu làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là “bài vị Thần tài”, và chúng ta thấy bài vị nầy được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp.
Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề “TỤ BẢO ĐƯỜNG” nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quí báu, phía dưới có vẽ một cái TỤ BẢO BỒN là cái chậu huyền diệu chứa của báu.

Sau đây là một kiểu bài vị Thần tài và các Thần bản gia:

CHÚ THÍCH: (chữ Hán trên bài vị đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới)聚寶堂 : TỤ BẢO ĐƯỜNG: nhà chứa của quí báu.招財 : Chiêu tài: mời gọi tiền của.進寶 : Tiến bảo: dâng hiến bảo vật.金枝初潑腳 : Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.銀樹正開花 : Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa.

Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng. Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là:
Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).如意吉祥 : Như ý cát tường: tốt lành như ý muốn.一帆風順 : Nhứt phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió.四季平安 : Tứ quí bình an: bốn mùa bình an.
Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng:
五方五土龍神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN前後地主財神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN
■ Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ Hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung ương.
● Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).
● Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:
Thổ Công, làm chủ nền nhà.
Thổ Thần, làm chủ khu đất.
Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà.
Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng.
Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.
■ Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm hai vị: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.
● Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần nầy là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ đến cái nguồn.
● Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay. (Theo Huỳnh Ngọc Trảng – Nguyễn Đại Phúc: Thần Tài – Tín ngưỡng và Tranh tượng)
Những cơ sở kinh doanh các ngành nghề đều có thờ Thần Tài. Họ lập bàn thờ Thần tài lớn và trang nghiêm rực rỡ, chưng cúng bông và trái cây thường xuyên, cúng nước mỗi sáng mỗi chiều đều đốt nhang khấn vái để Thần Tài luôn luôn phù hộ cho họ làm ăn phát tài. Trên bàn thờ, ngoài bài vị Thần Tài còn có đặt phía ngoài hai tượng: tượng Ông Địa và tượng Ông Thần Tài.
Đạo Cao Đài không có chủ trương cấm đoán các hình thức tín ngưỡng dân gian như việc thờ cúng Thần Tài, Ông Địa, Ông Táo, Ông Độ Mạng, Bà Mẹ Sanh,… nhưng cũng không khuyến khích các việc ấy, vì các sự thờ cúng trên đều có tánh cách mê tín, vị kỷ, cầu lợi lộc, tiền bạc cá nhân, đi sâu vào sự ràng buộc con người vào vòng vật chất, khó thoát khỏi luân hồi, trái với lẽ đạo là tu để cầu giải thoát, chớ không phải tu để cầu hưởng sự giàu sang danh vọng.
Giáo lý của Đạo Cao Đài cho thấy rõ rằng, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bình, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. Ai làm lành thì được thưởng, ai làm ác thì bị đọa, theo đúng Luật Nhân Quả là luật công bình thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có không phải do van xin Thần Thánh, mà là do phước đức của mình tạo ra từ kiếp trước.
Một người nghèo khổ là do kiếp trước gây nhiều việc ác, tạo nhiều nghiệp xấu nặng nề, thì dầu trong kiếp nầy có lạy cầu Thần Thánh đến dập trán chảy máu đầu cũng không thể khá hơn được.
● Thuở xưa, Đức Khổng Tử có dạy rằng:
Vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ phúc,
Vi bất thiện giả, Thiên báo chi dĩ họa.
Nghĩa là: Làm điều lành thì Trời báo đáp cho điều phước,
Làm điều chẳng lành thì Trời báo đáp điều tai họa.
● Đông Nhạc Đế Quân cũng có nói rằng:

Thiên Địa vô tư, Thần minh thời sát,
Bất vị tế hưởng nhi giáng phúc,
Bất vị thất lễ nhi giáng họa.
Nghĩa là: Trời Đất không tư vị, các Thần sáng suốt thường soi xét,
Không phải vì hưởng cúng tế mà xuống cho điều phước,
Không phải vì thất lễ mà xuống cho điều tai họa.
● Kinh Sám Hối cũng có câu:
Thần minh chánh trực có đâu tư vì.
Nguồn Gốc Thờ Thần Tài
Người Hoa thờ thần Tài
Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai.
1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia… thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường. Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt
2. Trong thực tế, đối với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các thần Tài. Nói cách khác, cũng do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim. 
Điều cần lưu ý là tín lý về thần Đất của người Hoa rất đa dạng, thậm chí là phức tạp, bởi chúng được quy chiếu theo những lý sự đa tạp khác nhau. Ở đây không trình bày tường tận dài dòng được. Đại thể, ở đây, vị thần Đất chủ quản cả vùng Chợ Lớn (Sài Gòn phố thị xưa) được thờ ở Nhị phủ hội quán (tục gọi là “chùa Ông Bổn”). Theo bài vị thờ tên gọi chính thức của thần là “Nhị phủ miếu Đại Bá Công”, được đồng nhất với ông Bổn (Bổn Đầu công Châu Đạt Quan). Trên bức hoành treo trước chính điện Nhị phủ miếu ghi rằng “Ngô Thổ Địa dã” (Ta là Thổ Địa đây) và công năng chính của thần là bảo trở việc tài lộc. Điều này cho thấy đây là vị thần Tài, thần Đất và nhân thần; song thực chất đây là vị thần thuộc “ngũ thổ”: thần Thổ Phủ, bảo hộ kho chứa hàng hóa, hiểu rộng là chợ búa và hiểu rộng hơn là vùng Chợ Lớn/Bazar Chinois. Ở các xóm người Hoa cư trú tập trung (khu phố, con hẻm, đường phố…) có miếu thờ Thổ Địa Phước đức chính thần. Đồng thời ở các cơ sở thờ tự cũng thờ Thổ Địa Phước đức chính thần bảo hộ cho đền, miếu bên cạnh môn quan. Tại tư gia, vị thần Đất bản gia (được thờ ngay trước cửa, bệ thờ giản dị, đặt sát nền hiên) được định danh là Môn khẩu Thổ Địa tiếp dẫn Tài thần. Vậy là công năng vị thần Thổ Địa này là tiếp dẫn tài lộc cho chủ nhà. 
Chức năng kép của thần Đất được biểu thị rõ ở câu đối sau đây: 
Thổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quý 
Địa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh. 
3. Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác. 
Phổ biến và tôn quý nhất là thần Tài “Tài Bạch tinh quân”, “tinh quân” là ngôi sao trên thượng giới. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến là các cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu. Tài Bạch tinh quân gồm 5 vị thần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Kim long Như ý chánh nhốt Long hổ Huyền đàn chân quân (tức Triệu Nguyên soái/Triệu Công Minh) đứng đầu và 4 phụ tá: Chiêu Bảo thiên tôn, Nạp Trân thiên tôn, Chiêu Tài sứ giả, Lợi Thị tiên quân. 
Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thần Tài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhất kiến phát tài”. Vị thần Tài này đầu tiên thờ ở Điện Ngọc Hoàng và gần đây mới có mặt ở một số chùa Hoa khác. Tục truyền, trước đây, người ta đến cầu xin giải hạn: lấy vải thô trắng quấn quanh tượng và thi thoảng các tay cờ bạc mới đến cầu tài. Nay thì, vị thần Tài âm phủ này được nhiều người cầu cúng, vay tiền thiêng để đem về mua may bán đắt. 
Kế đó là thần Tài Lưu Hải. Hình tướng vị thần Tài này thấy ở trên cột trước Tam sơn hội quán và trên bờ nóc Điện Ngọc Hoàng: một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân hay mang trên vai một sợi dây buộc những quả trứng với các đồng tiền vàng. Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lưu Hải là tể tướng dưới triều Lương Thái Tổ (907 – 926). Ông từ quan ở ẩn, được Lữ Đồng Tân (một trong Bát tiên) truyền bí pháp luyện quặng vàng thành linh đơn trường sinh bất tử. Truyền thuyết khác lại kể rằng, Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phước Kiến. Ông đã câu được con cóc ba chân ở một cái giếng cạn, biểu thị cho việc phát tài (cóc có âm là “thiềm”, đồng âm với “tiền”). Giới thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ trên hai cánh cửa tiệm, quán để cầu tài. Trong những năm gần đây, tượng cóc ba chân và miệng ngậm tiền được tạo hình độc lập (không gắn với Lưu Hải) được bày bán rộng rãi. Người ta mua về chưng ở nơi thờ thần Tài – Thổ Địa hay nơi trang trọng trong nhà để biểu thị cho việc cầu tài lộc. 
Phổ biến không kém Lưu Hải là cặp nữ thần Tài Hòa Hợp nhị tiên. Hình tướng thường thấy của cặp thần Tài này là cô gái: một hài âm cầm bó hoa sen (sen: hà, hài âm “hòa”) hay bó lúa (lúa: hòa); và một bưng cái hộp (hài âm “hợp”). Cặp nữ Tài thần này là đề tài của điêu khắc gốm, chạm gỗ phổ biến của ngành công nghệ miếu vũ của người Hoa. Thần tích là một truyền thuyết kể về hai chị em Hòa và Hợp buôn may bán đắt. Họ buôn món hàng gì cũng đắc lợi, kể cả những việc cố ý phá bỏ cũng phát tài. Ở Trung Quốc, Hòa Hợp nhị tiên là đối tượng sùng bái của những người sản xuất đồ gốm sứ, thợ nung vôi và người bán quạt. 
Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai. Sau khi đã toại chí, Phạm Lãi không màng công danh phú quý nên bỏ đi ở ẩn. Dã sử kể rằng Phạm Lãi với người đẹp Tây Thi bỏ trốn đi dạo chơi ở Ngũ Hồ. Sau khi bỏ đi, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng ở thôn Đào (?) nên được người đời gọi là Đào Công. Phạm Lãi được tôn là Tài thần. Trong dịp khai trương tiệm quán, cơ sở kinh doanh, người Trung Quốc và người Hoa hay tặng nhau tấm đại tự “Đào Công phất nghiệp” để chúc nhau việc kinh doanh, buôn bán thành đạt.
Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng
HÌNH TƯỢNG ÔNG KHIẾT ( ÔNG CÓC ) TRÊN BÀN THỜ ÔNG ĐỊA THẦN TÀI .

Ông Khiết và chòm sao Tiểu Hùng tinh . 
Biểu tượng của tri thưc vũ trụ quan kỳ vĩ, thuộc về nền văn minh Khoa Đẩu
Nội dung của Hà Đồ là sự vận động có tính qui luật của ngũ tinh: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ trong Thái Dương hệ tương quan với địa cầu. 
Chính bẩy cái chấm trên minh hoạ cho điều đó. Đó chính là chòm sao Tiểu Hùng tinh, chòm sao Thiên Cực Bắc trên bầu trời Thiên văn hiện đại. 


Điều kỳ lạ nữa là: Bẩy cái chấm trên tranh thờ Ngũ Hổ Việt lại trùng khớp với một hình tượng phổ biến khác trong văn hoá dân gian vốn được coi là của văn minh Hoa Hạ. Đó là bẩy cái chấm trên lưng Ông Khiết. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự trùng hợp của biểu tượng văn hoá chứng tỏ xuất xứ cội nguồn của nó cũng thuộc về văn hoá Việt, một thời huy hoàng ở Nam sông Dương Tử. Con cóc là một biểu tượng rất xa xưa trong văn minh Việt. Chúng ta không lạ lẫm gì những hình tượng con cóc trong trống đồng.


Tổng hợp những biểu tượng cho tri thức Việt, chúng ta thấy tiềm ẩn trong ấy một tri thức thiên văn cao cấp. Tri thức cao cấp ấy rất phổ biến trong văn hoá Việt cổ.Trong tranh ” Thày đồ cóc có dòng chữ: “Lão Oa độc giảng” . Tại sao lại chỉ có loài Cóc mới độc quyền giảng dạy cho đời? Phải chăng nền văn minh Việt cổ với văn tự “khoa đẩu” – tức là chữ hình con nòng nọc. Nòng nọc lại là con của cóc, nên chỉ có Cóc mới có chữ để dạy cho đời.
” Khi đã hiểu được HỒNG BÀNG DỊCH , nghĩa là nắm được công thức bao quát toàn bộ sự vận hành của Vũ trụ bao la , Khoa học tâm linh sẽ phát triển trong Thiên nhiên kỷ thứ 3 là thời của THÁNH ĐỨC DI LẶC PHẬT VƯƠNG. Một Khoa học như vậy , người bình thường khó có thể hiểu nổi nếu không có một sự chỉ đạo cơ bản của Trời – Đất ( tức là của các Đấng VÔ VI ) , Một sự truyền năng lượng Siêu việt ( giống như một đường truyền intenet ) và một tiềm năng trí tuệ hết sức đặc biệt ( cái này do tu luyện mà có giống như khả năng download của máy Vi tính ) . Đối với những người nghiên cứu Khoa học Tâm linh , cách này là cách đúng đắn nhất để có thể sử dụng cho sự tiến bộ của Nhân loại , làm vinh quang cho đất nước Việt Nam và cho sư nghiệp của chính mình và con cháu mai sau . Xuất xứ từ các thông tin ghi nhận được từ Cõi Phật – Chòm sao Bắc Đẩu – Quê hương của Nhân loại chúng ta – Những kiến thức có được này từ các Đấng Vô Vi – Là sách Trời , là ân huệ của HỒN THIÊNG SÔNG NÚI , cho Nhân loại và con cháu Hồng Bàng chúng ta . Đây thực sự là những kiến thức có tầm xa thời gian vài nghìn năm ” ( SỨ MỆNH ĐỨC DI LẶC – GS.TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG “
Như vậy , chúng ta có thể thấy rằng , ông cóc trên bàn thờ ông Địa – Thần Tài , có một ý nghĩa to lớn trong tâm linh người Việt , nó không hề mang một dấu ấn nào của nền văn minh Hoa Hạ . Chỉ một chùm sao bắc Đẩu trên lưng ông cóc , chúng ta đã tìm lại cả một huyền sử kỳ vĩ của dân tôc Việt .
Trên bàn thờ ông ông Địa – Thần Tài, ông Cóc không chỉ có tác dụng thu về tài lộc cho gia chủ mà còn mang cả Linh khí của dân tôc Việt , trấn giữ những điều không tốt lành đến với Gia chủ . Thông thường , ban ngày người ta để ông cóc quay ra ngoài , buổi chiều tối lại quay mặt ông cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi .
SẮP ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA


Theo sơ đồ trên ta thấy : Trong cùng bàn thờ , dán trên vách là một tấm Bài vị như đã nói ở phần trên . Hai bên , bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài , bên phải là Ông Địa . Ở giữa hai ông là một hũ gạo , một hũ muối và một hũ nước đầy . Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay . Giữa bàn thờ là một bát nhang , bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định ( sẽ nói rõ ở phần sau ) . Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ , các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang , mọi chuyện trở nên trục trặc liền . Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ” , các bạn đặt lọ hoa bên tay phải , đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ) . Thường nên cắm hoa hồng , hoa cúc , hoa đồng tiền . Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây ) . Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng , người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất – , các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập , tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển . Ông Cóc để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ) , sáng quay Cóc ra , tối quay Cóc vào . Ngoài cùng trên mặt đất , các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp , nông lòng , đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi .
Một số người trong miền Nam , khi cúng Thần Tài – Ông Địa , thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng : ông địa thích tỏi lắm nên ta đặt trước mặt ổng là đúng cách , cho ổng có phương tiện để bài trừ ” các đạo chích vong binh ” ám muội . Người âm chớ cũng có người tốt kẻ xấu như thường , giống y người dương mình vậy . Tuy nhiên , qua nghiên cứu , dienbatn cho rằng , họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác , phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa , Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó ( Các người luyện Bùa , Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ , Tỏi ,nén , Kiệu ) .
CÁCH ĐẶT BÀN THỜ : 
Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa là phải từ bàn thờ , ông Địa và Thần Tài phải quán được hết sự vào ra của khách . Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà , có thể đặt theo cách hứng lấy dòng Khí bên ngoài khi vào nhà . Có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính , chọn lấy các cung THIÊN LỘC ,QUÝ NHÂN để đặt vị trí bàn thờ . HƯỚNG BÀN THỜ THEO CUNG TỐT CỦA GIA CHỦ.
1/ THIÊN LỘC : 
Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can , tính của Ngũ hành , Lâm quan tới cát . Lâm quan là thời đương thịnh , đang lên phơi phới , là đúng Đạo sinh thành , gần tới Vượng mà là Lộc , bởi đã Vượng thì Thái quá .
Lộc là cách có Lộc ra chính môn . Nhà có cách này là cát khánh , rất tốt . Lộc ra chính Môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc , gia sản thăng tiến , điền trang vượng .Thường sinh người béo tốt , thông minh , tuấn tú lại khéo léo , tài năng Kinh doanh giỏi , làm ăn tiến phát . Tuy nhiên cũng cần phải lánh xa Sinh – Vượng Lộc , tránh không vong tử , tuyệt . Nếu Mộ , Không vong , Tử , Tuyệt thì Khí tán , không tụ , là vô dụng . Có Lộc cũng như không . Tài sản dù có như nước , rồi cũng tiêu tan hết . Đó gọi là Tuyệt Lộc . Nếu gặp Thai Khí thì mặc dù vẫn phát đạt , nhưng con trai tài hoa mà kiêu ngạo , con gái nhỏ thì khả ái nhưng ngỗ nghịch . Trong gia đình hay sinh nội loạn , cãi vã , cả ngày ồn ào khiến mọi người bất yên .Lộc cung là Cát cung , vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra , còn có thể đặt cửa phụ , nhà bếp , phòng khách , phòng làm việc , bàn thờ , giường ngủ . Tất cả được Lộc đều tốt . Tuy nhiênLộc phải cư đúng cung tài , là Lộc cư Lộc , mới thật là đắc cách , mới thật sự tốt đẹp .

2/ QUÝ NHÂN : Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần , hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động , chí tôn mà có thể trấn được phi phù .
Nhà có chính môn ra Quý là Đại cát khánh , Gia đạo bình an , hòa thuận , hỉ Khí đầy nhà , luôn gặp may mắn . Quý nhân là sao cứu trợ , là Thần giải tai ách , nên nhà ra Quý nhân là gặp việc có người giúp đỡ , gặp ách có người giải cứu , gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh , công danh thành đạt , dễ thăng Quan , tiến chức , học hành thi cử nhất nhất đều tốt đẹp . Quý nhân gặp sinh , Vượng , thường sinh người hiếu lễ, khôi nguyên , tướng mạo phi phàm , tính tình nhanh nhẹn , lý lẽ phân minh , không thích mẹo vặt , thẳng thắn mà ôn hòa , khôi ngô tuấn tú . Nếu ngộ Không vong , Tử , Tuyệt thì nguồn Phúc giảm đi nhiều , hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh , bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực , người và gia súc bị tổn thất , kiện cáo , thị phi . Lại hay sinh người tính tình cố chấp , bảo thủ mà suốt đời vất vả , không nên người . Quý nhân ra Thai Khí , nếu lại ngộ Đào hoa thì nam , nữ tuy thông minh , tuấn tú , nhưng nam thì hiếu sắc , nữ thì dâm đãng , làm bại hoại Gia phong , lại hay mắc bệnh tật và trong nhà dễ có người tự ải , tự vẫn vì tình .
Quý nhân là Cát Khí rất tôn quý , nên gia vào cung nào cũng rất tốt , ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ , nhà bếp , phòng khách , phòng làm việc , bàn thờ , giường ngủ đều tốt . Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung có Âm Quý nhân là đại cát khánh , như vậy sẽ được âm Linh phù trợ . Không được để phòng tắm , nhà vệ sinh vào cung Quý nhân , vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên , nữ nhân thiếu máu , động thai , sinh con dù có đẹp đẽ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục , làm điếm , cuối cùng phải tự vẫn . Tài sản tiêu tan , yêu ma hoành hành , gia đình có người bị cướp bóc , chém giết máu me thảm khốc , bệnh tật đau khổ triền miên . Nếu để nhầm WC vào cung Âm Quý nhân thì tai họa khủng khiếp khó lường .
Nhưng muốn đặt như thế nào thì trước mặt bàn thờ phải quang đãng , sạch sẽ ( Không như nhiều người nghĩ và đặt bàn thờ vào gầm , vào chỗ tối tăm ) . Ông Địa và Thần tài tuy thờ dưới đất nhưng tính rất thích thơm tho , sạch sẽ . Thường nên để sẵn một lọ nước hoa , lâu lâu lại xịt vào bàn thờ cho thơm . 
SINH TÀI VƯỢNG VỊ VÀ VIỆC ĐẶT THẦN TÀI 
Hôm nay tôi muốn bàn về vấn đề mà có lẽ từ nhà thường cho đến cơ sở kinh doanh mua bán đều quan tâm : Đó là phương Sinh Vượng và cách đặt Tài Thần. 
Phương vị này còn được gọi là ” TÀI VỊ ” , nó khác với phương Chính Thần trong Huyền Không học. Có 3 thuyết nói về phương vị này khác nhau : 
_ Thuyết thứ nhất là theo trường phái Huyền Không , chọn phương Chính Thần làm phương của TÀI VỊ 
_ Thuyết thứ hai là theo Phi Tinh của Huyền Không , cho rằng phương của Tam Bạch phi đến mới là phương của TÀI VỊ. Tam Bạch chính là : Nhất Bạch , Lục Bạch và Bát Bạch 
_ Thuyết thứ ba là chọn phương chéo với cửa ra vào làm phương TÀI VỊ. 
Riêng bản thân NCD thì chọn theo thuyết thứ 3. Hai thuyết trên nói cũng có lý nhưng không thích hợp lắm. Nếu 1 lúc nào đó Vương Khí Chính Thần hay Tam Bạch Tinh phi đến phương vị Cửa , chẳng lẽ đem Tài Thần ra đặt ở đấy à ? Huyền Không Phi Tinh có nhiều điểm rất hay , nó có thể giải thích các hiện tượng động đất , sụp lỡ , hỏa hoạn , trộm cướp , chết người , đau bệnh , làm ăn thua lỗ…vv…mà các trường phái Bát Trạch Minh Cảnh và Dương Trạch Tam Yếu không thể giải thích thỏa đáng. Vì các trường phái kia thuộc TĨNH , các phương vị , an sao đều cố định nên gặp nạn tai thì không thể nói được khi nhà và Sao đều vẫn tốt so với mạng gia chủ như lúc đầu. Còn trường phái Huyền Không thì các Phi Tinh luân chuyển , khó có được năm tháng ngày giờ trùng Sao lại như nhau ( năm và tháng còn có thể nhưng thêm ngày và giờ thì rất hiếm hoi ). Lại thêm khi các sao đi đơn lẻ thì khác , đi kèm với Sao khác thì có thể ý nghĩa biến đổi , hoặc còn ảnh hưởng với Sao của Trạch Vận khác nhau mà cho kết quả khác nhau , Thiên hình Vạn trạng. Sự huyền diệu của Phi Tinh là vậy , nhưng không phải lúc nào cũng cứng nhắc các Vượng Khí , Phi Tinh vào Dương Trạch , phải biết lúc nào áp dụng PP nào cho thích hợp. Không phải vô tình mà người ta bố trí bàn làm việc nơi góc chéo với cửa ra vào , bởi nó là nơi tập trung Quyền lực trong 1 căn phòng . 
Theo khoa PT thì tại phương TÀI VỊ này , người ta thường đặt các cây xanh lá to hay các tượng Tài Thần . Phương TÀI VỊ này có 1 số điều nên và không nên như sau : 
1/. Các điều NÊN ở TÀI VỊ : 
_ Nơi phương TÀI VỊ nên sáng sủa , quang minh , không thể để tối ám. Sáng là năng lượng Dương , thích Hợp với Dương Khí. Sinh Khí không ưa nơi tối tăm , nên phương này tuyệt đối không nên để tối , nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn 
_ Nơi phương TÀI VỊ nên có Sinh Cơ , tức là chỉ nơi đây thiết bày cây xanh là tốt , phải nhớ là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi. Nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn ( nê thổ ) , không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên kiếm các loại cây lá to , dầy , lá xanh mãi như cây Vạn Niên Thanh chẳng hạn
_ Nơi phương TÀI VỊ tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy , để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó , hít thở không khí của TÀI VỊ hay nói cách khác là được thấm nhuần nguồn TÀI KHÍ nơi đó , sẽ giúp ích cho Tài Vận ngườitrong nhà 
_ Nơi phương TÀI VỊ nên đặt giường ngủ là rất thích hợp. Đến đây thì có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao các sách bày bán trên thị trường luôn khuyên ” đặt giường chéo góc với cửa phòng ” , có điều họ không nói rõ ra nguyên ủy bên trong thôi. 1/3 thời gian trong ngày con người nằm ngủ nghĩ nơi đó , thường xuyên hít thở nguồn TÀI KHÍ nơi đó cũng rất tốt cho Tài Vận vậy. 
_ Nơi phương TÀI VỊ nên đặt vật hay biểu tượng Cát lành. Bởi phương này là nơi VƯợng Khí ngưng tụ , nếu ta đặt thêm 1 biểu tượng Cát Lành thì tốt càng thêm tốt , như gấm thêu thêm hoa vậy. 
2/. Các điều KỴ của TÀI VỊ : 
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách , kệ sắt , máy móc nặng sẽ làm tổn hại đến Tài Vận của phòng đó 
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ THỦY. Đấy cũng là lý do vì sao ở trên kia lại bảo nơi đây không thích hợp cho các loại cây trồng trong nước. Vì nơi đây là Cát Thần tọa vị , nay ta đem nước đến là Cát Thần lạc Thủy , khéo hóa ra vụng đấy ! 
_ Nơi phương TÀI VỊ phía sau nên có tường che chắn , không thể trổ cửa , trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục ” Tàng phong Tụ khí ” trong PT , Tài Vận mới tụ được 
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn , cạnh tủ….vv..sẽ làm tổn hại Tài Khí nơi đó 
_ Nơi phương TÀI VỊ là nơi Cát Thần tọa vị nên ĐẠI KỴ ô uế , dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế , bụi bậm nơi đây 
_ Nơi phương TÀI VỊ không nên để tối tăm , vì u tối thì Sinh Khí không sinh sôi được , sẽ ảnh hưởng đến Tài Vận , sinh kế 
3/. Tài Thần 
Nói đến Tài Thần thì có lẽ không ai không biết đấy là vị Thần ban phước lộc , tiền tài , của cải cho mọi người. Thần Tài mà hôm nay NCD đề cập đến không phải là Địa Chủ Tài Thần mà mọi người hay thờ. Địa Chủ Tài Thần là 1 khuôn bài vị với 2 dòng chữ ở giửa là : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN mà mọi người hay thờ , 2 bên có 2 câu đối ( ” Kim chi sơ phát diệp _ Ngân thụ chánh hoa khai ” , hay là ” Thổ vượng nhân tòng vượng _ Thần an trạch tự an ” , hay là ” Thổ năng sinh Bạch ngọc _ Địa khả xuất Hoàng kim ” ). Ngày xưa người ta thường thờ Địa Chủ Tài Thần bên trong , bên ngoài thờ Môn Thần ; ngày nay do nhiều nơi không cho thờ cúng bên ngoài nên chỉ còn thờ mỗi Địa Chủ Tài Thần bên trong , coi như vị Thần này kiêm luôn việc bảo hộ cho Trạch Chủ , không cho tà ma xâm nhập. 
Tài Thần mà NCd đề cập ở đây là tượng Văn-Võ Tài Thần theo quan niệm người Hoa ( vì vốn dĩ thuật PT truyền từ TQ sang đây nên NCD cũng soạn theo tư liệu gốc của người Hoa vậy ). 
a/VĂN TÀI THẦN : 
Chia làm 2 là Tài Bạch Tinh Quân và Tam Đa Tinh 
_ Tài Bạch Tinh Quân : Ngoại hình như 1 vị trưởng giả giàu có , mắt trắng râu dài , người mặc áo gấm thắt đai ngọc , tay trái ôm 1 thỏi Kim Nguyên Bảo ( thỏi vàng mả người ta hay để chưng nơi Thần Tài , nó cũng là 1 dụng cụ hóa sát trong PT đó chứ ) , tay phải ôm tờ giấy cuốn lại có in dòng chữ ” Chiêu Tài Tiến Bảo ” 
Theo truyền thuyết ông vốn là Thái Bạch Kim Tinh trên thượng giới , chức tước là ” Đô Thiên chí phú Tài Bạch Tinh Quân ” chuyên quản tiền tài vàng bạc của thiên hạ. Nên người ta hay đặt tượng ông nơi TÀI VỊ , có người còn thờ ông nữa 
_ Tam Đa Tinh : Nghe tên thì thấy lạ , nhưng thật ra đó là Phước Lộc Thọ Tam Tinh đấy thôi. 
Phúc Tinh tay ôm đứa bé tượng trưng có con thì vạn sự đủ phúc khí. Lộc Tinh mặc triều phục sặc sỡ , tay ôm Ngọc Như ý , tượng trưng thăng quan tiến chức , thêm tài tăng lộc. Thọ Tinh tay ôm quả đào thọ , mặt lộ vẻ hiền hòa , hạnh phúc tượng trưng cho an khang trường thọ. Trong 3 vị chỉ có Lộc Tinh mới là Tài Thần , nhưng do xưa nay Tam vị nhất thể đi chung không rời , nên người ta luôn làm chung tượng của 3 vị. Nếu đặt cả Tam Tinh vào TÀi VỊ thì cả nhà an vui , hạnh phúc , phúc lộc song thu 
Những người giữ chức văn , những người làm công nên đặt tượng Văn Tài Thần nơi TÀI VỊ , hay thờ Văn Tài Thần 
Các tượng Văn Tài Thần nên đặt quay mặt vào 
b/ VŨ TÀI THẦN : 
Cũng chia làm 2 là : Triệu Công Minh miệng đen mặt đen , và Quan Thánh Đế ( còn gọi là Quan Công ) mặt đỏ râu dài 
_ Triệu Công Minh : Vị thần này nếu quý vị nào có xem qua truyện Phong Thần ắt biết tiểu sử ông. Sau khi tử trận lên bảng Phong Thần , ông được Khương Tử Nha sắc phong làm ” Chính Nhất Long Hổ Huyền Đàn chân quân ” thống lĩnh 4 vị Thần : Chiêu Bảo , Nạp Trân , Chiêu Tài , Lợi Thị 
Ông vừa giúp tăng tài , tiến lộc vừa có thể hàng ma phục yêu , nên 1 số người Hoa cũng thích thờ ông , hay đặt tượng ông nơi TÀi VỊ , vừa giúp vượng tài , vừa giúp bình an. 
_ Quan Thánh Đế : Nói đến Ngài , có lẽ không cần xem truyện Tam Quốc thì ai cũng từng nghe và biết. Gần như 99% người Hoa đều có thờ Quan Thánh Đế trong nhà cả ! Ông không không chỉ tượng trưng chio Chính Khí sáng lòa , mà còn có thể giúp cho người chiêu tài , tiến bảo , làm ăn thuận lợi , tai qua nạn khỏi , trừ tà hộ thân. 
Những người làm quan võ , theo nghiệp lính , những ông chủ kinh doanh nên thờ Vũ Tài Thần hoặc đặt tượng Vũ Tài Thần nơi phương TÀI VỊ. 
Các tượng VŨ Tài Thần nên đặt hướng ra cửa. 
Trên nóc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa , người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự ( tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần ). Mục đích là để có sự quản lý , không cho các vị Thần làm điều sai trái 


TƯỢNG DI LẶC PHẬT VƯƠNG
MỘT BÀI DỊCH CỦA THẾ ANH VỀ CÁCH ĐẶT BÀN THỜ . 
Như Hà An Bài Thần Vị 如何安排神位 
Làm Thế Nào Để An Bài Thần Vị 
  (1)神位不可向内。 
Thần vị bất khả hướng nội . 
Thần vị không thể quay vào trong . 
  (2)神位不可与房子坐向相反。 
Thần vị bất khả dữ phòng tử tọa hướng tương phản . 
Thần vị không thể ngược tọa hướng với phòng đặt . 
  (3)神桌高度宜合文公尺”� ��“的吉位。但神明高度不拘。 
Thần trác cao độ nghi hợp văn công xích “Tài” , “Bản” đích cát vị . Đãn Thần minh cao độ bất câu . 
Bàn thờ đọ cao cần rơi vào các chữ “Tài” , “Bản” của thước Văn Công . Còn độ cao Thần minh thì không cần . 
  (4)神位不可对厕所、厨房、卧 �� 
Thần vị bất khả đối xí sở , trù phòng , ngọa thất . 
Thần vị không thể đối diện nhà vệ sinh , phòng bếp ,phòng ngủ . 
  (5)神位前不可放鱼缸、镜子。 
Thần vị tiền bất khả phóng ngư bồn , kính tử . 
Trước Thần vị không thể đặt bể cá , gương . 
  (6)神位下方不可摆音响、电视 �� 
Thần vị hạ phương bất khả bài âm hưởng , điện thị . 
Dưới Thần vị không để các vật phát âm thanh , hình ảnh ( Máy nghe nhạc , Ti Vi ) 
  (7)神位不可在梁下。 
Thần vị bất khả tại lương hạ . 
Thần vị không thể ở dưới xà . 
  (8)设神位宜每天诚心烧香 ��加擦拭桌子。 
Thiết Thần vị nghi mỗi thiên thành tâm thiêu hương , tịnh cần gia sát thức trác tử . 
Đặt Thần vị rồi mỗi ngày nên thành tâm đốt hương cúng bái , cũng cần chăm quét dọn bàn thờ . 
  (9)神位後面不可是厕所、厨房 �� 
Thần vị hậu diện bất khả thị xí sở , trù phòng . 
Phía sau Thần vị không thể là nhà vệ sinh , phòng bếp . 
  (10)安神位的最佳人位以及 等宜请风水明师为之。 
An Thần vị đích tối giai nhân vị dĩ cập trạch nhật đẳng nghi thỉnh phong thủy minh sư vi chi . 
Khi an Thần Vị cần chọn ngày giờ cẩn thận cần tham khảo Minh Sư Phong Thủy . 
  (11)神位下方不可堆垃圾放垃圾 桶。 
Thần Vị hạ phương bất khả đôi lạp ngập phóng lạp ngập dũng . 
Trước Thần vị không nên để các đồ đựng rác , hoặc bừa bộn . 
  (12)神像前不可有吊灯遮住视线  
Thần Tượng tiền bất khả hữu điếu đăng già trú thị tuyến . 
Trước mặt Thần Tượng không thể để đèn nến chiếu vào . 
  (13)神位前不可晒衣服。 
Thần vị tiền bất khả sái y phục . 
Trước Thần vị không thể treo quần áo . 
  (14)神位前上方日光灯不可直冲 神像。 
Thần vị tiền thượng phương nhật quang đăng bất khả trực xung Thần Tượng . 
Không nên để ánh sáng mặt trời , đèn điện chiếu thẳng vào Thần Tượng . 
  (15)供奉的神叫金尊或佛像不可 太多有破损时宜速修补。 
Cung phụng đích Thần khiếu kim tôn hoặc Phật tượng bất khả thái đa , hữu phá tổn thời nghi tốc tu bổ . 
Đặt tượng Thần Phật để thờ không nên để quá nhiều , nếu có hư hỏng cần khẩn trương tu bổ . 
  (16)神位不可冲对柱子、墙角、 屋角、水塔、电线杆。 
Thần vị bất khả xung đối trụ tử , tường giác , ốc giác , thủy tháp , điện tuyến can . 
Thần vị không thể xung với cột , góc tường , góc nhà , tháp nước , điện chiếu sáng . 
  (17)神位下方不可有坐椅。 
Thần vị hạ phương bất khả hữu tọa kỷ . 
Dưới Thần vị không nên để nghế ngồi . 
  (18)清理香炉时不可任意移动  
Thanh lý hương lô thời , bất khả nhiệm ý di động . 
Dọn dẹp bát hương , không nên di động . 
  (19)神桌上不宜摆药品杂物。 
Thần trác thượng bất nghi bài dược phẩm , tạp vật . 
Trên bàn thờ không để thuốc uống , các tạp vật .
I.                   HÔ THẦN NHẬP TƯỢNG ( KHAI QUANG ) VÀ BỐC BÁT HƯƠNG THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA .
Bát nhang , Thần Tài – Ông Địa , ông Cóc trước khi đem thờ cúng bắt buộc phải qua công đoạn Bốc bát nhang và hô Thần nhập tượng ( Khai quang ) . Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng , năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ Linh thiêng ngày càng cao . Như vậy việc Bốc bát nhang và Thần nhập tượng ( Khai quang ) là làm tăng Linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng . “Các Pháp Sư có những bài Chú hay những linh phù mượn sắc lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm ” Phép Trấn Thần ” vào bát nhang hay ảnh tượng mới mua (thỉnh ) về, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Sau đó sên bùa hay dùng Thần Chú để gia trì vào tượng hoặc hình, cuối cùng dùng sắc lệnh đó để Hô Thần Nhập Tượng. Khi gia trì thì sẽ được nguyện lực của Thần Chú sên vào tượng hoặc hình, vì vậy mới có các vị theo chứng minh cho thân chủ khi van vái cúng bái và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ cho họ. Nếu không thì chỉ là một tượng hoặc hình bình thường mà thôi, có thể dùng để An Tâm ( Khai Quang Điểm Nhãn là làm tăng linh khí cho pho tượng chứ không phải điểm nhãn cho các vị Phât-Tiên-Thánh-Thần. Mỗi vị đều có 1 bài Chú thỉnh riêng ). 
Ngưới Á Đông chúng ta rất tin tưởng vào vấn đề tâm linh, 1 bức tượng, 1 vật thể, nếu gọi đúng tên, đúng lúc thì sự linh thiêng sẽ ứng nghiệm. Sự cầu khẩn đó ứng nghiệm không phải là ngẫu nhiên mà các vật thể đó đã được vị Thầy làm cho trở nên linh vật, huyền bí. Như vậy, việc khai mở một vật từ vô tri trở nên linh thiêng thì phải có những vị Thầy biết được bộ môn Khai Quang Điểm Nhãn, tức là phải biết mật mã để khai mở (Nếu không có khả năng Khai Quang thì 1 bức tượng chỉ là 1 khối đồng, 1 khối đất mà thôi ). Sự khác biệt giữa vật vô tri và vật linh thiêng là nhờ các Thầy Pháp Sư đọc Thần Chú, cộng thêm những nguyên tắc về tâm linh. Đi sâu vào vấn đề này rất phức tạp. ” 
Vấn đề Bốc bát nhang và Thần nhập tượng ( Khai quang ), có nhiều ý kiến , dienbatn xin ghi lại cho các bạn một số tài liệu để tham khảo .
“Khai: mở ra, mở đầu, mở mang, bắt đầu. 
Quang: sáng. 
Khai Quang: là lễ dâng cúng Đức Phật ( Khai Quang còn có nghĩa là Lễ Điểm Nhãn cho tượng Thần, Phật. Cũng có một số quan niệm hòa đồng cùng lễ Hô Thần Nhập Tượng ). 
Điểm Nhãn: là lễ vẽ con mắt Phật. 
Tóm lại, Khai Quang là khai mắt cho tượng Phật. Khi vẽ xong 1 tượng Phật, khi tạo xong một cốt Phật, trước khi thờ phượng, người ta làm lễ, niệm kinh, đọc Chú và điểm vào cặp mắt Phật, ấy là lễ Khai Quang. Cũng gọi là lễ Khai Quang Điểm Nhãn ( Khi một tượng Phật được đắp và tô vẽ xong, đem tượng Phật đặt đúng vị trí rồi lựa ngày tổ chức lễ Khai Quang Điểm Nhãn cho tượng Phật, sau đó mới bắt đầu thờ cúng tượng Phật ). 
II. Vấn đề Khai Quang Điểm Nhãn: 
” Khai Quang ” và ” Điểm Nhãn ” là 2 vấn đề hoàn toàn khác biệt với nhau trong một Nghi Thức Phật Giáo. 
1.Điểm Nhãn: 
Theo sự hiểu biết của Chúng tôi thì ” Điểm Nhãn ” không hề dính líu gì đến Nghi Thức Phật Giáo mà phát xuất từ giới họa sĩ của Trung Quốc thời xưa. Họ quan niệm rằng trong những bức tranh vẽ về người hay thú vật, tài nghệ của người họa sĩ được thể hiện qua việc vẽ con mắt. Họa sĩ chân tài thì vẽ con mắt có ” Thần “, làm cho bức tranh linh hoạt, sống động, y như thật. Thế nên trong một họa phẩm, con mắt thường được vẽ cuối cùng và nếu như người họa sĩ này tôn trọng một bậc họa sư nào đó trong vùng thì cố thỉnh mời cho được vị này đến để ” Điểm Nhãn ” , tức là hoàn thành nét vẽ cuối cùng của bức tranh: con mắt. 
Việc này lấy từ Điển Tích Vẽ Rồng Điểm Nhãn của Trung Quốc:” Lương Võ Đế sùng mộ việc trang hoàng Chùa Phật, nên thường sai Tăng Dao họa nơi các Chùa; Chùa An Lạc ở nơi Kim Lăng có vẽ 4 con rồng trắng song không có vẽ mắt. Tăng Dao thường bảo nếu chấm vẽ mắt rồng ( Điểm Nhãn ) thì nó sẽ bay đi. Người ta cố nài chấm vẽ mắt. Trong chốc lát, sấm sét nổi lên phá vỡ bức tường, 2 con rồng cỡi mây bay lên trời, còn 2 con chưa vẽ mắt vẫn ở chỗ cũ ” (Theo Lịch Đại Danh Họa Ký Đời Lương ). Do đó, trong quảng đại quần chúng mới ứng dụng Điển Tích này trước khi bắt đầu Lễ Hội Múa Lân Sư Rồng: Trước khi ” Khai Trương ” 1 con Lân mới, họ phải làm lễ ” Khai Quang Điểm Tinh ” tức là ” Điểm Mắt Cho Lân ” ( Khi chế tạo đầu Lân, các nghệ nhân bao giờ cũng chừa lại 2 con mắt ). Lân sau khi hoàn thành tại cơ sở sản xuất, thì phải tới Chùa hoặc trước bàn thờ Sư Tổ để làm lễ ” Tinh Điểm Khai Quang ” trước khi đem biểu diễn. Sau khi lựa ngày tốt, các chú Lân-Rồng sẽ thực hiện Nghi Thức ” Khai Quang Điểm Nhãn ” với 1 dấu chấm CHÂU SA vào Giữa Trán hoặc Lưỡi để chính thức hoạt động. Cúng Tổ và điểm mắt rồi thì Lân-Rồng mới ” sống dậy ” và múa được; Khi Lân-Rồng đã cũ, thì người ta đốt cháy nó để ” trả lại cho Trời “…Như vậy việc ” Điểm Nhãn ” là như thế. 
2. Khai Quang: 
Khai Quang theo như chúng tôi được biết là một phần nằm trong Nghi Lễ An Vị Phật. Một số Phật tử khi mới thiết lập bàn thờ Phật trong gia đình, hay khi thỉnh tôn tượng của Phật hay Bồ Tát về thờ, thường mời quý Thầy đến làm lễ an vị Phật, trong đó có Nghi Thức Khai Quang. Cũng có khi Phật tử mang những tôn tượng này đến Chùa để nhờ 1 vị Thầy Khai Quang dùm. Nghi Thức này bao gồm các điểm chính yếu như sau: Vị Thầy dùng cái Kính đàn ( Tức là kính soi mặt mới mua về chưa có ai soi vào đó ), 1 chén nước và 3 nén hương. Tôn tượng đó được phủ bằng 1 tấm vải vàng, sẽ được vị Thầy chủ lễ vừa đọc kinh vừa từ từ kéo ra và làm những công việc cụ thể như chiếu kính vào bức tượng, rảy nước…đồng thời vừa đọc Chú vừa lấy tay vẽ chữ ” Án ” ( OM ) bằng tiếng Phạn (Theo người Atlantis: Thượng Ðế là đấng tối cao, ít khi được nói đến tên, mà chỉ tôn xưng là Ngài. Khi cần cầu đến Thượng Ðế thì chúm môi lại tròn như chữ o và phát âm thanh “o” để chỉ mặt trời, và ngậm miệng lại phát âm thanh “om”( Nhiều câu chú trong kinh Phật có chữ “Ôm”, ta thường đọc là “Úm” hoặc “Án”). Nếu được như thế thì đó là căn nguyên của tiếng “Om” trong khi thiền vậy). Nghi thức ” Khai Quang ” tựu chung là như vậy và quý Thầy của tất cả các tông phái Bắc Tông, Nam Tông và Mật Tông của VN đều sử dụng Nghi thức này nếu có yêu cầu của Phật tử. 
III. Theo Huyền Môn: 
Vì đời này không có Phật nên sau khi tạo thành hình tượng Phật Bồ Tát thì chúng ta làm lễ thỉnh Chư Phật Bồ Tát đến chứng minh gọi là Lễ An Vị Phật. 
Các Pháp Sư có những bài Chú hay những linh phù mượn sắc lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm ” Phép Trấn Thần ” vào bát nhang hay ảnh tượng mới mua (thỉnh ) về, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Sau đó sên bùa hay dùng Thần Chú để gia trì vào tượng hoặc hình, cuối cùng dùng sắc lệnh đó để Hô Thần Nhập Tượng. Khi gia trì thì sẽ được nguyện lực của Thần Chú sên vào tượng hoặc hình, vì vậy mới có các vị theo chứng minh cho thân chủ khi van vái cúng bái và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ cho họ. Nếu không thì chỉ là một tượng hoặc hình bình thường mà thôi, có thể dùng để An Tâm ( Khai Quang Điểm Nhãn là làm tăng linh khí cho pho tượng chứ không phải điểm nhãn cho các vị Phât-Tiên-Thánh-Thần. Mỗi vị đều có 1 bài Chú thỉnh riêng ). 
Ngưới Á Đông chúng ta rất tin tưởng vào vấn đề tâm linh, 1 bức tượng, 1 vật thể, nếu gọi đúng tên, đúng lúc thì sự linh thiêng sẽ ứng nghiệm. Sự cầu khẩn đó ứng nghiệm không phải là ngẫu nhiên mà các vật thể đó đã được vị Thầy làm cho trở nên linh vật, huyền bí. Như vậy, việc khai mở một vật từ vô tri trở nên linh thiêng thì phải có những vị Thầy biết được bộ môn Khai Quang Điểm Nhãn, tức là phải biết mật mã để khai mở (Nếu không có khả năng Khai Quang thì 1 bức tượng chỉ là 1 khối đồng, 1 khối đất mà thôi ). Sự khác biệt giữa vật vô tri và vật linh thiêng là nhờ các Thầy Pháp Sư đọc Thần Chú, cộng thêm những nguyên tắc về tâm linh. Đi sâu vào vấn đề này rất phức tạp. 
IV .Theo Phật Giáo Chánh Tín: 
An vị Phật là một nghi thức do các hàng tín đồ xưa tổ chức là một nghi lễ rất rườm rà, lắm khi sai lệch tôn chỉ từ bi và giáo lý chơn truyền của Ðạo Phật, điển hình như: làm lễ khai nhãn, hay truyền oai lực từ tượng Phật cũ sang tượng Phật mới v.v… đây là những việc làm không cần thiết và không liên quan đến việc thực hành theo giáo lý của Ðức Phật. 
Tại sao chúng ta thờ phượng và lễ bái Ðức Phật, trong khi Ngài không có mặt để thọ lãnh sự lễ bái đó, mà chỉ là một hình tượng vô tri vô giác. Ðứng trước pho tượng Phật người Phật tử chỉ hồi nhớ lại những đặc tánh của Ngài, chúng ta phải tri ân vì Ngài đã khám phá chơn lý và vạch ra con đường giải thoát cho chúng sanh. Do đó không có việc xem tượng Phật là một thần linh cần phải truyền oai lực. 
Vậy người Phật tử muốn làm lễ an vị Phật, chỉ cần thỉnh tượng Phật về tư gia, tịnh xá, niệm Phật đường hay chùa chiền, an vị một nơi trang nghiêm và thỉnh chư Tăng chứng minh lòng thành của mình đối với Tam Bảo bằng thân, khẩu, ý, cúng dường đến chư Tăng sau khi các vị tụng thời kinh An Vị. Ðó là một cách an vị Phật rất giản dị và đúng theo nghi thức Phật giáo. 
Khi thỉnh tượng Phật Bồ Tát về nhà, nhiều người thích làm lễ gọi là “khai quang”. Theo quan điểm Phật giáo chính thống thì nghi thức đó không cần thiết. Bởi vì tượng Phật và Bồ Tát chỉ là những công cụ để tu hành. Điều quan trọng ở đây là đức tin và lòng thành, lòng sùng kính, chứ đâu phải ở nơi tượng Phật và Bồ Tát. 
Khi Phật Thích Ca còn tại thế, lúc Phật lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ ba tháng, dân chúng ở cõi người chúng ta có tạo tượng Phật để cúng dường. Lúc bấy giờ không thấy chép có nghi thức khai quang. Về sau này kinh sách Phật, tranh tượng Phật, các pháp khí chùa chiền, bảo tháp đều có ý nghĩa biểu tượng cho tính thường trụ của đức Phật và Phật pháp. Nghi thức càng long trọng càng thu hút nhiều người phấn khởi tín tâm. Vì vậy càng ngày càng có nhiều nghi thức cúng dường, mà khai quang tượng Phật, Bồ Tát là một trong những nghi thức đó. Các nhà chùa, tu viện hiện nay, mỗi lần đặt tượng Phật, Bồ Tát mới đều có triệu tập đông đảo tín đồ làm lễ khai quang, cũng tương tự như lễ khai giảng năm học mới, khai mạc công ty hay cửa hàng mới, khánh thành một công trình kiến trúc mới phải tổ chức để công bố cho đông đảo quần chúng biết. 
Còn như đặt tượng, tranh Phật, Bồ Tát ở gia đình thì không cần cử hành nghi thức khai quang làm gì, cũng không cần triệu tập đông người đến chứng kiến. Chỉ cần có lòng thành kính, đem tượng Phật Bồ Tát bố trí ở nơi thích đáng, rồi ngày ngày cúng hương hoa quả trái, không ngày nào quên. Lễ vật cúng dường phải đảm bảo thường xuyên tươi tốt và mới, như vậy sẽ phát huy đầy đủ tác dụng của bàn thờ Phật, Bồ Tát, đạo tâm của người cúng dường nhờ vậy mà được tăng tiến. 
Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hương tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian. Theo quan điểm “vào làng nào theo tục lệ làng ấy” mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm, làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành. Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật thập phương, Tam bảo thập phương, Long thiên hộ pháp. Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được. 
V. Kết Luận: 
Như vậy, các tranh ảnh tôn tượng Phật Bồ Tát thỉnh về thì đã có mắt rồi, đâu cần có ai ” điểm nhãn “, mà ” điểm nhãn ” để làm gì cơ chứ ? 
Những bức tượng vô tri vô giác thì làm thế nào mà linh được? Nên vấn đề ” Khai Quang Điểm Nhãn “là khai như thế nào? Mà chúng ta phải khai cho ai? Khi mua (thỉnh) 1 bức tượng về để thờ cúng, người ta thường nhờ 1 bậc chân tu ” Khai Quang Điểm Nhãn ” cho người muốn thờ ảnh tượng đó! Đây là lúc mà vị chân sư sẽ chỉ điểm cho hành giả cách hành lễ thờ cúng, giữ giới luật, những điều kiêng kỵ, sau cùng là ” Phép Trấn Thần ” nơi bức tượng ấy không cho vong linh hỗn tạp tá nạp vào. Đó chính là Khai Quang Điểm Nhãn cho người trần tục khi bước vào con đường tu hành chứ chẳng phải Khai Quang Điểm Nhãn cho các Đấng Thiêng Liêng (Vì Các Đấng này lúc nào cũng linh hiển và biết rất rõ, và thấy rất rõ, chứ chẳng phải đợi có người Khai Quang Điểm Nhãn thì mới thấy được ). Như vậy mục đích Khai Quang Điểm Nhãn chính là việc khai thị cho người mới tập tu hành vậy. Thật vô lý và nực cười làm sao! Khi mình là một con người trần tục mà lại đi Khai Quang Điểm Nhãn cho Bậc Đại Giác và Chư Tôn Bồ Tát cùng hàng Tiên Thánh? Chỉ có nhờ vào sức mạnh của lòng tin và kiên trì tu tập thì Ảnh-Tượng đó sẽ hiển linh do tư tưởng chân chính của chính hành giả gia trì hằng ngày (Linh tại ngã, bất linh tại ngã). 
Nghi thức này do đâu mà có? Sỡ dĩ có chuyện Khai Quang hay An Vị là vì người ta tin rằng nếu không làm lễ Khai Quang tức là đưa Thần Lực của Phật an ngự vào tôn tượng thì có những loài ma quỷ sẽ nhập vào đó để hưởng hương khói và sự cúng dường, Và như vậy, chúng ta quỳ lạy tôn tượng Phật Bồ Tát mà thực sự ra là quỳ lạy ma quỷ. Niềm tin này xét về phương diện giáo lý của Đạo Phật là không có cơ sở vì như vậy đã biến Đấng Giác Ngộ của chúng ta thành 1 ông Thần! Chưa kể việc dùng Kính đàn có phần nào giống với việc làm của những ông thầy cúng ( thầy phù thủy )! Nghi thức này, theo như chúng tôi thấy thì không phải là một Nghi thức chánh truyền, theo bộ phận nghi lễ của Giáo Hội trước đây thì không hề có 1 văn bản chính thức nào nói về Nghi lễ này cả. Khi tham bác một số Chư Tôn Đức về vấn đề này thì các Ngài tỏ ra không tán đồng, thậm chí còn xem Nghi lễ này là do các ông thầy cúng bày ra để kiếm ăn! Nói thì nói như vậy, thế nhưng có những chuyện ” Xưa bày, nay làm “, nếu có Phật tử thỉnh quý Ngài đến để An vị Phật thì quý Ngài cũng sẽ đi, bởi vì ” Phụng sự chúng sanh là phụng sự Chư Phật “,nếu có chúng sanh nào cần có Nghi thức ” An vị Phật ” mới có thể “an ” được thì quý Ngài cũng giúp cho họ được ” an ” vậy. Tùy duyên mà. 
” Linh thiêng ngàn mắt ngàn tay 
Cũng trong một điểm Linh Đài mà ra. ” 
Lễ quán đảnh của đức Lạt Ma Rinpoche vừa qua ở Việt Nam cũng có việc này. Các ngài đã yêu cầu in hàng ngìn bức ảnh các vị Bổn tôn trong pháp quán đảnh. Cuối buổi lễ có sự gia trì vào tất cả các bức ảnh hoặc gọi là “Khai quang điểm nhãn” theo cách gọi của mình. Năng lượng ở ảnh các vị bồ tát trước và sau khi được gia trì khác hẳn, thậm chí nó còn khác tùy theo tâm cầu xin người cầm ảnh tại đạo tràng. Vì vậy mới có chuyện bạn tôi bị lấy nhầm ảnh của đức Thiên Thủ quán âm sau này gặp lại biết rõ chính đó là bức ảnh mà trước kia mình bị đánh nhầm. 
Linh tại ngã bất linh tại ngã chính ở chỗ này. 
Bên PG nguyên thủy thì đúng nghĩa họ không có nghi thức này. Thậm chí chuyện đúc tượng vẽ ảnh cũng là sau này mà ra. Cái này tùy theo Pháp môn mà có sự khác biệt nên cũng không thể nói đúng sai được.
Việc khai quang cho 1 tượng Phật, Bồ tát chẳng phải là khai quang cho Phật hay Bồ tát đó mà chính là làm sạch năng lượng của tượng đó và gia trì lực vào tượng. Tùy theo năng lực của vị thầy mà tượng được đến mức độ nào. 
Nhiêù người làm qua loa mà chẳng biết rằng cái bàn thờ thật quan trọng đối với người tu tập. Tuy là “Linh tai ngã bất linh tại ngã” nhưng hoàn cảnh môi trường giúp đỡ hành giả rất là nhiều. Một cái bàn thờ chính là một dạng đơn giản của mandala của vị đó. Một lễ an vị Phật chính là cung thỉnh chư vị chứng minh đạo tràng. 
Dĩ nhiên nếu tâm người thờ không có tiến bộ thì cài bàn thờ dần mất năng lực của nó. Chư vị sẽ dần không giáng tràng hộ trì. Nhưng cái khởi đầu rất quan trọng. 
Nhiều người quá thiên lệch về duy tâm mà quên rằng tâm khởi niệm là hiện tướng. Trong hiện tướng thì tướng tướng ảnh hưởng với nhau. 
Người chưa thâm nhập pháp giới khi tụng kinh niệm phật trí chú không thấy chư vị giáng lâm, không thấy sự ảnh hưởng của bàn thờ tượng v.v… nên mới nói vậy thôi. 
Tất cả pháp đều có quy luật của nó. Chưa vượt qua thì vẫn bị ảnh hưởng như thường. Khi mang thân xác con người thì dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng của tất cả các tầng. Cái khác của người tu tập là biết mà ứng dụng để lợi ích cho mình và chúng sanh. 
Là người tu tập cũng đồng nghĩa với chưa đến chỗ cứu cánh nên phương tiện là cần thiết. Bỏ phương tiện đâu phải là người trí. Không những vậy mà còn là sự thể hiện ngã mạn và kiến thức hẹp hòi. 
Trong kinh Đức Thích Ca cũng dạy lập tràng tạo tượng, phòng tu tập cần treo các ảnh tượng. Lại như trong kinh Lăng nghiêm có cách lập đàn tràng để trí chú Lăng nghiêm. 
Cách bố trí rõ ràng. 
Người đời nay chỉ biết bỏ tướng mà chẳng biết thấu tướng. Lấy bỏ thì làm sao mà cùng khắp. 
Tượng hình ngày nay trở thành món đồ mua bán. Tâm người làm đâu có đủ thanh tịnh khi mà vẽ hay tạc. Còn khi xưa một người khi vẽ hay tạc tượng thì lại ăn chay, giữ giới thanh tịnh, tâm quán tưởng và cầu xin vị đó gia hộ cho thấy được tướng để vẽ ra. 
Vì vậy việc khai quang tượng hay tranh là rất quan trọng. Còn nếu bức tranh hay tượng do một người tâm thanh tịnh vẽ hay tạc thì chỉ có đảnh lễ chứ đừng ở đó mà nói là khai quang. Nhưng ngày nay tìm đâu có đây. Thôi thì tùy duyên vậy. 
Là người tại gia, trên một góc độ nào đó không thể sánh với các vị xuất gia. Đây chính là chỗ Tăng được gọi là Tăng Bảo. Nếu không như vậy thì sao gọi là bảo được. 
Các cư sĩ ngày xưa xuất chúng được các tăng mời thuyết pháp, trước cũng phải đảnh lễ đại chúng mới an toạ thuyết pháp. Người đời nay vì ỷ tài mà tự chôn vùi mình. 
Như mọi người đều biết người TQ xưa mỗi khi đưa một pho tượng nào đó vào nơi thờ cúng người ta bao giờ cũng tiến hành nghi lễ “hô thần nhập tượng”.
Sau nghi lễ này thì tượng đã biến thành thần, thành Phật! Ngoài ra trong dân gian cũng tồn tại một tập quán là khi tạo ra những pho tượng, nhất là những pho tượng đặc biệt thì họ thường cất giấu những thứ đặc biệt tại những chỗ đặc biệt nào đó trong pho tượng. Việc cất giấu này không chỉ có tính đơn thuần là cất giữ của cải mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh. Người xưa quan niệm rằng nhờ những bí mật có tính bùa chú mà pho tượng sẽ trở thành một thực thể linh thiêng với những quyền năng siêu phàm. 
Sự linh thiêng này thường được người ta lưu truyền qua những lời đồn đại hoặc được kể thành những câu chuyện thấm đẫm chất hoang đường nhằm mục đích che giấu một sự thực nào đó. Đã có vô số những thí dụ về điều này, như việc tìm ra cả một quần thể “binh mã dõng” trong mộ Tần Thủy Hoàng ở ngoại thành Tây An; hoặc mới đây là việc tìm ra khu thành đá và Kim tự tháp dưới lòng hồ Phủ Sơn ở Côn Minh, thường được bắt đầu từ việc tìm hiểu ý nghĩa của những câu chuyện có tính thần thoại. Chính vì thế không loại trừ khả năng Lạc Sơn Đại Phật có ẩn chứa trong nó những bí mật mà xưa nay chúng ta chưa hề biết. “
(Xem tiếp phần 2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *