Cách bài trí bàn thờ và lập bài vị

1. Cách bài trí bàn thờ và lập bài vị 
Thấy các bác bàn nhiều về bài vị nên có bài này sưu tầm được đưa lên để mọi người tham khảo.
1. Cách bài trí bàn thờ : 
Bàn thờ thường được bài trí thành nhiều lớp: 
o Lớp trong cùng đồng thời cao nhất là ngai hoặc khám thờ (trong đặt Tượng hoặc Thần Chủ ) 
o Lớp thứ 2 là bộ tam sơn (3 chiếc đài đặt chén nước cúng) 
o Lớp thứ 3 là Bình hương (bát hương hoặc lư hương ) 
o Lớp thứ 4 là bộ tam sự hoặc ngũ sự .
Phía ngoài thường đặt một chiếc án (bàn) để bày lọ hoa, mâm bồng để đặt đồ dâng cúng . Như vậy chỉ có Khám thờ được đặt cao hơn bình hương, ngoài ra bộ tam sự chỉ có 2 cây đèn hoặc đôi hạc là có chiều cao cao hơn bình hương , còn lại đỉnh đồng cũng phải đặt thấp hơn bình hương. (Đôi đèn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt, bình hương hình tròn tượng trưng cho Bàn Thái cực). 
o Riêng đôi ngựa hoặc đôi voi đều phải bày dưới đất quay đầu vào bàn thờ. 
o Bộ Chấp kích, Lọng, Biển…thì bày 2 bên phải trái, phía trước bệ thờ theo chiều dọc . 
o Bộ Binh khí (Thập bảo khí hoặc Bát bảo lộc bộ) được giá ở phía trước bàn thờ theo chiều ngang phía ngoài cùng
Theo tôi không nên mua các đồ như giá binh khí, voi ngựa … .được làm thu nhỏ và nhất là mâm ngũ quả bằng nhựa, hoa giả bày lên bàn thờ sẽ tạo thành sự giả tạo. . .
2. Cách làm bài vị ( Thần Chủ ) :
Ở đây chỉ trình bày cách truy tạo Thần chủ đối với các bậc Tiên linh không có ảnh thờ hoặc Tượng thờ.
+ Gỗ làm bài vị phải là gỗ cây Thị, Người xưa gọi quê hương là Tử Lý (Tử có nghĩa là cây Thị, truyền thuyết dân gian Từ Thức găp Tiên khi trở lại quê hương thì thấy mọi sự thay đổi nhưng vẫn nhận ra cây Thị trên đất nhà mình. . . do đó khi làm bài vị bao giờ cũng làm bằng gỗ Thị, hộp đậy bên ngoài tốt nhất vẫn là gỗ Thị nhưng có thể dùng gỗ mít cũng được.
Khác với Thần chủ thờ Thành hoàng, thờ Thánh…người ta có thể dùng một số loại gỗ khác.
+ Kích thước bài vị được làm theo số đo của thước Cửu thiên huyền nữ, thường là: 
o Chiều cao Từ 13 đến 21 cm. 
o Chiều rộng từ 3 đến 4 cm.
+ Viết chữ trên bài vị bằng chữ nho theo chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái và phải có những yếu tố như sau : 
o Đầu tiên phải ghi 4 chữ Hiển Tiên Tổ Khảo , tiếp đó là các phần sau 
o Tiền tước = học vị,chức vụ, tước vị được phong (nếu có). 
o Tên húy, tên tự 
o Tên thụy (nếu có) 
o Tên hiệu. … sau đó ghi 2 chữ phủ quân. 
o Cuối cùng ghi 3 chữ Chi Linh Vị 
o Góc phía dưới bên trái ghi ngày tháng năm mất (nếu còn nhớ)
Theo phong tục tổng số chữ khắc trên bài vị phải chia hêt cho 4 không có dư, hoặc chia hết cho 4 còn dư 3, kiêng dư 1 hoặc dư 2 ( theo cách đếm Quỷ, Cốc, Linh, Thính ) nghĩa là chữ cuối cùng phải ứng vào chữ linh hoặc chữ thính.
Ví dụ: Hiển Tiên Tổ khảo Lê triều Tứ trường Trung Thuận Tri huyện Doãn công húy R….. tự M…. Th….. hiệu D….. L….. phủ quân chi linh vị.
Thập nhị nguyệt Nhị thập thất nhật vong .
Ví dụ trên đây bài vị có 35 chữ chia cho 4 còn dư 3 ứng với chữ Linh.
+ Bài vị làm xong phải tẩy uế, làm lễ hô Thần nhập vị xong mới được coi là Thần Chủ .
3 . Sắp xếp bài vị
Nếu có nhiều bài vị được thờ chung trong 1 khám thì phải xắp đặt theo nguyên tắc : Bài vị cụ Tổ cao nhất ở chính giữa. Bài vị cụ có thứ bậc cao hơn ở bên phải, Cụ có thứ bậc thấp hơn ở bên trái.
Cái chính nhất là tên của vong mà mình thờ, Bạn đếm thuận theo 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Nếu vong là nam thì phải vào chữ Linh, nữ vào chữ Thính là được
Ví dụ 1 mẫu bài vị:
Ông nội: nguyễn văn á hiệu nhân hoà sinh năm giáp tý mất giờ tý ngày 8/5/ bính dần hưởng thọ 81 tuổi. mộ phần an táng tại nghĩa trang xa hà bi, huyện hà nam, tỉnh nam hải, nước ô rí. các cháu lập bài vị này.
chính giữa viết:
phụng vị tổ khảo nguyễn công huý á hiệu nhân hoà chân linh vị tiền.
bên trái viết: (năm sinh): Nguyên mệnh sinh ư Giáp tý niên muội nguyệt nhật thời, hường thọ bát thập nhất tuế.
Bên phải viết (năm mất – nơi chôn): Đại hạn vu bính dần niên, đệ ngũ nguyệt, tập ngũ nhật, tý thời. hung táng tại ô rí quốc – nam hải tỉnh – hà nam huyện – hà bi xã.
mặt sau ghi: chúng tôn đồng phụng lập.
Tiền Lí Trưởng Phạm công húy Trường tự Đại Khanh thần chủ
Sinh ư Nhâm Tuất niên nguyệt nhật thời
Tốt ư Ất Tỵ niên thất nguyệt nhị thập cửu nhật
Thần chủ cụ ông họ Phạm húy là Trường tự Đại Khanh trước làm Lý trưởng 
Sinh ngày tháng năm Nhâm Tuất
Mất ngày 29 tháng 7 năm Ất Tị 
Hiển tỉ nguyên giáo thụ chánh tổng Phạm công chính thất Nguyễn thị húy Lan tự Lâm Hương nhụ nhân thần chủ
Sinh ư Mậu Ngọ niên
Đinh Mão niên nhị nguyệt thập nhất nhật thọ chung
Thần chủ Mẹ họ Nguyễn húy là Lan tự Lâm Hương, là vợ cả ông họ Phạm nguyên là nhà giáo, Chánh tổng
Sinh Năm Mậu Ngọ
Mất ngày 11 tháng 2 năm Đinh Mão
Hiển tỉ nguyên giáo thụ chánh tổng Phạm công chính thất tự Lâm Hương nhụ nhân thần chủ
Hiếu tử thiện phụng tự
Thần chủ Mẹ là vợ cả ông họ Phạm nguyên là Giáo thụ Chánh tổng tự là Lâm Hương
Con lập thần chủ kính thờ cúng
Cố nguyên bổ thụ Chánh tổng cửu phẩm bách hộ Phạm công húy Nghĩa tự Hòa Nam?(chữ mờ) thần chủ
Sinh ư Tân Dậu niên cửu nguyệt thập bát nhật tuất bài
Tốt ư Mậu ngọ niên thập nguyệt nhị thập lục nhật Ngọ bài
Thần chủ cụ họ Phạm húy Nghĩa tự Hòa Nam nguyên được bổ giữ chức Chánh tổng thuộc hàng cửu phẩm được lộc bách hộ
Sinh giờ Tuất ngày 18 tháng 9 năm Tân Dậu
Mất giờ Ngọ ngày 26 tháng 10 năm Mậu Ngọ 
Hiển khảo nguyên bổ thụ chánh tổng cửu phẩm bách hộ thụy Cung bộc phủ quân thần chủ
Hiếu tử thiện phụng tự
Thần chủ cha thụy là Cung bộc nguyên được bổ giữ chức Chánh tổng thuộc hàng cửu phẩm được lộc bách hộ
Con lập thần chủ kính cẩn thờ cúng
Nguyễn bản thôn tiền tri thu Trường chi khanh lão kì thọ Phạm công húy ? (không rõ) tự Thạch thụy Minh Mẫn phủ quân
Tốt ư Đinh Sửu niên thập nhất nguyệt sơ thập nhật hưởng lục thập cửu tuế
Mất ngày 10 tháng 11 năm Đinh Sửu hưởng thọ 69 tuổi
Thần chủ ông họ Phạm húy ? tự Thạch thụy Minh Mẫn trước đây thuộc hàng kỳ lãotrong thôn (tuổi 60 trở lên và lịch duyệt gọi là kỳ lão)
Sinh ư Kỉ Tị niên nguyệt nhật
Sinh ngày tháng năm Kỷ Tị
Hiển khảo bản thôn tiền Tri thu ? ? hương lão kỳ thọ Phạm công húy Minh Mẫn phủ quân thần chủ
Thừa ? ? ? phụng tự
Thần chủ cha họ Phạm thụy Minh Mẫn trước thuộc hàng kỳ lão trong thôn (có chữ quá mờ, chưa đoán được)
Vâng theo ? ? lập thần chủ Thờ cúng (3 chữ mờ chưa đoán được)
Bài vị:
Hoàng Việt tính Trần tự Đăng Đường đệ nhất tức tặng Chất Trực phủ quân thần chủ
Tân Mão niên thất nguyệt nhị thập nhất nhật Mùi thời sinh.
Canh Thìn niên cửu nguyệt nhị thập nhị nhật Thân thời chung.
Dịch nghĩa:
Bài vị ông Trần Đăng Đường nước Việt lần đầu được tặng danh hiệu Chất Trực.
Sinh giờ Mùi ngày 21 tháng 7 năm Tân Mão (1771).
Mất giờ Thân ngày 22 tháng 9 năm Canh Thìn (1820)
Tấm ngoài:
Hiển khảo Bình Hòa trấn bản phủ suất Phước Điền huyện thượng Trung hạ Mỗ tổng gia tặng Chất Trực Ôn Hậu phủ quân thần vị.
Tự (chữ mất) Trần Đăng Hay phụng tự
Dịch nghĩa:
Bài vị cha, tổng Trung huyện Phước Điền quản lĩnh lính bản phủ (đây là phủ Diên Khánh) trấn Bình Hòa (từ năm 1832 đổi thành tỉnh Khánh Hòa) được tặng thêm danh hiệu Chất Trực Ôn Hậu.
Nối (dòng) dỏi Trần Đăng Hay thờ phụng
Ghi chú:
1. Hoàng Việt là tên nước Việt trước kia thường gọi trong thời Nhà Nguyễn.
2. Chất Trực là chữ hoặc danh hiệu tặng để tôn vinh người đã mất, giống như tên thụy, nhưng nếu là tên thụy (đặt cho người mới mất) thì thường có chữ thụy ở trước như với chữ tánh …, tự … Chất Trực nghĩa là bản tính ngay thẳng.
3. Phủ quân là tên gọi người có danh vọng đã mất, như chữ ông.
4. Thần chủ là bài vị giống như thần vị 
5. Hiển khảo là cha đã mất
6. Ôn hậu: ôn hòa nhân hậu (hay đôn hậu)
7. Dinh Bình Hòa đổi thành Trấn Bình Hòa (1808) đến năm 1832 đổi thành tỉnh Khánh Hòa.
8. Tên ông Hay 咍. Trên hình đánh máy nhầm thành 哈.
Bài vị giao thừa năm Nhâm Thìn của phucyen
Phụ Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất (Theo truyền thuyết về 9 con của Rồng) 
1.  
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ 
如何安排神位
神位應注意事項:
  (1)神位不可向內。
  (2)神位不可與房子坐向相反。
  (3)神桌高度宜合文公尺“財”㠠??“本”的吉位。但神明高度不拘。
  (4)神位不可對廁所、廚房、臥堠??。
  (5)神位前不可放魚缸、鏡子。
  (6)神位下方不可擺音響、電視㠠??
  (7)神位不可在梁下。
  (8)設神位宜每天誠心燒香,並堠??加擦拭桌子。
  (9)神位後面不可是廁所、廚房㠠??
  (10)安神位的最佳人位以及擇日 等宜請風水明師為之。
  (11)神位下方不可堆垃圾放垃圾 桶。
  (12)神像前不可有吊燈遮住視線 。
  (13)神位前不可曬衣服。
  (14)神位前上方日光燈不可直沖 神像。
  (15)供奉的神叫金尊或佛像不可 太多,有破損時宜速修補。
  (16)神位不可沖對柱子、牆角、 屋角、水塔、電線杆。
  (17)神位下方不可有坐椅。
  (18)清理香爐時,不可任意移動 。
  (19)神桌上不宜擺藥品,雜物。

Font chữ Hán diễn đàn bị lỗi, xem bản gốc tại đây http://www.shaohong.com/readnews.asp?id=261

Như Hà An Bài Thần Vị 
Làm Thế Nào Để An Bài Thần Vị 

(1)Thần vị bất khả hướng nội .
Thần vị không thể quay vào trong . 
(2)Thần vị bất khả dữ phòng tử tọa hướng tương phản .
Thần vị không thể ngược tọa hướng với phòng đặt . 
(3)Thần trác cao độ nghi hợp văn công xích “Tài” , “Bản” đích cát vị . Đãn Thần minh cao độ bất câu .
Độ cao cần rơi vào các chữ “Tài” , “Bản” của thước Văn Công . Còn độ cao Thần minh thì không cần . 
(4)Thần vị bất khả đối xí sở , trù phòng , ngọa thất .
Thần vị không thể đối diện nhà vệ sinh , phòng bếp ,phòng ngủ . 
(5)Thần vị tiền bất khả phóng ngư bồn , kính tử .
Trước Thần vị không thể đặt bể cá , gương . 
(6)Thần vị hạ phương bất khả bài âm hưởng , điện thị .
Dưới Thần vị không để các vật phát âm thanh , hình ảnh ( Máy nghe nhạc , Ti Vi ) 
(7)Thần vị bất khả tại lương hạ .
Thần vị không thể ở dưới xà . 
(8)Thiết Thần vị nghi mỗi thiên thành tâm thiêu hương , tịnh cần gia sát thức trác tử .
Đặt Thần vị rồi mỗi ngày nên thành tâm đốt hương cúng bái , cũng cần chăm quét dọn bàn thờ . 
(9)Thần vị hậu diện bất khả thị xí sở , trù phòng .
Phía sau Thần vị không thể là nhà vệ sinh , phòng bếp . 
(10)An Thần vị đích tối giai nhân vị dĩ cập trạch nhật đẳng nghi thỉnh phong thủy minh sư vi chi .
Khi an Thần Vị cần chọn ngày giờ cẩn thận cần tham khảo Minh Sư Phong Thủy . 
(11)Thần Vị hạ phương bất khả đôi lạp ngập phóng lạp ngập dũng .
Trước Thần vị không nên để các đồ đựng rác , hoặc bừa bộn . 
(12)Thần Tượng tiền bất khả hữu điếu đăng già trú thị tuyến .
Trước mặt Thần Tượng không thể để đèn nến chiếu vào . 
(13)Thần vị tiền bất khả sái y phục .
Trước Thần vị không thể treo quần áo . 
(14)Thần vị tiền thượng phương nhật quang đăng bất khả trực xung Thần Tượng .
Không nên để ánh sáng mặt trời , đèn điện chiếu thẳng vào Thần Tượng . 
(15)Cung phụng đích Thần khiếu kim tôn hoặc Phật tượng bất khả thái đa , hữu phá tổn thời nghi tốc tu bổ .
Đặt tượng Thần Phật để thờ không nên để quá nhiều , nếu có hư hỏng cần khẩn trương tu bổ . 
(16)Thần vị bất khả xung đối trụ tử , tường giác , ốc giác , thủy tháp , điện tuyến can .
Thần vị không thể xung với cột , góc tường , góc nhà , tháp nước , điện chiếu sáng . 
(17)Thần vị hạ phương bất khả hữu tọa kỷ .
Dưới Thần vị không nên để nghế ngồi . 
(18)Thanh lý hương lô thời , bất khả nhiệm ý di động .
Dọn dẹp bát hương , không nên di động . 
(19)Thần trác thượng bất nghi bài dược phẩm , tạp vật .
Trên bàn thờ không để thuốc uống , các tạp vật .


如何安排神位


神位应注意事项:
  (1)神位不可向内。


(2)神位不可与房子坐向相反。
  (3)神桌高度宜合文公尺“财”、“本”的吉位。但神明高度不拘。
  (4)神位不可对厕所、厨房、卧室。
  (5)神位前不可放鱼缸、镜子。
  (6)神位下方不可摆音响、电视。
  (7)神位不可在梁下。
  (8)设神位宜每天诚心烧香,并勤加擦拭桌子。
  (9)神位後面不可是厕所、厨房。
  (10)安神位的最佳人位以及择日等宜请风水明师为之。
  (11)神位下方不可堆垃圾放垃圾桶。
  (12)神像前不可有吊灯遮住视线。
  (13)神位前不可晒衣服。
  (14)神位前上方日光灯不可直冲神像。
  (15)供奉的神叫金尊或佛像不可太多,有破损时宜速修补。
  (16)神位不可冲对柱子、墙角、屋角、水塔、电线杆。
  (17)神位下方不可有坐椅。
  (18)清理香炉时,不可任意移动。
  (19)神桌上不宜摆药品,杂物。 
Khi một người mới chết. các thầy thường viết 1 bài vị vong linh màu trắng trên đó đề tên vong linh, mệnh sinh, đại hạn…và bài vị này để thờ trên bàn vong
Mình thấy có thầy viết bài vị là: Huyền đàn tiếp triệu vong linh………chính hồn toạ vị
Có thầy viết bài vị là: Phục vì chính tiến vong linh…
Mình không biết viết cách nào là đúng
Rất mong các thầy và các bạn tư vấn và chia sẻ. 
Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:
Theo Lã Thị Xuân Thu: Chúc Dung là thần quản lý lửa do Viêm Đế mang tới, khi chết người dân thờ làm thần lửa 
Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị 
Theo Dũ Dương Tạp Trở: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi… 
Theo Hoài Nam Tử: Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp 
Về giới tính, người dân Phúc Kiến, Giang Tây cho rằng Táo là nữ thần, gọi là “Táo Quân Lão mẫu” hoặc “Táo Quân Thái thái”. Theo Thái Bình Ngũ Lãm trích từ Ngũ Kinh dĩ nghĩa, Trịnh Huyền cho Táo Thần là “lão phụ” tức một người đàn bà. Hứa Thận, nhà ngôn ngữ đời Đông Hán, thì cho rằng: “Táo Thần họ Tô tên Cát Lợi, phu nhân của Táo Thần họ Vương tên Bác Giáp” và hình tượng Táo Thần là người đàn ông. Nhưng người vùng Ninh Hóa và một số vùng khác thì vẫn tôn thờ nữ thần, có thể do họ chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền hoặc cho Táo Thần chuyên lo việc bếp núc, điều tra tội nhỏ, là việc của nữ giới[1].
[sửa] Thờ cúng
Người Trung Quốc cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp “ăn” để bay và chở vua lên trời[1].
[sửa] Việt Nam
Táo quân Việt Nam
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc[2]. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết[3], nội dung chính được tóm tắt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. 
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. 
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. 
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. 
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (定福灶君), nhưng mỗi người giữ một việc: 
Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân 
Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần 
Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần[4] 
[sửa] Thờ cúng
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời[5].
Một vài hình ảnh:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *