Thiên khôi và Thiên việt – Toàn thư

Thiên khôi và Thiên việt – Toàn thư
Thiên Khôi

      Thuộc tính ngũ hành của
sao Thiên khôi là dương hỏa, là trợ tinh thứ nhất của chom sao Nam Đẩu, hóa khí
là dương quý, tức những người sinh vào năm dương và sinh vào ban ngày, thì sẽ có
nhiều quý khí hơn, còn được gọi là Thiên Ất quý
nhân.

      Sao Thiên khôi
cũng là một trong sáu Cát tinh, tục gọi là sao Quý nhân, quý nhân ở đây không
phải chỉ người hiển quý, mà chỉ những người có thể giúp đỡ, chỉ điểm trong những
thời điểm thích hợp, đều được gọi là Quý nhân.

      Quý nhân được
tượng trưng bởi sao Thiên khôi có thể gặp hung hóa cát, hơn nữa, thường xuất
hiện một cách tự nhiên, không cần phải bỏ công tìm kiếm, những khó khăn trở ngại
gặp phải thường được hóa giải một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Cho đến khi người
gặp nạn bình yên vô sự, mới cảm nhận được sự phù hộ ngầm ẩn của quý
nhân.

      Cái quý của sao
Thiên khôi thường được bộc lộ vào trước 40 tuổi, tất cả các cung vị và các sao
đều ưa thích gặp được Thiên khôi để trợ giúp. Vận và hạn gặp Thiên khôi chẳng
khác nào được quý nhân phù hộ, nâng đỡ trong hầu khắp các lĩnh vực thì cử, cầu
tài, cầu chức, công tác …, mọi sự đều thuận lợi thành công. Sau năm 40 tuổi,
dù là nam hay nữ, đại tiểu hạn và lưu niên nếu gặp Thiên khôi, sẽ thường trở
thành quý nhân cho người khác, tức có thể nâng đỡ, làm lợi cho người
khác.

      Thiên
Việt

      Thuộc tính ngũ hành của
sao Thiên việt là âm thủy, là trợ tinh thứ hai trong chòm Nam Đẩu, hóa khí là âm
quý, tức người sinh năm âm hoặc sinh ban đêm sẽ có quý khí, còn có tên gọi là
Ngọc Đường quý nhân. 

      Sao Thiên việt
cũng là một trong sáu Cát tinh, tương tự như sao Thiên khôi cũng là một quý
nhân, quý nhân ở đây cũng không hẳn là chỉ người hiển quý, mà đây để chỉ những
người có thể giúp đỡ, chỉ điểm cho mình trong những thời điểm thích
hợp.

      Cũng tương tự như
sao Hữu bật, sao Thiên việt cũng có tính đào hoa (thủy âm) nên thường gặp
được quý nhân khác giới, hơn nữa, thường nảy sinh tình cảm với vị quý nhân
này. 

      Quý nhân của sao
Thiên việt cũng thường đem lại những giúp đỡ mang tính tự nhiên, không dễ nhận
biết, thường ngãu nhiên mà ngầm ẩn, gián tiếp.

      Các sao khác nếu
gặp được sao Thiên việt, chỉ cần không có Sát tinh ở tam phương hội chiếu, sẽ
thường xuyên được quý nhân giúp đỡ, nên mọi việc gặp nhiều thuận
lợi.

      Sau năm 40 tuổi,
sao Thiên việt dần dần mất đi sức mạnh của quý nhân, mặt khác, lại dễ gặp phải
trở ngại và rắc rối, nếu lại nằm đồng cung với Hồng loan, dễ trở thành cách
Đào hoa hồ đồ, thường vì thiếu tỉnh táo mà nảy sinh những rắc rối về tình
cảm với người khác giới. Chỉ có những chủ tinh có lực, hoặc sát tinh miếu vượng,
mới có thể thức tỉnh được cách Đào hoa hồ đồ
      Sao Tử vi trong Âm dương
Ngũ hành thuộc Âm Thổ, là sao chính của chòm sao Bắc Đẩu, ở trên trời là một sao
cao quý thì chủ về nắm quyền tạo hóa trong vũ trụ và đời sống của mỗi vật chất
cá nhân. Cho nên, trong truyền thống tư tưởng của người Trung Hoa, sao Tử vi là
Đế tinh, là tượng trưng cho Hoàng đế. Bởi vì vua của một nước, nên việc nắm đại
quyền sinh sát, địa vị và quyền hạn đều chí cao vô thượng, đây là điều không thể
nghi ngờ.

      Bất luận đó là vị vua hiền
đức vì dân vì nước, hay là một ông vua bạo ngược vô đạo, thì người dân đều buộc
phải kính sợ. Cho nên, bất kể trong lòng suy nghĩ thế nào, nhưng ngoài mặt vẫn
phải ca tụng công đức. Vì vậy, sao Tử vi có tính cách tự cao tự đại, đồng thời
còn có lòng ích kỉ, yêu thích người nào thì người đó sống, ghét ai rồi thì chỉ
muốn cho kẻ đó chết.

      Trong tưởng tượng của
chúng ta, tình cảnh của Hoàng đế như đã nói ở trên, đương nhiên là chỉ có mặt
tốt, mà vĩnh viễn không có mặt xấu. Nhưng, lịch sử đã mách bảo tường tận cho
chúng ta biết, sự tao ngộ của Hoàng Đế có thể chia làm hai phương diện dọc và
ngang để nghiên cứu. 

      Về phương diện dọc có thể
chia ra: có vị quân vương sáng lập nên cơ nghiệp; có vị quân vương ở vào thời kỳ
hưng thịnh quốc thái dân an (quốc bĩ dân nguy); cũng có vị quân vương đông tranh
tây chiến, nước nghèo nhiều tai ương; lại có vị quân vương gặp phải cảnh thê
thảm, nước mất nhà tan.

 
    Về phương diên ngang có thể chia ra: có vị quân vương được văn võ bá quan
ủng hộ ở triều đường; có vị quân vương rời xa quần thần, xa lánh triều
chính.

      Một vị quân vương sở dĩ sử
dụng được uy quyền là vì được bá quan ủng hộ, ngồi cao trên miếu đường, một
tiếng hô trăm tiếng dạ vâng, tất cả mọi khó khăn nguy hiểm đều do văn võ bá quan
hiệp sức phù trợ xử lý và dốc toàn lực bảo vệ. Nếu như một sớm một chiều xa rời
quần thần, không vận dụng được quyền uy thì dù chỉ là một thường dân cũng có thể
phản kháng hoặc có khi còn làm cho ô nhục.

 
    Như trong tiểu thuyết xưa, thường kể có những vị hoàng đế đi xuống Giang
nam, bị bọn phỉ bắt giam trong nhà lao chịu tội. Đương nhiên đây không phải là
để nghiên cứu tính chân thực trong tiểu thuyết, song ở đây rất rõ ràng một điều
là, hoàng đế mà rời khỏi sự bảo vệ của quân thần võ sỹ, rời xa triều đình là sẽ
gặp khốn khó ngay. Trong môn Tử Vi Đẩu Số, sao Tử vi tượng trưng cho hoàng đế,
cho nên mọi chuyện và phản ứng của sao Tử vi cũng có thể luận như
vậy.

      Ngoại trừ việc nghiên cứu
về miếu, vượng, lạc, hãm của sao Tử vi, còn cần phải sưu tra văn võ bá
quan của nó, như: Tử phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, Văn xương, Văn khúc,
Tam thai, Bát tọa, Lộc tồn, Thiên mã, … xem có đồng độ hoặc hội chiếu hay
không. Bởi vì tụ hội được các cát tinh phù trợ này thì sao Tử vi có thể sẽ tác
oai tác phúc, không có gì là không lợi. Nếu không có cát tinh, mà lại tụ hội với
các hung tinh ác sát, tức là cục diện bị người tài giỏi trung thành xa lìa, kẻ
tiểu nhân lộng quyền, hoặc là tình hình tiểu nhân thì ở triều đình, mà quân
vương thì ở bên ngoài, thế là tai họa liên miên thì chủ về là con người tâm ý
giả dối, gian trá giảo hoạt.

      Thất sát nếu đồng
độ với Tử vi, có sát tinh hội chiếu, thì sự cương dũng của sao Thất sát sẽ trở
thành anh hùng có đất dụng võ, biến sát thành quyền thì chủ về người có
quyền có thế, nếu không có cát tinh hội chiếu tức là bá đạo thảo khấu thì chủ về
người dễ thành công bất ngờ mà cũng dễ bị phá bại bất
ngờ.

      Ba sao Thiên
tướng, Lộc tồn, Thiên mã hội chiếu sao Tử vi mà không có ác sát Không Kiếp đồng
cung, là chủ về một đời phú quý song toàn.

      Sao Tử vi nếu ở
cung Thiên la Địa võng, xung cung là Phá quân, không có cát tinh phụ diệu hội
chiếu, đó gọi là không có tình nghĩa. Bởi vì, Phá quân có ý nghĩa xung
phong hãm trận, tiên phong phá địch, sau khi nhận lệnh của hoàng đế ở xung cung
thì chỉ biết làm theo quân lệnh, ngoài ra không còn quan tâm đến bất kể việc gì
khác, mọi thứ đều không ngó ngàng tới, xa lìa gia đình, chỉ lo giết giặc, cho
nên mới gọi là vô tình vô nghĩa. Đối với người, là chủ về: hoặc tinh thần
bị kích thích, hoặc tâm trạng không được khỏe mạnh. Nếu có cát tinh hội chiếu,
tuy là có thể biến vô tình thành hữu tình, song người đó cuộc đời ba chìm bảy
nổi quyết không thể bình thường được. Đồng thời, trong lúc vô tình hay hữu ý, về
phương diện tình nghĩa, có lúc còn có biểu hiện bạc bẽo. 
  

      B
ch
ú: (Lục Tại Điền hậu duệ của Lục Bân
Triệu)

 – Tả phụ và Hữu bật làm tăng
trợ lực cho Tử vi, khiến mệnh tạo rất có năng lực lãnh đạo, sự nghiệp có biểu
hiện kiệt xuất.

– Thiên khôi và Thiên việt làm tăng cơ hội cho
Tử vi, sự nghiệp thuận lợi thường kiến tạo nên cục diện rất
lớn.

– Văn xương và Văn khúc làm tăng tài chí cho Tử vi, nhờ đó
có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, thể hiện được tố chất là vị quân chủ
anh minh. Có điều chỉ có Xương Khúc phù tá Tử vi, mà không có Tả Hữu Khôi Việt,
thì thường dẫn đến phong lưu đa tình.

– Lộc tồn và Thiên mã làm
tăng Tài vận cho Tử vi, chủ về tăng năng lực kiếm tiền. Chỉ thấy Lộc tồn mà
không thấy Thiên mã thì chỉ giỏi về cất giữ, để dành tiền bạc, năng lực kiếm
tiền e không đủ, nhưng vẫn có thể là người có tài sản vào bậc trung. Cung mệnh
mà thấy Lộc Mã là thích hợp với kinh doanh thương mại.

– Đài
phụ và Phong cáo làm tăng danh tiếng cho Tử vi, nếu phối hợp với Tả Hữu, thì trợ
lực và năng lực lãnh đạo của Tử vi được tăng cường rất nhiều.


Tam thai và Bát tọa, về tính chất so với Đài phụ và Phong cáo không khác mấy,
nhưng sức mạnh thì không bằng. Chúng cũng ưa hội và hợp với Tả Hữu làm cho càng
mạnh thêm.

– Ân quang và Thiên quý làm tăng danh dự cho Tử vi,
được người người hoan nghênh, song nếu chỉ thấy hai sao này mà không thấy các
Cát tinh khác, thì chỉ được hư danh mà thiếu lợi lộc thực tế.


Long trì và Phượng các làm tăng tài nghệ cho Tử vi, nhất là về phương diện thủ
công nghệ.

– Thiên quan làm tăng sự ổn định cho sự nghiệp,
Thiên phúc thì nâng cao năng lực hưởng phúc.

                  Sao Tử vi ở cung Mệnh thì
chủ về người có sắc mặt đỏ tía, hoặc vàng trắng, lúc tuổi già sắc thái đỏ vàng
hoặc tía; eo lưng mập dày, thân thể cao trung bình; mặt dài gầy mà có kèm tròn,
tính tình trung hậu hào sảng, song hay đi chơi, di chuyển bất định; chí khí cao
ngạo, tính tình quật cường; có thể biến sát khí của Thất sát thành quyền uy; có
thể biến cái khí bất tường của Hỏa tinh và Linh tinh thành sự trung
hòa.


      Tử vi hội chiếu
với các sao Thiên phủ, Thiên tướng, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Lộc
tồn, Thiên mã, Hóa lộc, Hóa quyền, Hóa khoa mà ở cung vị nhập miếu tất sẽ phú quý xong
toàn.

      Nếu Tử vi có Lộc
Mã giao trì, mà không có Không Kiếp, thì càng chủ về đại phú đại
quý.

      Nếu như không có
các sao như Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, Văn xương, Văn khúc vây
chiếu, đồng thời Tử vi ở ngôi vị không miếu, đó chính là vị quân vương ở nơi
hoang vắng, trở thành vị vua cô độc. Chủ về người có tính tình cô độc, tư tưởng
siêu thoát, có thể xuất thế làm tăng, hoặc làm đạo sỹ tìm cầu chân
lý.

      Tử vi đồng cung
hoặc hội chiếu với Phá quân, không có sát tinh, thì nên mưu tính phát triển
trong chính giới. Nếu hội chiếu với Lộc tồn, Thiên mã thì có thể buôn bán kinh
doanh phát đạt, song nên kinh doanh đến ngành nghề có liên quan đến công cộng
hoặc công việc hành chính.

      Nếu Tử vi bay đến
Thìn địa và Tuất địa thì cuộc đời nhiều trắc trở, có thể phú mà không thể đại
quý, hoặc là quý mà không thể đại phú. Sự việc không đươc song toàn, phân nửa là
hư không vậy.

      Mệnh của người
làm ăn kinh doanh bình thường, mà có 4 sát tinh Kình Đà Hỏa Linh cùng tới, chỉ
cần sao Tử vi nhập miếu hoặc có Cát tinh khác hội chiếu, cũng có thể phát tài,
song phiền nhiễu rắc rối, miệng lưỡi thị phi rất nhiều. Hội chiếu với Kình dương
lạc hãm thì chủ về hay gặp miệng tiếng thị phi, kiện
cáo.

      Sao Tử vi ở cung
mệnh, hiện tượng rất phổ biến là tai thì mềm mà lòng hay thay đổi, có thói
quen thích đủ thứ
.

      Nữ mệnh có Thiên
phủ và sao phụ cát hội chiếu là mệnh của một vị phu nhân danh giá. Nếu có Kình
Đà Hỏa Linh Không Kiếp chiếu hội, lại có thêm Phá quân vây chiếu, thì một đời tự
tung tự tác, tuy có phát tài, song khó tránh khỏi dâm ô nhiều chồng. Ở cung Phu
mà có sao Tử vi bay đến, thêm Thiên phủ và sao phụ cát cũng chủ về chồng vinh,
con quý. 

      Lưu niên, đại hạn
mà có sao Tử vi đến, thì chủ về phúc nhiều lộc hậu, ở thương trường chủ về phát
triển, làm quan thì được thăng chức, gặp nhiều cơ hội. Có Thiên phủ đồng độ càng
được quý nhân giúp đỡ, đột nhiên danh lợi đều thu về. Nếu có Phá quân đồng độ
hay chiếu hội, thì có ý nghĩa bỏ cũ thay mới. Gặp Địa không Địa kiếp, Thiên hao
là có khó khăn về kinh tế, gặp những bất lợi như phá tài, đình trệ. Tương hội
Kình Đà Hỏa Linh thì càng lo lắng hảo, tranh chấp, bị giáng chức, mất việc làm

      Sao Tử vi là chí tôn, còn
có tên là Đế tọa, chuyên chủ về quan lộc, tức là sao của sự nghiệp, thuộc âm
thổ. Ở Số thì chuyên chủ về chức tước, có khả năng giải nguy, kéo dài tuổi thọ,
chuyên chính chế hóa. Hợp với Tả phụ, Hữu bật ở “tam phương tứ chính” để phò tá,
hợp với Thiên tướng, Văn xương, Văn khúc để làm bộ tùng, hợp với Thiên khôi,
Thiên việt để truyền lệnh tới Nhật Nguyệt triển khai sự việc trong tam
giới.

      Tử vi nhập cung
Thân hoặc cung Mệnh, chủ về người có hình dạng tướng mạo đôn hậu, khiêm cung mà
chính trực, tính tình cương nhu giúp nhau. Tuy là người trung hậu nhưng tâm địa
mang tính độc tôn mà có phần hẹp hòi, dễ bị mềm lòng. Thị hiếu đa dạng, thường
muốn làm gì thì làm bất chấp tất cả, nhằm thỏa mãn dục tính và tâm
tính.

      Tử vi nếu không
gặp Tả phụ và Hữu bật là cô quân (vua cô độc), không thể là hạng quý
phái, đông thành tây bại, có thành có bại nên nhiều lao nhọc, càng kỵ khi gặp
Lục sát vậy chiếu, đời người sẽ có nhiều thương tật, thậm chí tàn phế, hoặc chết
không an lành. Khi nhập đại tiểu hạn trong trường hợp này, nếu là quân nhân phần
nhiều hy sinh anh dũng, nếu là thường dân thường cũng sẽ vì cứu người mà hy
sinh, được tôn vinh sau khi chết.

      Tử vi được Lộc
tồn, Thiên mã, Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Thiên phủ, Thiên
tướng …, tam phương hội hợp thì đại phú đại quý, sẽ có thành tựu, phát tài bất
ngờ. Nếu cát tinh ít mà sát tinh nhiều, thì không luận như vậy, thường gặp nhiều
trắc trở bất lợi.

         Vận gặp Tử vi chủ về thăng
tiến, gặp được cơ hội tốt. Tử vi thuộc âm thổ.

  

      Ưu điểm: Là người
có nhiều kinh nghiệm, làm việc cẩn trọng, thẳng thắn khẳng khái, có lễ độ thiếu
thuận lại hiếu khách. Là người giao thiệp rộng, một đời nhiều quý nhân phù trợ.
Học nhiều đa tài, nhưng không chuyên vào một nghề nhất định nào, có trí tuệ khả
năng ứng biến linh hoạt. 

      Khuyết điểm: Là
người dễ chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, thường tin và nghe theo ý kiến của người
khác, nên dễ thay đổi, đa nghi, tâm địa có lúc hẹp hòi, thích quyền hành, dễ bị
lung lạc bởi tình cảm.

      Mệnh nữ có sao Tử
vi: thường đòi hỏi công việc ở mức độ cao, không thích làm việc nhà. Nếu ở Tý
Ngọ thì đặc điểm này càng hiện rõ. 

      Tử vi không nên
nhập cung Huynh đệ, Tử nữ, Nô bộc, Tật ách, Phụ mẫu – thường chủ về một đời vất
vả.

           Sao Thiên cơ miếu ở Tý
Ngọ, hãm ở Sửu Mùi.

      Sao Thiên cơ là
sao thứ nhất của Nam Đẩu, ngũ hành thuộc âm mộc, hóa khí là “thiện” (khéo
léo).

      Tính chất cơ bản
của Thiên cơ là mưu trí, quyền biến và linh hoạt, có thể ví với mưu sĩ hoặc quân
sư.

      Nói về phương
diện tốt, Thiên cơ chủ về thông minh, nhạy bén, xử sự có mạch lạc lớp lang, cho
nên học hành giỏi giang, có thể trở thành người đa tài đa nghệ. Nhờ đặc tính
thông minh, nhạy bén với thời cuộc, người Thiên cơ là người khi lâm sự thường
phản ứng nhanh, lại khéo ăn khéo ở. Do những đặc tính này, Thiên cơ có phẩm cách
về trí tuệ, giỏi động não sở trường về phân tích và vạch kế sách, kiêm có kỹ
năng chuyên môn. Đây đều là đặc tính mưu thần và quân
sư. 

      Nói về phương
diện khuyết điểm, Thiên cơ có đặc tính hay lo nghĩ quá đáng, thường lao tâm khổ
tứ. Cho nên, có biểu hiện không thể kiên trì trong một kế hoạch. Bởi vì, khi
tiến hành  theo kế hoạch tới một giai đoạn nào đó, người Thiên cơ sẽ vì suy nghĩ
tính toán quá nhiều nên muốn thay đổi kế hoạch. Nói cụ thể hơn, người có Thiên
cơ thủ cung Mệnh dễ có tính đứng núi này trông núi nọ, học nhiều mà không thực
tế, tâm dục đặt mục tiêu quá cao.

      Thiên cơ thủ Mệnh
không nên kinh doanh làm ăn, đặc biệt không nên tự sáng lập sự nghiệp, mà chỉ
nên làm việc lập kế sách. Nếu không, khi tự kinh doanh, sẽ dễ vì động não quá
nhanh mà không kiên trì theo đuổi mục đích ban đầu, thường dẫn đến rối loạn sự
đồng thuận ở giai đoạn cuối nên hiệu quả không mang lại giá trị cao nhất, đôi
khi còn dẫn đến thất bại.

      Thiên cơ khác với
Tử vi, nó không có khí quý phái của bậc hoàng đế, cho nên sức đề kháng và hóa
giải các sao hung, sát, kị, hình, rất yếu. Thiên cơ rất ngại Hóa Kị, khi hóa Kị
khiến cho những ưu điểm của Thiên cơ rất khó được phát huy, trong khi khuyết
điểm lại bị bộc phát hoàn toàn.

      Thiên cơ cũng
tương phản với Tử vi ở chỗ không kị gặp Cự môn, khi Cự môn gây ảnh hưởng đối với
Thiên cơ, chỉ là dễ xảy ra điều tiếng thị phi sau lưng, nhất là sai lầm về những
phát ngôn thuộc quá khứ của Thiên cơ

      Thiên cơ thuộc âm mộc, sao thứ ba của nhóm Nam
Đẩu, là sao ích thọ, chủ về anh em, hóa khí gọi là thiện nên còn gọi là
Thiện Tú (sao Thiện). Thiên cơ nhập
miếu, vượng thì người đậm mập, gặp hãm địa thì người gầy ốm. Tính cách phần
nhiều tính toán sáng suốt, siêng năng cẩn thận, nếu đồng cung với Thiên lương
thủ Thân Mệnh thì phần nhiều là người nói hay, giỏi biện luận, đủ tố chất thành tài ở ngành
nghề cần tới
sự khéo léo đặc biệt, tâm
địa thiện lương, có lòng tín ngưỡng đối với tôn giáo. Nếu thêm Khôi Việt Khúc
Xương thì chủ về đa học đa năng, nếu có Kình dương xung phá hoặc hội thêm Không
Kiếp thì rất cô độc, hoặc là mệnh sư tăng đạo sĩ.
      Hỏa
Tinh

      Thuộc tính ngũ hành
của Hỏa tinh là dương hỏa, là sát tinh thứ nhất của chòm Nam Đẩu, hóa khí là
sát chủ về tính cương, quyết
liệt, phá hoại và nóng vội. Là một trong sáu Sát tinh, Hỏa tinh có sức phấn đấu
mạnh mẽ, nhưng đồng thời lại mang tính phá hoại, không thích bị bó buộc. Do Hỏa
tinh quá mức cương cường, nếu như không được các sao thích hợp chế phục, chủ về
thủa nhỏ nhiều bệnh tật tai họa, nên đổi họ, cho người khác làm con nuôi. Nếu
lại có thêm các sát tinh khác công phá mà không được cát tinh trợ giúp, dễ dẫn
đến tàn tật.

      Hỏa tinh là sát
tinh, nhưng không phải là hung hoàn toàn, cũng không cát hoàn toàn, cần phải
quan sát xem có sao nào có thể chế phục, hoặc lợi dụng được nó hay không, nếu có
sẽ chuyển hung thành cát. Nếu Hỏa tinh cùng Thất sát, hoặc Kình dương nằm tại
cung miếu vượng, thì có thể chế ngự được hung tính của nhau, tuy vẫn khó tránh
khỏi gian nan vất vả, nhưng vẫn có được những thành tựu mang tính đột phá hoặc
sáng tạo. Nếu như miếu vượng lại đồng cung với Tử vi, thì Hỏa tinh sẽ thần phục
trước Đế tọa mà giảm bớt sức phá hoại. Hỏa tinh tốt nhất là được đồng cung với
sao Tham lang nhập miếu tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, sẽ tạo thành cách Hỏa
Tham
, nếu cả hai sao cùng nhập miếu thì chúng sẽ kiềm chế lẫn nhau để phát
huy tính thiện, ức chế tính ác nên thường sẽ gặp thời cơ
t
ốt để phát triển nhanh chóng. Nếu lại
gặp sao Hóa Lộc của Tham lang (năm Mậu), sẽ chủ về đại phú
quý, có được uy quyền nhanh chóng.

      Hỏa tinh đứng một
mình tại cung Mệnh, dù là nam hay nữ, đều chủ về có những thiên hướng phát triển
đặc thù, sự nghiệp có thành tựu, nhưng khó tránh khỏi gian nan vất vả. Nếu Hỏa
tinh nhập miếu, lại có được sáu Cát tinh bổ trợ, thì càng thêm cát lợi. Nếu
không, thường là chóng phất chóng bại, nữ mệnh hôn nhân trắc trở. Do sức mạnh
của Hỏa tinh quá lớn, nên ngoài các sao Tử vi, Thất sát, Tham lang, Kình dương,
những sao khác nếu gặp phải Hỏa tinh đều tăng thêm phần gian nan trắc trở, neus
những sao đó còn thêm lạc hãm thì mức độ bất lợi càng trở nên nghiêm
trọng.

      Linh
Tinh

      Thuộc tính ngũ hành
của Linh tinh là âm hỏa, là sát tinh thứ hai trong chòm Nam Đẩu, hóa khí là
sát chủ về tính liệt.
Tính chất của Linh tinh cũng tương tự như Hỏa tinh, nhưng uy và lực không bằng
Hỏa tinh, có phần hư nhược, nhưng nếu không gặp Tử vi, Thất sát, Tham lang chế
phục, vẫn chủ về thủa nhỏ nhiều tai họa bệnh tật, khó nuôi, cần phải đổi họ, cho
làm con nuôi. Nếu không được Cát tinh phù trợ, lại bị Sát tinh công phá, dễ dẫn
đến tàn tật.


 
    Nếu Linh tinh đồng cung với Tử vi nhập miếu, thì Linh tinh sẽ thần phục Đế
tinh mà giảm thiểu tai hại. Nếu Linh tinh đồng cung với Thất sát, sẽ bị chế ngự
trước quyền và uy của Thất sát mà giảm bớt lực phá hoại. Linh tinh nếu rơi vào
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và đồng cung với Tham lang nhập miếu sẽ tạo thành cách
Linh Tham, cả hai đều nhập miếu sẽ tương tác bổ trợ lẫn nhau, thường gặp
cơ hội tốt để phát triển mạnh, nếu như lại gặp sao Hóa Lộc của Tham lang, sẽ
được tài đột ngột làm nên sự nghiệp.


 
     Nếu Linh tinh đứng một mình tại cung Mệnh, dù là nam hay nữ, đều chủ về có
thành tựu đặc thù cho sự nghiệp, nhưng vẫn khó tránh khỏi gian nan vất vả. Nếu
Linh tinh miếu vượng, tại cung Tam phương Tứ chính có chủ tinh tốt đẹp đắc địa,
hoặc sáu Cát tinh hiệp trợ thì sẽ càng cát lợi., nếu không dễ chóng phát chóng
bại, tai họa triền miên, mệnh nữ hôn nhân nhiều trắc trở. Ngoài các sao Tử vi,
Thất sát, Tham lang, những sao khác nếu gặp phải Linh tinh sẽ chuốc thêm nhiều
trắc trở gian nan, đặc biệt khi chúng lạc hãm thì lại càng thêm bất
lợi.

          Kình dương thuộc dương
kim, kèm tính dương hỏa, còn Đà là thì thuộc âm kim, kèm tính âm hỏa. Do tính
chất “hỏa luyện kim”, vì vậy trường hợp cát thì “tôi luyện”, trường hợp hung thì
“thiêu đốt”.

      Kình dương gọi là “sao
Hình”, Đà là gọi là “sao Kị”, gọi như vậy là để hình dung “hung tính” của
chúng. 
      Kình dương gặp Hỏa tinh sẽ
thành lực “kích phát”, Đà là gặp Linh tinh cũng thành hoàn cảnh “trui rèn”, lúc
này Kình Đà không còn là “hình – kị” nữa. Bởi vì Kình dương gặp Hỏa tinh, cũng
giống như luyện kim loại thành vật hữu dụng. Đà là gặp Linh tinh, cũng giống như
nung chảy kim loại thành vật liệu. Tính hung của Tứ sát sẽ tác động đến nhau mà
tiêu trừ tính hung của nhau, còn có thể chuyển hóa thành có lợi
ích.
      Nhìn ở góc độ khác, kết
cấu “Kình Hỏa” còn chủ về “minh tranh” (tranh chấp ngoài sáng, trực diện), vì có
“minh tranh” mới có lực “kích phát”. Kết cấu của Đà Linh lại chủ về “ám đấu”
(đấu nhau ngầm, trong tối, không trực diện), vì có “ám đấu” mới chủ về “trui
rèn”.

      Nhưng nếu tình huống giao thoa kể trên xảy ra
ngược lại, Kình dương gặp Linh tinh, thì dương hỏa vẫn không đủ nung chảy khối
kim loại. Hoặc Đà la gặp Hỏa linh, thì lửa có mạnh vẫn không đủ để rèn kim loại,
trái lại, sẽ chủ về đun nấu thành tính chất không lành.

      Đây là các
đặc điểm kết hợp của Tứ sát.

      Về cơ bản, Kình dương có lực
phá hoại, thường còn chủ về tình trạng lung lay đến nền tảng bị phá hoại, cho
nên gọi là “hình”. Tính phá hoại của nó là những điều không may đến một cách
công khai, mệnh tạo thấy rất rõ mà không thể tránh né.

     
Kình dương có khí “hình sát”, vì vậy thích hợp công tác trong quân đội, cảnh
sát, lĩnh vực pháp luật, làm bác sỹ ngoại khoa, hoặc nhân viên kỹ thuật, mà
không thích hợp tự kinh doanh làm ăn, cũng không thích hợp làm việc trong chính
giới.

      Kình dương ưa cung tứ Mộ, nhất là hai cung Thìn
Tuất “thiên la địa võng”, rất ưa Kình dương “kích phát” hội hợp với Hỏa tinh,
như vậy lực kích phát càng lớn. Lúc đại vận đến cung độ này, cần phải xem xét kỹ
tinh hệ chính diệu của cung hạn, để định cảnh ngộ, thông thường đều phải trải
qua trắc trở, gập ghềnh, bất đắc trí trước, rồi sau mới thành tựu, những trắc
trở này có ảnh hưởng tốt đối với hậu vận.

      Kình dương
không ưa Liêm trinh, cũng không ưa Cự môn, gặp hai chính diệu này, còn đồng độ
với Hỏa tinh, thì không phải là “kích phát”, trái lại, sẽ chủ về thị phi, hoặc
tai nạn bệnh tật. Đay là vì Liêm trinh thuộc âm hỏa, bản chất xung đột với Hỏa
tinh, Kình dương, Cự môn thuộc âm thổ, đủ để giải trừ dương hỏa. Bất kể nam mệnh
hay nữ mệnh, cung mệnh mà gặp chúng, cuộc đời sẽ nhiều tai họa bệnh
tật.

      Cách Hỏa Tham hoặc Linh Tham cũng không ưa gặp Kình
dương, chủ về sau khi phát lên một cách nhanh chóng, sẽ xảy ra tranh chấp, tiềm
phục nguy cơ suy sụp nhanh chóng. Cho nên cần phải chọn phương kế bảo thủ, buông
bỏ chuyện tranh chấp với đối thủ, thì mới có thể “theo cát tránh
hung”.

      Tinh hệ Vũ khúc đồng độ với Kình dương lại không
thích hợp với võ nghiệp, nếu Kình dương chỉ hội hợp ở “tam phương”, thì thích
hợp công tác trong quân đội, cảnh sát, bảo an.

      Tham lang không ưa
đồng độ với Kình dương. Ở cung Ngọ Tham lang thành cách “Mộc hỏa thông minh”,
gặp Kình dương tuy cũng là “Mã đầu đới kiếm”, nhưng vãn không phải “chính cách”,
chủ về phải trải qua gian khổ mới phát lên, rồi mới biến thành hanh thông, nhưng
hanh thông lại không được lâu bền, cần phải đề phong tai họa lửa nước, trộm
cướp, phạm pháp, thất bại, … sẽ xảy ra sau khi hưng thịnh.

      Tham lang đồng độ với Kình dương ở cung Tý, gọi là “Phiếm thủy đào hoa”,
chủ về đời người chìm đắm trong tử sắc, cũng không phải là kết cấu
đẹp.

      Đà la chủ về “lần nữa”, “cố chấp”, “thị phi”, “đố
kị”, những thứ không hay này đều ngầm xảy ra, mệnh tạo khó biết nguyên nhân tại
sao, cho nên gọi Đà là là “sao kị”. Đà là mang lại bất lợi giống như bị “bắn
lén” (ám tiễn), thường thương khó “tìm cát tránh hung”, hơn nữa hậu quả bất lợi
phần nhiều cũng kéo dài một thời kỳ.

      Đà la cũng ưa ở
cung tứ Mộ, nhưng lại ưa hai cung Sửu Mùi hơn, ở hai cung Thìn Tuất thì nó không
có lực “đột phá”.

      Đà la rất kị đồng độ với tinh hệ Tham
lang, đối với cách Hỏa Tham hay Linh Tham, lực phá hoại của nó khá lớn, bởi vì
nó có thể khiến tính chất “đột nhiên biến thành hanh thông” trở thành tính chất
“kéo dài”, như vạy là có mâu thuẫn rất lớn, thé là nảy sinh lực phá hoại. Thương
thì Tham lang gặp Đà la, chủ về vì sắc dục mà mắc bệnh nan y.

      Tham lang đồng độ với Đà la ở cung Quan tại Dần, thì gọi là “phong lưu
thái thượng”, chủ về vì chìm đắm tửu sắc mà ảnh hưởng đến sự tiến thủ, nhưng nếu
ở cung mệnh thì lại chủ về mệnh tạo thông minh tuấn tú.

     
Tham lang đồng độ với Đà la ở cung Hợi, cũng gọi là “phiếm thủy đào hoa”, không
phải là cách tốt.

      Đà la không ưa đồng độ với Cự môn, chủ
về thị phi trung trung ở sau lưng, hoặc chủ về có ám tật.

      Đà la không ưa đồng độ với Thất sát, mệnh cục này không thích hợp cho nữ
mệnh, chủ về chồng con ly tán, hoặc lấy chông rất muộn.

     
Hễ Đà la thủ cung Phu Thê, chủ về kết hôn muộn, tọa thủ cung Tử tức chủ về chậm
có con.

      Đà la ở cung Quan hay cung Tài, thích hợp với ngành công
nghệ, khoa học kỹ thuật, không thích hợp tự kinh doanh làm ăn.

      Kình Đà luôn luôn giáp Lộc tồn, nếu giáp cung có Chủ tinh không tốt mà
đồng độ với Lộc tồn, sẽ chủ về keo kiệt, bủn xỉn, đa nghi. Nếu tinh hệ là chính
diệu cát, thì chủ về nhiều lo toan nghĩ ngợi.

      Thiên
lương đồng độ với Lộc tồn ở cung Tị, bị Kình Đà giáp cung, lại có sao sát – hình
xung phá, vào năm Dậu năm Sửu phải đề phòng tai họa lao ngục.

      Tử Sát ở hai cung Tị Hợi, cũng không ưa bị Kình Đà giáp cung, chủ về lúc
gặp cơ hội tốt để phát triển thì liền bị người ta gây trở
ngại.

      Kình Đà giáp cung có chính diệu hóa Kị, đây là
cách “Kình Đà giáp Kị”, chủ về tai nạn, bệnh tật, thất bại.

      Nếu cung mệnh có Đà la đồng độ, cung Phúc ắt sẽ gặp Kình dương, thông
thường tư tưởng có rất nhiều lực “kích phát”, nhưng hành động lại do dự, thiếu
quyết đoán.

      Nếu cung mệnh đồng độ với Kình dương, cung
Phu thê ắt sẽ gặp Đà la, chủ về tính cách vợ chồng không hợp
nhau.

      Nam mệnh mà Thái âm hóa Kị tại cung mệnh, hoặc
cung Phu thê, bị Kình Đà giáo cung, chủ về hôn nhân bất lợi, bị vợ gây lụy hoặc
đàn bà gây liên lụy.

      Nữ mệnh có Thái dương hóa Kị tại
cung mệnh, hoặc cung Phu thê, bị Kình Đà giáp cung, chủ về có người chồng không
tốt, hoặc chủ về chồng bị tai nạn, bệnh tật.

      Kình dương
và Đà là là một “cặp” sát tinh trong Đẩu Số, trong đó Kình chủ về “Hình”, còn Đà
chủ về “Kị”, cho nên Kình dương không ưa gặp Liêm trinh, bởi vì Liêm trinh chủ
về “tù”, cổ nhân nói là “sao Hình và sao Tù cùng đến”, Kình dương cũng không ưa
gặp Phá quân, bởi vì Phá quân chủ về “Hao”, cổ nhân nói là “Sao Hình sao Hao
cùng tới”. Đà là thì không ưa gặp Hóa Kị, cổ nhân nói là “Kị hóa tương
xung”.

      Từ tính chất trên mà phân biệt, Kình dương có thể
gọi là “chân tiểu nhân”, còn Đà la thì giống ngư “ngụy quân tử”. Kình dương mang
lại tai hại chỉ thuộc nhất thời, như phải phẫu thuật, sau phẫu thuật thì bình
an. Còn đối với Đà la thì mang tai hại có tính chất kéo dài, ví như mắc bệnh,
tuy không chủ về động dao động kéo, nhưng lại khiến người ta đau ốm triền
miên.

      Kình dương hay gây ra xung đột, sau khi xung đột,
bất kể là tốt xấu thế nào, sự tình cũng sẽ được giải quyết. Đà la thì không phải
vậy, có mâu thuẫn xung đột sẽ không xảy ra công khai, mà ngàm kéo dài, kết quản
là rất hao phí tinh lực. Vì vậy Kình dương chủ về dứt khoát, còn Đà la chủ về
dây dưa.

      Kình dương chỉ ưa gặp Hỏa tinh, là dương Kim
gặp dương Hỏa, chủ về trải qua gian khổ mới có thành tựu.

   
  Đà la cũng ưa gặp Linh tinh (cách “Linh Xương Đà Vũ” là ngoại lệ), là âm Kim
gặp âm Hỏa, chủ về đời người tuy có thành tựu, nhưng phải gặp nhiều tình huống
rắc rối khó xử trong âm thầm, khiến cho mệnh tạo không thể nhàn hạ, còn dễ xảy
ra hiện tượng “cát” thì chậm đến, “hung” thì chậm tiêu, tuy “cát” cũng sẽ đến
“hung” cũng sẽ tiêu, khiến cho người ta cảm thấy ngày tháng trôi qua một cách vô
ích.

      Cho nên so sánh hai sao, thì tinh hệ “Hỏa tinh Kình
dương” đồng cung sẽ ưu hơn “Linh tinh Đà la” đồng cung.

     
“Kình Đà giáp cung cách”  do tính chất “Hình – Kị giáp cung”, nên cung bị giáp
sẽ gặp nhiều bát lợi. Có điều cung bị Kình Đà giáp, ắt sẽ có Lộc tồn, nên khá dễ
“tìm cát tránh hung”.

      Ở xã hội hiện đại, hai sao Kình
dương và Đà la còn chủ về kỹ năng chuyên môn, tức câu cổ nhân nói: “tay nghề
khéo mà yên thân”. Vì vậy người hiện đại may mắn hơn người xưa. Thời cổ đại địa
vị người thợ thuyền rất thấp hèn, ngày nay một chuyên viên cũng có cơ hội phát
đạt.

      Kình dương ưa người ở hướng Tây và hướng Bắc, khi
Cát thì chủ về quyền uy, khi Hung thì chủ về “Hình – Thương”

      Đà la chủ về trì hoãn, kéo dài, ưa người sinh vào năm tứ
Mộ, ưa ở các cung tứ Mộ, kị ở các cung tứ Sinh, khi là Cát thì chủ về ngầm sinh
quyền lực, khi là Hung thì chủ về ngầm chịu chèn ép, xô đẩy.


      Mệnh tọa cung Ngọ, sao Tử vi nhập mệnh nơi miếu
địa, nếu không gặp hai sát tinh Kình dương và Đà la hoặc sao Hóa Kị, là mệnh
cách cục hướng Ly minh, lại gặp tam hội cùng chiếu Thiên phủ, Vũ khúc, Thiên
tướng nên cũng là mệnh cách “Tử Phủ triều hằng”, được xuất sắc hơn người, kiến
giải độc đáo, lý tưởng cao siêu, khí độ hơn người, được thanh cao phúc thọ, cuộc
sống sung túc phú quý song toàn. Nếu là mệnh nữ thì có thể giúp chồng lợi con,
cao quý đoan trang. Nếu không có Tả phụ Hữu bật phò tá, thì khó tránh khỏi tinh
thần cảm thấy cô độc mà tính khí khá thô bạo.

      Mệnh tọa cung Tý, do sức mạh phò tá của
6 cát tinh có hạn, bản thân lại không có lực, kị nhất xung với 6 sát tinh, dễ
trở thành người vì có lý tưởng mà không thể hành động, do đầy bụng oán trách mà
trở nên bảo thủ. Mệnh nữ là viên ngọc đẹp không tỳ vết, về sau diện tướng rất ưa
nhìn.

      BỐ CỤC
SAO

 
    Sao Tử vi tại cung Tý Ngọ, đều là độc tọa, tại cung Tý là ở thế bình (chú
thích: độ sáng của các sao tại các cung chia thành 7 cấp: miếu, vượng, địa, lợi,
bình, không đắc địa, hãm). Lúc này cung đối diện là Thiên di có Tham lang ở thế
vượng chiếu vào, cung Tài bạch có 2 sao Thiên tướng nhập miếu Vũ khúc ở thế địa,
cung Quan lộc có 2 sao Thiên phủ nhập miếu còn Liêm trinh ở thế lợi, cùng tam
hợp hội chiếu.  



Tử vi
+3
Thất sát
0
Tử vi
+4
Tử vi
+4
Phá quân
+3
Tử vi
+3
Thiên phủ
+2
Tử vi
+2
Thiên tướng
+2


Tử vi +
3
Tham lang
+1
Tử vi
+3
Tham lang
+1


Tử vi +
2
Thiên tướng
+2
Tử vi
+3
Thiên phủ
+3
Tử vi
+4
Phá quân
+3
Tử vi
0
Tử vi
+3
Thất sát
0

      VẬN MỆNH CƠ
BẢN

 
    Khi sao Tử vi tọa thủ mệnh tại hai cung tý Ngọ, do nhiều nhất chỉ có thể có
được một trong hai sao Tả phụ hoặc Hữu bật đồng cung hoặc cùng chiếu, vì vậy lực
lượng của phụ tá không đủ, là có cá tính độc lập, tính khí thô bạo, tinh thần dễ
cô độc, chí lớn khó kéo dài.

      Nếu tọa thủ tại cung Ngọ nhập miếu thì
cát lợi hơn nhiều so với tọa thủ tại cung Tý ở thế bình. Do cung đối diện là
cung Thiên di có sao Tham lang xung chiếu nên là người thích thể hiện, ưa kích
thích, thích cuộc sống ở nơi đô thị, thích đào hoa nên cuộc sống có nhiều thay
đổi, cần phải tự mình nên biết kiềm chế sắc dục, dành thời gian hướng tới học
hỏi phát triển.   

 
    

       Cung Tài bạch có Thiên tướng ấn tinh và Vũ khúc
tài tinh nên tài vận hanh thông, giỏi quản lý tài chính và gây dựng sự nghiệp
kinh doanh, đa phần có thể tự tay làm nên sự nghiệp, là người hào phóng trong
vấn đề tiền bạc, khi gặp khó khăn thường có quý nhân phù trợ, tiền tài có nhiều
nguồn, trong giới tài chính, công thương nghiệp có thể được thành đạt
lớn.

      Cung Quan lộc có sao Thiên phủ Liêm
trinh, là người rất chuyên chú vào sự nghiệp, nhậm chức công việc nhà nước, đa
phần có thể thể hiện tài hoa, hồi trẻ thiếu ổn định, đến tuổi trung niên thì
được phát triển, có thể thu được thành công ngoài ý
muốn.

      VẬN MỆNH CỦA
CÁC NĂM SINH KHÁC NHAU

 
    Người sinh năm Giáp: Sao Liêm trinh tại cung Quan lộc hóa Lộc, sao Vũ
khúc tại cung Tài bạch hóa Khoa. Cung vận rất
tốt
, công việc thuận lợi, thời trẻ khó phát huy tài năng, đến tuổi trung
niên dần dần bộc lộ, về già được yên ổn, cẩn thận đề phòng nữ sắc; có danh vọng
tiền tài ổn định, mọi việc đều theo ý mình, thường phát triển sau tuổi tráng
niên thì tài danh có thể giữ vững.    


     
Mệnh tọa thủ tại cung Ngọ, với những người sinh năm Giáp Thân, Giáp Tý, Giáp
Thìn; hoặc mệnh tọa thủ tại cung Tý với những người sinh năm Canh Dần, Canh Ngọ,
Canh Tuất, các sao Lộc Tồn Thiên mã (mệnh mã), Thiên tướng  tại cung Tài bạch
tam hợp cùng chiếu cung mệnh, nếu không có Hỏa tinh và Linh tinh xung chiếu, thì
là mệnh cách “Lộc Mã phối ấn” quyền lớn tiền
nhiều, càng bôn ba càng có nhiều tiền của, thường có cơ hội phát tài, chuyển
chức, chuyển nghiệp khi thay đổi môi trường, trong đời có nhiều cơ hội đi du
lịch.


     
Người sinh năm Ất: Sao Tử vi của cung mệnh hóa Khoa, trong cuộc sống tất
có quý nhân tương trợ, trong nghiên cứu học thuật tất có biểu hiện xuất sắc,
mệnh tọa thủ tại cung Ngọ thì càng được cát lợi. Mệnh tọa thủ tại cung Tý với
người sinh năm Ất Kỷ, hoặc mệnh tọa thủ tại cung Ngọ với người sinh năm Tân, hai
quý nhân Thiên khôi Thiên việt tại cung mệnh, cung Tài bạch tam hợp cùng chiếu
là mệnh cách “Thiên ất củng mệnh”, là người giỏi văn chương, được quý
nhân tương trợ.


 
    Người sinh năm Bính: sao Liêm trinh tại cung Quan lộc hóa Kị nên
trong công việc thường hay tiếc nuối, đa phần thích đầu cơ nhưng không được
thuận lợi mà bị rơi vào nghịch cảnh; nên đề phòng việc hành chính Quan phủ, nam
mệnh thường hay sống dựa dẫm vào phụ nữ.


 
    Mệnh tọa thủ tại cung Ngọ với người sinh năm Bính Mậu có Kình dương nhập
cung Mệnh, là Mệnh cách “Mã đầu đới tiễn” không chết yểu cũng chủ về hình
thương, nơi mình thích lại không thể an cư mà phải sống tha hương phiêu bạt vô
định. Đến đại vận và tiểu hạn hoặc lưu niên thì dễ sinh chuyện thị phi bất lợi
cho vợ con. Nếu bị bệnh, tàn tật ở tuổi trung niên thì phải đặc biệt lưu ý đến
sức khỏe.

 
    Người sinh năm Mậu: sao Vũ khúc của cung Tài bạch hóa Lộc, sao Tham
lang ở cung Thiên di hóa Quyền, thì có đường phát tài, tài lộc phong hậu mà có
sức mạnh, thích nắm quyền  


 

 

 
    




   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *