PHONG THỦY LUẬN . BÀI 1

PHONG THỦY
LUẬN


A/ PHẦN MỞ ĐẦU ;

Thân gửi các bạn trên Diễn đàn Phong
thủy
.

Từ trước tới nay,phần lý thuyết Phong thủy được viết rất
nhiều,hằng hà sa số cuốn sách đã được in hoặc lưu truyền trong dân gian.Tuy viết
rất nhiều,nhưng vấn đề lý thuyết của bộ môn Phong thủy,vì không được dựa trên
một căn bản Lý thuyết thống nhất và triệt để nên tùy theo điều kiện cụ thể mà
phát triển ra rất nhiều Môn phái Phong thủy,có lý luận và cách thực hiện nhiều
khi trái ngược lẫn nhau,khiến người đời sau không làm sao hiểu được và tính chất
Thần bí cứ dần dần xen vào và từ đó Thuật Phong thủy trở nên một cái gì đó Huyền
bí,khó hiểu và được coi là Mê tín dị đoan.

Việc tìm lại cội nguồn Lý
thuyết của bộ môn Phong thủy nói riêng và Lý thuyết của Dịch lý Đông phương nói
chung,là một vấn đề rất thiết yếu.Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian
nghiên cứu,sưu tầm,nhận định ,tập hợp và sắp xếp lại.dienbatn không dám có tham
vọng làm việc đó,chỉ xin làm viên đá nhỏ lót đường cho sự nghiên cứu của các
bạn.Nếu thành công thì thành quả đó xin tặng lại các bạn ,hoặc nếu chẳng đi đến
đâu cả thì âu cũng là số Trời,và những gì có được xin các bạn cứ dùng làm tư
liệu để tiếp tục những bước sau này.Mọi việc đều phải có sự khởi đầu và như
người xưa nói :”VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN “.Trong bài viết này dienbatn xin được công
bố,những bài viết,những ý tưởng của một số Cao nhân ẩn danh,không muốn xuất
hiện. Đúng hay sai còn phụ thuộc nhiều yếu tố, song dienbatn xin kính cẩn cảm ơn
các vị Tiền bối đã chỉ giáo. dienbatn chỉ là người trích dẫn,sắp xếp lại cho thứ
tự và mạch lạc hơn,ngoài ra do sự kém cỏi thô lậu, không có ý tưởng gì hay nên
xin các bạn cũng đừng chấp.Nào ,bây giờ chúng ta bắt đầu khởi
hành.

1/LỜI NÓI ĐẦU :Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục
Hy
 lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì
trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa
-Nhân
.

THIÊN :Tinh ba là Nhật
-Nguyệt -Tinh.

ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong
-Hỏa.

NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí
-Thần.

Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại
đạo
,mỗi thành phần đều sống động.

THIÊN
ĐẠO
 :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an
toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.

ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và
nuôi dưỡng vạn vật.

NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn
của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.

Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là
diệt.

Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho
mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của
Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một
Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo
nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa
thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền
tảng Quái đồ,Hà Lạc.


NHÂN THỂ LÀ MỘT TIỂU VŨ TRỤ.


Trước khi Tầm Long,trích Huyệt thì Phong thủy sư phải học
hỏi để hiểu biết nhân thân là một TIỂU VŨ TRỤ.Trong
thân thể con người có 365 đại huyệt và gần 1.000 huyệt nhỏ khác,cũng có Khí,có
Thủy,có Hỏa,kinh lạc như Đại Vũ trụ bên ngoài.Phải biết kết nối các mạch cùng
vận hành thuận hòa trong bản thể,tức là phần tu luyện Pháp Đạo,Đạo Thuật để đạt
được đức Nhân.Có Đức Nhân rồi mới tìm hiểu biết về Đại Vũ trụ,tầm Long,tróc mạch
những nơi “Tàng Phong tụ Thủy “,là những nơi có Huyền lực của Thiên Địa làm ảnh
hưởng thăng hoa vật chất và nhân thể.

Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng
đến tính mạng,còn điểm Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng
tộc ,con cháu nhiều đời.Do vậy,các Phong thủy sư phải rèn luyện Đạo thuật,nhằm
khai mở Tâm năng,khiếu Cảm xạ,Thấu thị là chính yếu,còn tri thức kinh nghiệm của
các bậc Tiền nhân là căn bản cho sự nhận định và luận chứng Huyệt mạch Phong
thủy mà thôi,chứ việc Tầm Long ,trích Huyệt rất phức tạp và đa dạng.

Tâm
năng của con người gần như bất tận nếu biết rèn luyện,khai thác đúng mức những
khả năng để khám phá Đại Vũ trụ như:

-Cảm xạ các giao động mạch Khí.Tìm
nguồn nước.

-Thần giao cách cảm.Tương tác giữa người này và người
kia.

-Sử dụng tâm năng Tiên đoán,thấu thị.

-Hóa giải theo ý
muốn.

-Biết được Thiên vận,Địa thế,Nhân cơ,các nguồn thông tin,dữ liệu
từ Vũ trụ.

-Sử dụng Tâm năng trong Y học trị liệu,giải
phẫu…

-Trị liệu bằng Trường Sinh học.

Ngày xưa ở Trung
quốc,Việt nam và các nước Chấu Á đều có Kỹ thuật xây dựng,kiến trúc theo Phong
thủy căn cứ vào 4 yếu tố :HÌNH -LÝ-KHÍ-
SỐ
.

1/KHÍ :là Năng lượng Vũ trụ hàm
tàng trong Vũ trụ,vật thể,Đất,Nước,con người..

2/LÝ :Là quy luật vận động,vận chuyển ,tạo tác của Khí Thủy
-Phong -Hỏa.Gồm ba nguyên tắc :

a/Trời chưởng quản
Địa,Nhân.

b/Trời,Đất đều tác động đến Vật chất và con người,nên phải
biết vận dụng ảnh hưởng này nhằm tạo yên vui cho cuộc sống.

c/Vận mạng
,hạnh phúc của người sống tùy thuộc ảnh hưởng của người chết,tức là Âm trạch.Do
vậy người xưa có câu :”Người sống thì xem cái nhà ,người chết thì xem cái mồ
“.

3/SỐ :Là những tượng số của Dịch
lý(Nghi,Tượng,Quái,Hào).

4/HÌNH :Là hình
thể vùng đất,dòng nước,cấu trúc các công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt đến
mạch khí.

Ngoài 5 thành tố
Kim-Mộc-Thủy -Hỏa-Thổ sinh và khắc chế ngự lẫn nhau.Yếu tố được xem là thuận lợi
khi nào năng lực của Vũ trụ hòa hợp cùng năng lực của Đất hay còn gọi là sóng
điện từ.Chính hai lực này chi phối,ảnh hưởng đến hoạt động của Trường Sinh học
con người,nếu hai lực này tương phản thì đem lại kết quả xấu cho con người trong
cuộc đất này hay Dương trạch họ đang ở,hoặc Âm trạch táng tử thi.Nếu hai lực kết
hợp tốt thì Vận mạng của con người sẽ tốt,sức khỏe dồi dào,kinh tế phát triển
lên mãi.

Do vậy,Phong thủy là một
bộ môn học thuật dựa trên Minh triết của Âm -Dương-Ngũ hành -Bát quái,là một
Huyền môn Khoa học cổ xưa đã có quá trình trải nghiệm trên 5.000 năm.Phong thủy
không mê tín mà là một học thuật tối cổ căn cứ vào 
HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ mà luận đoán theo một quy luật nhất
định.


PHONG
THỦY.

Phong : Là Gió.

Thủy :Là nước.

Hỏa :Là
Lửa.

Là tinh túy của Đất,sự lưu chuyển của ba thành phần này nhờ vào
Khí.Địa vận có sự dịch chuyển để sinh hóa thì Thiên vận tùy theo nó.Thiên vận có
sự biến đổi thì Địa khí tương ứng với nó.Thiên khí vận động ở trên thì Nhân khí
tương ứng với nó;Nhân vận động ở dưới thì ở trên Thiên khí sẽ ứng theo.Như vậy
chúng ta thấy rằng Tam tài THIÊN ĐỊA NHÂN đều có liên
quan lẫn nhau.Hoàng Thạch Công nói :Một Âm,một Dương là Đạo (Nhất âm nhất dương
chi vi Đạo ).Một tĩnh ,một động là Khí,một Vãng một Lai là Vận.Hà đồ -Lạc thư
hợp thành số lẻ;”Cơ “là Tịnh Dương hay thuần Dương,số chẵn là Ngẫu thì Tịnh Âm
hay Thuần âm.

Sách “CHÍNH QUYẾT CHƯƠNG HÌNH
KHÍ
 “của Tiên sinh Tử Linh Thành viết :”Vào thời Phục Hy,Thần
nông,Hoàng đế;sông Hoàng hà dịch chuyển từ Long môn đến Lã Lương Sơn,Từ Lã Lương
Sơn hướng về Thái hành sơn chảy qua Kiệt Thạch sơn vào biển lớn.Sông Hoàng hà
chẩy từ phương Tây chẩy qua phương Nam,rồi từ Nam chuyển hướng lên Đông bắc,Dự
châu đóng ở giữa.Hoàng hà chính là dải đai các núi Nhũ nhạc triều bái,thì nơi
đây chính là Phong thủy Bảo địa.Cũng là nơi xuất hiện ra các bậc Thánh nhân như
vua Ngiêu,Thuấn,Khổng tử.Phía Bắc Hoàng hà ,còn phương Nam là Trường giang,Thái
sơn (Tỉnh An huy ) kẹp giữa ;như vậy Thái sơn chính là Can Long từ dải Hoa sơn
trở xuống (Vùng đất này ngày xưa là của Việt tộc ).Nhưng rồi Thiên vận hướng Can
Long xuôi theo về hướng cực Nam để rồi kết thành một vùng Bảo địa hay Linh
địa.Có Linh Tú khí.Quách Đại Quân viết rằng :”Ta xem núi non ở Giao châu phần
lớn Long mạch đều xuất phát từ Quý châu,mà Quý châu là phần dư thừa các con sông
từ đất Ba Thục;Long mạch chảy qua cuồn cuộn không dừng thẳng đến đất Giao
châu,nên nước ấy có Can Long kết thành Linh bảo địa”.

Nền Phong thủy của
Việt nam chúng ta dựa trên học thuật của Tổ tiên,ông cha truyền khẩu,bao nhiêu
sách vở từ xưa đã bị tiêu hủy trong thời chiến tranh bị đô hộ Bắc
thuộc.


TÍCH ĐỨC HÀNH THIỆN LẬP ÂM
CHẤT
.


Sách có câu :”Tiên tu nhân lập âm chất,nhi
hậu tầm Long “.

Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm
thăng hoa cuộc sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia
đình hạnh phúc.Sách THÔI QUAN THIÊN viết :”Trong nhà
có người đức hạnh cao thượng thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí
“.Qua câu nói trên tức là con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khícủa
chính mình.Các Phong Thủy Sư không hiểu điều này thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long
được Bảo địa cũng chẳng linh nghiệm.

Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn
phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời );sự ứng nghiệm của việc
hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :”Âm
địa tốt không bằng Tâm địa tốt 
“.Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch
Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm
chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành
cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa
mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên
đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng
Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì
cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những
huyệt Đế Vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai
?

Ví như Phong Thủy Sư Cao Biền thời Thịnh Đường được Vua cử làm An nam
Tiết độ sứ đô hộ nước ta,thấy đất Giao châu kết huyệt Đế Vương rất nhiều nên sai
người đắp thành Đại La trên mạch kết của Can Long,sau đó xưng Vương.Cao Biền còn
sợ Tú khí Địa linh của nước Việt chúng ta,nên thường cưỡi diều giấy bay khắp nơi
yểm Long mạch không cho kết phát ,làm hư hại rất nhiều Long mạch.Nhưng ý người
muốn sao bằng Thiên vận (Ý Trời ).Ít lâu sau Cao Biền bị triệu hồi,phải bỏ thành
Đại La.Đất Việt là Địa Linh thì tất phải có Nhân kiệt,nối tiếp người xưa đứng
lên đánh đuổi ngoại xâm,giành chiến thắng cho dân tộc.

HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ là một nguyên tắc học thuật mà các nhà
Nho,Đạo xem đó là căn bản.Do vậy mà họ lấy Tâm làm gốc và đó cũng chính là nội
dung của Khí.Khí là hình thức mà cũng chính là sự cảm ứng của Tâm.Trời là Lý mà
Lý tự nhiên thì :”Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa…”(Trời chẳng nói gì nhưng
sanh hóa hết Vũ trụ),luôn cảm ứng cùng Tâm khí con người.Quách Phác nói :”Cát
hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến
“.

Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà
an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm
cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết
quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau.

Nếu như có Nhân,tất
phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc.Cũng như
ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa táng một cách ngẫu nhiên,con cháu
sau này phát Đế Vương,Công hầu.Trường hợp như thân Phụ của ông NGUYỄN KIM (Cao
tổ của nhà NGUYỄN GIA LONG ),Âm phần phát được 9 đời Chúa và 9 đời Vua…vv.Đó
là phần Âm chất đã tích lũy từ nhiều đời nên chiêu tập được Nhân -Quả,được Trời
-Đất cho hưởng Phúc,đâu phải tầm Long trích Huyệt mới được.

Triệu Quang
viết cuốn :”PHONG THỦY TUYỂN TRẠCH TỰ “,có nói rằng
:”Vô phước cho ai không có nhân duyên mà được Huyệt tốt “.Dẫu cái tốt,xấu của
Phong thủy Huyệt mộ ảnh hưởng đến cát hung,nhưng Âm đức của con người có thể cải
biến được Vận -Mạng.Đến như các bậc Tiền bối Phong thủy như Cao Biền,Quách Phác
tài giỏi kinh Thiên động Địa ,nhưng khi gặp Huyệt Đế Vương cũng không dám dành
cho mình,bời biết đạt Địa lợi,nhưng Thiên thời và Nhân hội còn khuyết,không dám
nghỉ bàn.Tóm lại việc “TIÊN TÍCH ĐỨC,NHI HẬU TẦM
LONG
 ” của người xưa dạy quả không sai.


2/ PHẦN TẦM LONG -CẮM HUYỆT
:


Phong Thủy Sư quan sát Thiên văn,xem tinh tú trên trời.Sao
Tử vi ở phương Bắc;Sao Thiên thị ở phương Đông;Sao Thiếu vi ở phương Nam;Sao
Thái vi ở phương Tây,nhìn địa đại tìm Huyệt Long mạch trong tám phương.Lấy tứ
chánh vị Càn -Khôn -Ly -Khảm làm dương Long,và bốn cung Chấn -Tốn -Đoài -Cấn làm
âm Long (Tiên Thiên ).Một ngọn núi nhô lên đơn độc gần một ngôi làng nào đó,thấy
cảnh vật xung quanh xinh đẹp,trên núi xuất hiện nhiều kỳ hoa ,dị thảo thì phải
biết đó là Long,phải biết phân biệt đầu ,đuôi,Can,Chi,Triền,Giáp,Hộ vệ sơn chạy
đến đâu.Đối chiếu xem vì sao nào chủ chiếu cuộc đất này,xem cục thế lớn,nhỏ,tốt
xấu.Sau cùng quan sát xem tính tình,ăn ở của dân địa phương nơi đây thì ta mới
nhận biết được đó là Chân Long hay giả Long.

Kinh Thư có viết :”Tinh tú
trên Trời và Địa thế dưới đất luôn tương hỗ với nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên
sẽ thành…Dương đức sẽ hình thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ
vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh của ta “.Tóm lại thuật Sư Phong thủy phải tiến hành
tính toán,nhìn thấy những điểm then chốt thỉ việc tầm Long mạch ắt phải sáng
tỏ.

MINH SƠN BẢO GIÁM chia Long ra làm 12 loại :SINH LONG,PHÚC LONG,ỨNG
LONG,ẤP LONG,UỔNG LONG,SÁT LONG,QUỶ LONG,KIẾP LONG,DU LONG,BỆNH LONG,TUYỆT
LONG,TỬ LONG.Các tên này nhằm chỉ vào sự tán tụ của chân Khí mà gọi.SINH
LONG,PHÚC LONG,ỨNG LONG,ẤP LONG là bốn loại Chân Khí hội tụ,còn tám loại Long
kia là tán Chân Khí;hình thể của Long ngắn,gấp khúc ít lần đi lên,xuống hoặc đi
lên mà không đi xuống,xuống mà không lên,cho nên nó làm cho mạch Khí thế đi
xuống.Còn tụ Chân Khí thì trải dài ,lên xuống theo hình thể nhiều
lần.

Tổ tông sơn là nơi xuất phát Long mạch,theo đường hướng mà đi
xuống,đoạn ẩn ,doạn hiện hay mọc thêm chân tay nhập thủ đoan chính thì gọi đó là
SINH LONG.

Loại có thêm hoành án hai bên như có cánh dơi thì gọi là PHÚC
LONG.

Loại Mạch này mà không có Hoành án mà chạy hai bên,ôm vòng trở lại
thì gọi là ỨNG LONG.

Long mạch ôm vòng trở lại nhiều lần,khí trùng
điệp,hình dáng giao đầu lẫn nhau gọi là ẤP LONG.

Long mạch hình thế hiểm
ác,gấp rút,trùng điệp,nhưng không đối xứng chỉnh tề gọi là UỔNG
LONG.

Loại này mà trái phải nhô lên cạnh nhọn gọi là SÁT
LONG.

Loại phân chi,chia cắt mạch gọi là QUỶ LONG.

Loại chia
nhiều tay gọi là KIẾP LONG.

Loại mà Khí lưu ly,tán loạn khắp nơi gọi là
DU LONG.

Mạch Khí không lên,xuống,không chuyển động gọi là BỆNH
LONG.

Mạch không phát tán hay tụ khí gọi là TỬ LONG.

Mạch nằm
riêng biệt không hộ,giáp,triền và không có Khí lực gọi là TUYỆT
LONG.

Các Long mạch ứng chuyển thuận khí theo THIÊN
-ÐỊA -NHÂN
 thì tác động cho những âm phần táng trong cuộc đất như
:

SINH LONG thì con cháu ðược hưởng Phúc ,Thọ.PHÚC LONG thì con cháu Phú
quý.ỨNG LONG thì con cháu giầu có,hiếu thuận.ẤP LONG thì con cháu Lễ ðộ ,nhường
nhịn,thuận hòa.

SÁT LONG và KIẾP LONG thì con cháu bị tai họa,chết
chóc.QUỶ LONG và BỆNH LONG thì con cháu bị bệnh tật,không an cư,nghèo khổ.DU
LONG thì con cháu hoang đàng,dâm loạn.TỬ LONG và TUYỆT LONG thì con cháu bị tử
thương,tuyệt tự,không có người nối dõi Tông đường.

12 Long mạch có Linh
khí ứng chuyển cát hung cho các âm phần,quan hệ đến người còn tại tiền,nên vì
thế khi mai táng cho người chết,không thể không lựa chọn đất cắm
Huyệt.

Ngoài ra còn những thế đất của Tứ Linh và có 5 thế núi căn cứ vào
hình dáng,tư thế mà chia ra làm 9 RỒNG :

1/XUẤT DƯƠNG
LONG.

2/SINH LONG.

3/GIÁNG LONG.

4/PHI
LONG.

5/HỒI LONG.

6/NGỌA LONG.

7/ẨN LONG.

8/ÐẰNG
LONG.

9/LĨNH QUẦN LONG.

Theo ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN
TẬP YẾU
 :”Phong thủy Ðịa lấy Sinh khí làm chủ,lấy Long Huyệt làm nền
tảng,Sa,Thủy làm bổ trợ.Xem Phong thủy chính là quan sát sự thuận ứng nghịch
phản của Sơn và Thủy,Khí cứng rắn nhu hòa của Âm Dương,lý Phân ly,hội hợp của tụ
và tán.

Phong thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao,vượt lên,hướng đi
của Ðịa mạch hoạt bát như Long,nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối
liền.Ðịa mạch xuất hiện ở giữa,xung quanh có Sa trướng trùng trùng.Sa trướng của
nó có gần có xa,có nghênh có tống,có triền,có hộ vệ.Khi hiệp cốc xuất hiện
,chúng đều thu giữ Ðịa Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong ) và Hạc tính (Gối Hạc )
vậy,có nơi tạo ra thế cử đỉnh,có chỗ tạo ra hình Giáp hộ,nơi giao tiếp của Ðịa
mạch không bị đứt đoạn,khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc ,thì Ðịa mạch lại
tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra.Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng
sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần,tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống
nơi này.Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ,muôn hình vạn trạng.Minh đường rộng rãi bằng
phẳng,Thủy khẩu giao kết ,uốn lượn xung quanh,bốn phương tám hướng không có nơi
nào bị khuyết hãm.Ðịa Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này,khí Âm Dương phân biệt
cùng tiếp,chỗ cao chỗ thấp,lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay
giang rộng,trên phân ra,dưới hợp lại,Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên
quan Ðịa quỷ.Thủy trong ,Thủy ngoài đều ôm ấp,bao quanh nơi này;Sơn trong Sơn
ngoài cùng tụ hội.Nơi được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy
vậy.”

Trong phần trên chúng ta đã phân tích mối quan hệ giữa tam
tài THIÊN -ÐỊA -NHÂN ,mối quan hệ giữa Long
mạch,Huyệt vị….vv.Từ ðây chúng ta lần lượt xem xét đến hai nhánh chính của
Phong thủy là ÂM TRẠCH VÀ DƯƠNG
TRẠCH.

Phần ÂM TRẠCH rất phức tạp và
còn nhiều rối rắm,dienbatn sẽ viết ở phần sau.Bây giờ chúng ta đi vào địa hạt
thứ nhất của Phong thủy là DƯƠNG TRẠCH -Tức là nơi
sinh sống của người tại tiền.Theo định nghĩa : Dương trạch là nơi sinh sống của
người tại tiền (đang sống ),nó không chỉ bao gồm nhà cửa,cơ sở làm ăn,buôn bán
mà xét rộng ra nó còn bao gồm cả các Thành phố,Tỉnh lỵ….

Trong thuật
Phong thủy hiện nay,có rất nhiều Trường phái,đang bàn cãi lung tung cả và ai
cũng cho rằng Trường phái của mình là đúng nhất.Tạm thời người ta có thể chia ra
các Trường phái chính như sau :


1/PHÁI BÁT TRẠCH MINH CẢNH -Hiện nay do Thái Kim Oanh đang
chủ xướng.

2/PHÁI DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU (Còn đi theo nó là Dương cơ chứng
giải ) của Triệu Cửu Phong chủ xướng.

3/PHÁI HUYỀN KHÔNG HỌC
.

4/PHÁI CẢM XẠ PHONG THỦY.

5/PHÁI HUYỀN THUẬT PHONG
THỦY.


Ngoài ra còn có rất nhiều trường phái khác ,nhưng dienbatn
chỉ xét đến những Trường phái nổi bật nhất hiện nay.
 

Bây giờ người viết xin đi vào chi tiết cụ thể từng môn
phái một.Tất nhiên chỉ có thể nêu những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất,sau
cùng xin chia sẻ với các bạn một số kiến thức Phong thủy còn chưa được phổ biến
rộng như PHONG THỦY LẠC VIỆT,CẢM XẠ PHONG THUỶ VÀ HUYỀN THUẬT PHONG
THỦY.


PHẦN 1 : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ
BẢN.


Trước hết chúng ta phải bắt đầu từ những khái niệm cho
về sau khỏi cần phải tranh luận về vấn đề này.

1/TRẠCH :Là một cuộc đất,có ranh giới hoặc không ,được
sử dụng vào công việc chôn cất, làm mồ mả,nhà mồ hay xây cất nhà cửa ,Làng
mạc,Thành phố..Cũng có một số người coi Trạch là dải đất,giống như con lươn trên
đê.Riêng người viết chỉ quan niệm đơn giản Trạch là một cuộc đất,vùng đất.Trong
Trạch lại được chia ra làm Âm Trạch và Dương Trạch.

2/ÂM TRẠCH :Là cuộc đất dùng để chôn người chết , còn
gọi là Mồ mả.Phong Thủy cho rằng,nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt
về Phong thủy thì sẽ truyền được Phúc ðức cho con cháu đời
sau.

3/DƯƠNG TRẠCH :Là cuộc đất được dùng vào mục đích làm
nhà cửa,Ðình ,Chùa,Miếu mạo,Thôn xóm,làng mạc,Thị trấn,Thành phố.Dương trạch
phải hài hòa với Thiên nhiên,có môi trường tốt đẹp,làm cho con người thấy vui
tươi ,mạnh khỏe,hạnh phúc.Dương trạch tốt tức là môi trường
tốt.

4/LONG MẠCH :Mạch là nguồn gốc,là đường dẫn máu đi
nuôi cơ thể người ta;Long là con Rồng. Nhưng trong Phong thủy,người ta gọi Long
mạch là những dải Núi,dải đất, Dòng sông,dòng nước chảy,nhấp nhô,uốn khúc như
Rồng,thoắt ẩn,thoắt hiện.Long mạch có thể chỉ vài chục cây số,nhưng cũng có thể
là vài ngàn cây số.

Long mạch lại được chia ra SƠN MẠCH VÀ THỦY
MẠCH.

SƠN MẠCH :Là những dải Núi,dải đất đi từ Tổ Sơn đến
Huyệt.Tổ Sơn là Núi cao,nơi xuất phát Sơn mạch.Dải Núi đi ra khỏi Tổ Sơn gọi là
Hành Long.Hành Long lại được chia ra làm CÁN LONG :Là dải Núi chínhđi ra từ Tổ
Sơn và BÀNG LONG :Là chi nhánh đi ra từ Cán Long.Long mạch lúc nổi lên thành
Núi,đồi ,gò ,đống,lúc lại chìm sâu vào lòng đất,có khi vượt qua cả những dòng
sông.

THỦY LONG :Là các mạch nước dòng sông bắt nguồn từ các
Tổ Sơn,chảy theo các Sơn Long.Thủy Long cũng có Cán Long và Chi Long,đổ vào Minh
đường rồi thoát ra ở Thủy khẩu tiêu Thủy.

Sơn Long đi thuận theo chiều nước chẩy gọi là Thuận
Long.Ði ngược chiều nước chẩy gọi là Hồi Long,đi ngang qua chiều nước chảy gọi
là Hoành Long.

Theo cấu tạo Ðịa chất nước Việt nam ta,nói chung Núi
sông chạy từ Tây Bắc xuống Ðông Nam (Trục CÀN -KHÔN ),do vậy Long mạch thường đi
theo trục CÀN -KHÔN,hoặc CÀN -LY là chính.Long đi theo hướng này là thế chính có
tính chất rất bền vững,dài lâu.Long thuận thì nước chầu xuống,Long ngược thì
nước chầu lên.Thuận nước chầu lên là thế thuận,nước chầu xuống là thế
nghịch.

6/THỦY KHẨU :Thủy khẩu là nơi mà nước chẩy vào Minh
đường.Chẩy đến gọi là Thủy lai, chẩy đi gọi là Thủy khứ.Nơi nước chẩy vào gọi là
Thiên môn,nơi nước chẩy ra gọi là Ðịa hộ.Dòng nước chẩy đến,chẩy đi tại vị trí
Huyệt rất quan trọng,riêng về nó người ta có hẳn một mục là THỦY PHÁP TRƯỜNG
SINH,xét đến sự tốt xấu của hướng các dòng nước đối với Huyệt
vị.

ÐIỂM HUYỆT :Sau khi đã tìm được địa thế hội đủ các
tiêu chuẩn của Long mạch,Thủy khẩu,Minh đường, Long -Hổ,Sơn,Chu tước,Huyền
vũ…,các phương vị sinh ,Vượng thì cần phải chọn nơi tụ khí để xác định chính
xác vị trí Huyệt.Làm như vậy được gọi là Ðiểm Huyệt.

Ðiểm Huyệt là công việc vô cùng khó ,là việc phải tổng
hợp tất cả các kiến thức về Ðịa lý Phong thủy,các Kinh nghiệm ,các pháp của
Huyền thuật,cảm giác của Phong thủy sư,kết hợp với La kinh để chọn được vị trí
cát lợi nhất cho việc xây cất nhà cửa hay táng Mộ. Cãn cứ vào địa hình,Ðịa thế
có thể lấy đúng giữa Huyệt,lấy ở Huyệt nhánh hay bên cạnh
Huyệt.

7/MINH ÐƯỜNG :Theo danh từ ,Minh đường là nơi ngày xưa
Vua,Chúa tiếp các Bá Quan,Văn -Võ triều bái.Trong Phong thủy,Minh đường là vùng
đất phía trước của Huyệt vị.Minh đường cũng được chia ra làm Nội Minh
đường,Trung Minh đường và Ngoại minh đường,gọi chung là Tam đường.Minh đường ở
trước Huyệt gọi là nội Minh đường. Minh đường được bao bọc bởi hai tay Long -Hổ
gọi là Trung Minh đường.Minh đường ở ngoài Án Sơn gọi là ngoại Minh
đường.

8/HUYỆT VỊ :Nghĩa gốc của từ Huyệt là hang ổ,sào
Huyệt,là ngôi nhà bằng đất,là chỗ châm cứu trên cơ thể con người.Trong Phong
thủy ,Huyệt là nơi tập trung Khí của Long mạch.

9/ÁN SƠN :Án có nghĩa là cái bàn làm việc của các cụ
Ðồ Nho ngày xưa (Án Thư ).Án cũng co nghĩa là che chắn trước mặt.Án Sơn là núi
nhỏ chắn trước Huyệt như cái bàn làm việc trước mặt người ngồi,Án Sơn không được
quá cao.Huyệt có Án như Chủ có Khách,Vua có Tôi.

10/TRIỀU SƠN :Triều có nghĩa là đối diện như Chủ với
Khách.Triều Sơn là núi to ở phía xa hơn Án Sơn.Triều Sơn mà hai bên có Thủy lưu
kèm theo Triều vào Huyệt là Triều Sơn quý.Như vậy tính chất của Triều Sơn và Án
Sơn tương tự như nhau ,nhưng khác nhau ở độ cao và tầm
xa.

11/SA SƠN :Là Núi ở xung quanh Huyệt.Trong Ðịa lý chia
ra các Sa (Sơn ) như sau :Án sơn,Triều sơn,Thanh long,Bạch hổ,Tả phù,Hữu bật,La
thành viên cục,Lạc sơn,Hạ thủ sa,Thủy khẩu sa,Cản môn sơn,Hoa biểu sơn,Bắc Thần
tinh,La tinh sơn,Quan tinh sơn,Quỷ tinh sơn,Diệu tinh
sơn…

12/THANH LONG (TAY LONG ):Thanh long là Núi hay dải
đất nằm bên TRÁI Huyệt.Có khi Sơn mạch chạy đến Huyệt rồi phân ra hai nhánh như
hai cánh tay ôm lấy Huyệt tạo nên Thanh long,Bạch hổ.Thanh long chủ DƯƠNG,CON
TRAI,KHÍ DƯƠNG.

13/BẠCH HỔ :Là Núi hay dải đất bên Phải Huyệt.Bạch hổ
chủ Âm,Con Gái,Khí Âm.

Thanh long – Bạch hổ đối với Huyệt giống như chúng ta
ngồi trên chiếc ghế có hai tay tựa vậy,hai tay này phải cân đối mới
tốt.

14/TẢ PHÙ HỮU BẬT :Là hai trái núi nằm hai bên tả hữu
của Huyệt vị.Tả phù hữu bât cần phải cân xứng về cả độ cao,xa gần,lớn nhỏ.Nếu
không xứng lứa vừa đôi là Huyệt không quý.Người ta gọi tả phù – Hữu bật là Nhật
Nguyệt giáp chiếu,hay Văn võ thị vệ.Tả phù hữu bật dịch về phía sau của Huyệt
gọi là Thiên ất,Thái ất.Dịch về phía trước một chút gọi là Thiên hồ,Thiên
giác.Nếu dịch về phía trước một chút nữa và chụm đầu vào nhau gọi là Kim
ngô,Chấp pháp.Nếu nằm ở hai bên Minh đường Gọi là Thiên quan,Ðịa trực.Nếu nằm ở
hai bên Thủy khẩu gọi là Hoa biểu,Cản môn.

15/LA THÀNH VIÊN CỤC :Là thế núi bao bọc xung quanh
Huyệt vị như tường thành bao quanh trùng trùng điệp điệp,lên xuống nhấp nhô bảo
hộ Huyệt vị,tựa như cánh sen ôm lấy nhị hoa.Nếu có điều đó là Huyệt
quý.

16/HẠ THỦ SA :Còn gọi là hạ quan,Hạ tư.Núi nằm bên
cạnh dòng nước chảy ra ở bất kỳ phương nào của Huyệt đều gọi là Hạ thủ sa.Hễ có
Hạ thủ sa là có sự kết phát.Dòng chảy trước Huyệt rẽ về bên nào thì bên đó Hạ
thủ.Hạ thủ sa cần trùng điệp,dày đặc,liên tiếp,không được
mỏng,nhỏ.

17/BẮC THẦN SA :Là núi đá dựng đứng ở giữa Thủy khẩu
mà có hình thù kỳ quái. Núi Bắc Thần sa rất quý hiếm,thường đi với Huyệt Công
hầu ,Khanh tướng.Bắc Thần sa càng hùng vĩ càng cát
lợi.

18/LA TINH :Là núi nhỏ hoặc gò nổi lên ở giữa Thủy
khẩu giống như Bắc Thần sa.La tinh có thể là núi nhỏ,gò đá hoặc đất,nếu là đá
thì tốt hơn là đất.La tinh tròn trặn hay nghiêng vát là tốt.La tinh có bốn bề la
mặt nước là tốt.Ðịa thế Huyệt có La tinh là địa thế Huyệt
quý.

18/QUAN TINH :Là núi nhỏ đằng trước Huyệt ở phía ngoài
đối diện với Thanh long,Bạch hổ,kéo sơn mạch ra đằng
trước.

20/DIỆU TINH :Là tảng đá lớn nhô lên ở hai bên tả hữu
của Huyệt.Diệu tinh to lớn và đẹp thì sẽ tạo phú quí lâu
dài.

21/QUỶ TINH :Là sơn mạch ở đằng sau Long Huyệt mọc ra
hai cánh,để cho Huyệt trườn gối lên.Chỉ có Hoành long kết Huyệt mới có Quỷ
tinh.Quỷ sơn không nên qua cao,lớn vì sẽ đoạt mất chân khí của Long Huyệt.Huyệt
có Quỷ tinh đẹp là Huyệt quý.

22/CẦM TINH :Là sơn thạch (Núi đá ) ở giữa Thủy khẩu
,còn gọi là Hỏa tinh Hà Lạc.Hình dạng của Cầm tinh giống như cái bút lông,con cá
đang bơi,hay Rùa,rắn,dài,nhọn,vuông tròn,cao thấp,tụ hay tán.Huyệt có Cầm tinh
là Huyệt quý.

23/HUYỀN VŨ :Là sơn mạch đằng sau Huyệt.Huyền vũ là
nơi mà từ đó Mạch chẩy vào Huyệt.Huyền vũ cao đầy thì có nhiều khí mạch dự
trữ.Huyền vũ cúi đấu,bằng phẳng,vuông tròn là quí.Tôn nghiêm có bút nhọn,thanh
tú thì quý.Thấp,mỏng bị gió thổi,thô bạo lấn át Huyệt là
xấu.

24/CHU TƯỚC :Là các sa sơn ở trước Huyệt,là các gò
đống ở trước Huyệt.Nó múa lượn,chầu đón Huyệt,tốt tươi,sáng sủa,vòng cung ôm lấy
Huyệt là quý.Sơn chạy tán loạn,lởm chởm ,âm u là
xấu.

Ghi chú :Những định nghĩa trên dienbatn viết theo
KS.TRẦN VĂN TAM trong cuốn XÂY DỰNG NHÀ Ở THEO PHONG
THỦY.

Trong phần này có một bài của Nguyên Vũ ( Văn Hóa
Phương Đông ) , tóm lược rất nhiều sách về các khái niệm trong Phong Thủy .
Người viết xin đưa vào để các bạn tham khảo – dienbatn
.


Phong thủy: Tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa
thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng
tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan
đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy
hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn
nơi có sinh khí. Kinh viết : Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn
thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do
vậy mà có tên là Phong thủy.

Hai chữ Phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và
chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quí, phúc thọ bình yên, tức là
thuật Phong thủy.

Phong thuỷ thuật: Học thuyết cổ đại Trung Quốc hướng
dẫn người ta lựa chọn nơi trú ngụ và mai táng cùng trình tự xây dựng các nơi đó,
với một hệ thống lý luận và phương pháp mang màu sắc thần bí. Thuật Phong thủy
cho rằng môi trường tự nhiên của một vùng đất và công trình kiến trúc của con
người có thể ảnh hưởng đến con cháu của người đã khuất hoặc đến vận mệnh của
những người sinh sống tại đó. Thuật này đề xuất lý luận và phương pháp hướng dẫn
người ta chọn cát tránh hung, cầu phúc tránh họa. Thuật Phong thủy có nguồn gốc
xa xưa, thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên
đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ
đích. Khi loài người bắt đầu có hoạt động xây dựng một cách tự giác, việc tìm
kiếm cho được nơi trú ngụ an toàn, thích hợp, tiện lợi đã trở thành một trong
những nhu cầu cơ bản. Khi việc chôn cất người chết trở thành phương thức chủ
yếu, do ảnh hưởng của quan niệm sùng bái linh hồn và tổ tiên, người ta cố tìm
cách mai táng sao cho có thể giữ gìn lâu dài thi thể người chết. Thời kỳ Tiên
Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát hung
thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng. Các
Văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời. Đồng thời
các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch, Thiên văn Hà Lạc cũng phát
triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả).
Thuật Phong thủy nhờ đó có được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết. Thời Lưỡng
Hán , đã xuất hiện các trước tác về Phong thủy như Cung trạch địa hình, Kham dư
kim quí. Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư gia cũng mang nội dung Phong
thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con người đã trở
nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện hoạt động
Phong thủy. Điều này gắn liền với vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều cấm
kỵ mang tính chất mê tín đang thịnh hành trong xã hội đương thời. Thời kỳ Ngụy
Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa phúc của con
người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi, thậm chí vua chúa cũng hoàn
toàn tin vào thuật Phong thủy. Các sách Phong thủy xuất hiện nhiều chia ra 2
loại : Dương trạch và âm trạch. Thuyết “Tứ Linh” cũng bắt đầu hình thành. Các
quan niệm âm dương ngũ hành, bát quái can chi, Thiên văn hà lạc, âm luật quý hậu
được áp dụng vào thuật Phong thủy. Đến thời kỳ Tùy Dường, thuật Phong thủy về cơ
bản đã hình thành chắc chắn. Các sách Phong thủy ra đời hàng loạt, trong đó
Trạch Kinh có đến mấy chục loại, Táng thư có trên trăm loại. Sách Trạch kinh,
Táng thư đời Đường là 2 trước tác chuyên về Phong thủy sớm nhất của Trung Quốc
còn đến nay, những điểm chủ yếu về lý luận Phong thủy đại thể đã hoàn bị, làm cơ
sở lý luận cho 2 trường phái lớn là Lý pháp và Hình pháp trong học thuyết Phong
thủy sau này. Nhất là Táng thư đề xuất “thuyết sinh khí” đã trở thành lý luận
căn bản nhất của học thuyết Phong thủy. Sách này mượn tên Quách Phác biên soạn,
nên Quách Phác được tôn là người sáng lập học thuyết Phong thủy. Một nhân vật
trọng yếu khác trong lịch sử thuật Phong thủy là Dương Quân Tùng cũng là người
đời Đường, được tôn là tổ sư. Cuối đời Đường, xuất hiện la bàn là công cụ tất
yếu của các Phong thủy sư. Thời kỳ Tống Nguyên Minh Thanh, thuật Phong thủy càng
được hoàn thiện và phát triển về lý luận và phương pháp, đồng thời chia thành
nhiều trường phái khác nhau. Phái Lý pháp đặc biệt thịnh hành, song chứa đựng
quá nhiều điều huyền bí. Ảnh hưởng của thuyết Phong thủy trong xã hội cũng ngày
một gia tăng, thâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội; đồng thời được Lý học đời Tống
Minh và giai cấp thống trị phong kiến ra sức ủng hộ, có tác động vô cùng mạnh mẽ
tới đời sống xã hội Trung Quốc cổ đại.

Điểm cơ bản của lý luận học thuyết Phong thủy là Thừa
khí, Tụ khí, Đắc khí. Nội dung gồm 2 loại lớn là Phong thủy dương trạch và Phong
thủy âm trạch, trong đó Phong thủy âm trạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng.
Nội dung của Phong thủy âm trạch bao gồm : khảo sát hình dạng núi non sông nước
trong một phạm vi khá rộng, xác định địa chất địa mạo, lựa chọn vị trí và phương
hướng của huyệt mộ, cảnh vật xung quanh, tính chất thổ nhưỡng, thước tấc huyệt
mộ, cây cỏ trên mặt đất, cách thức và thời gian mai táng, các vật kiến trúc phụ
bên trên huyệt mộ; ngoài ra còn bao gồm nội dung dùng sức người cải tạo địa
hình. Nội dung của Phong thủy dương trạch thì gồm có: chọn địa điểm nhà ở, thôn
xóm, thành phố, khảo sát môi trường kiến trúc xung quanh chúng, địa thế cao
thấp, hình dáng và bố cục bên trong nhà ở cùng thị trấn, chọn ngày giờ khởi công
và trình tự xây dựng, hướng mở cổng cửa, kích thước cổng cửa, các loại cây trồng
và phương vị sở tại còn phải khảo sát vận mạng của chủ nhà phối hợp nhà ở tính
thống nhất giữa nhà ở với các công trình xây dựng xung quanh. Bết kể dương trạch
hay âm trạch cũng đều có Hình pháp và Lý pháp khác nhau; Hình pháp lấy hình thế
sông núi làm chính; Lý pháp thì lấy nguyên lý suy diễn thuật số làm chính; hai
“pháp” có chỗ mạnh chỗ yếu, nên về sau người ta theo xu thế kết hợp cả
hai.

Thuật Phong thủy là một nội dung của văn hóa cổ truyền
Trung Quốc, hiển nhiên chứa đựng nhiều yếu tố thần bí, cần được gạn đục khơi
trong. Đồng thời thuật Phong thủy cũng bao gồm những kinh nghiệm quí báu mà con
người tích lũy hàng ngàn năm trên cơ sở quan sát tự nhiên và phát triển xã hội,
rồi mới được phát hiện và tổng kết, học giả thời nay đề xuất : thuật Phong thủy
thực tế là lý luận qui hoạch thiết kế xây dựng cổ đại mang tính thống nhất và
tổng hợp các khoa địa chất học, sinh thái học, cảnh quan học, kiến trúc học,
luân lý học, tâm lý học, là tinh hoa của lý luận kiến trúc Trung Quốc cổ đại,
cùng với Doanh tạo học và Tạo viên học hợp thành 3 cột trụ của lý luận kiến trúc
Trung Quốc cổ đại. Tuy thuật Phong thủy có giá trị không thể xem nhẹ, nhưng vì
nó khoác bộ áo huyền bí và lối diễn đạt dung tục, nên khó hiểu và có khi bị chê
cười; hơn nứa quan niệm cho rằng vị trí mai táng có thể quyết định cát hung họa
phúc của con cháu chưa hề có tư liệu khoa học nào xác minh, ngày nay hình thức
mai táng dần dần bị thay thế (chẳng hạn bằng hỏa táng) âm trạch không còn nhiều
ý nghĩa nữa.

Kham dư: Ban đầu là tên một vị thần, sau chỉ Phong
thủy, Hán thư. Dương Hùng truyện viết: “Kham dư là tên gọi chung trời đất, còn
là thần sáng tạo đồ trạch thư”. Văn tuyển. Cam tuyền phú viết : “Hoài Nam Tử nói
Kham dư “hành hùng (đực) để biết thư (cái). Hứa Thận nói Kham là đạo trời, dư là
đạo đất vậy”. Hán thư. Nghệ văn chí chép 14 quyển “Kham dư kim quí”. Lũng Xuyên
cho rằng sách Sử ký khảo chứng là “sách viết về phương vị Phong thủy”. Sử ký.
Nhật giả liệt truyện . “Thời Hiếu Võ đế, có triệu tập các nhà chiêm bốc hỏi ngày
nọ có thể cưới vợ ? Các nhà ngũ hành đáp có thể; các nhà kham dư đáp không
được”. Tùy thư. Kinh tịch chí có chép “Kham dư lịch chú”, “Địa tiết kham dư”,
bàn về cách chọn ngày giờ. Đủ biết kham dư thoạt đầu không phải là chuyên bàn về
Phong thủy. Theo khảo chứng của các học giả thời nay, kham dư thoạt tiên chỉ tên
12 vị thần. Các nhà kham dư căn cứ 12 vị thần ấy mà dự đoán cát hung. Do dùng
cách quan sát tượng trời để phán đoán cát hung dưới đất, nên Hứa Thận thời Đông
Hán nói kham dư là đạo trời và đạo đất và có bao hàm nội dung Phong thủy. Từ
thời Tùy Đường trở đi, người ta dần dần coi Tướng trạch và Tướng mộ là kham dư.
Đời Thanh, Tiền Đại Hân trong sách Hằng ngôn lục viết : “Các nhà Kham dư thời cổ
tức là các nhà “tướng trạch đồ mộ” thời cận đại, các nhà địa lý ngày nay”; chứng
tỏ về sau người tá mới đưa nghĩa Phong thủy vào khái niệm Kham dư. Ngoài ra, các
văn nhân sĩ đại phu quen dùng thuật ngữ Kham dư, còn dân gian thì gọi là Phong
thủy.

Địa lí : Tức Phong thủy. Vương Tịch Chi đời Tống trong
Mãnh thủy yên đàm lục viết : “Văên Ấu Bạc có tài làm thơ, giỏi âm dương địa lý”.
Cố Viêm Võ đời Thanh trong Xương Bình sơn thủy ký, quyển thượng, viết ” Hoàng
hậu họ Từ qua đời, Lễ bộ thượng thư Triệu Hồng được lệnh mời thầy địa lý Liêu
Quân Khanh tới, chọn đất tốt ở núi Hoàng thổ, phía đông huyện Xương
Bình”.

Địa lí học: Chỉ thuật Phong thủy. Sách Trí giả tự hưng
tạo ký của Lục Du đời Tống: “Kỷ Thực Trượng nhìn bốn phía hỏi, “Ai biết ngôi
chùa kia là do trời đất tạo dựng nên.. Mà nhân sự không thể hiểu nổi, cho nên
trời mới sai ta chọn địa dư này chăng?” Tức là khi hỏi ý kiến các nhà địa lí
học, thì họ nói gần giống như Kỷ vậy”.

Địa học: Tức thuật Phong thủy. Tứ khố toàn thư tổng
mục, quyển 109 viết : “Đời sau khi nói đến nhà địa học, đều coi Phác (Quách
Phác) là tổ sư”.

Âm trạch : Đất mồ mả. Lễ ký. Tạp ký thượng viết: “Đại
phu bói về nhà ở và ngày mai táng”. Sớ : “Trạch, nghĩa là đất mồ mả”. Đời sau
người ta thêm nghĩa nhà ở, nơi trú ngụ vào chữ “trạch”, nên gọi mồ mả là âm
trạch. Thủy hử truyện, hồi 120 : “Nếu ta chết ở chốn này, thì đây là âm trạch”.
Còn bao hàm nội dung chọn đất mai táng, tức Phong thủy âm
trạch.

Dương trạch: Nhà ở, cũng bao hàm thôn xóm, thành thị.
Thời cổ, chu “trạch” vừa có nghĩa mồ mả, vừa có nghĩa là nơi trú ngụ. Để phân
biệt, Phong thủy gọi mồ mả là âm trạch, còn nhà ở là dương trạch. Sách Hoàng đế
trạch kinh khuyết danh đời Đường : “Phàm dương trạch tức là có khí dương ôm âm,
âm trạch tức là có khí âm ôm dương”. Còn bao hàm nội dung chọn đất làm nhà, xây
dựng nhà cửa, tức phong thủy dương trạch.

Âm dương trạch: Mồ mả và nhà ở. Là cách gọi vắn tắt
Phong thủy âm trạch và Phong thủy dương trạch, bao gồm toàn bộ nội dung thuật
Phong thủy, tức đại diện cho Phong thủy.

Thanh ô thuật: Tức thuật Phong thủy. Đời Hán có Thanh
Ô Tử soạn Táng kinh, nên các nhà Phong thủy coi đó là thủy tổ của Phong thủy,
mới gọi thuật Phong thủy là thuật Thanh ô, người chuyên hoạt động Phong thủy là
“Thanh Ô đồ” .

Thanh nang thuật: Tức thuật Phong thủy. Tấn thư. Quách
Phác truyện : “Phác giỏi chử nghĩa cổ văn, tính toán lịch âm dương tài tình. Có
ông thày họ Quách ẩn cư ở Hà Đông, tinh thông bói toán. Phác bèn theo học. ông
thày đem 9 quyển sách chứa đựng thuật ngũ hành, thiên văn, bốc phệ (phép bói cỏ
thi) trong thanh nang (chiếc túi vải xanh) tặng Phác”. Nhờ đó phác giỏi xem
tướng đất. Đời sau lại có Thanh nang kinh, tức Cửu thiên Huyền nữ thanh nang hải
giác kinh chuyên nói về Phong thủy, mượn tên Quách Phác viết lời tựa. Dần dần
thuật Phong thủy được gọi là thuật Thanh nang.

Trạch tướng: Tướng Phong thủy của nhà cửa. Tấn thư.
Ngụy Thư truyện : “Thư mồ côi từ nhỏ , được bà cô bên ngoại họ Ninh nuôi dưỡng.
Khi bà Ninh làm nhà, thày tướng nói : nhà này sẽ có đứa cháu quí hiển. Bà ngoại
thấy Ngụy Thư còn bé mà thông minh dĩnh ngộ, đoán là câu trên ứng vào cậu. Thư
nói : Họ ngoại có được trạch tướng tốt vậy”.

Về sau người ta dùng hai chu “ngoại sanh” (cháu ngoại)
thay cho chu “trạch tướng”. Sách Phụng thiên lục, quyển 4, của Triệu Nguyên Nhất
đời Đường viết : “Vương Mãng

làm Thị lang, chuyên về trạch tướng, chí khí hào hùng,
rất giống người cậu của mình”.

Gia tướng : Tức Phong thủy dương trạch. Vì nó gắn liền
với họa phúc của gia đình, hình tướng của gia trạch, nên gọi là Gia tướng (tướng
nhà).

Địa tướng: Tức Phong thủy âm trạch. Vì nó gắn liền với
hình thế của sông núi, hình tướng của mồ mả, nên gọi là Địa tướng (tướng
đất).

Bốc triệu: Triệu, nghĩa là mồ mả. Chỉ việc lựa chọn
đất lành để mai táng. Quản thị địa lý chỉ mông. Sơn nhạc phối thiên đệ nhị :
“Bốc triệu dinh thất gồm 2 việc; một là luận sơn (núi), hai là luận hướng, là
điểm mấu chốt của nhà kham dư”.

Bốc cát : Chiêm bốc để chọn ngày lảnh hoặc đất tốt.
Sách Huy chủ hậu lục, quyển 1, của Vương Minh Thanh đời Tống, viết : “Vĩnh Xương
Lăng bốc cát, lệnh cho Tư thiên giám Miêu Xương đi xem tướng đất ở Tây Lạc”. Về
sau “Bốc cát” được dùng để chỉ việc chọn đất mai
táng.

Chiêm sơn: Chiêm nghĩa là nhìn điềm mà biết cát hung.
Chiêm sơn nghĩa là tiến hành quan sát hình thế sông núi để chọn đất lành mai
táng, tức là Phong thủy âm trạch.

Chiêm táng: Chiêm nghĩa lả nhìn điềm mà biết cát hung.
Chiêm táng nghĩa là tiến hành quan sát hoàn cảnh tự nhiên để chọn đất lành mai
táng, tức là Phong thủy âm trạch. Hoàng đế trạch kinh : “Chiêm táng là nhìn cảnh
sông núi xem lành hay dữ, địa điểm chính hay tà, quỉ thần an hay nguy, con cháu
phát đạt hay tuyệt tự”.

Tướng sơn: Tức là quan sát hình thế của núi non để xác
định mức độ cát hung tọa hướng của vị trí mộ phần, là tên gọi thay cho thuật ngữ
Phong thủy âm trạch. Tống sử.

nghệ văn chí có chép âm dương tướng sơn yếu lược, 2
quyển.

Tướng mộ: Tức là quan sát hình thế núi non, địa hình
bốn phía để lựa chọn đất lành làm mộ phần, xác định tọa hướng của huyệt mộ, ngày
mai táng cùng những việc liên quan.

Tướng địa: Tức là quan sát hình thế núi non, địa hình
bốn phía để lựa chọn đất lành làm mộ phần hoặc nhà cửa, xác định vị trí và tọa
hướng tốt nhất của huyệt mộ, nhà cửa, tức là thuật Phong thủy. Thường dùng để
chỉ riêng việc chọn đất làm mộ phần, tức Phong thủy âm trạch. Tứ khố toàn thư
tổng mục, quyển 109 : “Những thứ mà Hình pháp kể ra, kiêm cả việc xem tướng
người, tướng vật, thì không phải chỉ là tên gọi riêng của tướng trạch, tướng
địa”.

Tướng thổ: Tướng, nghĩa là quan sát. Chỉ việc quan sát
chất đất, để xác định cát hung của một vùng đất nào đó Tùy thư. Cao Tổ kỷ thượng
: “Nơi sông núi mỹ lệ, cây

cỏ tốt tươi, “Bốc thực tướng thổ, nên xây dựng đô
thị”.

Phép tướng thổ, nếu thấy đất bị sương gió xâm thực,
tơi tả như tro, quá khô cứng, hoặc bị nước xói lở, nhiều cát, quá ẩm thấp, là
đất hung; còn thấy chắc chắn, tươi nhuận, cây

cỏ tươi tốt là đất lành. Lại qui định, phàm đất chưa
bị đào bới, thấy chắc chắn dày dặn, rễ cây không sâu mà lá nhỏ, gọi là “Uất
thảo”, cũng là đất lành. Cho nên phàm đất đã canh tác thì không thể làm nhà cửa
và mộ phần. Trong thuật Phong thủy đây là nội dung bảo vệ đất canh tác, có ý
nghĩa tích cực.

Bốc lạc: Đời nhà Chu dùng phép chiêm bốc để xác định
đất của lạc ấp nào sẽ được xây dựng kinh đô. Thượng thư. Lạc cáo : “Ngã nãi bốc
giản thủy đông, triền thủy tây, duy lạc thực”. Đời sau gọi kiến trúc đô thành là
Bốc lạc.

Văn tuyển của Lương Tạ Chiêm thời Nam triều, có câu
thơ: “Bốc lạc dịch long thế, Hưng loạn võng bất vong”
.

Bốc thục: Thời thượng cổ dùng phép chiêm bốc để xác
định đất xây dựng kinh đô. Khi bói, lấy mực vẽ lên mai rùa, đem nướng mai rùa,
nếu sau khi nướng, mai rùa có những đường hằn nứt xóa hết vết mực, thì là cát.
Thượng thư Lạc cáo : “Ngã nãi bốc giản thủy đông, triền thủy tây, duy lạc thực”.
Đời sau liền gọi việc chọn đất xây dựng kinh đô là Bốc thực. Tổ khảo tụng của
Lục Vân đời Tấn : “Bốc thực Đông Hạ, nguyên quy khái tập”. Tùy thư. Cao Tổ kỷ
thượng : “Nơi sông núi mỹ lệ, cây cỏ tốt tươi, Bốc thực tướng thổ, nên xây dựng
đô thị” .

Bốc địa: Chọn lựa đất lành để cư trú hoặc dựng nước.
Ngô Việt xuân thu. Câu Tiễn qui quốc ngoại truyện của Triệu Diệp đời Hán :
“Đường Ngu bốc địa, Hạ ân phong quốc, cổ công doanh thành Chu Lạc”. Cũng dùng đó
để chỉ riêng việc lựa chọn đất làm phần mộ. Bắc nguyên tình của Lưu Ngôn Sử đời
Đường có câu thơ “Bốc địa khởi cô phân, Toàn gia tống táng khứ”. Đời sau bèn
dùng để thay cho hai chữ Phong thủy.

Bốc trạch: Chữ “trạch” có 3 nghĩa : l) Nơi trú ngụ 2)
Phần mộ 3) Lựa chọn. Cho nên bốc trạch cũng có 3 nghiã. l) Chiêm bốc để quyết
định đất xây dựng kinh đô. Thượng thư. Chiếu cáo: “Thái bảo triều chí ư Lạc, bốc
trạch, quyết khái đắc bốc, tắc kinh doanh”, ngụ ý Chu Công bốc trạch ở Lạc để
xây dựng kinh đô. 2) Chọn đất cư trú. Bài thơ “Vi nông của Đỗ Phủ đời Đường có
câu : “Bốc trạch tòng từ lão Vi nông khử quốc xa”. Thơ Di cư Hoàng Tân kiều của
Phan Phi Thanh có câu : “Đào Tiềm ái bốc trạch, Thẩm ước phú giao cư “. 3) chiêm
bốc hoặc quan sát địa hình để chọn đất làm phần mộ. Lễ ký. Tạp ký thượng: “Đại
phu bốc trạch và ngày mai táng”. Sớ của Khổng Dĩnh Đạt : “Trạch là đất mai
táng”. Thơ Tống qui cao sĩ chi hoài thượng của Cố Viêm Vũ đời Thanh : “Bốc trạch
dĩ an vương khảo triệu, Huề xuất hoàn qui cố nhân trai”. Đời sau bèn gọi
Phong

thủy là Bốc trạch.

Bốc cư : Vốn dùng để chỉ việc chọn đất lành xây dựng
kinh đô. Sử ký. Tần bản kỷ. “Đức công nguyên niên, bốc cư Ung”. Sau chỉ việc
chọn đất định cư. Nghệ văn loại tụ, quyển 64, dẫn bài thơ “Hành trạch” của Tiêu
Tử Lương nước Tề thời Nam triều : “Phỏng vũ bắc sơn a, Bốc cư tây dã ngoại”. Bài
thơ Ký đề giang ngoại thảo đường của Đỗ Phủ đời Đường có câu : “Thị tửu ái phong
trúc, Bốc cư tất lâm tuyền”.

Bốc thất : Thất, nghĩa là nhà ở. Chỉ việc chọn địa
điểm xây dựng nhà ở. Bài thơ Phụng tống thế mỹ qui dương tiễn của Thẩm Liêu đời
Tống có câu : “Phiêu phiêu số niên như nhất mộng, Nhĩ lai bốc thất tề Sơn Tây”.
Minh sử. Trương Khả Đại truyện : “Khả Đại ước thúc kỳ úy, quyên bổng trợ chi,
bốc thất xứ kỳ thê tử”.

Bốc vũ : Vũ, nghĩa là nhà cửa. Chỉ việc chọn nhà ở. Tề
tư không khúc giang công hành trạng của Nhiệm Phưởng, người nước Lương thời Nam
triều : “ái nái bốc vũ Kim Lăng, doanh đới lâm hách”
.

Bốc trúc : Chọn đất xây dựng nhà ở để định cư. Lương
thư. Lưu Hứa truyện chép rằng Lưu Hứa cùng người anh họ quyết chí tìm đất xây
dựng ngôi đền Tống Hy ở khe suối phía đông. Minh sử. Đường Thuận chi truyện :
“Bốc trúc dương tiễn sơn trung, độc thư thập niên
dư”

Bốc lân : Chỉ việc chọn láng giềng mà cư trú. Tả
truyện. Chiêu công tam niên : “Thả Ngạn nói : Phi trạch thị bốc, duy lân thị
bốc. ‘Nhị, tam tử tiên bốc lân hề”. Đỗ Dự chú giải: “Bói láng giềng tốt”. Bài
thơ Ký tán thượng nhân của Đỗ Phủ đời Đường có câu : “Nhất tạc bồi tích trượng,
Bốc lân nam sơn u”. Thực ra chỉ việc chọn đất cư trú, đồng thời biểu thị với
người khác ý muốn cư trú ở bên cạnh nhà họ.

Bốc lão : Chọn nơi ở để dưỡng lão cho đến khi chết,
tức ngụ ý định cư. Tịnh danh trai ký của Mễ Phất đời Tống: Mễ Phết người Nang
Dương, tự Nguyên Chương, bốc lão ở Đan Đồ”.

Chiêm trạch : Chiêm, nghĩa là nhìn điềm triệu mà biết
cát hung. Chiêm trạch tức là quan sát nhà cửa để đoán cát hung. Thực chất là
Phong thủy dương trạch. Hoàng đế trạch kinh : ” Chiêm trạch là nhìn hình thế khí
sắc, sự biến đổi của cỏ cây mà dự đoán tình hình họa phúc cát
hung”

Tướng trạch : Tướng, nghĩa là quan sát, chọn 1ựa,
Tướng trạch nghĩa là tiến hành quan sát, lựa chọn, phán đoán cát hung đối với
hình dạng, phương vị tọa hướng cùng hình thế xung quanh nhà ở theo học thuyết
Phong thủy, đồng thời xác định trình tự và ngày giờ xây dựng nhà cửa cùng hình
thức bố trí bên trong ngôi nhà. Thực chất là Phong thủy dương trạch. Tấn thư.
Ngụy Thư truyện : “Thư mồ côi từ nhỏ, được bà cô bên ngoại họ Ninh nuôi dưỡng.
Khi bà Ninh làm nhà, thày tướng nói : nhà này sẽ có đứa cháu quí hiển” . Tùy
thư. Kinh tịch chí có chép ” Tướng trạch đồ” 8 quyển. Tống sử. Nghệ văn chí có
chép ” Tướng trạch đồ” 1 quyển.

1) Sinh khí : Khái niệm cơ bản nhất trong thuật Phong
thủy, trung tâm của toàn bộ hệ thống lý luận. Theo cách giải thích của thuật
Phong thủy, hai khí âm dương tràn ngập trời đất, hô hấp ắt thành gió, bốc lên ắt
thành mây, rơi xuống ắt thành mưa, còn vận hành tiềm ẩn dưới lòng đất tức là
sinh khí. Sinh khí vận hành tùy theo lòng đất, hình thức biểu hiện là các ngọn
núi của mạch núi nhô cao trên mặt đất. Cho nên nói “Đất có khí tốt, đất tùy khí
mà lên, thành hình ở bên ngoài vậy” (Táng kinh dực). Bởi thế tìm sinh khí trước
tiên phải quan sát địa hình. Đất là mẹ của khí, có đất ắt có khí. Sinh khí tùy
đất mà vận hành, gặp nước thì dừng, gặp gió thổi ắt tản mác ra bốn phía. Cho nên
điều quan trọng nhất là tìm được nơi hội tụ sinh khí, có sơn thủy bao quanh, để
sinh khí không bị gió thổi tứ tán. Tác dụng của sinh khí là phát tán mà nuôi
dưỡng vạn vật. Loài người được nó nuôi dưỡng thì cát, mất sự nuôi dưỡng của nó
thì hung. Sự sống của loài người là kết quả hội tụ sinh khí , sinh khí ngưng kết
thành cốt cách của con người. Người ta chết đi, máu thịt rứa nát, xương cốt vẫn
còn; nếu đem thi thể của tổ tiên cha mẹ mai táng ở nơi sinh khí hội tụ, thì sinh
khí sẽ nhập vào xương cốt mà trở thành nuôi dưỡng con cháu của họ, cho nên nói :
“Mai táng phải thừa sinh khí vậy” (Táng thư). Đây là cơ sở lý luận của Phong
thủy âm trạch. Còn về Phong thủy dương trạch mà nói , vì sinh mệnh của con người
do sinh khí hội tụ tạo nên, bởi vậy cũng cần phải tìm được mảnh đất có sinh khí
thịnh vượng mà xây dựng nhà ở, để chủ nhà được sinh khí nuôi dưỡng. Nhưng sinh
khí dưới lòng đất nuôi dưỡng người từ bên dưới, lực lượng ở sâu mà công hiệu
chậm, cho nên khác với âm trạch, dương trạch còn phải có được “thiên hạ” (khí
trời). Khí trời trực tiếp sưởi ấm thân thể con người lực lượng ở bên trên mà
công hiệu nhanh , cho nên “Dương trạch dưới thì tiếp nhận cát khí của đất, trên
thì muốn có vượng khí của trời” (Tướng trạch kinh soạn . quyển 4), bởi vậy khi
xây dựng nhà ở phải chú ý hướng mở cổng, cửa, hình dạng ngôi nhà, lựa chọn
phương vị, để tiếp nhận vượng khí , loại trừ tà khí.

2) Phương vị. Chỉ khi xây dựng hoặc tu sửa nhà ở, một
phương vị cố định nào đó đối lập với “tử khí”. Nếu tiến hành xây dựng, tu sửa ở
phương vị sinh khí này, ắt sẽ thu được hồng phúc lớn lao. Phương vị có sinh khí
không giống nhau trong một năm: tháng giêng ở Tý, Quý (tức chính bắc và phương
bắc dịch sang đông 15 độ, Xem mục nhị thập tứ sơn); tháng 2 ở Sửu, Cấn; tháng 3
ở Dần, tháng 4 ở Mão, ất; tháng 5 ở Thìn, Tốn; tháng 6 ở Tỵ, Bính; tháng 7 thân,
Canh; tháng 8 Mùi, Khôn; tháng 9 ở Thân, Canh; tháng 10 ở Dậu, Tân; tháng 11 ở
Tuất, Khôn; tháng 12 ở Hợi, Nhâm. Trong 1 năm, bắt đầu từ phương chính bắc,
thuận theo chiều kim đồng hồ mà xoay 1 vòng.

3) Tức sao Sinh khí. Xem mục Sinh khí
tinh.

4) Chữ “khí” ở đây theo quan niệm của cổ nhân khác với
“không khí”, nó là một chất đặc biệt trong vũ trụ hoặc trong cơ thể
người.

Ngoại khí : Khái niệm Phong thủy. Chỉ dòng nước chảy
trên mặt đất. Nước chảy trên mặt đất gọi là Ngoại khí. Thứ khí này mềm. Ngoại
khí chuyển tải, chỉ nội khí mới có thể tụ lại, nên Long vận hành mà sinh khí tùy
theo, thủy (nước ) ngăn lại mà nội khí tụ.

Nội khí : Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí trong
đất. Sinh khí vận hành trong lòng đất, nên gọi là nội khí. Thứ khí này
cứng.

Long thần: Tức sinh khí. Thuật Phong thủy cho rằng
sinh khí vận hành trong lòng đất, biểu hiện là long mạch, thần diệu khó đoán,
chủ mọi cát hung, nén dùng hai chữ “Long thần” để biểu thị sự kỳ diệu của
nó.

Thiên khí:

1) Khái niệm Phong thủy. Hai khí âm dương tràn ngập
trong trời đất; ẩn tàng mà vận hành dưới lòng đất thì gọi là “sinh khí”, phát
tán trôi nổi trong không trung thì gọi là “thiên khí”. Hoặc nói là khí chia ra
âm dương, khí dương gặp gió thì vận hành, sưởi ấm thân thể, người, tức khí trời,
thực ra là sinh khí trong không trung. Phong thủy dương trạch coi việc tiếp nhận
thiên khí là điều cốt yếu.

2) Phương vị. Trong 24 sơn, sinh khí ở phương vị 8
thiên can Giáp, Canh, Bính, Nhâm, ất, Tân, Đinh, Quý, là thiên
khí.

Địa khí: Khái niệm Phong thủy. Sinh khí vận hành trong
đất, phát ra mà sinh thành vạn vật, nên gọi là địa khí. Đối xứng với nó ắt là
thiên khí. Xem mục Sinh khí, Thiên khí.

Cát khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí thịnh
vượng. Thuộc dương. Thi thể người chết sau khi mai táng nếu được cát khí nuôi
dưỡng, thì vong hồn sẽ bay lên phù hộ cho con cháu hưởng phú quí. Sinh khí cũng
được gọi là cát khí.

Sát khí: Khái niệm Phong thủy. Chỉ gió độc thổi đến từ
khe núi, hẻm núi hoặc chỗ lõm trong núi. Cổng nhà ở nếu bị sát khí thổi vào thì
hung, cản thay đổi hướng cổng, cửa.

Thực khí: Khái niệm Phong thủy. Thuật Phong thủy coi
sơn (núi) là Thực khí, đất càng cao thì khí càng dày, đất càng thấp thì khí càng
mỏng, cho nên núi càng phải lớn mới là cát. Nhưng Thực khí không thể tự nó khai
phá, muốn làm cho Minh đường rộng rãi, thoáng khí, còn phải dựa vào tác dụng của
thủy lưu. Xem mục Hư khí.

Hư khí: Khái niệm Phong thủy. Thuật Phong thủy coi
thủy (nước) là Hư khí. Nước càng sâu khí càng mạnh, nước càng nông khí càng yếu,
cho nên nước phải sâu và chảy xa mới là cát. Nhưng Hư khí không thể tự nó trở
thành nông sâu, núi cao thì nước mới cô thể dài xa, nên Hư khí còn cần phối hợp
với Thực khí. Xem mục Thực khí.

Hung khí : Khái niệm Phong thủy. Chỉ thứ khí không tốt
trong lòng đất. Thuộc âm. Nếu thi thể người chết sau khi mai táng bị hung khí
tấn công, thì vong hồn sẽ bị hung khí dìm xuống, ảnh hưởng xấu đến con cháu,
khiến con cháu trở nên nghèo hèn, hiếm muộn, tai
họa.

Lậu khí : Khái niệm Phong thủy. Chỉ sinh khí bị tiết
thoát. Trong thuật Phong thủy, Long đến hình dừng, nhưng thủy lưu không ôm lấy,
tạo thành chỗ khuyết, sinh khí từ chỗ khuyết ấy tiết thoát ra, gọi là Lậu khí.
Không lành.

Phong thủy dương trạch cho rằng, nếu cửa sau đối diện
với cửa trước, thì sinh khí vào nhà sẽ theo cửa sau mà tiết thoát đi, là Lậu
khí. Nếu hai bên phòng ở không có hành lang mà thông thẳng ra ngõ hẻm, là nhà bị
Lậu khí không lành.

Cốt trùng: Là loại sinh vật hư cấu (không có thật).
Thuật phong thủy cho rằng loài người tiếp nhận sinh khí mà hình thành, sinh khí
ngưng kết thành xương cốt. Người ta chết đi, máu thịt sẽ rữa nát, duy xương cốt
vẫn còn. Sau khi mai táng, sinh khí thấm vào xương cốt, có ảnh hưởng tốt con
cháu người đã khuất. Thời Trung Hoa Dân quốc, Viên Cao phát triển thuyết này,
cho rằng xương cốt loài người giống như san hô, do các cốt trùng nhỏ xíu ngưng
làm thành. Người ta chết đi, cốt trùng vẫn còn, cảm với sinh khí mà ảnh hưởng
tới con cháu (xem Thuật bốc phệ tinh tướng học, quyển 3). Thực chất đây là dùng
học cận đại phụ họa thuật Phong thủy, hoàn toàn vô căn
cứ.

Địa lý ngũ quyết: Năm nội dung lớn, có tính chất khái
quát lý luận Hình pháp trong thuật Phong thủy, là Long (tầm long), Huyệt (định
huyệt), Sa (sát sa), Thủy (quan thủy), Hướng (lập hướng). Sự tổng kết khái quát
5 yếu tố lớn đó có ảnh hưởng khá mạnh tới lý luận Hình
pháp.

Tam cương ngũ thường: Tổng kết lý luận mà thuật phong
thủy đưa ra cho phù hợp với quan niệm đạo đức của xã hội phong kiến. Tam cương
là : ” Một, Khí mạch, là cương phú bần tiện; hai, Minh đường, là cương sa, thủy
đẹp xấu; ba, Thủy khẩu, là cương sinh vượng tử tuyệt” . Ngũ thường là : “Một,
Long, long phải chân (thật); hai, Huyệt, huyệt phải đích (đúng); ba, Sa, sa phái
tú (đẹp); bốn, Thủy, thủy phải bao (ôm); năm, Hướng, hướng phải cát
(lành).

Ngũ tính : Đem họ (họ tên) của người phối với ngũ âm,
ngũ hành, rồi căn cứ vào đó mà dự đoán cát hung của nhà ở, phần mộ. Thuyết này
rất thịnh hành vào giữa thời Hán và Đường, mai một dần từ thời Tống, Nguyên.
Cách thức cụ thể như sau : trước tiên, phối họ với ngũ âm. Ngũ âm gồm: cung,
thương, giốc, chủy, vũ. Phát âm họ của một người , nếu âm ở trong cổ họng là
cung, ở chân răng 1à thương, ở kẽ răng là giốc, ở lưỡi là chuỳ, ở môi là vũ. Ngũ
hành gồm: thổ, kim, mộc, hỏa, thủy. Ví dụ các họ Trương, Vương, là thương; họ
Vũ, Dữu là vũ; họ Liễu là cung; họ Triệu là giốc. Người không am hiểu âm vận, có
thể tra cứu trước tác Phong thủy có liên quan để biết họ của mình thuộc âm nào.
Định được ngũ âm rồi, thì biết được ngũ hành. Sau đó căn cứ nguyên lý ngũ hành
sinh khắc mà xây nhà đặt cửa. Ví dụ, họ Trương là âm thương, thì cổng, cử chính
không được đặt ở hướng nam, vì thương thuộc kim, mà phương nam là hỏa, hỏa khấc
kim, không lành. Lại như họ Đồ là âm chủy, cổng nhà không được mở ra hướng bắc,
vì chủy thuộc hỏa, mà phương bắc thuộc thủy, thủy khắc hỏa, không lành. Ngũ tính
có quan hệ với tọa hướng của phần mộ, có ca quyết đơn giản như sau : “Thương,
giốc nhị tính, bính nhâm ất tân; cung, vũ, chủy tam tính, giáp canh đinh quý,
đắc địa đắc cung, thứ sử vương công; đắc địa đắc cung, hữu thủy vô chung; thất
địa đắc cung, tử tôn bất cung, thất địa thất cung, tuyệt tự vô tông (Hoàng đế
trạch kinh).

Ngũ phúc lục cực: Tình trạng cát hung. Ngũ phút gồm :
thọ, phúc, khang ninh, hiếu đức, khảo chung mệnh; I ục cực gồm : yểu chiết (chết
sớm), bệnh tật, lo buồn, nghèo khổ, độc ác, yếu ớt. Thuyết này gặp trong Thượng
thư. Thuật Phong thủy cho rằng lục cực cứ bám riết, ngũ phúc chẳng tới là do ngũ
hành mất cân bằng tạo nên. Cho nên chọn đất mai táng phải tìm nơi sinh khí thịnh
vượng, thuận hợp ngũ hành, để trừ lục cực đón ngũ
phúc.

Ngũ hung Tình trạng hung họa. Gồm bệnh tật thương
tích, sinh ly tứ biệt, tai nạn hình phạt, yểu chiết cô đơn, ngang ngược điên
cuồng. Học thuyết Lí pháp trong thuật Phong thủy cho rằng mai táng phải có được
âm long, âm huyệt, âm ứng, hoặc dương sơn, dương thủy, dương huyệt, dương ứng,
là khí thuần nhất, thì có thể tránh được Ngũ hung. âm dương ở đây chỉ thuộc tính
âm dương của phương vị Xem mục Nhị thập tứ sơn.

Giang Tây phái : Trường phái Phong thủy. Thuật Phong
thủy có hai trường phái lớn. Phái Giang Tây do Dương Quân Tùng đời Đường khởi
xướng. Họ Dương về cuối đời sống ở Giang Tây, môn đệ của ông phần lớn là người
Giang Tây, nên có tên như vậy Thuyết này lấy hình thế làm chính, tìm nơi khởi
đầu và kết thúc của sơn mạch, thủy lưu; lặn lội phát hiện hình mạo hướng bối của
long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, chú trọng quan sát hình dạng sơn
loan thủy đạo, nhấn mạnh sự phối hợp long, huyệt, sa, thủy. Còn gọi là phái Loan
đầu. Thuyết này về sau hình thành nên lý luận Hình pháp. Phái Giang Tây với
Dương Quân Tùng là tổ sư, lần lượt truyền cho Tăng Văn Sán, Lại Văn Tuấn, Ngô
Cảnh Loan, Mục Vũ. Trước tác của phái này hiện còn rất nhiều, tiêu biểu là Hám
long kinh, Nghi long kinh, Thập nhị trượng pháp của Dương Quân Tùng, Táng thư
người đời Tống mượn danh Quách Phác, Thôi quan thiên của Lại Văn Tuấn. Lý luận
của phái Giang Tây chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết qui nạp
rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lý. Thuyết này lấy
âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các thuyết của âm trạch song vẫn
chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức trong không gian.
Phái Giang Tây từ đời Đường Tống trở đi, lưu truyền khá rộng, đời Mình, Thanh có
sút giảm, nhưng vẫn được xã hội tiếp thu rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu
rộng.

Hình pháp : 1) Học thuyết Phong thủy. Tức hệ thống lý
luận Phong thủy do trường phái Giang Tây đưa ra. Thuyết này lấy hình thế làm
chính, cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất, hóa thành hình mà lộ ra bên
ngoài, khí vượng mà cát, ắt hình sẽ đẹp đẽ uyển chuyển; khí suy mà hung, ắt hình
sẽ thô, xấu. Bởi vậy, có thể căn cứ vào hình mà biết khí, qua đó dự đoán cát
hung họa phúc, tìm ra đất tốt. Theo thuyết này, lý luận âm trạch bao gồm 5 yếu
tố lớn là tầm long, định huyệt, sát sa, quan thủy, lập hướng, tết cả đều xuất
phát từ hoàn cảnh địa hình tự nhiên mà xác định cát hung. Trên cơ sở đó, tổng
kết thành rất nhiều dạng địa hình tự nhiên, là kết tinh vốn kinh nghiệm quí báu
của Trung Quốc cổ đại trong việc nhận thức quan sát thế giới tự nhiên. Lý luận
dương trạch cũng chú trọng hình dáng và sự phối hợp hình thức của nhà ở, đưa ra
rất nhiều hình vẽ và cách thức cố định. Phần lớn khái niệm cơ bản và cơ sở lý
luận trong thuật Phong thủy, đều do Hình pháp, đặc biệt do trường phái tiên
phong Giang Tây đề xuất và định nghĩa, mà được hậu thế nhất trí thừa
nhận.

Thuyết Hình pháp chú trọng lặn lội khảo sát thực địa,
miêu tả giới tự nhiên chân thực và sinh động, đầy đủ sắc thái, chứa đựng nhiều
nhân tố hợp lý, lại tương đối dễ hiểu, nên được lưu truyền rộng rãi trong xã
hội, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Trước tác tiêu biểu của thuyết này là :
Táng thư, Hám long kinh, Nghi long inh, Thập nhị trượng pháp, Thanh nang áo ngữ,
Cửu tinh huyệt pháp , Ngọc xích kinh, Thôi quan thiên, Thủy long kinh, Dương
trạch thập thư.

2) Một học thuyết về thuật số cổ đại. Nội dung bao gồm
: xác định hình thế sông núi, để xây dựng thành quách, nhà cửa, tức tướng địa,
tướng trạch, tướng người, tướng lục súc tướng vật thể mà định cát hung. Đời sau
bèn dùng hai chữ Hình pháp như chữ Phong thủy.

Loan đầu phái : Tức phái Giang Tây. Vì học thuyết này
chú trọng hình dạng của núi sông, nên có tên như
vậy.

Phúc hiến phái : Trường phái Phong thủy. Một trong 2
trường phái lớn của thuật Phong thủy. Thuyết này khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung
(Phúc Kiến), nên có tên gọi như vậy. Đến Vương Cấp thời Nam Tống thì rất thịnh
hành. Trường phái này chủ yếu căn cứ vào cái lý của âm dương, ngũ hành, bát
quái, cửu tinh, Hà Lạc mà tính toán. Nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương
hướng, để xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung. Do phái này chú trọng
tìm hiểu nguyên lý trạch pháp, dương trạch chia ra 24 lộ, phân biệt âm dương,
xác định hưu cữu (cát hung) âm trạch cũng thường luận về cát hung của tọa hướng,
chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, chứ không quan tâm nhiều đến
hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi, cho nên còn gọi là ốc trạch pháp.
Thuyết này về sau phát triển thành học thuyết Lý pháp. Phái Phúc Kiến ít nhân
tài, trước tác cũng không nhiều, có chăng thường là mượn tên của người đời
trước, khó biết đích xác là của ai. Từ đời Minh Thanh trở đi, phái này suy dần,
chỉ lưu truyền rộng rãi ở vùng Chiết Trung, ảnh hưởng kém hơn hẳn phần Giang
Tây.

Lý pháp : Học thuyết Phong thủy. Còn gọi là Lý khí,
tức hệ thống lý luận Phong thủy do phái Phúc Kiến nêu ra. Nó lấy La bàn làm công
cụ chính, chú trọng các nguyên lý thuật số như : âm dương, bát quái, can chi,
ngũ hành, cửu tinh, Hà Lạc để tổng hợp và phán đoán cát hung, nhân mạnh phương
vị tọa hướng. Ví dụ thuyết Bát trạch trong lý luận dương trạch, phép Đại du niên
biến hào, phép Tử nguyên phi bạch, phép Tam hợp trạch, Song sơn ngũ hành, phân
lớn đều lấy số mệnh của người phối hợp với bát quái, cửu tinh, can chi, ngũ hành
mà có được. Trong âm trạch, Tam ban đại quái, Nhị thập tứ sơn, Ngũ hành thủy
pháp cũng dùng các loại nguyên lý thuật số căn cứ vào phương vị sông núi mà tính
toán. Dù là âm trạch hay dương trạch, hầu như không hề đề cập đến yếu tố địa
hình. Phương thức và quá trình suy lý rất trừu tượng, phức tạp, rắc rối. huyền
bí, đầu tính tư biện. Trước tác về lý luận gồm Bát trạch minh kinh, Thanh nang
hải giác kinh. Hệ thống lý luận chặt chẽ, kết quả suy lý gắn liền với mức độ
tích lũy kinh nghiệm lâu dài. nhiều ít. Lý pháp thịnh hành thời Minh Thanh,
nhưng vì tính trừu tượng, huyền bí nên nó không được tầng lớp dưới trong xã hội
tiếp nhận.

Ốc trạch pháp : Tức phái Phúc Kiến. Vì lý luận về
dương trạch hết sức chú trọng nguyên lý thuật số, biện luận phức tạp, độc đáo,
rút ra từ Hoàng đế trạch kinh nên có tên như vậy.

Đồ trạch thuật : Một lý luận Phong thủy thịnh hành
giữa thời Hán Đường, phép này lấy họ tên của người phối hợp với ngũ âm, đem nhà
ở, mộ phần cũng phối hợp với ngũ âm, rồi phối hợp với nguyên lý ngũ hành sinh
khắc, để xác định cát hung về nhà ở và mộ phần của những người có họ khác nhau.
Chương “Khiết thuật thiên” trong Luận hoành của Vương Sung đời Đông Hán, chuyên
luận về Đỗ trạch thuật. Xem mục Ngũ tính.

Hình gia Tức Phong thủy tiên sinh (thày địa lý). Thời
Hán có Hình pháp gia, là người xác định cung độ của nhà cửa mà định cát hung. Về
sau những người hoạt động Phong thủy đều tự xưng hoặc được gọi là Hình
gia.

Kham du gia : Lúc đầu là Chiêm gia, về sau là Phong
thủy tiên sinh. Đời Hán có các nhà Kham dư. Sử ký. Nhật giả liệt truyện : “Thời
Hiếu Võ đế, ông mời các thày bói đến hỏi : vào ngày nọ có thể cưới vợ được
không? nhà ngũ hành bảo được, các nhà Kham dư nói không được”. Các nhà Kham dư
đoán cát hung dựa vào 12 thần, tương ứng với khu vực, bao gồm hoạt động xây dựng
hữu quan, có quan hệ nhất định với Phong thủy. Nên đời sau dùng Kham dư để gọi
thay cho Phong thủy, còn nhà Kham Dư tức là Phong thủy tiên sinh. Hằng ngôn lục
của Tiền Đại Hân đời Thanh viết: “Nhà Kham dư đời xưa, tức là người xem nhà cửa,
mộ phần đời nay”. Xem mục Kham dư.

Âm dương gia : Một trong “Cửu lưu” (9 trường phái)
thời Xuân Thu, thời Hán cũng có âm dương gia, bao gồm nội dung : can chi âm
dương, ngũ hành sinh khắc, ngũ đức chung thủy. Trước tác có Kham dư kim quí,
cũng chứa đựng nội dung Phong thủy, nên đời sau gọi Phong thủy tiên sinh là âm
dương gia hoặc âm dương tiên sinh.

Âm dương tiên sinh : Tên thông tục thời xưa gọi những
người chuyên hoạt động Phong thủy , vốn xuất phát từ tên gọi âm dương gia thời
Tiên Tần. Hai chữ tiên sinh biểu thị sự tôn kính.

Mông nhân : Chức quan thời Chu, chuyên trách quản lý
phần mộ chung, phân biệt địa hình, vẽ đồ hình trình lên thượng
cấp.

Mộ đại phu : Chức quan thời nhà Chu , chuyên trách
quản lý phần mộ trong nước, vẽ địa hình bốn phương và phần mộ trình thượng cấp
.

Lư trạch đãi chiếu : Chức quan đời Hán. Trung Quốc cổ
đại phần nhiều dùng hệ thống quan lại “Thái sử lệnh” quản lý bốc phệ chiêm tinh,
tướng trạch, tướng mộ; thời Hán thiết chế “Đãi chiếu” 37 người dưới chức Thái
sử, trong đó có 4 người là Lư trạch đãi chiếu, chuyên trách về tướng
trạch.

Tư thiên đài học sĩ : Chức quan thời Kim. Các triều
Trung Quốc thời xưa dùng hệ thống cơ cấu quan lại Tư thiên đài để quan sát tượng
trời, định lịch pháp. Thời Kim quy định chức Học sĩ trong phạm vi toàn quốc phải
trải 1 hi tuyển mới được bổ vào chức đó. Khoa mục thi tuyển thiên văn, lịch
pháp, chiêm bốc, thuật Phong thủy (Địa lý tân thư) và thuật hợp hôn an táng. Một
khi đã trúng tuyển trở thành Thiên đài học sĩ, phải đồng thời tham gia sự hoạt
động Phong thủy.

Âm dương nhân : chức quan đời Nguyên. Đời Nguyên quy
định Tư thiên giám tuyển chọn âm dương nhân qua thi cử. Khoa mục thi tuyển gồm :
chiêm toán, tam mệnh, Chu dịch, Lục nhâm, Phong thủy dương trạch (thi theo “Chu
thư bí áo”, “Bát trạch thông chân luận”), Phong thủy âm trạch (thi theo “Địa lý
tân thư”, “Doanh nguyên tổng luận”, “Địa lý minh chân luận”). Trúng tuyển sẽ trở
thành âm dương nhân thuộc Tư thiên giám, tham gia tòng sự hoạt động phong thủy.
Về sau , đời Minh cũng có thiết chế âm dương nhân thuộc Khâm thiên giám, tòng sự
hoạt động Phong thủy. âm dương sinh Thời Nguyên, Tư thiên giám thiết lập khoa âm
dương học, học sinh theo học khoa ấy gọi là âm dương sinh, chuyên về thuật số,
lấy Chu dịch làm đầu, thứ đến thiên văn, tinh mệnh, chiêm bốc, tướng trạch,
tướng mộ. Tư thiên giám lo bồi dưỡng nhân tài, học sinh do các địa phương trong
cả nước tiến cử, qua thi tuyển, nếu đỗ sẽ được nhập học. Đời Minh, Khâm thiên
giám cũng có thiết lập khoa Địa lý, dạy phương pháp lý luận Phong thủy; có chức
quan nào khuyết, sẽ được bổ nhiệm.

Phong thủy tiên sinh : Tên thông tục thời xưa gọi
những người chuyên hoạt động Phong thủy. Từ đời Đường bắt đầu có tên gọi.này, nó
trở nên phổ biến khắp nơi trong nước cũng có khi gọi là Phong thủy
sư.

Phong thủy sư : Tên gọi nhung người chuyên hoạt động
Phong thủy. Xem mục Phong thủy tiên sinh.

Địa lý gia : Tức Phong thủy tiên sinh, vì Phong thủy
còn gọi là địa lý, cho nên người chuyên hoạt động Phong thủy còn gọi là địa lý
gia. Vân lộc mạn chung, quyển 4, của Triệu Nhan Vệ đời Tống, viết : “Nhà địa lý
không rõ có từ thời nào . Từ khi Hoàng đế ra lệnh thay đổi Giáp tí, phối hợp can
chi mà phân ngũ hành, nay nhà địa lý tất có thuyết đại ngũ hành, chẳng hạn Nhâm
thuộc thủy, nhà địa lý báo bảo Nhâm thuộc Hỏa”. Dung am bút ký. Dật văn của Tích
Phúc Thành đời Thanh: “Người đời rất tin vào lời nói của nhà địa lý, họ bảo mai
táng người thân ở chỗ đất lành, thì con cháu sẽ được giàu sang phú quí, trái lại
sẽ nghèo hèn suy tuyệt”

Địa lý tiên sinh : Người lấy thuật Phong thủy làm chức
nghiệp, tức Phong thủy tiên sinh. Vì Phong thủy còn gọi là địa lý, nên có tên
gọi đó. Sơ khắc phách án kinh kỳ, quyển 16: “Lại cách 2 tháng nữa, mời một địa
lý tiên sinh đến chọn đất hoàn tất việc mai táng Vương thị, từ đó dần dần có
người tới cầu thân”.

Địa lý sư : Tức địa lý tiên sinh. Sơ đàm tập . Sư hữu.
Học đạo của Lý Chí đời Minh : “ở đây Cưu Thắng là địa lý sư (thầy địa lý). Kiên
Hồ tứ tập. phong thủy của Chử Nhân Hoạch đời Thanh : “Thân phụ của Hồ Sơn Khiêm
nói với thầy địa lý rằng, người đời biết tường tận về huyệt mộ trong núi, há
biết đến huyệt mộ trong lòng người”.

Táng sư : Người tòng sự hoạt động Phong thủy âm trạch
. Phong thủy chia ra âm trạch và dương trạch. Âm trạch chuyên nói về việc chọn
đất mai táng, nên người ta gọi người chuyên về hoạt động này là táng
sư.

Địa sư : Người tòng sự hoạt động Phong thủy. Phong
thủy có tướng địa, bốc địa, lại còn gọi là địa lý, địa học, nên người ta gọi
người chuyên tòng sự hoạt động Phong thủy là địa sư.

Bốc công : Người tòng sự chiêm bốc. Luận hoành. Cát
nghiệm của Vương Sung đời Hán: “Ban đêm không trăng mà trong phòng tự bừng sáng,
vua lấy làm lạ, bèn triệu Công tào sứ Sung Lan đến để đi hỏi bốc công”. Còn chỉ
người tòng sự hoạt động Phong thủy, tức Phong thủy tiên sinh. Hậu Hán thu. Đống
Tuyên truyện : “Công Tôn Đan làm nhà ở, mà bốc công cho rằng nhà này sẽ có người
chết”. Thái Bình quảng ký, quyển 137, dẫn sách U minh lục của Lưu Nghĩa Khánh
thời Nam triều : “Phụ thân của Viên An chết, bà mẹ sai An mang gà rượu đến biếu
bốc công, nhờ chọn đất chôn cất”.

Đạo sĩ : Chỉ Phong thủy tiên sinh. Vốn chỉ người theo
đạo phương sĩ, tăng lữ, tín đồ Đạo giáo, trong đó phổ biến chỉ tín đồ Đạo giáo.
Vì các phép vu thuật, phù chú của Đạo giáo cũng giống như các phương pháp tương
tự trong thuật Phong thủy, nên vào một số thời kỳ, ở một số nơi các đạo sĩ cũng
tham gia hoạt động Phong thủy, đồng thời các Phong thủy tiên sinh chân chính
cũng được người ta gọi là đạo sĩ.

La bàn : Còn gọi là La kinh. Công cụ quan trọng nhất
trong thuật Phong thủy. Do Tư nam bàn, Lục nhâm bàn diễn hóa mà thành , xuất
hiện như một công cụ định hình chuyên dùng trong thuật Phong thủy vào khoảng
cuối đời Đường Năm 1985 đào được một chiếc la bàn bằng gỗ trong tay bức tượng
“Trương Tiên. Nhân” thời Nam Tống bằng đất nung. Đến đời Minh, Thanh, la bàn
được chế tạo khá lớn, chứa dựng nội dung cũng ngày thêm phức tạp; chiếc la bàn
lớn nhất đạt tới hơn 40 lớp, bao gồm vạn tượng kinh vĩ trời đất, tập hợp cái lý
của hai khí âm dương, cái chỉ của bát quái ngũ hành, cái số của Hà đồ Lạc thư,
cái tượng của thiên văn tinh tú, trình tự của tiết khí bốn mùa, dùng để xác định
phương vị, quan sát thiên văn, tính toán ngày lành, dự đoán họa phúc, trở thành
công cụ không thể thiếu trong hoạt động Phong thủy, biểu hiện nhận thức và hiệu
chỉnh góc lệch địa bàn, đồng thời gợi mở vô số khái niệm mang tính suy lý tổng
hợp và liên tưởng triết học. Nhất là khi ứng dụng cho học thuyết Lý pháp thì nó
càng thêm huyền bí khó hiểu.

La kinh: Tức La bàn. Thuật Phong thủy dùng nó để thâu
tóm vạn tượng, kể cả kinh vĩ trời đất, huyền diệu khó đoán. Xem mục La
bàn.

La bàn bát kỳ : Chỉ 8 trạng thái của chiếc kim trên la
bàn trong những tình huống khác nhau, đó là : đường, đoái khi, thám, trầm,
nghịch, trắc, chính. Đường, chỉ chiếc kim la bàn run rẩy bất định, không trở lại
trung tuyến, chứng tỏ dưới đất có đồ cổ. Đoái, nghĩa là đột khởi, chỉ chiếc kim
cứ nằm ngang la bàn, không trở về trung tuyến, chứng tỏ dưới lòng đất có khoáng
sản hoặc vật bằng sắt. Khi nghĩa là dối trá, chỉ việc dùng sắt nhiễm tử dẫn kim,
khiến nó di chuyển không ổn định. Thám, nghĩa là chúi xuống, chỉ chiếc kim nửa
nổi nửa chìm, hoặc một đầu nổi, đầu kia chìm. Trầm, nghĩa là chìm, chứng tỏ dưới
đất có đồ đồng. Nghịch, nghĩa là không thuận, chỉ kim nổi mà không có trật tự.
Trắc, nghĩa là không thẳng, chỉ kim cứ dao động sang hai bên, không trở về trung
tuyến. Chính, nghĩa là không tà, chỉ kim ổn định, luôn chỉ hướng Tí Ngọ. Trong
bát kỳ, chỉ có Chính là cát; còn 7 trạng thái kia chứng tỏ đất chỗ ấy không
lành, không nén làm nhà, xây mộ.

Thiên trì : Trung tâm la bàn, tức lớp thứ nhất. Nói
chung, đường kính là 1 thốn 2 phân, tượng trưng 12 tháng trong 1 năm; sâu 3
phân, ví với 1 tháng có 30 ngày. Thiên trì trên la bàn dùng để bố trí kim la bàn
chỉ hai hướng nam bắc, cũng có loại vẽ đồ hình Thái cực mà không bố trí kim la
bàn.

Phân kim : Phương vị. Tức lấy 60 Giáp Tí phối thuộc
ngũ hành, như Giáp Tí, ất Sửu là kim, bính dần, đinh mão là hỏa, mậu thìn, kỷ ty
là mộc, canh ngọ, tân mùi là thổ, bính tý, đinh sửu là thủy. Vì ngũ hành lấy kim
làm đầu, nên gọi là phân kim. Còn gọi là 60 long, trên la bàn biểu thị phương
vị, đồng thời có thể dựa vào đó mà phán đoán sinh khắc cát
hung.

Chính châm : Trên la bàn lấy phương vị nam bắc mà kim
nam châm chỉ hướng làm Chính châm, thực tế là cực nam châm Tí Ngọ. Thuật Phong
thủy dùng các lớp sở thuộc Chính châm để xác định tọa hướng của nhà cửa, phần
mộ. Có thuyết nói Chính châm dùng để định ô vuông của Lai
long.

Địa bàn: Các lớp sở thuộc Chính châm trên la bàn gọi
là Địa bàn, thống nhất ở dưới Chính châm, dùng để xác định tọa hướng. Có thuyết
nói vừa để định ô vuông của Lai vừa để định hướng. Xem mục Chính
châm.

Trung châm : Trên la bàn lấy 24 sơn sở thuộc Chính
châm, ngược chiều kim đồng hồ (hướng sang bên phải) thác khai bán cách (nửa ô
vuông) làm Trung châm, thực tế là cực nam châm Tí Ngọ. Nó có tác dụng hiệu chỉnh
góc lệch địa bàn , có tính chất khoa học, song thuật Phong thủy giải thích là do
tác dụng cảm ứng của khí ngũ hành hoặc hai khí âm dương. Trung châm trên la bàn
dùng để định ô vuông Lai long. Vì Lai long là từ ngoài vào trong, từ xa đến gần,
nên trước tiên phải xác định tọa hướng của chúng. Có thuyết nói Trung châm dùng
để nạp thủy.

Thiên bàn : Các lớp sở thuộc Trung châm trên la bàn
gọi là Thiên bàn, thống nhất ở dưới Trung châm. Tác dụng của Thiên bàn là định ô
vuông Lai long. Vì long thuộc dương, thiên (trời) cũng thuộc dương, nên gọi là
Thiên bàn. Lại vì trời thuộc dương, mà đất thuộc âm, dương động trước mà âm động
sau, nên Thiên bàn vận hành trước nửa bước so với Địa bàn. Có thuyết nói Thiên
bàn dùng để nạp thủy. Xem mục Trung châm.

Phùng châm: Trên la bàn lấy 24 sơn sở thuộc Chính
châm, thuận chiều kim đồng hổ (hướng sang bên phải) thác khai bán cách (nửa ô
vuông) làm Phùng châm, thực tế là cột bóng Tí Ngọ, tức là dùng cột bóng để đo
bóng nắng mà biết được phương vị nam bắc. Thuật Phong thủy dùng các lớp sở thuộc
Phùng châm để thu nạp sa, thủy. Vì sa thủy là tử gần ra xa, tử trong ra ngoài,
nên cần vận hành nửa bước mà thu nạp. Có thuyết nói Phùng châm chuyên để tiêu
sa.

Nhân bàn : Các lớp sở thuộc Phùng châm trên la bàn gọi
là Nhân bàn, thống nhất ở dưới phùng châm, dùng để tiêu sa nạp thủy. Vì sa thủy
là từ gần ra xa, từ trong ngoài, nên Nhân bàn vận hành sau nứa bước so với Địa
bàn. Có thuyết nói Nhân bàn dùng để tiêu sa. Xem mục Phùng
châm.

Môn xích : Một trong những công cụ chuyên dùng trong
thuật Phong thủy. Làm bằng gỗ, trên cán chia thành từng nấc đều nhau, với các ký
tự phân biệt cát hung, để đo đạc kích thước cổng, cửa và đồ dùng trong nhà. Nếu
khớp vào ký tự cát tường thì là cát (tốt lành), khớp vào ký tự hung thì là hung.
Môn xích gồm các loại như Lỗ Ban xích (thước lỗ ban), môn quang
xích.

Lỗ Ban xích: Một loại môn xích (thước đo). Làm bằng
gỗ. Mặt trước và mặt sau cùng chia thành 8 phần đều nhau, mỗi phần lại chia
thành 5 phần nhỏ hơn, với những chữ khắc ở từng phần lớn nhỏ. Dùng để đo kích
thước cổng, cửa đi, cửa sổ, phòng khách, bếp, các vật dụng trong nhà . Lấy chiều
ngang, chiều dọc, hoặc 3 chiều dài, rộng, cao, nếu rơi vào chữ cát tường là cát,
rơi vào chữ hung là hung. Còn tính chi li hơn, như cổng, cửa chính phòng khách
nếu rơi vào các chữ “quyền lộc”, “cát khánh” , “quan
lộc”


thiên lộc” là đại cát; cửa đi và cửa sổ từng phòng trong nhà rơi vào các chữ ”
tử tôn” , “hoạnh tài” , “tuấn nhã” , ” yên ổn” là đại cát; cửa bếp, bệ bếp nếu
rơi vào các chu ” thanh quí” , “mỹ vị” là đại cát; cửa đi, cửa sổ thư phòng nếu
rơi vào các chữ “trí tuệ”, “thông minh” là đại cát. Do độ dài của thước thời xưa
và thời nay khác nhau, cho nên khó xác định độ dài tổng cộng của thước Lỗ Ban là
bao nhiêu. Theo Hà Hiểu Hân trong sách Phong thủy thám nguyên, thì con số ấy là
29,7 cm.

Môn Quang xích: Một loại môn xích (thước đo). Làm bằng gỗ.
Trên mặt chia thành 8 phần đều nhau, mỗi phần lại chia thành 4 phần nhỏ hơn, với
những chữ khắc ở từng phần lớn nhỏ. (Xem hình vẽ ở trang 347 nguyên tác). Dùng
để đo kích thước nhà cửa. Lấy chiều ngang, chiều dọc, nếu rơi vào chứ cát tường
(tài, nghĩa, quan, bản) là cát, rơi vào chữ hung là hung. Theo Hà Hiểu Hân trong
sách Phong thủy thám nguyên, thì độ dài tổng cộng của thước Môn quang là 42, 76
cm.

Sơn tổ : Tổ tiên của các mạch núi. Còn
gọi là Tổ Long, tức núi Côn

Nam long : Một trong 2 đại hành Long, mạch
núi chính ở miền nam Trung Quốc, xuất phát từ núi Côn Luân, qua núi Tam Nguy,
núi Tích Thạch, vượt Hoàng Hà, đến núi Chung Nam thì tách khỏi Bắc Long mà chạy
xuống phía nam, đến Thượng Lạc (nay là huyện Thường, tỉnh Thiểm Tây), vượt Hán
Thủy, đến núi Kinh, men mạch núi Đại Ba chạy xuống phía đông nam, lại vượt
Trường Giang, đến Hoành sơn, men phía đông Nam Lĩnh, tới Phúc Kiến, Chiết Giang
mà ra biển. Thuật Phong thủy cho rằng mạch núi Nam Long phần nhiều kỳ vĩ, ở Kim
Lăng (nay là thành phố Nam Kinh) tạo thành địa thế hiểm trở, là đất đế vương
phát tích.

Bắc long : Một trong 2 đại hành
Long, mạch núi chính ở miền bắc Trung Quốc, xuất phát từ núi Côn Luân, qua núi
Tam Nguy, núi Tích Thạch, vượt Hoàng Hà, đến núi Chung Nam, Hoa sơn, lại vượt
Hoàng Hà mà quành lên phía bắc, qua núi Vương ốc, núi Thái Hành, chạy sang phía
đông, đến Liêu Đông thì dừng. Thuật Phong thủy cho rằng Bắc Long là đất kết
tuyệt vời, với các đỉnh núi cao ngất trời, được Hoàng Hà và sông áp Lục ôm ấp
trước sau, cùng với mạch núi Yên sơn tạo nên cơ nghiệp đế vương ngàn
năm.

Trung long : Một trong 3 đại hành Long,
chỉ mạch núi nằm ở khoảng giữa Nam Long và Bắc Long. Phần đầu nó đồng hành với
Nam Long, đến Tần Lĩnh thì hướng sang phía đông, qua mạch núi Đại Biệt mà ra
biển. Mạch núi này không có thế liên tục rõ rệt, chỉ là do vua cha của Minh Thái
tổ Chu Nguyên Chương được an táng tại Phụng Dương, tỉnh An Huy, nên người đời
Minh thần bí hóa Trung Long một cách khiên cưỡng.

Khiếu lĩnh : Mạch núi.
Thuật Phong thủy dùng để đặc chỉ mạch núi ở miền tây nam, thuộc Nam Long.
.

Tái viên : Thời xưa gọi vùng biên giới phía
bắc là Tái viên. Thuật Phong thủy dùng để chỉ mạch núi miền đông bắc, thuộc Bắc
Long.

Toàn khu : Hình thế núi. Chỉ mạch núi khởi từ đường chân trời, có
đầu có đuôi. Thái tổ ở nơi xuất phát cao lớn hùng vĩ, đoạn giữa liên tục, nhấp
nhô, phần cuối kết huyệt có tình, triều sơn và án sơn phía đối diện ngay ngắn
đoan chính. Chỉnh thể trông như toàn bộ thân mình đầy đủ của một con rồng, như
vậy thì sinh khí tự nhiên thỉnh vượng, an táng sẽ đại cát.

Phân chi :
Hình thế núi. Chỉ mạch núi chính tách ra mấy mạch nhánh, các ngọn núi nhô cao,
xếp đặt có thứ tự lớp lang. Chỉ cần Tổ sơn cao lớn hùng tráng, thì sinh khí của
các mạch nhánh cũng sẽ thịnh vượng, an táng sẽ đại cát.

Ẩn phục : Hình thế núi. Chỉ mạch núi ở nơi xuất phát tuy có
ngọn núi không cao to lắm, nhưng nhấp nhô chạy đến, liên tục không đứt, lúc ẩn
lúc hiện, đến ngay trước mắt. Long ẩn phục có sức mạnh lâu dài, an táng sẽ cát.
Thực tế tương đương ẩn Long. Xem mục ẩn Long.

Lĩnh quần long : Hình thế
núi. Chỉ mạch núi ở giữa, được các ngọn núi xung quanh tiền hô hậu ủng, nghiễm
nhiên nó trở thành thủ lĩnh, an táng sẽ cát.

Sinh
long
 : Hình thế núi. Chỉ mạch núi cao đẹp, nhấp nhô lên xuống, uyển
chuyển chạy đến một cách sinh động, đồng thời có khá nhiều mạch nhánh, giống như
cành lá phân bố đồng đều, như con rết lắm chân, hoặc không có mạch nhánh, nhưng
giống như chuỗi ngọc đẹp. Sinh Long có tương ngũ hành thuộc hỏa, an táng sẽ
cát.

Phi long : Hình thế núi. Chỉ mạch núi
sinh động khoáng đạt, có 2 mạch nhánh như hình chim nhạn giang cánh, phượng
hoàng sải cánh ôm ấp huyệt mộ; an táng sẽ cát.

Đằng
long
 : Hình thế núi. Chỉ mạch núi ở nơi xuất phát tương đối thấp, nhưng
dần dần đi cao lên, với các đỉnh núi đẹp, thân núi dày rộng. Phải chọn huyệt tại
đỉnh núi, gọi là định Thiên huyệt; an táng sẽ cát.

Giáng long : Hình thế núi. Chỉ mạch núi ở nơi xuất phát cao
đẹp lạ thường, nhưng mỗi lúc đi một thấp dần, giống như con rồng từ trên trời
mây đáp xuống biển xanh. Giáng Long có sinh khí cực vượng, an táng sẽ đại cát.
Có câu ca rằng “Thế nhược giáng Long, thủy nhiễu vân tòng, tước lộc tam công”
(Thế như rồng đáp, từ mây cuốn nước, tước lộc sánh ngang chức tam công) (theo
sách Quản thị địa lý chỉ mông).

Hồi long :
Hình thế núi. Như Phiên Long. Chỉ mạch núi uốn lượn trở lại, đầu đuôi tương ứng,
giống như con rồng cuộn mình lại. Hồi Long có tượng ngũ hành là mộc, là đệ nhất
Long; an táng sẽ đại cát.

Phiên long : Hình
thế núi. Xem mục Hồi Long.

Ngọa long : Hình
thế núi. Chỉ mạch núi đường bệ sừng sững, dáng vững vàng, yên ổn, chân núi thu
lại như con hổ dừng chân, con trâu nằm quì. Ngọa Long có sinh khí lâu bền; an
táng sẽ cát, tuy phát tích hơi muộn.

Thụy
long
: Hình thế núi. Chỉ mạch núi du dương mà đến, thản nhiên bình dị,
khí độ ung dung, tinh thần bình tĩnh, giống như mắt rồng nhắm lại, mạch khí ẩn
phục, tương tự Ngọa Long, có tượng ngũ hành là thổ; an táng sẽ
cát.

Hoành long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi
tràn ngang qua, tiến thẳng không vòng lại. Nói chung không nên định huyệt; nhưng
nếu sa, thủy có tình, có tả hữu hộ vệ, thì cũng có thể an táng gần sống núi, gọi
là Phán Long định huyệt. Xem mục Phán Long định huyệt.

Xuất dương long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi tứ chỗ đất bằng
đột nhiên cao vút lên, siêu quần xuất chúng một mình đẹp đẽ, uốn lượn như rắn
bò, giống ngư mãnh thú ra cửa rừng. Xuất dương Long có sinh khí thịnh vượng, sức
mạnh rộng lớn, chớ thấy nó đơn độc mà bỏ qua; về tượng ngũ hành, Xuất dương Long
là kim, an táng sẽ cát.

Ẩn long: Hình thế
núi. Chỉ mạch núi bàng bạc từ xa mà đến, mạch lạc không rõ, tông tích lừ mờ, như
có như không, giống như rồng rắn ẩn hiện; thực ra nó uốn trườn liên tục, sinh
khí không hề bị tiết thoát, cứ thế tiến đến thẳng huyệt vị. Ở chỗ tận cùng, địa
thế tựa như bàn tay để ngửa; định huyệt ở nơi hai dòng nước hội tụ; an táng sẽ
cát.

Can long: Hình thế núi. Chỉ một mạch núi
chính trong một số mạch núi, cao lớn hùng vĩ, có nguồn gốc từ xa, giống như
thiên mã hành không (ngựa trời phi trên không trung), khí tượng tôn quí, có vô
số núi hai bên hộ vệ. Can Long có sính khí cực vượng, nếu triều và án sơn có
tình, thì an táng đại cát, chủ con cháu đời đời làm quan to.

Chi long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi tương đối nhỏ tách ra từ
mạch núi chính, thấp và ngắn hơn núi chủ. Sinh khí của Chi Long không vượng, nếu
an táng ở đó, con cháu chỉ bình thường mà thôi.

Bình nguyên long: Địa
hình. Đồng bằng không có núi, lấy gò đống làm Long. Nếu không có cả gò đống, thì
lấy chỗ đất hơi cao làm Long, như câu “Đất cao 1 tấc cũng là núi”. Nhưng nếu
dùng sức người đắp đất cao lên thành gò thì không Phải là Long. Hoặc lấy thủy
đạo làm Long. Xem mục Thủy Long.

Giáp phụ
long
: Hình thế núi. Chỉ mạch núi nhỏ hơn ở hai bên mạch núi chính, như
cành lá tách ra tứ thân cây hình thế thâm thúy; an táng sẽ cát.

Ứng long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi đối diện với Lai Long;
cần phải ngay ngắn có tình, hô ứng với Lai Long. Nếu Lai Long không có ứng, thì
không phải là Chân Long; Ứng Long không có chủ thì cũng không phải là Chân
ứng.

Sát long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi có
hình thế hung dữ, đá cứng sần sùi, nhọn sắc như lưỡi dao, mũi tên, hiểm ác dị
thường; an táng ở đó con cháu sẽ gặp nhiều tai họa, hung hiểm.

Kiếp long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi tán loạn, không phân
chính phụ, sinh khí không tụ; an táng sẽ đại hung.

Phúc long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi có nguồn ốc thâm hậu,
hình thế tổ tông hoàn hảo, có các núi hai bên hộ tống. Phúc Long có sinh khí
thịnh vượng; an táng được phúc. Dù tình huống nơi kết huyệt không thật như ý,
cũng có thể căn cứ địa hình cụ thể mà chọn huyệt mộ.

Bệnh long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi uể oải, lúc liền mạch
lúc đứt quãng, sạt lở, nhiều hầm hố, do đó sinh khí bị thất thoát, không nên mai
táng. Nếu miễn cưỡng kết huyệt, chủ con cháu cô hàn.

Tiến long: Hình thế núi. Chỉ mạch núi có nguồn gốc cao lớn,
lần lượt thấp dần tổ tông cha mẹ phân minh, giống như ngựa trời phi xuống ráng
mây. Nếu phần cuối mạch núi thấy các ngọn núi tựa hồ cao dần lên, an táng sẽ
khiến con cháu làm quan to; tương tự Giáng Long.

Thoái
long
: Hình thế núi. Chỉ mạch núi sau khi xuất phát cứ từng bước cao
dần. Nếu ở phần cuối mạch núi thấy các ngọn núi cứ tựa hồ thấp xuống, như lúi
lại, thì an táng sẽ hung. Dù được huyệt đẹp, con cháu cũng chỉ phát phúc một
đời, khó tránh khỏi bần cùng.

Thuận long:
Hình thế núi. Chỉ mạch núi trập trùng chạy đến, các mạch nhánh hai bên đối xứng,
phía trước có dãy núi bao bọc hộ vệ, bản thân nó nhấp nhô rõ ràng với nhiều mạch
nhánh. An táng sẽ cát.

Nghịch long: Hình thế
núi. Chỉ mạch núi chạy đến không thuận, chạy xéo đi không ngoảnh lại, các ngọn
núi phía trước và hai bên huyệt quay đầu đi mỗi cái mốt hướng, như anh em chẳng
buồn quan tâm đến nhau. Không nên mai táng.

Cường
long
: Hình thế núi. Chỉ mạch núi có hình thế hùng tráng, linh hoạt khí
khái, mạch nhánh hai bên có lực. Nếu an táng ở chỗ cuối của mạch núi, con cháu
sẽ lập tức trở nên phú quí.

Nhược long: Hình
thế núi. Chỉ mạch núi trơ trọi đơn bạc, cỏ cây lơ thơ, tựa như con trâu gày trơ
xương, ngã quỵ xuống đất, như con hạc gày không có gì ăn, rụng hết cả lông.
Nhược Long quá ít sình khí, không nên mai táng.

Tử
long
: Hình thế núi. Chỉ mạch núi lở lói, hình thể lở loét, không thể
gượng dậy nổi, không có mạch nhánh hộ vệ, như cá mắc cạn, như cây không cành lá,
chẳng nên mai táng.

Thái tổ: Hình thế núi.
Còn gọi là Tổ sơn, Thái tổ sơn, phát tướng. Chỉ đỉnh núi ở nơi mạch núi xuất
phát, đột nhiên nổi lên cao sừng sững, trấn giữ một phương, là đỉnh núi cao to
nhất trong vùng. Từ đây có một hoặc nhiều mạch nhánh xuất phát mà trườn đi như
rắn bò. Thái tổ phải cao chọc trời, hùng vĩ trang nghiêm, đường bệ đáng kính.
Thuật Phong thủy lấy quan hệ gia tộc thời cổ đại để ví với địa mạo. Nơi mạch núi
xuất phát là Thái tổ. Nơi mạch núi xuất phát là Thái tổ, tiếp đến Thái tông,
Thiếu tổ, Thiếu tông, Phụ mẫu (cha mẹ), Tử tôn (con cháu), trong đó con cháu chỉ
triều và án sơn. Xem các mục bên dưới.

Tổ
sơn
: Tức Thái tổ. Xem mục Thái tổ.

Phát
tướng
: Hình thế núi. Tức Tổ sơn. Xem mục Tổ sơn

Thái tông: Hình thế núi. Tức Thái tông sơn. Chỉ đỉnh núi tiếp
sau chỗ xuất phát, thấp nhỏ hơn Tổ sơn một chút, là phần đầu của mạch
núi.

Thiếu tổ: Hình thế núi. Tức Thiếu tổ
sơn. Chỉ dãy núi tiếp sau Thái tông trong mạch núi, là phần hệ trọng của Long.
Nếu hai cánh mở ra, cao to đoan chính là cát; nếu thấp nhỏ cô đơn là ít sinh
khí.

Thiếu tông: Hình thế núi. Tức Thiếu tông
sơn. Chỉ dãy núi tiếp sau thiếu tổ trong mạch núi, tiếp cận chỗ của mạch núi,
nếu rõ ràng mạch lạc và liên tục là cát.

Phụ
mẫu
: Hình thế núi. Chỉ nơi nhập thủ của mạch núi, mạch núi tới đó thì
dừng. Phải nguy nga cao đẹp, lại lại có thế đi xuống. Ca quyết nói : “Vấn quân
hà giả vi phụ mẫu, huyệt hậu nga nga tủng nhất sơn” (Xin hỏi thế nào là núi cha
mẹ, là sau huyệt có một ngọn núi cao vút nguy nga). (Theo sách Kham dư mạn
hưng).

Tử tôn: Hình thế núi. Tức triều và án
sơn. Chỉ dãy núi đối diện với Lai Long. Sau khi mạch núi đã tận cùng, cần có đất
dung nạp huyệt mộ và sa ở hai bên tả hữu. Ngay phía trước huyệt mộ, phải có núi
cao với diện mạo như chào đón, gọi là Tử tôn (con cháu) của
Long.

Giáng thể : Hình thế núi. Chỉ nơi Lai
Long nhập thủ phải có hình thế từ cao trải xuống thấp dần, để địa thế dần dần
trở lại bằng phẳng, tiện lợi cho việc dựng nhà xây mộ.

Chẩm kháo: Hình thế núi. Chỉ đồi núi ở sau lưng nhà ở hoặc
phần mộ, nói chung là nơi tận cùng của Lai Long, cũng chính là Huyền Vũ. Chẩm
kháo có nghĩa là đối đầu dựa vào phía sau.

Tam
thoa
: Hình thế núi . Tam là 3 , thoa là giao nhau. Chỉ mạch núi ở chỗ
nhập thủ giao nhau như hình chữ “cá” (của tiếng Hán), nên còn gọi là “Cá tự” .
Hai mạch nhánh chạy ở hai bên phía trước là Long, Hổ, huyệt vị nằm ở giữa chỗ
giao nhau, hai bên có dòng nước kèm theo, ví như cái trán trên mặt
người.

SƠN HÌNH VÀ ĐỊA HÌNH

Long mạch núi (sơn mạch) : Vốn là tên một con vật mang lại
may mắn, theo truyền thuyết cổ đại Trung Quốc. Thuật Phong thủy mượn để chỉ mạch
núi có sinh khí, nhấp nhô uyển chuyển như hình con rồng, nên gọi mạch núi, thế
núi là Long. Âm dương nhị trạch toàn thư : “Sự vận hành nhấp nhô của mạch đất
(địa mạch) gọi là Long”. Sinh khí vận hành trong lòng đất, không thể trực tiếp
nhìn thấy, mà chỗ sinh khí thịnh vượng biểu hiện là mạch núi. Cho nên, Long là
sinh khí sớ tại, Long đi thì khí đi, Long dừng thì khí dừng. Đất là mẹ của khí,
khí dày ắt núi cao, khí dài ắt Long dài. Khí là mẹ của thủy, Long đi ất thủy tùy
theo, thủy ngăn lại ắt Long dừng. Long gắn liền với sinh khí , dòng nước, chẳng
thể tách riêng. Long dừng khí tụ, ắt là đất lành, có thể làm nhà xây mộ. Do mạch
núi thiên hình vạn trạng, nên Long có hàng loạt tên gọi. Các bộ phận của mạch
núi cũng có sự phân biệt thành các bộ vị khác nhau trên thân Long. Mạch núi có
đất, đá, cỏ cây, trong đó đất là thịt của Long, đá là xương của Long, cây cỏ là
da lông của Long. Ở vùng đồng bằng không có núi, thì chỗ hơi nhô cao lên là
Long. Ở vùng đất thấp trũng, thì thủy đạo (đường nước) là Long, gọi là Thủy
Long. Để phân biệt với mạch núi, thế núi của mạch núi gọi là Sơn Long. Thẩm Long
hình, biện Long mạch, định vị trí của nhà cửa và huyệt mộ, là nội dung quan
trọng hàng đầu của thuật Phong thủy.

Lấy mạch núi chỉ sinh khí, dùng cha
Long cho thêm thần bí, là mặt hạn chế của thuật Phong thủy. Còn mượn cách tìm
Long để lặn lội khảo sát hoàn cảnh địa hình thích hợp cho việc dựng nhà xây mộ,
là mặt có giá trị của thuật Phong thủy.

Địa
mạch
 : Tức mạch khí dưới lòng đất, sự vận hành lên xuống của nó biểu
hiện ở mạch núi trên mặt đất, cũng là “Long” trong thuật Phong thủy
vậy.

Long mạch Mạch núi. Nơi sinh khí vận hành. Thuật Phong thủy gọi
mạch núi là Long. Long có mạch khí vận hành trong đó gọi là Long
mạch.

Tầm long : Còn gọi là “mịch Long”. Tức
là khảo sát toàn diện và thăm dò đo đạc hoạt động của chủ sơn (núi chính), là
bước thứ nhất trong nội dung của thuật Phong thủy. Phương pháp tiến hành cụ thể
là : trước hết, phải xem mạch núi bắt nguồn tử xa hay gần, tổ tông của nó cao to
chừng nào, cha mẹ của nó ở đâu, tiến thoái rõ ràng hay không; hai bên mạch núi
có các chi nhánh nhấp nhô như hộ vệ hay không, nếu có nhiều thì đại (rất) quí;
thứ đến trung quí (quí vừa), tiểu quí; cuối mạch núi cần có thế thoải xuống,
đằng trước cần có thủy lưu uốn quanh, hai bên có dãy núi hộ vệ, như vậy thì sinh
khí mới dừng tụ, gọi là Chân Long. Long chia ra âm dương, đại thể mạch núi chạy
sang bên trái (hướng đông) là dương, chạy sang bên phải (hướng tây) là âm. Lại
coi mạch núi thuộc phương vị dương chạy đến là dương, mạch núi thuộc phương vị
âm là âm. Khi tầm Long, phải chú ý điều hòa phương vị âm dương. Nguyên tắc chung
của tầm Long là nó phải tụ, nghĩa là mạch chính rõ ràng, uyển chuyển tiến về
phía trước, không nên phân tán thành nhiều mạch nhánh khó tìm. Ở chỗ Long dừng
lại, tức chỗ cuối mạch núi, cần có thủy ôm ấp sinh khí tụ tập; nếu không, sinh
khí sẽ thoát đi nơi khác, là đất hung. Phương vị của nơi mạch núi nhập thủ cũng
có qui định phức tạp, đại thể nếu từ phương bắc nhập thủ là cát Tầm Long là nội
dung trọng yếu của thuật phong thủy. Những tổng kết về mạch núi và một số nguyên
tắc là kết tinh vốn kinh nghiệm lâu dài.

Lai
long
 : Tức núi chính (chủ sơn). Chỉ mạch núi chủ yếu ở giữa, cao lớn
nhất. Lai Long đồng hành với mạch khí, là nơi sinh khí thịnh vượng, có thể dựng
nhà xây mộ, tức là nhừ Lai Long mà đấc sinh khí. Bởi vậy, trước tiên phải khảo
sát phương vị, hình dáng của Lai Long để định cát hung.

Chủ sơn: Địa hình, tức Lai Long. Chỉ mạch núi hoặc ngọn núi
chủ yếu ở phía sau huyệt mộ hoặc nhà ở, là nơi có mạch khí, sinh khí theo đó mà
đến. Xem mục Lai Long.

Tổ long :
Mạch núi. Còn gọi là Sơn tổ. Chỉ nơi xuất phát của mọi mạch núi trong thiên hạ,
tức núi Côn Luân. Côn Luân có hình thế cao lớn hùng vĩ, chúa tể thiên hạ. Tổ
Long tách ra 2 đại hành Long là Nam Long và Bắc Long. Có thuyết nói chia ra 3
đại hành Long, nghĩa là có thêm Trung Long. Tổ Long và hành Long là nơi sinh khí
tổng hội tụ, dựng nhà xây mộ tại đó thì đại cát. 

3/ HUYỆT MỘ, HUYỆT PHÁP VÀ TÁNG
PHÁP


Huyệt : Địa hình.
Chỉ huyệt mộ hoặc mảnh đất sở tại, nơi tận cùng của Lai Long, sinh khí hội tụ,
có hai sa tả hữu bảo vệ, có thủy ngăn lại phía trước. Huyệt quan hệ mật thiết
với mạch khí, hơi xê dịch, tức là thoát sinh khí. Phép định huyệt vô cùng phúc
tạp. Trước tiên phái xác định vị trí hai bên cao thấp, tiếp đó nhận đúng tọa
hướng, thứ ba là phải phối hợp với hình thế bốn phía; bốn là xác định độ nông
sâu thích đáng. Nguyên tắc chung là vừa có được sinh khí nuôi dưỡng, vừa tránh
ba cái hại là bị gió thổi, nước xối và kiến đục. Có rất nhiều yêu cầu cụ thể, ví
dụ, huyệt ắt phải có môi, tức Táng khẩu, phải có trán, tức Cầu thiềm; phải có
hai thủy giao hợp, tức thủy Hà tu và thủy Hợp khâm. Do Lai Long, hai sa Long Hổ
và ứng án phía trước có hình dạng khác nhau, huyệt cũng phải có vị trí biến đổi
tương ứng, nên có khi huyệt ở đỉnh núi, ở sườn núi, ở chân núi, lại khác nhau
như trực thụ, trắc thụ, nghịch thụ. Huyệt cao không nên chênh vênh, huyệt thấp
không nên lặn mất; huyệt nổi rõ không nên vội vã; huyệt tĩnh không nên huyên
náo. Huyệt của núi cao, ắt phải ở chỗ hơi lõm; huyệt tại vùng đồng bằng, nên ở
chỗ hơi nhô cao. Hình của huyệt hoặc hiền như hoa, căng như nỏ, hoặc như bàn tay
để ngửa, như miệng hổ, hoặc như vú xệ, như lỗ rốn… Trong một vài trường hợp
cũng có thể dùng sức người cải tạo địa hình cho phù hợp với yêu cầu kết huyệt.
Mục đích cuối cùng của hàng loạt hoạt động Phong thủy âm trạch là tìm cho được
huyệt địa lý tương, phương pháp vô cùng phức tạp, gắn liền với cát hung họa
phúc. Ngoài nội dung mê tín, một số phương pháp rất chú trọng việc báo vệ thi
thể và môi trường tự nhiên.

Thổ huyệt : Huyệt
mộ trong đất. Còn có huyệt ở núi đất núi đá. Thổ huyệt trên núi đất, chọn chỗ
chất đất mịn nhỏ, chắc chắn là cát (lành), nếu quá ẩm thấp, tơi tả thì hung;
trên núi đá thì mở huyệt ở chỗ có đất màu hồng và màu vàng thì
cát.

Thạch huyệt : Huyệt mộ trong đá. Còn có
sự khác nhau ở núi đất, núi đá. Thạch huyệt trên núi đá, chọn chỗ đá mềm, ấm, dễ
đào khoét là cát; trên núi đất thì mở thạch huyệt ở chỗ đá có màu tím và màu
trắng, chất đá mềm ấm là cát, nếu chất đá cứng khô là hung.

Bối tù chi huyệt : Chỉ huyệt mộ đặt ở chỗ sườn núi u ám, ẩm
thấp. Táng ở đó sẽ bị kiến đục và nước xối lở, không cát lành.

Đằng lậu chi huyệt : Chỉ huyệt mộ đặt ở chỗ mạch núi xung
quanh huyệt bảo vệ không chu đáo, hoặc trên sống núi có chỗ khuyết. Táng ở đó sẽ
bị gió thổi, không cát lành.

Bất cập chi
huyệt
 : Chỉ huyệt mộ mà ở ngay phía trước không có án sơn, triều sơn,
khiến Ao phong thổi thẳng vào, đời con cháu sẽ bị tuyệt tự,
hung.

Bất súc Chi huyệt : Chỉ huyệt mộ nằm ở
chỗ không có mạch núi bảo vệ, gió cứ thổi thốc vào, khiến xương cốt mau bị hủy
hoại, hung.

Tứ trấn thập tọa: Huyệt pháp. Tức căn cứ hình thế của Lai
Long để xác định chỗ đặt huyệt mộ. Trấn, nghĩa là trấn thủ; tọa, nghĩa là tọa
lạc. Tứ trấn tức là trấn đầu Long, trấn gáy Long, trấn bụng Long, trấn chân Long
(có khi nói là trấn lưng Long). Tức là căn cứ hình thế hướng đi của mạch núi mà
lựa chọn bộ vị tọa lạc của huyệt mộ. Nói chung, Long chạy thẳng đến, trấn đầu
Long, tức là huyệt ở chỗ tận cùng, còn gọi là Tông Long. Long nằm ngang, trấn
gáy Long, tức là huyệt ở chỗ sống núi hơi nghiêng xuống, nên gọi là huyệt bám
vào sống núi, hoặc Phán Long. Long cuộn khúc, trấn bụng Long, tức là huyệt ở chỗ
đầu ngoảnh nhìn lại phía trong sườn núi, còn gọi là Ky Long. Long cao to bàng
bạc, trấn chân Long, tức là huyệt ở chân núi, còn gọi là Thửa Long. Do “tứ trấn”
mà sinh “thập tọa”. Trấn đầu Long ắt tọa tai Long, mũi Long, trán Long, bờm
Long; mà tránh đuôi Long, sừng Long, răng Long, mắt Long. Trấn gáy Long, ắt tọa
vai Long, gáy Long; mà tránh lưng Long, cổ Long. Trấn bụng Long ắt tọa rốn Long,
vú Long; mà tránh ngang lưng Long, sườn Long. Trấn chân Long ắt tọa cổ tay Long
, mắt cá chân Long; mà tránh khuỷu chân Long, móng chân Long. Có nhiều tiêu
chuẩn nói về tứ trấn thập tọa khác nhau đôi chút, lại có thuyết nói thập nhị
tọa, thực ra đều biểu thị một cách hình tượng sự lựa chọn bộ vị tốt nhất để định
huyệt.

Tông long : Huyệt pháp. Mạch núi từ xa
chạy thẳng tới định huyệt ở chỗ tận cùng của mạch, thì gọi là Tông Long, hoặc
trấn đầu Long. Hình của nó như nhụy hoa, trông ngay ngắn. Ky phía trước Lai Long
không có dãy núi che chở, bị ác phong thổi thẳng vào làm tiêu tán sinh khí. Xem
mục Tứ trấn thập tọa.

Kỵ long : Huyệt pháp.
Mạch núi quay đầu ngoảnh lại nhìn phía đuôi, trông như vòng tròn, định huyệt ở
chỗ lõm núi mà đầu Long quay lại, lấy đuôi Long làm án sơn, thì gọi là Ky Long,
hoặc trấn bụng Long. Hình của nó trông như gian chính của tòa nhà, phía trước
huyệt có dãy núi chắn gió. Kỵ đối diện với sơn khẩu, gọi là “Kiềm lưu trực
huyền”, nghĩa là dãy núi hai bên dốc thẳng xuống, sinh khí theo đó mà thất thoát
hung. Xem mục Tứ trấn thập tọa.

Phán long :
Huyệt pháp. Mạch núi chạy ngang, thẳng về phía trước, không quay đầu nhìn lại,
định huyệt ở chỗ sống núi hơi nghiêng xuống, thì gọi là Phán Long, hoặc trấn gáy
Long. Hình của nó giống như huyệt Kiên tỉnh lúc thân người đang nằm. Tối kỵ
không có huyệt Kiên tỉnh và Hạ sa không ôm vòng, thủy Bát tự (thủy hình chữ
“bát”) không tụ lại, không có sinh khí, hung. Xem mục Tứ trấn thập
tọa.

Thừa long : Huyệt pháp. Mạch núi cao to
bàng bạc, nhấp nhô tiến tới; định huyệt ở khoảng giữa chân núi và vùng đồng
bằng, thì gọi là Thừa Long, hoặc trấn chân Long.

Hình của nó như ánh mắt
lờ đờ, ngụ ý thế núi đã hết, nhưng mạch khí vẫn còn, ở chỗ đất bằng tuy khó tìm
dấu vết, song vẫn là đất lành. Ky mất thế mất mạch, cô đơn không chỗ dựa. Xem
mục Tứ trấn thập tọa.

Tam đình : Huyệt pháp.
Vốn là thuật ngữ khoa xem tướng, chỉ 3 phần trên mặt người : phần trán là thượng
đình, phần mũi là trung đình, phần miệng là hạ đình; hoặc chi 3 phần trên thân
thể người : phần đầu là thượng đình; phần từ vai đến eo lưng là trung đình; phần
tử eo lưng xuống chân là hạ đình. Lý luận Phong thủy cho rằng tướng núi giống
như tướng người, nên lập huyệt Tam đình, gọi là Thiên đình, Trung đinh, Địa
đình. Huyệt thiên đình nằm ở nơi cao nhất, đòi hỏi Lai Long lớn và xa, thế xuống
như mây vờn, hai bên phía trước có hộ vệ nghiêm mật, Minh đường ở phía dưới .
Huyệt trung đình thì mạch núi uốn lượn, trong vuông ngoài tròn, rất chú trọng
hình thế bốn phía xung quanh, đòi hỏi Minh đường phải rộng rãi sáng sủa. Huyệt
hạ đình nằm ở vùng đất bằng, nhưng không được tách khỏi mạch khí, đòi hỏi Thủy
thành phải như hình cầu vồng ôm ấp kín đáo.

Thập nhị
trượng pháp
 : Huyệt pháp. Còn gọi là Thập nhị đảo trượng, là phép Thừa
Long định huyệt do Dương Quân Tùng đởi Đường sáng lập. Phương pháp này căn cứ
thế đến khác nhau của mạch núi mà qui định cách định huyệt khác nhau, như thuận
trượng, nghịch trượng thúc trượng, xuyết trượng, khai trượng, xuyên trượng, ly
trượng, một trượng, đối trượng, phạm trượng, tiệt trượng, đốn trượng; tổng cộng
12 trượng. Ngoài 12 trượng, còn có hình thế núi đặc thù, tạo thành 17 phương
pháp kết huyệt, như thuận trượng kiêm nghịch, thuận trượng kiêm thúc, nghịch
trượng kiêm thuận, đại thể lấy thuận trượng và nghịch trượng làm phương pháp cơ
bản, kiêm với phương pháp khác, rất cụ thể tường tận. Thập nhị trượng pháp có
ánh hưởng rất lớn trong Phong thủy âm trạch, một số nguyên tắc trở thành tiêu
chuẩn mà các Phong thủy sư đều tuân theo.

Thuận trượng : Huyệt pháp. Chỉ
sự định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) thuận theo mạch chính của Lai Long. Yêu cầu
lực lượng của Lai Long phải hậu trọng, thế đến hơi hòa hoãn, hơi uốn lượn; định
huyệt phải chính giữa mạch khí, dung 4 phép Cái huyệt, Chương huyệt, Thôn huyệt,
Trầm huyệt. Huyệt loại này cực quí, chủ con cháu làm vương hầu, trạng
nguyên.

Nghịch trượng : Huyệt pháp. Chỉ sự định huyệt (kết huyệt, thụ
huyệt) ngược với mạch chính của Lai Long. Yêu cầu Tổ sơn phải cao vút, nhấp nhô
chạy thẳng đến trước mặt.

Định huyệt thì lấy Tổ sơn làm Triều sơn, dùng
4 phép Niêm huyệt, Tịnh huyệt, Câu huyệt, Tà huyệt. Mạch núi phía trước không
được chĩa thẳng vào huyệt, nên huyệt phải cách mạch khí vài thước, ngược đón
mạch khí. Huyệt loại này phát phúc lâu dài.

Thúc
trượng
: Huyệt pháp. Chỉ Lai Long dài mà kết thế ngắn, khí tụ ở trên
đỉnh, định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) ở chỗ sống núi co lại. Yêu cầu chỗ tận
cùng của đỉnh núi phải hơi nhô, sinh khí tụ tại đó giống như huyệt Bách hội trên
đỉnh đầu con người; dùng 2 phép Cái huyệt và Thôn huyệt. Do huyệt ở chỗ khá cao,
rất sợ gió thổi, nên bốn phía phải cao tương ứng, Minh đường viễn tụ. Thúc
trượng nên cao, không nên thấp; nếu thấp sẽ bị núi bốn phía lấn
át.

Xuyết trượng: Huyệt pháp. Chỉ Lai Long có
thế đến hùng vĩ mà lục lượng nhỏ nhẹ, đến thẳng mà xuống gấp, cần thoát mạch mà
định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt). Mạch và huyệt lúc liền lúc rời, như thể dùng
chỉ khâu áo, nên có tên như vậy (xuyết nghĩa là khâu). Yêu cầu huyệt phải ở cách
mạch khí hoặc 1 – 2 thước, hoặc 3 -4 thước, không cao không thấp; thường dùng 2
phép Niêm huyệt và Trụy huyệt. Nếu huyệt cách mạch

quá gần, khó tránh bị
xung sát, nếu cách quá xa, sinh khí không được tiếp nối.

Khai trượng : Huyệt pháp. Chỉ Lai Long xộc thẳng đến như kẻ
xung sát đáng sợ, cần né sang hai bên mạch mà định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt)
thành 2 huyệt; dùng 3 phép Ỷ huyệt, Ai huyệt và Tịnh huyệt, để huyệt mộ tránh bị
xung sát mà tiếp nhận sinh khí từ bên cạnh. Yêu cầu phải quan sát xem Minh
đường, sa thủy, Triều sơn và án sơn qui tụ tại phương nào. Huyệt cách mạch 2 – 3
thước, gọi là mượn mạch lập huyệt, chủ phát đạt mau chóng.

Xuyên trượng : Huyệt pháp. Chỉ mạch núi đến ngang hoặc đến
xéo, định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) tại chính diện, giống như dùng chỉ xỏ lỗ
kim, tra cán búa, khí nhập vào eo lưng. Yêu cầu Lai Long từ xa đến thẳng, không
tách thành các nhánh, tứ ứng đều tốt; dùng 3 phép Sáp huyệt, Chương huyệt, Cái
huyệt. Mạch khí chỉ có thể đi vào từ eo lưng, không được xung não, sau khi mai
táng chủ phát phúc lâu dài.

Ly trượng : Huyệt
pháp. Chỉ Lai Long có khí thế hùng vĩ, đang chạy đến thì bỗng nhiên sững lại,
tụt xuống biến mất tại đồng bằng, cần tách khỏi mạch mà định huyệt (kết huyệt,
thụ huyệt). Long mạch đang nhấp nhô chạy về phía trước, đến chỗ kết huyệt bỗng
dàn trải thoáng rộng, tựa như con rắn con ve lột xác, sinh khí không tụ, cách
mạch 2 – 3 thước ở phía trước tất có chỗ lõm đột ngột, sinh khí tụ lại ở đó;
định huyệt tại đây rất tốt.

Dùng 3 phép Cái huyệt, Tịnh huyệt và Trụy
huyệt. Huyệt không nén sâu.

Một trượng :
Huyệt pháp. Chỉ Lai Long uốn lượn xuống gấp mà chỗ tận cùng lõm hãm sinh khí đến
đó thì hết; định huyệt (kết huyệt thụ huyệt) chỗ lõm, chìm vào mạch khí. Yêu cầu
Lai Long phải có hình thế cao lớn, đến trước huyệt thì uốn lượn sang hai bên rồi
vòng lại, kết thành lõm núi, xung quanh cao, huyệt mộ tàng ẩn ở sâu bên trong.
Dùng 5 phép Chương huyệt, Sáp huyệt, Thôn huyệt, Trầm huyệt, Giá huyệt. Nếu chỗ
lõm quá nhỏ, có thể dùng sức người đục đẽo để tạo huyệt.

Đối trượng: Huyệt pháp. Chỉ Lai Long cao thẳng to lớn, ở chỗ
nhập thủ bỗng nhiên thấp xuống, trải ra bằng phẳng, không có chỗ lõm, chỗ kẹp,
nên định huyệt ( kết huyệt, thụ huyệt) ở giữa mảnh đất đó, hoặc ở chỗ tiếp giáp
giữa phần cao với phần thấp. Do mạch Đối trượng cao mà gấp, xung sát liên tục,
nên nửa cát nửa hung, khó biết thành bại.

Tiệt
trùng
 : Huyệt pháp. Chỉ mạch khí của Lai Long không mạnh mẽ, chưa đến
chỗ tận cùng thì dừng thâu mạch khí mà định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt). Yêu
cầu chân núi của Lai Long phải khá dài, lập huyệt ở chỗ mạch khí chưa tận cùng;
huyệt cao ắt bị gió thổi, huyệt thấp ắt bị băng đè, nên cần ngăn chặn mạch khí,
làm cho sinh khí không bị tiết thoát, đó là điểm cốt yếu của Tiệt
trượng.

Phạm trượng: Huyệt pháp. Chỉ Lai Long
ngắn nhỏ, hòa hoãn, nên định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt) ở trên mạch; nếu lập
huyệt ở chỗ tận cùng thì sinh khí quá yếu, kém tác dụng, cho nên phải phạm mạch
tọa huyệt để lấy vượng khí; thường dùng 4 phép Chương huyệt, Thôn huyệt, Cái
huyệt, Sáp huyệt; đồng thời yêu cầu Minh đường phải rộng, núi sông phải ở phía
xa. Có thuyết nói mạch Phạm trượng nguy hiểm, lập huyệt kiều này rất
hung.

Đốn (đột) trượng: Huyệt pháp. Chi Lai
Long cao lớn hùng vĩ, Tứ ứng đều thấp, nên đắp đất thành gò ở chỗ tận cùng mà
định huyệt (kết huyệt, thụ huyệt). Do sinh khí của Lai Long quá vượng, gặp thủy
thì dừng mà cuồn cuộn bốc lên, bởi vậy phải đắp đất tạo huyệt để tiếp nhận sinh
khí mà không bị xung. Nếu không đắp đất thành gò, huyệt mộ sẽ bị mạch khí bắn
thẳng tới, mai táng ở đó con cháu sẽ tán gia bại sản.

Oa kiềm nhũ đột: Địa hình. Thuật Phong thủy cho rằng lập
huyệt mộ ở chỗ lõm tròn, là nơi sinh khí hội tụ. Nơi lõm tròn có hình dạng khác
nhau, nên có tên gọi khác nhau, trên tròn dưới nhỏ là Oa kiềm, dưới tròn trên
lớn là Nhũ, giữa tròn trên dưới nhỏ là Đột.

Bào
đột 
: Địa hình. Ở trong chỗ lõm tròn của huyệt mộ có điểm nhỏ nhô lên,
trông như cái bong bóng nước (bào : bong bóng, đột : nhô lên); Nếu trong Oa kiềm
có Bào đột, gọi là La văn, đại quí.

Phù thổ: Chỉ thổ nhưỡng của mặt đất
ở chỗ có huyệt mộ. Bên dưới nó là Thực thổ.

Thực
thổ
: Chỉ thổ nhưỡng ở sâu dưới mặt đất, chỗ có huyệt mộ. Bên trên nó là
Phù thổ, bên dưới nó là Huyệt thổ.

Huyệt thổ:
Chỉ thổ nhưỡng ở rất sâu dưới mặt đất chỗ có huyệt mộ. Bên trên nó là Thực thổ,
trên nữa là Phu thổ. Huyệt thổ ở dưới cùng, như hạt châu dưới vực, như ngọc
trong đá; khi đào huyệt mộ tất phải đào tới Huyệt thổ, không được đào xuyên sâu
hơn. Vì huyệt thổ tàng chứa sinh khí, nếu chưa đào tới đo thì chưa đắc khí, nếu
đào xuyên qua ắt làm tổn thương Long cốt. Phân biệt Huyệt thổ thì căn cứ vào màu
sắc va đường vân của đất. Mà sắc của huyệt thố thì trong và nhuận ẩm, đường vân
của huyệt thổ thì có nhiều dạng, hoặc như đồ hình Thái cực, hoặc như vỏ ốc, hoặc
như lỗ vuông của đồng tiền cổ, vừa vặn dung nạp quan quách; hoặc bao quanh tảng
đá, gỡ bỏ tảng đá đi thì thành huyệt. Còn có cách, khi đào tơi huyệt thổ thì
dùng ngón tay vê thử, nếu đất thành viên tròn, đó chính là chân thổ (đất thực
sự). Sâu dần xuống, đất cứng lại, không thể vê thành viên nhỏ, tức là chân thổ
đã hết, nên san lấp lại dày chừng 2 ~ 3 tấc, rồi hãy đưa quan tài
xuống.

Tam hại: Tức gió, nước, kiến. Phong
thủy âm trạch cho rằng huyệt mộ bị gió thổi, nước xối, kiến đục là 3 cái hại,
cho nên phải cẩn thận lựa chọn đất lành, tránh bị tam hại. Nếu chất đất tại
huyệt mộ khô vụn, tơi, huyệt mộ không sâu, ắt khó tránh bị kiến đục. Nếu huyệt
mộ ở chỗ đất ám ấm thấp, đào xuống quá sâu, thì khó tránh bị nước xói lở. Nếâu
xung quanh huyệt mộ sông núi bao bọc không kín, ngay phía trước lõm khuyết, thì
khó tránh bị gió thổi. Huyệt bị tam hại thì sinh khí không tụ, xương cốt khó
được bảo tồøn nguyên vẹn, nguời chết không yên, người sống gặp họa, đại
hung.

Tam cát lục hung: Tam cát nói về huyệt
mộ, Lục hung nói về phép mai táng. Tam cát : một là tàng thần hợp sóc, thần đón
quỷ tránh; hai là âm dương xung hòa, ngũ thổ tứ bị , ba là mục lực chi xảo (nhìn
vừa mắt), công lực chi cụ (công lực có đủ ), chu toàn không khuyết, tăng cao ích
hạ. Phải chọn đất mai táng sao cho có thể đón cát tránh hung, điều hòa ngũ hành,
bốn phía bảo vệ, dùng sức người tu bổ được, là cát. Lục hung : một, âm dương sai
biệt; hai, ngày tháng sai lạc; ba, sức nhỏ đòi làm lớn; trông chờ phúc đức lớn;
năm, đội trên đạp dưới; sáu, ứng biến quái dị. Nghĩa là khi mai tang, nếu phạm
hung sát, chọn sai ngày giờ cuồng vọng hưởng phúc, đối xử không đúng với người
trên kẻ dưới, phá hoại đất lành, nhiều lần gặp chuyện kinh dị, đều là hung.
Thuật Phong thúy cho rằng huyệt cát mà táng hung thì chẳng khác gì đem thi thể
vứt bỏ đi, rất xấu.

Phong thi : Phép mai
táng. phong tục thời cổ, trước khi chôn người chết bèn dùng thủy ngân rót vào
các lỗ trên thi thể để bít kín “thất khiếu”, đề phòng thi thể khỏi bị thối rữa.
Thuật Phong thủy cho răng nếu làm như vậy, thi thể sẽ không thể hóa, sinh khí
khó bề nhập vào, chẳng khác gì thủy táng (đem vứt xác xuống sông), đại
hung.

Đạo táng : Phép mai táng. Thuật Phong
thủy qui định : trước khi đào mộ chôn người chết, phải đem rượu cúng Thổ thần,
rồi cắt cỏ ở khoảnh đất ấy thành 3 đoạn, rồi mới đào huyệt mai táng, nếu không
sẽ là Đạo táng (chôn trộm), thì hung.

Ái
khoảng:
 Phép mai táng. Khoảng, nghĩa là huyệt mộ. Phong tục ngày xưa,
sau khi đào mộ, dùng than hoặc củi đốt nóng để sưởi ẩm trong lòng huyệt, gọi là
ái khoảng. Thuật Phong thủy cho rằng, sinh khí gặp lửa sẽ không đến, việc ái
khoảng sẽ diệt hết sinh khí, chẳng khác gì hỏa táng, đại hung. Đồng thời phản
đối việc dùng gạch nung xây quanh huyệt mộ, vì gạch nung đều được chế tạo qua lò
lửa, bên trong vẫn còn khí hỏa; thứ khí hỏa ấy sẽ tấn công sinh khỉ trong đất,
tiêu diệt ngũ hành, hung.

Hóa huyệt: Phép mai
táng. Tức ái khoảng. Xem mục ái khoảng.

Quan thượng
gia quan
 : Phép mai táng. Phong tục xưa đem người chết sau chôn chung
vào huyệt mộ của người đã chết trước, gọi là “quan thượng gia quan”, ngụ ý để
lấy phúc. Thuật Phong thủy nghiêm cấm việc đó, vì cho rằng huyệt mộ được mai
táng lần thứ nhất là đất mới, sinh khí thịnh vượng, nếu đào lần thứ hai để mai
táng thì không còn là đất tự nhiên, sinh khí bị tiết thoát, sẽ làm cho cả hai
cùng hỏng. Một mảnh đất cát lành đã có một huyệt đắc khí thì huyệt thứ hai không
có sinh khí; cho nên trong gia tộc đem chôn người chết sau chung huyệt với người
chết trước là hung. Những ngôi mộ danh nhân cũng
vậy.

Trạch triệu:
Đất huyệt mộ. Hiếu kinh. Táng thân viết : “Bốc kỳ trạch triệu nhi an thố chi”.
Đường Huyền Tông chú giải : “Trạch, nghĩa là đất huyệt mộ, triệu, đất mồ mả
vậy”. Vị nhân trần tình biểu của Trần Tử Ngang đời Đường có câu “Kim bốc cư
trạch triệu, tương nhập cựu doanh” (Nay bói đất đào huyệt, đem an táng ở ngôi mộ
cũ. Về sau các chữ “Bốc trạch”, “Bốc triệu” đều chỉ việc chọn đất an táng, riêng
Bốc trạch còn có nghĩa chọn nơi làm nhà ở. Xem mục Bốc
trạch.

Ngưu miên
địa
: Đất huyệt mộ. Rút từ Tấn thư. Chu Phỏng
truyện : “Hồi Đào Khản còn nhỏ, Đinh Gian chết, sắp mai táng, nhà có con trâu
bỗng dưng bỏ đi đâu không biết. Gặp một ông già nói: Ở cái gò phía trước lão
thấy có con trâu nằm ngủ, nếu mai táng ở đó, sẽ được làm quan to. Ông già lại
chỉ tay về phía một quả núi mà nói, chôn ở đấy cũng tốt, đời này sẽ có người làm
quan hưởng lương hai ngàn thạch, nói đoạn biến đi luôn. Khản tìm thấy trâu, nhân
đó đem mai táng ở chỗ ấy”. Về sau người ta bèn dùng hai chủ ngưu miên” (trâu
ngủ) để chỉ đất huyệt mộ. Nhà thơ Đinh Hạc đời Nguyên có câu “Giai thành dĩ bốc
ngưu miên địa, Bình lập Thái sơn đới vĩ tư”.

Giai thành: Đất huyệt mộ.
Rút từ Bác vật chí, quyển 7 “Dị văn” : “Đời Hán, Đằng Công (Hạ Hầu Anh) chết,
định mai táng ở bên ngoài thành Đông Đô , các quan đi đưa tang, chiếc xe tứ mã
chở quan tài. Mấy con ngựa không chịu đi, cứ hí thảm thiết và dùng vó cào xuống
đất, hằn thành dòng chữ “Giai thành uất uất, tam thiên niên, kiên bạch nhật, hu
giai Đằng Công cư thử thất” bèn mai táng tại chỗ đó. Về sau người ta bèn dùng
hai chữ “Giai thành” để chỉ đất huyệt mộ. Nhà thơ Đinh Hạc đời Nguyên có câu
“Giai thành dĩ bốc ngưu miện địa, Binh lập Thái sơn đới vĩ
tư”.

Huyền thất: Nhà mồ. Tư đồ Lã Công
lỗi của Trương Hoành đời Hán (xem Nghệ văn loại tụ, quyến 47): “Khứ thử ninh
ngụ, qui ư u đương. Huyền thất minh minh, tu dạ di trường”. Tấn thư. Tá Quí Tần
truyện: “Ái định trạch triệu, khắc thành huyền thất”. Thuật Phong thủy bèn dung
hai chữ “huyền thất” để chỉ huyệt mộ.

Huyền trạch Huyệt mộ. Trịnh quân mộ chí minh của Hàn Dũ đời
Đường (xem Xương Lê tập, quyển 32), có câu : “Động nhiên hỗn phác tuyệt hà
thương, Giáp Tí nhất chung phản huyền trạch”. Đôn Hoàng, quyển Tử Bá 3358 “Mộ
huyệt phù”: “Thử thư huyền thất tứ giác, đại cát lợi”.

Huyền khư:
Huyệt mộ. Quán thị địa lý chỉ mông. Thịnh suy cải độ đệ tứ thập” : “Đương sơ lũ
khảm, cự khoa kim nhật chi huyền khư, huống thử giai thành, ninh bảo thiên niên
chi hoang tần !” với lời chú “Huyền khư, nghĩa là huyệt
vậy”.

Sinh
khoảng
 : Nhà mồ xây dựng cho mình lúc còn
sống. Phong tục này có từ đời Hậu Hán. Hậu Hán thư. Triệu Kỳ truyện : Lúc còn
sống, Triệu Kỳ xây dựng thọ tàng đúc 4 bức tượng Tử Sản, Án Anh, Lý Trát, Thúc
Hướng đặt ở vị trí tân khách, lại tự vẽ chân dung mình treo ở vị trí chủ nhân,
ngụ ý tán tụng”. Lý Hiền chú giải : thọ táng nghĩa là nhà mồ, dùng chữ thọ, ngụ
ý mong được lâu bền như chữ thọ quan, thọ khí vậy”. Về sau, vào đời Đường, quan
Tư không xây dựng sinh khoảng, mỗi khi đến ngày lành vào mùa xuân, mùa thu, lại
mời quan khách đến đó ngâm vịnh. Ngày nay vẫn còn có người theo cách ấy, thực là
một hủ tục.

THỦY
ĐẠO VÀ THỦY HÌNH

Thủy long: Chi thủy đạo
(đường nước chảy) ở vùng đồng bằng. Thuật Phong thủy vốn lấy mạch núi làm Long,
sinh khí tùy theo nó mà vận hành trong lòng đất, là Nội khí, còn thủy lưu thì
gọi là Ngoại khí. Ở vùng đồng bằng sông nước, không có núi, chỉ có thủy, nên lấy
thủy lưu làm Long, đồng thòi cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất mà vô
hình, khi dồi dào sung mãn thì tràn lên mặt đất, tức là thủy. Quan sát thủy tức
là quan sát khí, giống như tầm (tìm) Long ở vùng núi. Ca quyết nói: “Hành đáo
bình dương mạc vấn tông, Chỉ khán thủy nhiêu thị chân Long” (Thủy Long kinh tự
). Thuyết thủy Long lấy dòng sông lưu thông làm Hành Long, tức là Can Long (thân
Long), thân Long uốn lượn. giới định Ngoại khí. Mương ngòi, kênh rạch là các Chi
Long (phân nhánh), Chi Long giao hội, Nội khí thai nghén. Dựa vào thủy Long mà
định huyệt dựng nhà, lấy Chi không lấy Can, nhưng cần có Can Chi tương xứng. Can
Long không có Chi, khí của nó dàn trải, không thiết thân với nhà ở, huyệt mộ.
Chi Long không có Can, tuy phát phúc nhưng chẳng lâu bền. Điều quan trọng là
phải phối hợp Can Chi một cách sinh động. Vùng sông hồ, nước mênh mông trông như
đại Can, dựng nhà có thể hội tụ sinh khí, làm mộ chỉ cần Chi thủy có tình là
được. Trong thuật Phong thủy, thuyết thủy Long căn cứ vào tình hình vùng sông
nước mà được đề ra, có ảnh hưởng rất lớn đối với Phong thủy dương
trạch.

Thủy
thành
 : Thủy đạo. Chỉ thủy lưu uốn quanh như
bức tường thành. Sinh khí vận hành trong lòng đất, gặp thủy thì dừng; thủy lưu
uốn lượn như cánh cung, giới hạn chân núi, ngăn dừng sinh khí, nên gọi là Thủy
thành. Huyệt mộ, nhà ở đều cần nằm ở bên trong Thủy thành; nếu ở bên ngoài Thủy
thành sẽ là phản cung, hung.

Ngoại thuỷ : Thủy đạo.
Đối ứng với Nội thủy, tức là dòng nước chảy ở bên ngoài Minh đường. Thuyết thủy
Long lấy Can lưu ở bên ngoài Chi thủy làm Ngoại thủy.

Nội thủy: Thủy
đạo. Chỉ dòng nước chảy bên trong Minh đường. Nói chung, nó chảy theo hai bên
mạch núi đến Minh đường, hội hợp ở trước huyệt, yêu cầu phải Bình, Hoành, Nhiêu;
có thể dùng sức người cải tạo cho phù hợp với yêu cầu. Thuyết thủy Long lấy Chi
lưu ở bên trong Can lưu sông nước làm Nội thủy.

Nhuế vị : Thủy đạo. Nhuế,
nghĩa là chỗ dòng sông uốn khúc. Còn gọi Thủy bắc là Nhuế. Phần lớn vị trí của
huyệt mộ, nhà ở đều tọa bắc hướng nam; vị trí sơn nam thủy bắc gọi là Nhuế.
Nhưng yêu cầu thủy lưu phải ôm vòng lấy phía trong như cánh cung, thì chỗ đất ấy
mới lành.

Nghênh tài: Thủy đạo. Chỉ
phía trước huyệt mộ có thủy lưu bốn phía chảy tới hội tụ. Thủy tượng trưng tiền
tài, nên gọi là nghênh tài. Mai táng thì cát.

Kim long: Thủy đạo. Thuật Phong thủy lấy Thìn sơn, Tuất sơn,
Mùi sơn, Sửu sơn làm đất Tứ mộ; thuỷ chảy đi phương vị Tứ mộ là cát. Nếu dòng
nước ở phương vị Tứ mộ thông thoáng, thì nói là Kim Long động; nếu dòng chảy ở
đó bế tắc, thì gọi là Kim Long không động. Kim Long động, thì tại đất huyệt mộ
âm dương điều hòa, thư hùng giao hội, cát lành. Kim Long không động, thì thiếu
sinh khí, hung.

Thủy
khẩu
 : Thủy đạo. Chỉ chỗ nước chảy vào chảy
ra ở phía trước nhà ở, thôn xóm hoặc huyệt mộ. Theo lý luận Phong thủy, sinh khí
vận hành tùy theo mạch núi, gặp thủy thì dưng. Nghĩa là Lai Long từ xa đến, ắt
cần có thủy lưu ở phía trước để ngăn Long tụ khí. Bất kể thủy lưu từ phương nào
chảy đến và chảy đi phương nào, chỗ nó đến là nhập khẩu (chảy vào), cũng gọi là
Thiên môn; chỗ chảy ra là xuất khẩu, gọi là Địa hộ. Hai chỗ đó gọi gộp là Thủy
khẩu. Yêu cầu Thiên môn phải rộng rãi, không nên vòng vèo ách tắc; Địa hộ thì
phải phong tỏa kín đáo, tối kỵ chảy thẳng đi một cách vô tình. Do tác dụng của
địa hình, nước bao giờ cũng chảy từ chỗ cao tới, nói chung có thể tự nó tìm cách
mở rộng lối đi, nên Địa hộ (chỗ nước chảy ra) càng trở nên quan trọng. Thuật
Phong thủy trong đa số trường hợp nhắc đến thủy khẩu thì chủ yếu là nói về Địa
hộ. Táng kinh dực viết: “Thủy khẩu là một phía mà các loại thủy cùng chảy ra
vậy”. Vị trí của thuỷ khẩu nên nằm ở giữa hai bên núi cao hoặc ở chỗ mạch núi
uốn lượn; yêu cầu dòng nước uốn khúc mà chảy đi, không thấy nó chảy đi là cát
Núi ở hai bên bờ thủy khẩu co 4 tên gọi là Sư (sư tử), Tượng (voi). Qui (rùa),
Xà (rắn), lớp lớp che chắn trong thì tụ khí, ngoài thì chắn gió. Nếu Hanh Long
phương khác thích hợp với thủy khẩu, sẽ tạo thành các cục diện Hoa biểu, Cản
môn, Thiên mã đại quí. Xây dựng đô thành, lăng tẩm đế vương, thì núi ở hai bên
thủy khẩu phải sừng sững, cao đẹp, hùng cứ một phương. Cự li của thủy khẩu có xa
và gần. Nhìn chung, đất huyệt mộ cách thủy khẩu tương đối gần, còn thôn xóm đô
thị thì cách thủy khẩu tương đối xa, từ 1 đến 2 ~ 3 dặm, 7 ~ 8 dặm, thậm chí vài
chục dặm, 2 ~ 3 trăm dặm. Cách thủy khẩu xa tất là đại địa. Thủy khẩu đại chia
ra nội, ngoại, đại, tiểu. Ngoại thủy khẩu tức Đại thủy khẩu, là nơi tổng vào ra
của toàn bộ thủy lưu trong vùng, tức Tổng thủy khẩu. Bên trong Tổng thủy khẩu
bất kể Lai Long nhiều hay ít, kết địa nếu là Can, thì sát thân mình cần có Tiểu
thủy khẩu, tức Nội thủy khẩu, yêu cầu Sa phải thành lớp lớp thu thủy. Ca quyết
viết “Quan môn nhược hữu thập trùng tỏa. Tất hữu vương hầu cứ thử gian”; (Táng
kinh dực), là đất đại quí. Trong Phong thủy dương trạch, tại thủy khẩu người ta
có thể tiến hành kiến tạo các công trình che chắn phong tỏa thủy khẩu, như bắc
cầu, đắp đê, hoặc xây dựng trên bờ đình đài, lầu tháp, hoặc đắp gò nổi ngay
trong nước. Ở vùng đồng bằng không có núi che chắn thủy khẩu, thi đòi hỏi thủy
lưu phải uốn khúc, đồng thời phải kiến tạo công trình phong tỏa. Phương vị của
thủy khẩu cũng có quy tắc phải theo; Ở vùng rừng núi, nói chung thủy lưu tùy
theo hướng của mạch núi mà định, ở vùng đồng bằng, thì căn cứ địa thế cao thấp
mà quyết. Đặc điểm địa hình của Trung Quốc là phía tây cao, phía đông thấp, nên
các dòng sông chủ yếu chảy từ phía tây sang phía đông mà ra biển, cho nên thủy
khẩu phần lớn cũng phải nằm ở phía đông, phía nam hoặc đông nam, mà phổ biến là
ở phía đông nam. Thuật Phong thủy tổng kết rằng thủy khẩu ở vị trí Tốn sơn là
cát lành. Thủy khẩu có nhiều tên gọi, ví dụ Phong môn, ngụ ý có gió thổi vào
đây; gọi là Lậu đạo, ngụ ý sinh khí thất thoát từ đây; nên núi ở thủy khẩu có
tên gọi Phong thành, Cản môn ngụ ý chắn gió, cản gió. Thuật Phong thủy cực kỳ
coi trọng thủy khẩu”. Có lý luận “Nhập sơn quan thủy khẩu” (vào núi quan sát
thủy khẩu), cho rằng một vùng đất có đủ mọi điều kiện tốt mà thủy khẩu không
được phong tỏa, thì rất hung. Tác dụng thực tế của thủy khẩu là giới định phạm
vi bên ngoài của đất huyệt mộ, thôn trấn, đồng thời thủy khẩu cùng nằm ở chỗ địa
thế thấp nhất, thường thường cũng là nút giao thông. Thuật Phong thủy rất chú
trọng thủy khẩu về căn bản là do người ta coi trọng môi trường bên ngoài của
huyệt mộ và thôn trấn.

Kim
tinh thủy
 : Thủy đạo. Chỉ hình dạng của thủy
lưu uốn cong giống như cánh cung, như cầu vồng, lấy tọa bắc ôm vòng phía nam làm
chính thể cát. Nếu tọa đông, ôm vòng phía tây, gọi là Hữu Kim, chủ con trai thứ
phát phúc; tọa tây mà ôm vòng phía đông, gọi là Tả Kim, chủ con trai cả phát
quí; nếu phản cung quay lưng lại chủ suốt đời bần cùng. Trên thực tế, nhà ở và
huyệt mộ nhất thiết phải co thủy lưu ôm vòng ở một
phương.

Mộc tinh
thủy
: Thủy đạo. Chỉ hình dạng của thủy lưu
chảy thẳng theo hướng nam bắc.

Vị trí
đối diện thẳng với Mộc tinh thủy là bị bắn thẳng, hung. Mộc tinh thủy phối hợp
với 4 tinh khác cung là hung, duy phối hợp với thổ tinh thủy thì chủ yếu là
hung, chỉ có một chút cát lành.

Thủy tinh thủy: Thủy đạo.
Chỉ hình dạng của thủy lưu hơi uốn lượn như sóng, cát (lành). Thủy tinh thủy bất
kể chảy về phía nào, nếu phối hợp với Kim tinh thủy đều là cát; nếu gặp Mộc tinh
thủy, Hỏa tinh thủy bắn thẳng thì hung.

Hỏa tinh thủy: Thủy đạo.
Chỉ hình dạng của thủy lưu đến xéo đi xéo, hai thủy giao nhau thành mũi tên,
trông thẳng cứng hoặc hơi uốn lên, hung. Chỉ có một thry đến xéo đi xéo, gọi là
Tà phi, cũng hung. Hỏa tinh thủy phối hợp với các tinh khác, cũng
hung.

Thổ tinh
thủy
: Thủy đạo. Chỉ hình dạng của thủy lưu
tràn ngang, theo hướng đông tây, hung. Các biến thể như Thổ thành thủy, Trung
thổ thủy thì cát.

Thanh
long thủy
: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía đông
(phía bên trái) nhà ở và huyệt mộ. Tùy hình dạng của nó mà xác định cát
hung.

Chu tước
thủy
: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía Nam (phía
trước) nhà ở và huyệt mộ. Tùy hình dạng và tiếng nước chảy của nó mà xác định
cát hung.

Bạch hổ
thủy
: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía tây (phía
bên phải) nhà ở và huyệt mộ. Tùy hình dạng của nó mà xác định cát
hung.

Huyền vũ
thủy
: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía bắc (phía
sau) nhà ở và huyệt mộ. Tùy hình dạng của nó mà xác định cát
hung.

Triều
thủy
: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu chảy đến từ phía
trước nhà ở và huyệt mộ. Yêu cầu nó phải uốn lượn như con rắn trườn mình mà tới,
hoặc như dải ngọc quấn quanh eo lưng, trông dịu dàng hòa hoãn. Ca quyết nói:
“Thủy kiến tam loan, phú quý an nhàn” (Thủy Long kinh). Nếu chảy thẳng đến, gọi
là xung xạ, đại hung.

Kiềm
thủy
: Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ôm vòng hai bên
tả hữu huyệt mộ như cái kìm, còn gọi là “Lưỡng thủy hợp”. Sau khi mai táng chủ
con cháu không phú thì quí. Nếu bên trong cái kìm có chỗ đất cao, định huyệt tại
đó, chủ con cháu văn võ toàn tài.

Đấu thủy: Thủy đạo. Chỉ
thủy lưu có hình dạng tròn, lõm, khuyết như cái đấu. Ca quyết nói: “Long hổ
lưỡng tương đấu, gian nghịch đa hung cữu, phụ tử bất tương thân, huynh đệ như
cừu khấu” (Thủy long king). Hung.

Xung xạ: Thủy đạo. Phàm
thủy lưu chảy thẳng đến trước nhà ở hoặc huyệt mộ, đều gọi là Xung Xạ, đại
hung.

Phân
phi
: Thủy đạo. Phàm thủy lưu ở hai bên nhà ở
hoặc huyệt mộ quay lưng chảy đi, gọi là Phân phi. Hung.

Phi thủy: Thủy
đạo. Phàm thủy lưu ở một bên nhà ở hoặc huyệt mộ quay lưng chảy đi, chứ không ôm
vòng lấy phía trong gọi là Phi thủy, hung.

Phản thủy : Thủy đạo.
Phàm thuỷ lưu ở một bên hoặc cả hai bên nhà ở và huyệt mộ như cánh cung ôm ra
phía ngoài, gọi là Phản thủy, hung. Nếu thủy lưu ở phía sau nhà ở, huyệt mộ như
cánh cung trở ngược, thì gọi là Phản khiếu thủy. Nếu ở một bên hoặc ở phía sau
thoạt đầu uốn lượn ôm lấy phía trong, nhưng sau đó lại quay lưng chảy đi, thì
cũng gọi là Phản phi hoặc Tiên bão hậu phản, đều là hung.

Ất tự thủy :
Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở phía sau nhà ở hoặc huyệt mộ có hình dạng như chữ Ất,
chảy vòng qua nhà, qua mộ mà đi, đại cát.

Chi huyền thủy : Thủy
đạo. Chỉ thủy lưu ở phía sau nhà ở hoặc huyệt mộ có hình dạng như chữ Chi, chữ
Huyền, uốn lượn mà đến, đại cát. Nếu Chi huyền thủy ở phía trước nhà ở hoặc
huyệt mộ, gọi là Triều thủy.

Thập tự thủy: Thủy đạo.
Chỉ thủy lưu giao nhau như hình chữ Thập, ngang dọc rõ ràng, mai táng sẽ
hung.

Nếu xây nhà ở trong thị trấn thì
cát; riêng một nhà thì hung. Nếu thủy lưu giao xéo nhau thành chữ Thập, bất luận
âm dương trạch, đều là hung.

Tính tự thuỷ: Thuỷ đạo.
Chỉ thủy lưu giao nhau như hình chữ Tỉnh, ngang dọc rõ ràng, mai táng sẽ hung.
Nếu xây nhà ở trong thị trấn thi cát, riêng một nhà thi hung. Nếu thủy lưu uốn
lượn mà giao nhau như chữ Tỉnh, thì dựng nhà sẽ đại quí.

Song long thủy:
Thủy đạo. Chỉ thủy lưu ở hai bên nhà ở hoặc huyệt mộ có hình dạng uốn lượn như
con rồng, đồng thời ôm vòng lấy phía trong, an mộ dựng nhà đại
cát.

Lục kiện
thủy
: Thủy đạo. Đại quí. An táng tại đây, chủ
con cháu trở thành thần đồng, trạng nguyên, Tể tướng.

Nghênh thần thủy: Thủy đạo. Đại quí. An táng tại đây, chỉ con cháu trở thành
thần đồng, trạng nguyên.

Kim ngư yêu đới: Thủy
Đạo. Đại quí. An táng tại đây, chủ con cháu trở thành đại phú, đại
quý.

Tứ long hí
châu
: Thủy đạo. Đại quí. An táng tại đây, chủ
con cháu trở thành đại phú, đại quý.

Tiên chưởng phủ cầm: Thủy
đạo. Đại quí. An táng tại đây chủ con cháu thi cử đỗ đạt
cao.

Phi phụng
thủy
 : Thuỷ đạo. Đại quí. An táng tại đây,
chủ con cháu có kẻ trở thành phi tần.

Hồi long thủy : Thủy đạo.
Chi thúy lưu tử phương đông nam chảy đến, vòng sang phía tây, ôm lấy nhà ở hoặc
huyệt mộ, sau đó chảy về hướng đông bắc, hình dạng như chữ U nằm ngang, chủ con
cháu nhiều đời phú quí, làm quan to. Ca quyết nói : “Thủy thần lai xứ phục hồi
đầu, hồi long khí mạch thâu, phúc lý bao tàng vô thẩm lậu, phát phúc vĩnh vô
hưu” (Thủy Long kinh). Nếu thủy lưu từ phương tây nam chảy đền ôm vòng lấy nhà
ở, huyệt mộ, sau đó chảy về hướng tây bắc, thì cũng tốt như
vậy.

Qua đằng thủy : Thủy đạo. Chỉ thủy
lưu hơi uốn lượn như sóng, từ phía sau chảy đến ôm vòng lấy nhà ở, huyệt mộ, rồi
lại chảy về phía sau mà đi; đại cát. Ca quyết nói : “Diện tiền nhất chuyển nhất
trùng khố, tài bảo đa vô số, đại giang tiện xuất đại quan vinh, tiểu khê tất chủ
gia hào phú” (Thủy Long kinh).

Hoành thủy : Thuỷ đạo.
Chỉ thủy lưu từ phía trước hoặc phía sau nhà ở, huyệt mộ chảy tràn ngang qua,
hung.

Thực tế đó là Thổ tinh thủy. Ca
quyết nói : “Thất hậu hoành thủy trực lưu thông, tạm thời vị bại tức bần cùng”
(Thủy long kinh).

Đao
thương thuỷ
 : Thủy đạo. Chỉ nơi thủy lưu giao
nhau hoặc dừng lại có hình dạng nhọn như mũi dao, mũi thương, chĩa thẳng vào nhà
ở và huyệt mộ, đại hung. Ca quyết nói : “Lưu lai thủy thế tự đao thương, xạ hiệp
xung tâm bất khả đương” (Thủy Long kinh)

Bát tự phân lưu : 1) Thủy
đạo. Chỉ thủy lưu ở phía trước huyệt mộ chảy ra như hình chữ Bát, chứ không giao
nhau, hung. 2) Hình thế bên trong nhà ở. Chỉ rãnh nước bên trong nhà từ sân giữa
chảy ra thành hình chữ Bát cùng gọi là Thiên thần, hung.

Tam hợp thủy :
Thủy đạo. Chi ở 3 chỗ Bát tự, Tiết bao, Cầu thiềm đều có thủy lưu từ hai bên
chảy xuống, chia thành 3 lớp trong ngoài giao hội tại trước huyệt và ở phía
trong hai sa tả hữu, gọi là Tam hợp thủy. Trên thực tế thường thường không thấy
mặt nước, chỉ có rãnh nước rất nông, dòng chảy không rõ. Cách kiểm tra như sau:
đốt cỏ thành tro, rắc tro bốn phía, chờ lúc mưa nhỏ, thấy tro bị dồn thành vệt,
chính là nó. Cũng có Nhị hợp thủy, là Chi long kết mạch. Tác dụng của Tam hợp
thủy là tụ họp sinh khi, nếu không có nó thì không phải đất
lành.

Đại bát
tự
: Thủy đạo. Ở chỗ tam thoa của Lai Long có
thuỷ chảy tách ra hai bên hình dạng như chữ Bát. Vì bên dưới nó lại có Bát tự
thủy phân lưu, nên gọi là Đại bát tự. Ví với cơ thể người, thì Đại bát tự là hai
vai.

Tiểu bát
tự
 : Thủy đao. Bên dưới tam thoa của Lai
Long, ở chỗ Cầu thiềm, có thủy chảy tách ra hai bên, hình dạng như chữ Bát. Vì
bên trên nó đã cỏ Bát tự thủy là Đại bát tự, nên gọi nó là Tiểu bát tự. Ví với
cơ thể người, thì Đại bát tự là hai mắt.

Hà tu thủy : Thủy đạo. Ở
hai Sa tả hữu phía trước huyệt mộ có thủy gần như giao nhau tại phần đầu mút, đó
là Hà tu thủy. Ví với cơ thể người, thì Hà tu thủy là ria
mép.

Ngọc
tính
: Chỉ rãnh, hào chứa nước ở trước huyệt
mộ. Nói chung người ta dùng sức người lát các phiến đá che bên trên rãnh nước
cho ngang bằng mặt đất; sau đó ngầm dẫn nước từ hai bên Lai sơn cho chảy vào
Ngọc tỉnh, rồi từ đây cho chảy ra phương vị lục thế. Thực tế là dùng sức người
cải tạo Nội thủy. Ngọc tỉnh có tác dụng khiến Nội thủy giao hội ở trước huyệt mà
không phá hoại địa thế bằng phẳng của Minh đường Ngọc tỉnh phải là rãnh hoặc hào
nước do thiên nhiên tạo nên ở trước huyệt, không thể do con người đào khoét, nêu
không sẽ hứng chịu nhiều tai họa. Có thuyết nói Ngọc tỉnh là chỗ chứa nước dơ
trước huyệt, không nên che đậy bên trên.

Thủy thanh: Chỉ âm thanh
do nước chảy mạnh phát ra. Phàm thủy lưu ở bốn phía nhà ở, huyệt mộ bất kể từ
đâu chảy tới rồi chảy đi đâu, đều phải êm đềm hòa hoãn mới tốt; nếu chảy xiết
réo sôi là hung; nghe rì rào thì được nghe ai oán hoặc sôi reo, ùng ục như tiếng
sấm thì đại hung. Tiếng nước chảy ở trước nhà nghe như tiếng khóc la thoái tài
(tiền tài sa sút).

Thưởng
thủy pháp
: Phương pháp phân biệt chất lượng
tốt xấu của thủy (nước) để xác định cát hung. Thuật Phong thủy cho rằng vị của
nước tốt hay xấu có quan hệ với cát hung của mạch đất, nên dung Thưởng thủy pháp
(phép nếm vị của nước) để dự đoán tình hình mạch đất. Ở vùng đồng bằng và gò
đồi, thì lấy nước giếng, nước suối hoặc nước mương ngòi; Ở vùng núi thì lấy nước
khe suối, đưa lên miệng nếm thử, nếu thấy vị ngọt, thơm, dịu là cát (lành), nếu
thấy vị đắng, chua, cay, nồng là hung.

4/ PHƯƠNG VỊ VÀ TỌA
HUỚNG

Nhị
thập tứ sơn
: Phương vị. Còn gọi là Nhị thập
tứ lộ, Nhị thập tứ hướng, là một trong những khái niệm quan trọng nhất của thuật
Phong thủy. Xuất hiện sớm nhất trong Ty nam ( kim chỉ nam ) thời cổ, hiện còn
giữ được dụng cụ loại đó chế tạo vào đời Hán. Tức là đem chia vòng tròn 360 độ
thành 24 phần bằng nhau, mỗi phần là 15 độ, gọi là 1 sơn và dùng 4 duy 8 can 12
chi để đặt tên. Trong thuật Phong thủy, phàm nói đến phương vị, hầu như đều đề
cập 24 sơn; được ứng dụng rất rộng rãi. Trên hình vê, đường gạch đứt ( – ) chỉ
ranh giới âm dương. Có thuyết nói từ Tuất sơn thuận chiều kim đồng hồ đến Ất sơn
là dương, từ Thìn sơn thuận chiều kim đồng hồ đến Tân sơn là âm. Một thuyết khác
coi từ Tí sơn thuận chiều kim đồng hồ đến Bỉnh sơn là dương, từ Ngọ sơn thuận
chiều kim đồng hồ đến Nhâm sơn là âm. Khi nói đến Tọa hướng thủy pháp, lại
thường lấy 12 sơn Nhâm, Tí, Quý. Dần, Giáp, Ất, Thìn, Ngọ, Khôn, Thân, Tuất, Càn
làm dương; còn 12 sơn Hợi, Sửu, Cấn, Mão, Tốn, Ty, Bính, Đinh, Mùi, Canh Dậu,
Tân lam âm. Trong phạm vi dương là dương sơn dương thủy, trong phạm vi âm là âm
sơn âm thủy, phái căn cứ qui tắc mà phối hợp, dương chảy theo dương, âm chay
theo âm, âm dương rối loạn thì hung. Mỗi một trong 24 sơn có tên gọi cát hung
khác nhau, âm dương trạch khác nhau. Dương trạch lấy Càn sơn làm Thiên môn, Thú
dương; Hợi sơn là Chu tước, Long đầu (đầu của long); Nhâm sơn là Đại họa; Tí sơn
là Tử táng, Long hưu thủ (tay phải của Long), đối ứng quẻ Khảm; Quý sơn là Phạt
ngục; Sửu sơn là Quan ngục, Huyền ngục. Cấn sơn là Quỉ môn Trạch ung; Dần sơn là
Thiên hình Long bối (lưng của Long ); Giáp sơn là Trạch hình; Mão sơn là Hình
ngục, Long hữu hiệp (sườn bên phải của Long), đối ứng quẻ Chấn, Ất sơn là Đằng
xa, Tụng ngục, Thìn sơn là Bạch hổ, chân bên phải của Long; Tốn sơn là Địa hộ,
Phong môn. Phúc thủ, Tỵ sơn là Thiên phúc, Trạch cực, đuôi Long; Bính son là
Minh đường, Trạch phúc; Ngọ sơn là Cát xương, chân trái của Long, đối ứng quẻ
Ly; Đinh sơn là Thiên thương; Mùi sơn là Thân phủ; Khôn sơn là Nhân môn, ruột
của Long, Phúc nang (Túi phúc); Thân sơn là Ngọc đường; Canh sơn là Trạch đức.
Dậu sơn là Đại (đức, sườn bên phải của Long, đối ứng quẻ Đoài; Tân sơn là Kim
quý, Tuất sơn là Đia phủ, tay trái của Thanh Long. Tên gọi cát hung của 24 sơn
âm trạch thì ngược hướng với dương trạch, ví dụ Hợi sơn của dương trạch là Chu
tước, đầu của Long, thì đối nghịch là Tỵ sơn, Thiên phúc, Trạch cực, đuôi của
Long, vậy Hợi sơn của Âm trạch biến thành Tỵ sơn, Thiên phúc, Trạch cực, đuôi
của Long, âm trạch Ty sơn biến thành Chu tước, đầu của Long. Những cái khác theo
đó mà suy, nhưng Tứ duy thì không biến động, nghĩa là Càn sơn, Cấn sơn Tốn sơn,
Khôn sơn thì âm dương trạch giống nhau. 24 sơn lại có tọa mệnh, như Hợi sơn
dương trạch là phụ mệnh (mệnh cha), Nhâm sơn là Mẫu mệnh (mệnh mẹ ), Tí sơn là
mệnh con trai cả, Quý Sơn là mệnh con trai thứ. Âm trạch thì lấy Tỵ sơn làm mệnh
cha, Bính sơn làm mệnh mẹ, Ngọ sơn làm mệnh con trai cả, Đinh sơn làm mệnh con
trai thứ. Phàm xung phạm mệnh tọa, thì tai họa sẽ ứng vào người tương ứng, đại
hung. 24 sơn có quan hệ với ngũ hành, bát quái, 12 cung, cửu tinh, 24 thiên
tinh, 24 tiết khí. Xem mục La bàn.

Nhị thập tứ lỗ : Tức Nhị
thập tứ sơn. Xem mục Nhị thập tứ sơn.

Tứ chính : Phương vị. Chỉ 4 hướng chính đông, chính tây,
chính nam, chính bắc. Trong 24 sơn đó là Tí sơn (chính bắc), Ngọ sơn (chính
nam), Mão sơn (chính đông), Dậu sơn (chính tây), phân biệt đối ứng 4 quẻ Khảm,
Ly, Chấn, Đoài. Tầm Long định huyệt nhìn chung không coi việc toạ lạc hoặc mặt
hướng về tứ chính là cát.

Tứ ngung : Phương vị. Tức
4 góc. Chỉ 4 hướng đông nam, tây bắc, tây nam, đông bắc. Góc đông nam còn gọi là
“Giao”, góc tây bắc còn gọi là “Ốc lậu”, góc tây nam còn gọi là “Áo”, góc đông
bắc còn gọi là “Hoạn”. Trong 24 sơn, Tứ ngung là Càn sơn (tây bắc), Cân sơn
(đông. bắc), Tốn sơn (đông nam), Khôn sơn (tây nam). Hạ tang lấy tọa lạc hoặc
mặt hướng về Tứ ngưng là quí. Tứ ngưng còn gọi là Tứ duy.

Tứ duy: Phong
vị. Tục Tứ ngung. Xem mục Tứ ngưng.

Bát can : Phương vị. Chỉ
8 thiên can trong 24 sơn là Giáp, Canh, Bính, Nhâm, Ất, Tân, Đinh, Qúy. Phân
biệt lần lượt nằm ở các vị trí: chính đông thiên bắc 15 độ (Giáp), chính tây
thiên nam 15 độ (Canh), chính nam thiên đông 15 độ (Bính), chính bắc thiên tây
15 độ (Nhâm), chính đông thiên nam 15 độ (Ất), chính tây thiên bắc 15 độ (Tân),
chính nam thiên tây 15 độ (Đinh), chính bắc thiên đông 15 độ (Quý). Vì thiên can
không có Sát mà địa chi không có Sinh nên hạ táng lấy tọa lạc hoặc chính hướng
tám Can nói trên là quí. Ca quyết có câu : “Cổ nhân vi hà chỉ hữu bát, trong dục
phùng sinh bất phùng sát” (Quản thị địa lý chỉ mông).

Thiên môn : 1)
Phương vị. Chỉ hướng tây bắc. Chính là Càn sơn. Thuyết này xuất hiện rất sớm.
Thuật Phong thủy cho rằng ở phương vị Thiên môn không nên xây lầu cao, phạm vào
chỗ đó sẽ hại cho gia trưởng. Chọn ngày Đinh, ngày Nhâm trong tháng Năm mà tu
sửa, xây dựng ở vị trí này thi cát. 2) Địa hình. Chỗ nước chảy đến hoặc chảy
vào, cần phải rộng mở. Xem mục Thủy khẩu.

Địa hộ : 1) Phương vị.
Chỉ hướng đông nam. Chính là Tốn sơn. Còn gọi là Phong môn. Thuật phong thuỷ cho
rằng ở phương vị Địa hộ không nên xây lầu cao, (chỉ nên mở cửa hoặc xây phòng
thấp, để sinh khí khỏi bị bế tắc. Chọn ngày Bính, ngày Tân trong tháng Mười Một
mà tu sửa, xây dựng ở vị trí này thì cát. 2) Địa hình. Chỗ nước chảy đi hoặc
chảy ra, cần uốn lượn ngoằn ngoèo. Xem mục Thủy khẩu.

Nhân môn :
Phương vị. Chỉ hướng tây nam. Chính là Khôn sơn. Còn gọi là Long tràng. Phong
thủy dương trạch cho rằng Nhân môn là nơi nên làm chuồng trâu chuồngngựa. Chọn
ngày ất, ngày Canh trong tháng Hai mà tu sửa, xây dựng ở vị trí này thì cát. Có
thuyết nói Nhân môn là “Lý quỉ môn” hoặc “Nữ quỉ môn”, không thể làm nhà bếp,
nhà xí ở phương vị này.

Quí
môn
 : Phương vị. Chỉ hướng đông bắc. Chính là
Cấn sơn. Còn gọi là Quỷ Lộ. Tà khí, Sát khí phần nhiều từ phương này đến, cho
nên tuyệt đối không mở cửa hoặc làm phòng ở. Nên xây tường cao che chắn sát khí.
Chọn ngày Giáp, ngày Kỷ trong tháng Tám mà tu sửa, xây dựng ở vị trí này thì
cát. Có thuyết gọi đây là “Biểu quỉ môn” , không thể làm nhà bếp, nhà xí ở
phương vị này.

Quí
lộ 
: Phương vị. Tức Quỉ môn. Xem mục Quỉ
môn.

Lục tương : Phương vị. Tương có
nghĩa phu trợ. Chỉ trạng thái sinh vượng của ngũ hành. Thuật Phong thủy lấy
Dưỡng, Tràng sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng trong Ngũ hành Tràng
sinh làm Lục tương, ở các vị trí lần lượt khác nhau như : Bính hỏa lấy Ngọ làm
Đế vượng. Đinh kim lấy Mùi làm Quan đới. Khôn thổ lấy Thân làm Tràng sinh, Canh
thổ lấy Dậu làm Mộc dục, Tân thủy lấy Tuất làm Quan đới, Canh mộc lấy Dần làm
Lâm quan, Ất hỏa lấy Thai làm Quan đới. Căn cứ phương vị Lục tương, có thể dự
đoán sự cát hung hưu vượng của sơn, thủy. Nói chung, phàm Long hoặc Thủy đến từ
phương vị Lục tương thì đều là cát lợi. Phương vị sở tại của Lục tương thì biến
đổi theo ngũ hành (xem cụ thể ở mục Nhị thập tứ sơn ngũ hành thủy
pháp).

Lục
thế
 : Phương vị. Thế có nghĩa phế bỏ, suy
bại. Thuật Phong thủy lấy Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai trong Ngũ hành Tràng
sinh làm Lục thế, ở các vị trí lần lượt khác nhau và biến đổi theo Ngũ hành, như
Giáp thủy lấy Dần làm Bệnh, Tốn mộc lấy Thìn làm Mộ, Càn kim lấy Hợi làm Bệnh,
Nhâm hỏa lấy Tý làm Thai, Quý thổ lấy Sửu làm Suy. Từ đó có thể suy ra cát hung
của sơn thủy. Nói chung, phàm sơn, thủy tử phương vị lục thể đi tới thì không
cát lợi. Từ phương vị Lục tương đến, rồi đi tới phương vị Lục thế, thì cát.
Phương vị sở tại của Lục thế thì biến đổi theo ngu hành (xem cụ thể ở mục Nhị
thập tứ sơn ngù hành thủy pháp).

Tứ mộ : Phương vị. Chỉ 4
phương Thìn sơn, Tuất sơn, Sửu sơn, Mùi sơn trong 24 sơn, lần lượt nằm ở vị trí
đông nam thiên đông 15 độ (Thìn), tây bắc thiên tây 15 độ (Tuất), đông bắc thiên
bắc 15 độ (Sửu) tây nam thiên nam 15 độ (Mùi). Hạ táng mà toạ lạc hoặc hoặc quay
mặt về phương vị Tứ mộ thì chỉ có hung, không có cát. Nêu thủy lưu chảy đi
phương Tứ mộ, thì cát lợi. Xem mục Kim long.

Tứ tuyệt: Phương vị. Chỉ
4 phương Dần sơn. Thân sơn, Tỵ sơn, Hợi sơn trong 24 sơn, lần lượt nằm ở vị trí
đông bắc thiên đông 15 độ (Dần), tây nam thiên tây 15 độ (Thân), đông nam thiên
nam 15 độ (Tỵ), tây bắc thiên bắc 15 độ (Hợi). Hạ táng mà toạ lạc hoặc hoặc quay
mặt về phương vị Tứ tuyệt thì đại hung.

Tứ hung : Phương vị.
Phong thủy dương trạch coi phương vị sở tại của 4 hung tinh Lục sát, Ngũ quỉ,
Họa hại. Tuyệt mệnh là Tứ hung. Ở vị trí Tứ hung thì phòng ốc nên thấp nhỏ, nên
bố trí nhà bếp, nhà xí. Nếu Du niên của chủ nhà định cung Sinh tại phương vị Tứ
hung, thì không nên động thổ sửa chữa.

Sinh khí tinh: Phương vị.
Thường gọi tắt là Sinh Khí, một trong Cửu tinh. Tương ứng sao Tham Lang, ngũ
hành thuộc mộc, bát quái là quẻ Cấn. Rất tốt. Âm trạch phong thủy dùng sao này
chi phương vị và hình dạng sơn.

Xem
thêm mục Tham Lang. Dương trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch
khác nhau mà di chuyển các phương, như Khảm trạch thi Sinh Khí ở phương vị đông
nam Tốn ; Đoài trạch thì Sinh Khí ở vị trí Càn, tây bắc. Tại vị trí có Sao Sinh
Khí nên xây phòng ốc cao lớn, mở cửa, bố trí phòng ở, giếng nước, chuồng gia
súc. Sinh Khí còn là một trong Xuyên cung cửu tinh. Xem mục tương
ứng.

Diên niên
tinh
 : Phương vị. Thương gọi tắt là Diên
Niên, một trong cửu tinh. Tương ứng Vũ Khúc, ngũ hành thuộc kim, bát quái là quẻ
Đoài. Rất tốt. Âm trạch phong thủy dùng sao này chỉ phương vị và hình dạng sơn.
Xem thêm mục Vũ khúc. Dương trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch
khác nhau mà di chuyển các phương, như Càn trạch thì Diên Niên ở vị trí Khôn,
tây nam; Chấn trạch thì Diên Niên ở vị trí Tốn, đông nam. Tại vị trí có sao Diên
Niên nên xây phòng ốc cao lớn, mở cửa, bố trí phòng ở, giếng nước. Diên Niên còn
là một trong Xuyên cung cửu tinh. (Xem mục tương ứng)

Thiên ất tinh:
Phương vị. Thường gọi tắt là Thiên ất, còn gọi là Thiên Y, một trong Cửu tinh.
Tương ứng sao Cự Môn, ngũ hành thuộc thổ, bát quái là quẻ Tốn. Tốt
vừa.

Âm trạch phong thủy dùng sao này
chỉ phương vị và hình dạng sơn. Xem thêm mục Cự Môn. Dương trạch phong thủy
chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác nhau mà di chuyển các phương, như Khôn
trạch thì Thiên ất ở vị trí Khảm, chính bắc; Ly trạch thì Thiên Ất ở vị trí Tốn,
đông nam. Tại vị trí có sao Thiên Ất, nên xây phòng ốc cao lớn, mở cửa; bô trí
phòng ở, chuồng gia súc. Thiên ất còn là một trong Xuyên cung cửu tinh. Xem mục
tương ứng.

Thiên y
tinh
 : Phương vị. Tức sao Thiên ất. Xem mục
Thiên ất tinh.

Lục sát tinh : Phương
vị. Thường gọi tắt là Lục Sát, một trong Cửu tinh. Tương ứng sao văn Khúc, ngũ
hành thuộc thủy, bát quái là quẻ Ly, hung (xấu vừa). âm trạch phong thủy dung
sao này chỉ phương vị và hình dạng sơn. Xem thêm mục Văn Khúc. Dương trạch phong
thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác nhau mà di chuyển các phương, như
Tốn trạch thì Lục Sát ở vị trí Đoài, chính tây; Cấn trạch thì Lục Sát ở vị trí
Chấn, chính đông. Tại vị trí có sao Lục Sát, không nên xây phòng ốc cao lớn, mà
nên bố trí nhà bếp, nhà vệ sinh. Lục Sát còn là một trong Xuyên cung cửu
tinh.




Xem mục tương ứng.

Ngũ quỉ tinh: Phương vị.
Thường gọi tắt là Ngũ Quỉ, một trong Cửu tinh. Tương ứng sao Liêm Trinh, ngũ
hành thuộc hỏa, bát quái là quẻ Chấn, đại hung (rất xấu). Âm trạch phong thủy
dùng sao này chỉ phương vị và hình dạng sơn. Xem thêm mục Liêm Trinh. Dương
trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác nhau mà di chuyển các
phương, như Khảm trạch thì Ngũ Quỉ ở vị trí Cấn, đông bắc, Ly trạch thì Ngũ Quỉ
ở vị trí Đoài, chính tây. Tại vị trí có sao Ngũ Quỉ phòng ốc nên thấp bé, nên bố
trí chuồng gia súc, nhà vệ sinh. Ngũ Quỉ còn là một trong Xuyên cung cửu tinh.
Xem mục tương ứng.

Họa hại
tinh
: Phương vị. Thường gọi tắt là Họa Hại,
một trong Cửu tinh. Tương ứng sao Lộc Tồn, ngũ hành thuộc thổ, bát quái là quẻ
Càn. Am trạch phong thủy dùng sao này chỉ phương vị và hình dạng sơn. Xem thêm
mục Lộc Tồn. Dương trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác
nhau mà di chuyển các phương, như Cấn trạch thì Họa Hại ở vị trí Ly, chính nam;
Đoài trạch thì Họa hại ở vị trí Khảm, chính bắc. Tại vị trí có sao Họa Hại phòng
ốc nên thấp bé, nên bố trí nhà bếp, chuồng gia súc. Họa hại còn là một trong
Xuyên cung cửu tinh. Xem mục tương ứng. .

Họa hoạn tinh: Phương vị.
Tức sao Họa Hại. Xem mục Họa Hại tinh.

Tuyệt mệnh tinh : Phương
vị. Thường gọi tắt là Tuyệt Mệnh, một trong Cửu tinh. Tương ứng sao Phá Quân,
ngũ hành thuộc kim, bát quái là quẻ Khảm. đại hung (rất xấu). Âm trạch phong
thủy dùng sao này chỉ phương vị và hình dạng sơn. Xem thêm mục Phá Quàn. Dương
trạch phong thủy chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác nhau mà di chuyển các
phương, như Chấn trạch thì Tuyệt Mệnh ở vị trí Đoài, chính tây; Cấn trạch thì
Tuyệt Mệnh ở vị trí Tốn, đông nam. Tại vị trí có sao Tuyệt Mệnh, không nên xây
phòng ốc cao lớn, chỉ nên bố trí nhà bếp, nhà xí. Tuyệt Mệnh còn là một trong
Xuyên cung cửu tinh. Xem mục tương ứng.

Phụ Bật tinh : Phương vị . Tên gọi gộp hai sao Tả Phù và Hữu
Bật, một trong Cửu tinh. còn gọi là Phục Vị, hoặc Phục Ngâm. Tương ứng sao Phúc
đức, tức bản cung, ngũ hành thuộc mộc, bát quái là quẻ Khôn. Tốt vừa. Có thuyết
coi là hung tinh. Âm trạch phong thủy dùng sao này chỉ phương vị và hình dạng
sơn. Xem thêm mục Phụ Bật, Tả phù, Hữu bật. Dương trạch phong thủy lấy Phụ Bật
làm chỗ ký gửi phúc đức của chủ nhà, chuyên chỉ phương vị, tùy Bát trạch khác
nhau mà di chuyển các phương, như Khảm trạch thì Phụ bật vị trí Khảm, chính bắc;
Khôn trạch thì Phụ Bật ở vị trí Khôn, tây nam. Tại vị trí có sao Phục Vị, tức có
cổng chính của ngôi nhà thì mở cửa ở giữa Tam sơn; duy cấn sơn chính là Quỉ môn,
chỉ có thể mở cửa ở hai bên Dần sơn, Sửu sơn. Phụ bật làm bản cung, còn là mộït
trong Xuyên cung cửu tinh. Xem mục tương ứng.

Phục vị: Phướng vị. Chỉ
phương vị ký gửi cung Phúc Đức của chủ nhân. Còn gọi là Phục Ngâm hoặc Bản cung,
tương ứng sao Phu bật. Cổng lớn của dương trạch đều ở phương vị Phục Vị. Xem mục
Phụ bật tinh.

Thái
tuế
 : Phương vị. Thời xưa lấy phương đối xứng
với Tuế tinh làm Thái tuế. Hung. Ở phương vị sở tại của Thái tuế, 1ớn thì như
việc quốc gia cất quân, xây dựng cung điện mở mang bờ cõi, nhỏ thì như việc xây
tường sửa nhà, đều phải né tránh nếu phạm tức thị rất xấu. Thái tuế cứ 12 năm sẽ
trở lại một vòng, năm Tý ở phương Tý, năm Sửu ở phương Sửu phương vị đối xứng
với Thái tuế ở dưới mặt đất gọi là Tuế Hạ, ý nói bên dưới Thái
tuế.

Tuế phá : Phương vị. Phương đối xứng với Thái tuế là Tuế Phá, thực
ra là Tuế tinh sở tại. Hung. Phương vị Tuế Phá sở tại không được động thổ xây
dựng, thay đổi hôn nhân, xuất hành đi xa, phạm vào đó thi hao tổn tiền bạc, hại
cho gia trưởng. Tuế phá 12 năm trở lại một vòng, năm Tý thì Tuế phá ở Ngọ, năm
Ngọ thì ở Tý, vòng trong là 12 chi ghi năm, vòng ngoài là phương vị Tuế Phá sở
tại.

Tuế hạ : Phương vị. Tức bên dưới sao Thái tuế. Thái tuế ở trên
trời, phương vị đối ứng với nó ở dưới đất là Tuế hạ, thực ra là phương vị Thái
tuế. Xem mục Thái tuế.

Thái
tuế thổ
: Phong tục thời xưa cho rằng phương
vị sở tại của Thái tuế thì không được động thổ tu sửa hoặc xây dựng, nếu phạm sẽ
rất xấu. Đồng thời nếu đào thấy trong đất một khối thịt, người trong nhà sẽ bị
bạo bệnh mà chết, tức là Thái tuế thổ. Trước thuật thời cố có nhiều ghi chép về
điều này. Gần đây ở một huyện nọ thuộc tỉnh Cam Túc có đào được một khối thịt,
giám định khoa học cho biết đó là một loại khuẩn mô trắng hiếm thấy gọi là “Thái
tuế khuẩn”. E rằng đó là “Thái tuế thổ” mà cổ nhân từng
gọi.

Đại tướng
quân
 : Phương vị. Phương mà Thái tuế “ăn”
(che lấp) gọi là Đại tướng quân. Hung. Có hai thuyết. Thuyết thứ nhất nói rằng
không được động thổ tu sửa hoặc xây dựng xung phạm Đại tướng quân. Thuyết thứ
hai cho rằng nếu động thổ xay dựng ở phương vị Thái tuế, thì người ở phương vị
Đại tướng quân sẽ bị tai hoạ. Đai tướng quân thường cư ở Tứ chính, ba năm thay
đổi một lần. Ví dụ, nếu Thái tuế ở phương Dần, Mão, Thìn, thì Đại tướng quân ở
vị trí Tý, chính bắc. Trong đồ hình, vòng ngoài là nơi sở tại của Đại tướng
quân, vòng trong là phương vị sở tại của Thái tuế.

Lai lộ để lộ :
Phương vị . Phàm người ta di chuyển chỗ ở, nơi từ đó dời đi gọi là Lai lộ, nơi
sẽ điều gọi là Để lộ. Ví dụ chuyển từ phương nam lên phương bắc, thì phía nam
của nhà ở là Lai lộ, phía bắc của nhà ở là Để lộ. Sửa nhà không nên ở hướng Để
lộ, sẽ khiến người ở bất an; còn sửa ở hướng Lai lộ thì không
sao.

Trùng âm trùng
dương
 : Hương vị. 24 sơn lấy từ truất Sơn
thuận chiêu kim đồng hồ đến Ất sơn là dương, từ Thìn sơn thuận chiều kim đồng hồ
đến Tân sơn là âm. Lại lấy 12 sơn là Càn, Giáp Khôn, Ất, Khảm (Ty), Quý, Thân,
Thìn, Ly (Ngọ), Nhâm, Dần, Tuất lam dương; lấy 12 sơn Cấn, Bính, Tốn, Tân, Chấn
(Mão), Canh, Hợi, Mùi, Đoài (Dậu), Đinh, Ty, Sửu làm âm. Thuật Phong thủy cho
rằng dương hoặc âm không nên vượng một ình, phải phối hợp với nhau mới là tốt,
bởi vậy chủ trương dương trạch nên tu sửa ở phương âm, âm trạch nên tu sửa ở
phương dương.

Nếu dương trạch lại tu
sửa ở hướng dương, gọi là trùng dương, âm trạch tu sửa ở phương âm, gọi là trùng
âm, đều không tốt.

Tử
khí 
: Phương vị. Chỉ phương vị cố định nào đó
đối xứng với Sinh Khí trong xây dựng nhà ở. Trong một năm, vị trí của Tử khí
thay đổi tùy từng tháng. Tử khí vào tháng Giêng đóng ở Ngọ, Đinh (chính nam và
nam thiên sang tây 15 độ). Xem mục Nhị thập tứ sơn. Tháng Hai ở Mùi, Khôn; tháng
Ba ở Thân, Canh , tháng Tư ở Dậu, Tân; tháng Năm ở Tuất, Càn; tháng Sáu ở Hợi,
Nhám, tháng Bảy ở Tý, Quý; tháng Tám ở Sửu, Cấn. tháng Chín ở Dần, Giáp; tháng
Mười ở Mão, ất; tháng Mười một ở Thìn, Tốn, tháng Chạp ở Tỵ, Bính. Mỗi năm Tử
khí khởi đầu từ chính nam, thuận chiều kim đồng hồ xoay một vòng, ở vị trí đối
diện với Sinh khí. Nếu tu sửa hoặc xây dựng nhà ở mà xung phạm Tử khí, thì sẽ bị
tai họa.

Thổ
khí
 : Phương vị. Phong thủy dương trạch cho
rằng tu sửa hoặc xây dựng nhà ở sẽ động thổ, làm kinh động thổ khí. Thổ khí bị
kinh động, một phương vi cố định nào đó bị xung phạm, thì người sống ở phương vị
ấy sẽ gặp tai họa. Ở phương vị đo cần được yểm, trấn. Phương vị thổ khí bị xung
phạm trong một năm sẽ khác nhau tùy từng tháng: tháng Giêng ở Đinh , Mùi (chính
bắc và tây bắc thiên sang bắc 15 độ). Xem mục Nhị thập tứ sơn. Tháng hai ở Khôn,
tháng ba ở Nhâm. Hoả ; tháng Tư ở Tân, Tuất; tháng năm ở Càn; tháng Sáu ở Dần,
Giáp, tháng Bảy ở Quý, Sửu; tháng Tám ở Cấn; tháng Chín ở Bính, Tỵ, tháng Mười ở
Thìn, Ất; tháng Mười một ở Tốn; tháng Chạp ở Thân, Canh.

Chỉ có 4 phương vị chính nam (Ngọ), chính bắc (Tý), chính
đông ( Mão), chính tây (Dậu) là thổ khí không bị xung phạm.

Nhị thập tứ sơn ngũ hành thủy pháp Phương vị. Phương pháp
phối hợp 24 sơn với Chính Ngũ hành, Tràng sinh Ngũ hành và Cửu tinh. Căn cứ
phương vị của Lai long để biểu thị cát hung của phương vị thủy chảy đến và chảy
đi. Trình tự cụ thể như sau: trước hết đem 24 sơn phối thuộc Ngũ hành theo ca
quyết “Giáp dần thìn tốn đại giang thủy, tuất khảm (Tý ), thân tân thủy tổng
đồng. Chấn ( mão) Cấn tỵ sơn người thuộc mộc, ly ( ngọ) nhâm bính ất hỏa vi
tông”. (Thanh nang hải giác kinh ). Khi đã định tính chất Ngũ hành của 24 sơn ất
sẽ phân chia 5 cục kim mộc, thủy, hỏa, thổ, khởi Tràng sinh từng cục, đồng thời
tạp phối Cửu tinh, tổng cộng được 24 vị trí, tương ứng 24 sơn. Trong đó kim cục
khởi Tràng sinh ở Tỵ sơn, mộc cục khởi Tràng sinh ở Hợi sơn; thủy cục và Thổ cục
khởi Tràng sinh ở Thân sơn; hỏa cục khởi Tràng sinh ở Dần sơn. Tràng sinh Ngũ
hành phối hợp với Cửu kinh (thực ra chỉ với 7 sao) xếp theo trật tự thuận và
trạng thái cát hung như sau : Tràng sinh (cát), Tham Lang (cát); Mộc dục (hung),
Văn khúc (hung), quan đới (hung), Văn khúc ( hung), lâm quan (cát) Vũ khúc (
cát), Đế vương (cát), Vũ khúc (cát ), Suy ( hung ), Cự môn (hung), Bệnh (hung),
Liêm trinh (hung), Tử ( (hung), Liêm trinh (hung), Mộ (hung ), Phá quân (hung),
Tuyệt (hung), Lộc tồn (hung) Dưỡng (cát), Tham lang (cát). Lấy 24 vị trí, khởi
từ Tràng sinh, thuận chiều kim đông hồ, sắp xếp 24 sơn tương ứng. Câu ca là:
“Dưỡng sinh Tham lang vị, Quan đới Mộc dục văn, Vũ khúc làm quan vượng, phùng
suy thị Cự môn. Liêm trinh đa bệnh tử, đại mộ thuộc Phá quân, tuyệt thai thị Lộc
tồn, thất diệu nhất khởi phân”. (Thanh nang hải giác kinh). Do 5 cục khởi Tràng
sinh khác nhau nên Tràng sinh Ngũ hành sau khi phối với Cửu tinh tại 24 sơn
tương ứng mỗi cục cũng khác nhau. Dưới đây chỉ nêu ví dụ thủy cục và thổ cục
khởi Tràng sinh. Các cục khác có thể suy diễn tương tự. Đã biết phương vị của 24
sơn tương ứng với Tràng sinh Ngũ hành, Cửu tinh, thì có thể suy ra phương vị đến
và đi nào của thủy là cát hoặc là hung. Nguyên tắc cơ bản là nên từ phương sinh
vượng (phương cát ) chảy đến, và chảy đi phương tử tuyệt (phương hung). Ví dụ,
Tý sơn lai long. Về Ngũ hành tý sơn thuộc thủy, thủy cục khởi Tràng sinh tại
Thân, nên phàm là 4 phương vị Canh sơn (tương ứng Tham lang), Mùi sơn (tương ứng
Dưỡng), Khôn sơn (tương ứng Than Lang), Thân sơn (tương ứng Tràng sinh ), mà có
thủy chảy đến, thì đều chủ có nhiều phú quý; còn phương vị Dậu sơn (tương ứng
Mộc dục), Tân sơn (tương ứng Văn khúc) thủy chảy xộc đến thì chủ phụ nữ trong
nhà dâm loạn; lai thủy phương vị Cấn sơn (tương ứng Mộ) chủ người trong nhà bị
hình phạt; lai thủy phương vị Can sơn (tương ứng Văn khúc), Tân sơn (tương ứng
Văn khúc), chủ trong nhà có dịch bệnh.

Nếu lai thủy chảy về phương sinh vượng, thì không có gì đáng
lưu luyến đất này. Nếu thủy chảy đi về hướng phương vị Bính sơn (tương ứng Lộc
tồn) , Tốn sơn (tương ứng Phá quân), chủ đời sau có công khanh. Ca nói : “Tý sơn
địa, Canh Mùi cập Khôn Thân. Tứ vị triều lai đa phú quí, Dậu tân xạ nhập phụ
nhân dâm. Long (Thìn) tẩu nhập, định tao hình. Lưu Phá, Sinh, Vượng bất tu tầm.
Văn khúc triều lai động ôn hỏa, như lưu Bính, Tốn xuất công khanh, lai khứ yếu
phân minh” (Thanh nang hải giác kinh). Nói chung chỉ cần nhớ rằng thủy từ thường
sinh vượng chảy đến và chảy đi về hướng tử tuyệt là cát thì đủ
rồi.

Tràng sinh Ngũ
hành 
: Tức Ngũ hành ký sinh 12 c ung. Vốn chỉ
trạng thái khác nhau trong 12 tháng của Ngũ hành theo trình tự Tuyệt, Thai,
Dưỡng, Tràng sinh, Mộc Dûục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ.
Thuật Phong thủy mượn các tên gọi ấy để chỉ trạng thái cát hung của phương vị,
trong đó Tràng sinh, Dưỡng, Lâm quan, Đế vượng là cát, còn lại đều hung. Cũng có
khi coi Quan đới, Mộc dục cũng là cát. Tràng sinh Ngũ hành trong thuật Phong
thủy chỉ phương vị, tùy Ngũ hành sở thuộc khác nhau của 24 sơn mà biến đổi,
trong đó tác dụng chủ yếu là biểu thị phong vị thuỷ lưu chảy đến và chảy đi. Xem
thêm mục Nhị thập tứ sơn Ngũ hành thủy pháp.

Đại du niên biến hào pháp : phương pháp tính toán phương vị bát quái Cửu tinh ký gửi
cung phúc đức của chủ nhà dùng để chỉ đạo việc tu sửa và xây dựng nhà. Trình tự
cụ thể như sau. Trước hết, căn cứ phép Tam nguyên tính xem mệnh của chủ nhà ký
gửi ở cung nào (tên quẻ ), tức cung Phúc đức, hoặc còn gọi là Bản cung; sau đó
khởi từ bản cung tính Cửu tinh theo trật tự thuận cùng phương vị sở tại. Phải sử
dụng phép biến hào tức là phải biến đổi ba hào trên, giữa, dưới của quẻ ký gửi
Bản cung, hào dương thì biến thành âm, hào âm thì biến thành dương, từ đó mà
biết được phương vị Cửu tinh. Lấy quẻ Càn làm ví dụ. Nếu mạng của chủ nhà ký gửi
ở quẻ Càn, biến hào trên sẽ thành quẻ Đoài, là Sinh khí; biến hào trên và hào
giữa, sẽ thanh quẻ Chấn là Ngũ quỉ; biến hào trên và hào dưới sẽ thành quẻ Khảm,
là Lục sát; biến hào giữa sẽ thành quẻ Ly, là Tuyệt mệnh. biến hào giữa và hào
dưới, sẽ thanh quẻ Cấn, là Thiên ất hoặc còn gọi là Thiên y; biến hào dưới, sẽ
thành quẻ Tốn, là Họa hại; biến cả ba hào sẽ thành quẻ Khôn, là Diên niên; cả ba
hào đều không biến thì vẫn là quẻ Càn, là Phụ bật, hoặc còn gọi là Phục vị, tức
cung Phúc đức, hoặc Bản cung. Trong Cửu tinh, lấy Sinh khí, Diên niên, Thiên Ất,
Phụ bật làm 4 cát tinh; con Họa hai, Lục sát, Ngũ quỉ, Tuyệt mệnh làm 4 hung
tinh; cũng có thuyết coi Phụ bật là hung tinh. Do phương vị bát quái đã định,
tức là cung Phúc đức sở tại, ta đem Cửu tinh (thực ra chỉ có 8 sao) sắp xếp theo
trật tự thuận trên bề mặt 8 vị trí của nhà ở (Tứ chính và Tứ ngung), thì có thể
phán cát hung, chỉ đạo việc xây dựng nhà ở. Vì sự biến hào quá rắc rối, cho nên
các trước tác Phong thủy nói chung đưa ra cách bố trí thứ tự Cửu tinh bát quái
như sau : Càn trạch là Càn ( Phúc đức, Phụ bật, Phục vị, từ đây xuống dưới cũng
như vậy), Lục sát, Thiên Ất, Ngũ quỉ, Hoạ hại, Tuyệt mệnh, Diên niên, Sinh khí,
Khảm trạch là Khảm, Ngũ quỉ, Thiên ất, Sinh khí, Diên niên, Tuyệt mệnh, Họa hại,
Lục sát. Cấn trạch là Càn, Lục sát, tuyệt mệnh, họa hại, Sinh khí, Diên niên,
Thiên Ất, Ngũ quỷ. Chấn trạch là Chấn, Diên niên, Sinh khí, Họa hại, Tuyệt mệnh,
Ngũ quỷ. Thiên ất, Lục sát. Tốn trạch là Tốn, Thiên ất, Ngũ quỷ, Lục sát, Hoạ
hại, Sinh khí, Tuyệt mệnh, Diên niên, Ly trạch là Ly, Lục sát, Ngũ quỷ, tuyệt
mệnh, Diên niên, Hoạ hại, Sinh khí, Thiên ất. Khôn trạch là khôn, Thiên ất, Diên
niên, Tuyệt mệnh, Sinh khí, Hoạ hại, Ngủ quỷ, lục sát, Đoài trạch là đoài, Sinh
khí, Hoạ hại, Diên niên, Tuyệt mệnh, Lục sát, Ngũ quỷ, Thiên Ất. Đối chiếu trật
tự sắp xếp trên, có thể phân biệt phương vị cát hung của 8 phía nhà
ở.

Tam nguyên pháp: Phương pháp căn cứ
trình tự nhất định mà tính toán bát quái ký gửi cung Phúc đức của chủ nhà. Còn
gọi là “Phúc nguyên Pháp”. Tam nguyên tức là thượng nguyên, trung nguyên và hạ
nguyên. Lục thập (60) Giáp Tý là một nguyên. Tam nguyên cộng là 180 năm. Trước
hết cần biết niên đại khởi đầu hoặc chấm dứt ở Giáp Tý thượng nguyên, trung
nguyên hay hạ nguyên. Qui định rằng năm 1504 (năm thứ 17 niên hiệu Hoằng Trị,
Giáp Tý, đời nhà Minh ) là Thượng nguyên Giáp Tý, năm 1564 (năm thứ 13 Gia Tĩnh,
Giáp Tý, đời nhà Minh) là Trung nguyên Giáp Týù, năm 1624 (năm thứ 4 Thiên Khải,
Giáp Tý, đời nhà Minh ) làm hạ nguyên Giáp Tý. Từ năm 1504 trở về trước và từ
năm 1684 trở về sau, cứ 180 năm là một Tam nguyên mà tính mãi mãi. Ví dụ, năm
1864 1à Thượng nguyên Giáp Tý, năm 1924 là Trung nguyên Giáp Tý, năm 1984 là Hạ
nguyên Giáp Tý, năm 2044 lại là Thượng nguyên Giáp Tý. Khi đã biết tam nguyên
Giáp Tý, căn cứ giản đồ Dã mã Khiêu ta tính trên các ngón tay, theo khẩu quyết :
“Dã mã khiêu giản tấu, tòng Dân số đáo Cẩu (Tuất). Nhất niên cách nhất vị, bất
dụng Hợi, Tý, Sửu”. Khẩu quyết phối hợp Tam nguyên pháp : “Thượng nguyên giáp tý
nhất cung liên, Trung nguyên khởi Tốn hạ Đoài gian. Thượng ngũ trung nhị hạ bát
nữ, nam nghịch nữ thuận khởi căn nguyên”(Dương trạch thập thư). Ngoài ra qui
định nam ở 5 trung thì ký gửi tại Khôn, nữ ở 5 trung thì ký gửi tại Cấn. Cách
tính cụ thể như sau : trước hết tra xem can chi nam sinh của chủ nhà nam hoặc
nữ, xem thuộc nguyên nào trong tam nguyên; sau đó tính theo khẩu quyết. Nếu chủ
nhà là người sinh năm Bính Dần thượng nguyên, thì áp dụng câu “Thượng nguyên
giáp tý nhất cung liên”, tức là nam sinh trong 60 năm thượng nguyên, thì khởi
nhất Khảm ở vị trí Dần, nam nghịch nữ thuận khởi căn nguyên, tức là nam thì tính
số theo chiều nghịch , nữ thì đếm số theo chiều thuận, vậy sau 1 sẽ đến 9 Ly ở
vị trí Tuất, là năm Ất Sửu, đó là do “nhất niên cách nhất vị, bất dụng Hợi Tý
Sửu”, cho nên phải chuyển tới 9 Ly, vị trí Tuất. Tính nghịch tiếp đến số 8 là
Cấn, vị trí Dậu, là năm Bính Dần, ắt sẽ biết cung Phúc đức của chủ nhà là ở Cấn.
Nếu chủ nhà là người sinh năm Qúy Hợi, thuộc Hạ nguyên, trung nguyên khởi Tốn,
Hạ Đoài gian”, tức là nam giới sinh vào Trung nguyên, thì năm Giáp tý khởi tính
từ số 4 ở vị trí Tỵ, còn người sinh vào Hạ nguyên thì khởi tính từ số 7 Đoài, ở
vị trí Thân. Vậy là năm Giáp Tý hạ nguyên tính từ sô 7 Đoài ở Thân, đếm nghịch
đến 6 càn ở Mùi là năm Ất Sửu, đến 5 trung ở ngọ là năm Bính Dần, đến 4 Tốn ở Ly
là năm Đinh Mão, đến 3 Chấn ở Thìn là năm Mậu Thìn, đến 2 khôn ở mão là năm Kỷ
Tỵ, đến 1 Khảm ở Dần là năm canh Ngọ, nhảy sang 9 Ly ở Tuất ( vì bỏ qua Hợi tý
sửu) là năm Tân Mùi đến 8 Cấn ở Dậu là năm Nhâm Thân, tiếp đến 7 Đoài ở Thân là
nărn Quý Dậu. Do năm Quý Hợi ở cuối 60 giáp tý, nếu cứ tính lần lượt từng năm
một như thế thì quá phiền toái. Trên bàn tay Dã mã khiêu có 9 vị trí, trong 60
giáp tí cứ 10 năm thì thiên can lặp lại một lần, mỗi lần một vị trí, thực tế mỗi
vị trí vừa vặn cách nhau 1o năm; do đó ta có thể đơn giản hóa quá trình tính
toán. Như vậy, khi tính nghịch đến 6 Càn ở Mùi là năm Quý Mùi cách năm Quý Dậu
10 năm, đến số 5 trung ở Ngọ là năm Quý Ty, đến số 4 Tốn ở Tỵ là năm Quý Mão,
nên số 3 Thìn ở thìn là năm Quý Sửu, đến số 2 Khôn ở mão sẽ là năm Quý Hợi, ắt
ta biết Phúc đức của chủ nhà ấy nằm ở Khôn. Nếu chủ nhà là nữ giới, theo câu :
“Thượng ngũ trung nhị hạ bát nữ” tức là Nữ sinh vào thượng nguyên giáp ty thì
khởi 5 trung ở Ngọ, sinh vào trung nguyên giáp tý thì khởi tính 2 khôn ở mão,
sinh vào hạ nguyên giáp Tý thì khởi Bính 8 Cấn ở Dậu. Nếu nữ chủ nhà sinh năm ất
Dậu thuộc trung nguyên, thì khởi tính 2 Khôn ở Mão, rồi “nam nghịch nữ thuận”,
vậy theo
chiều thuận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *