MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN 1

1/ THỜI GIAN CẢI TÁNG HÀNG NĂM.
Thông thường việc
cải táng bắt đầu từ Trung Thu và kết thúc vào ngày Đông Chí hàng năm. Thời kỳ
này khí Âm càng ngày càng mạnh và mạnh nhất chính là ngày Đông Chí – theo luật
cùng tắc biến : Khi khí Âm cực đại thì khí Dương bắt đầu được sinh ra. Đây chính
là thời gian tốt nhất để cho việc cải táng mộ phần. Năm nay Giáp Ngọ là năm có
nhuận 2 tháng 9. Ta cũng cần nhớ rằng : 
” Năm nhuận là
năm:
Theo dương lịch, chứa một ngày dôi
ra.
Theo âm-dương lịch, chứa tháng thứ
13.
Để đảm bảo đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm
thiên văn hay năm thời tiết.
Trong trường hợp dương lịch thì
các mùa và các sự kiện thiên văn không lặp lại chính xác sau một số nguyên các
ngày, vì thế năm dương lịch cứ sau một khoảng thời gian nhất định phải thêm vào
một ngày để đảm bảo việc chỉnh lại các sai số do làm tròn
năm.
Trong trường hợp âm dương lịch như lịch Trung Quốc thì do
một chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm
lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì
người ta phải bổ sung một tháng (tháng nhuận) để đảm bảo năm âm lịch tương đối
phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái
Đất xung quanh Mặt Trời.
Khái niệm năm nhuận không nên
nhầm lẫn với các giây nhuận (dùng để đảm bảo cho thời gian của đồng hồ đồng bộ
với ngày).
Âm lịch tính theo mặt trăng. Mỗi tháng theo quỹ đạo và
hoạt động của mặt trăng có trung bình là 29,5 ngày. Vì vậy, một năm âm lịch chỉ
có 354 ngày, bị ngắn hơn 11 ngày so với năm dương lịch. Và do đó, cứ 3 năm, năm
âm lịch lại ít hơn 33 ngày, tức là khoảng 1 tháng so với dương lịch. Để âm lịch
vừa đại điện được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết bốn mùa nên
cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận (gấp đôi tháng đó) để
năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều.
Nhưng với việc
tính như trên, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với dương lịch. Do đó, các nhà làm
lịch lại phải nghĩ ra cách cứ 19 năm sẽ lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng
nhuận. Cụ thể, trong suốt 19 năm dương lịch sẽ có 228 tháng dương lịch nhưng chỉ
có 235 tháng âm lịch. Do đó, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, người ta gọi đó
là 7 tháng nhuận.
Người ta sẽ tính, cứ tới mỗi chu kỳ 19 năm, thì bảy tháng
nhuận đó sẽ được thêm vào các năm theo quy ước chung đó là năm thứ 3, 6, 9 hoặc
8, 11, 14, 17, 19.
Với năm âm lịch, muốn tính năm
nhuận lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch đó, chia cho 19, nếu số dư là
một trong các số sau: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng
nhuận.
Theo đó, năm 2014 chia cho 19
được chẵn 106 nên năm này là năm nhuận âm lịch vào tháng Chín.

Như vậy chúng ta thấy rằng, tháng nhuận tức là thời gian
không theo kịp Tiết Khí nên người ta phải thêm vào cho phù hợp với Tiết Khí.
Tháng nhuận là tháng mà Khí không thuần, chính vì vậy trong việc cải táng mộ
phần người ta thường không thực hiện trong tháng này. Năm nay nhuận tháng 9, tức
là có hai tháng 9 âm, người ta không cải táng, khai trương, cưới hỏi hay làm các
việc trọng đại khác vì Khí của tháng không thuần.
Do vậy, năm Giáp
Ngọ 2014, việc cải táng chỉ thực hiện vào tháng 8 và trọn vẹn tháng 10 âm lịch
mà thôi.

2/ KINH NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỘ KẾT
.


Việc đầu tiên
trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào ?
đã đủ thời gian cải táng chưa ?Mộ đó có kết hay phạm trùng không ?Mộ kết là mộ
đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu
trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi,gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh
khoẻ. 
Mộ kết là mộ khi đặt vào vùng có trường khí tốt , đã quán
Khí ( tức là thu nhận được năng lượng của Địa Huyệt ) . Gia đình có mộ Kết
thường là đang làm ăn phát đạt , con cháu học hành , công tác đều tốt . Bản chất
của việc kết mộ , hiện chưa có một tài liệu nào nói cho rõ ràng cả , song trong
quá trình đi khảo sát hàng trăm ngôi mộ , dienbatn có nhận xét như sau : Thường
là do phúc phận của dòng họ tới ngày thịnh phát , nên có thể do chủ định ( Nhờ
thày Địa lý đặt mộ ) , hoặc do vô tình ( thường là trường hợp Thiên táng rất bất
ngờ ) đặt được vào trúng Long Huyệt ( Hay còn gọi là vùng có năng lượng tập
trung ) . Đừng cứ tưởng là chỉ có những Long mạch khổng lồ kết Huyệt mới có mộ
kết . Bản thân dienbatn đã chứng kiến nhiều trường hợp chỉ có một con Long nhỏ
cũng đủ để kết mộ và gia đình của họ làm ăn rất phát đạt .
Việc phân biệt mộ
thường ( có thể bốc hay di dời ) với những ngôi mộ Kết ( Tuyệt đối không được di
dời ) , thực ra cũng cần phải hết sức cẩn trọng . Theo nhận xét của dienbatn ,
thứ nhất là : những ngôi mộ Kết , thường thì đất ngày càng nở ra , làm cho ngôi
mộ cứ to dần , nhiều khi to như một cái gò . Mặt khác , cây cối trên và xung
quanh ngôi mộ thường là rất xanh tốt ( Đây là biểu hiện của vùng đất có Sinh Khí
) . Thứ hai có thể nhìn nhận một cách trực quan một ngôi mộ Kết là : những viên
gạch , nhất là gạch men hay đá ốp vào mộ thường sáng bóng như có chùi dầu .
Thông thường , các ngôi mộ , ít chăm sóc lau chùi thường xuyên thường có bám một
lớp bụi ( dày hay mỏng do nhà chủ có thường xuyên chăm sóc hay không ) , nhưng
tại những ngôi mộ Kết , ta thấy những viên đá hay gạch ốp vào luôn như vừa được
chùi rửa sạch sẽ , sáng bóng .
Một cách khác nữa
là khi ngồi bên một cái mộ Kết , ta cảm thấy như có một luồng hơi ấm áp , tràn
đầy Sinh lực thấm vào người , làm cho ta cảm thấy cực kỳ thoải mái , dễ chịu
.
Để có thể xác định được mộ có Kết hay không , ngoài những
nhận xét về tình trạng bên ngoài như trên , ta còn cần phải nhờ các thày Địa lý
có kinh nghiệm hoặc nhờ các nhà Ngoại Cảm xem xét giúp .
Có nhiều cách để
kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường
Khí…Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do
được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do
hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ
mọc rất nhanh và xanh tốt. Tại Hà Tĩnh, có ngôi mộ kết khi người nhà đi thăm mộ,
khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngày sau những đoạn
thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương
pháp này để xác định Huyệt kết. họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất
nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi
đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt,
nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau
chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được
dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ. Nếu bắt
buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và
Phong thủy rất phức tạp mới có thể di dời.Khi mộ kết, thông thường kết từ chân
lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch và của mộ sẽ kết theo
chiều ngược lại. Có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết băng, kết
chu sa…Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh
nhất. 


3/ KINH NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỘ PHẠM TRÙNG.
Một loại khác người ta thường
hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm trùng.Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ
nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loạt
mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn. dienbatn đã thấy
nhiều lần cảnh người nhà họ phải cầm dao róc lấy xương cốt, hình ảnh thật rùng
rợn. Nguyên nhân của việc phạm trùng thường có mấy nguyên nhân như sau
:
* Do khu
vực đất chôn bị yếm Khí .
* Do người chết trước khi mất bị bệnh, nhất là bệnh ung thư
phải dùng hóa trị hay xạ trị, hay dùng quá nhiều thuốc kháng sinh làm cho thân
xác khó tiêu hủy.
* Do khi liệm, người ta cho người mất mặc quá nhiều quần áo,
nhất là loại quần áo bằng nilon làm cho quá trình phân hủy khó xảy
ra.
* Một
trường hợp khác làm cho thi thể khó phân hủy là quan tài làm bằng gỗ cây Thị.
Không rõ nguyên do nhưng qua quá trình cải táng mộ phần, dienbatn thấy rằng,
những quan tài làm bằng gỗ cây Thị thì các thi thể hầu như còn nguyên vẹn sau
hàng chục năm.

Khi cải táng gặp phải
trường hợp xác không tiêu hủy dù đã chôn hàng chục năm, người ta thường xử lý
theo một số cách như sau :

– Mở hé nắp
ván Thiên ( là tấm ván trên cùng của quan tài ) , dùng kéo cắt dọc quần áo người
mất cho hở thân thể ra rồi đổ rượu mạnh hay nước cháo loãng vào , sau đó đậy nắp
lại , lấp đất như cũ và để sang năm mới tiếp tục cải táng.

– Có thể dùng nước muối đặc đun nóng đổ vào quan tài từ lúc
phạt nấm và hé mở ván Thiên ( thường vào buổi chiều tối ngày hôm trước ). Để từ
chập tối đến khoảng gần sáng tiếp tục cải táng , thi thể sẽ bị phân hủy hết.
Theo một số vị bốc mộ chuyên nghiệp, có thể dùng nước điếu ( Điếu hút thuộc Lào
) đổ xuống quan tài cũng làm cho thi thể mau phân rã. 

– Người ta có thể dùng bột cây Ngải Hổ rắc xuống và đọc chú
, chỉ vài tiếng sau xác sẽ phân hủy hết.

– Nếu người tu Mật Tông gặp trường hợp này hãy đọc chú Uế
Tích Kim Cang có tác dụng phân hủy xác rất nhanh.

– Trong trường hợp thi thể không tan của người bị gù hay sau
khi chôn thi thể bị co lại giống như người gù , để thi thể dãn ra, người ta đổ
khoảng 20 lít rượu mạnh vào quan tài.


Trường hợp 
thi thể không tan sau quá nhiều năm
, cách xử lý tốt nhất là cho lại vào áo quan mới và đưa đi hỏa táng ở Đài hóa
thân Hoàn Vũ. Làm cách này vừa sạch sẽ vừa nhanh chóng và đảm bảo
.


4/ KINH NGHIÊM DÂN GIAN CỦA NHỮNG NGƯỜI CHUYÊN BỐC CỐT ĐỂ
PHÁT HIỆN THÂN XÁC ĐÃ SẠCH HAY CHỨA ?

Qua quá trình tiếp xúc với rất nhiều toán chuyên bốc cốt khi
cải táng, dienbatn được truyền lại một số kinh nghiệm để có thể xác định được
một ngôi mộ chuẩn bị cải táng đã sạch xương như thế nào ?

Theo lời một số vị có thâm niên bốc hài cốt ở nhiều nơi ,
người ta có thể biết được hài cốt dưới mộ đã ” sạch ” chưa bằng một số kinh
nghiệm như sau :

– Theo quan sát loại
cỏ mọc ở trên mộ.

– Quan sát theo các
loại sinh vật làm tổ trên mộ như các loại tổ kiến, tổ rắn, tổ
chuột…

– Cảm nhận nhiệt độ của đất
khi phạt nấm…

– Riêng dienbatn sử
dụng phương pháp Cảm xạ , qua thời gian khá dài , chưa bị sai lầm lần
nào.


5/ XÁC ĐỊNH ĐỘ SÂU CỦA HUYỆT MỘ MỚI KHI CẢI
TÁNG.

PHÂN KIM ĐIỂM HƯỚNG – TÍNH
TOÁN ĐỘ SÂU VÀ THỜI GIAN ĐẶT MỘ.

Khi
tính toán thiết kế –  Cần phải  tính toán phong thủy những yếu tố sau
:

* Hướng của Thiên môn ( Đường nước
đến ) – Địa hộ ( Đường nước chảy đi ) – Lấy Huyệt mộ làm chuẩn
.

 * Quan sát tổng quát về Long – Huyệt
– Sa – Thủy của cuộc đất .

*  Xác định
chính xác khu vực kết huyệt là nới tận cùng của lai Long, nơi Sinh khí hội tụ ,
nơi mà Âm – Dương giao hòa, Khí mạch tụ lại kết thành
Huyệt.

* Xác định được chính xác kiểu
Huyệt : a/ Thạch Huyệt : Là Huyệt mộ ở trong đá, chọn chỗ đá mềm và ấm, dễ đào
khoét hoặc chỗ đá có màu tím hay trắng thì được coi là cát Huyệt. nếu đất đá
cứng, khô, lạnh lẽo thì là hung Huyệt. Thạch Huyệt mềm, khoét sâu 20-30 cm (
nhiều nhất là 40 cm ), sau đó để tiểu vào và lấy đất liền thổ ( đất tốt, sạch )
lấp lại, cuối cùng là đắp thành nấm. Nếu khoét sâu quá là bị thoát
khí.

 b/ Thổ Huyệt : Là Huyệt mộ trong
đất, chọn chỗ đất có chất mịn, hạt nhỏ, chắc chắn ( Nếu quá ẩm , thấp tơi tả là
hung ). Hoặc chọn chỗ đất có mầu hồng, màu vàng, có ánh kim là tốt. Lưu ý là
Huyệt phải đào sâu đến mạch Khí mới tốt.Thổ Huyệt có 3 loại đất :  Phù Thổ, Thực
Thổ, Huyệt Thổ .  


* Phù Thổ là lớp đất mặt trên
cùng của Huyệt mộ.

* Thực Thổ là phần
đất ở sau lớp Phù Thổ ta hay gọi là đất liền thổ.

* Huyệt Thổ là lớp đất dưới lớp Thực Thổ . Đây chính là vùng
đất tích tụ Sinh Khí của Long mạch, quý báu như ngọc trong đá. Khi đào Huyệt
nhất thiết phải đào đến lớp Huyệt Thổ . Tuy nhiên tuyệt đối không được đào xuyên
qua lớp đất Huyệt Thổ, vì Huyệt Thổ tàng trữ Sinh khí, nếu chưa đào đến lớp đất
này thì chưa lấy được Khí mạch rót vào Huyệt, còn nếu đào xuyên qua sẽ làm tổn
thương Long mạch, thậm chí cắt đứt Long mạch . Trường hợp đào xuyên qua Thổ
Huyệt không còn là táng nữa mà chính là hiện tượng trấn yểm, cắt đứt Long mạch .
Do vậy khi lấy chiều sâu của Huyệt phải hết sức thận trọng , đòi hỏi phải có sự
tinh thông về Thổ Huyệt. Để phân biệt được Thổ Huyệt phải căn cứ vào loại Long
mạch, màu sắc cũng như đường vân của thớ đất. Đường vân của Thổ Huyệt thường có
nhiều dạng như hình Thái cực, như vân của vỏ ốc, hoặc như lỗ vuông của đồng tiền
cổ hoặc có những sợi ánh vàng , đỏ xen nhau thì chính là Huyệt Thổ. Khi đào đến
Huyệt Thổ hoặc nghi ngờ đó là Huyệt Thổ ta phải bốc một ít đất và dùng tay vê
thử , nếu đất thành viên tròn thì đó chính là chân Thổ, có thể cho đào sâu xuống
nữa. Lưu ý cố gắng đào với diện tích hết sức nhỏ, chỉ vừa đủ đặt quách và tiểu
là tốt nhất – Đào lớn quá sẽ gây đứt Long mạch. Nếu đào tới độ sâu mà không thể
vê đất thành viên được tức là lúc đó phần đất Huyệt Thổ đã hết . Như vậy chúng
ta thấy rằng, khi táng , quách phải nằm trọn trong lớp đất Huyệt thổ và lỗ đào
không quá lớn để không làm tổn thương Long mạch. 

Do vậy , người ta
không có công thức chung cho độ sâu của Huyệt mộ, chỉ có thể ngồi tại chỗ và
quan sát các tầng đất để có thể đặt quách và tiểu nằm lọt vào trong lớp đất
Huyệt Thổ. 

Thông thường làm mộ đúng
trong thời gian từ Trung Thu đến ngày Đông Chí thì lớp đất Huyệt Thổ chỉ còn sâm
sấp một lớp nước mỏng ( Trừ trường hợp riêng biệt như dienbatn gặp vừa rồi, do
người ta tát cả một cái hồ lớn và xả nước ra khu vực mộ ).


6/ MỘT LƯU Ý
QUAN TRỌNG.

– Khi xây dựng Huyệt
mộ, người ta chỉ xây ở xung quanh bằng gạch chỉ và phần dưới cùng, đất phải để
nguyên đất Huyệt Thổ, không được trát vữa hay đổ bê tông vào lòng Huyệt. Làm như
vậy sẽ ngăn cản Địa Khí không nhập vào Huyệt mộ được. Dưới đáy Huyệt, người ta
phải đánh độ dốc khoảng 3 độ từ Đầu tới Chân ( Đầu cao hơn chân
).

– Khi gặp trường hợp đất đào Huyệt
mộ chẳng may gặp phải đất là Huyệt hung táng đã cải đi rồi, tốt nhất là tránh ra
chỗ khác. Trường hợp bất khả kháng , người ta phải đào hết đất cũ đi đến phần
đất liền thổ và đắt Quách và tiểu chìm hẳn vào lớp đất liền thổ đó. Sau khi lấp
Huyệt , người ta phải dùng đất sạch ( tốt nhất là đất phù sa sông ) để lấp. Kinh
nghiệm của dienbatn là trong quá trình lấp đất vào Huyệt mộ, lớp đầu tiên người
ta dùng cát để cố định Quách không cho dịch chuyển sau khi đã Phân Kim – Điểm
hướng. Lấp khoảng 1/3 chiều cao của Quách người ta mới cho đất mịn xuống tiếp
cho đến khi ngang mặt trên của Quách. Tiếp sau đó mới cho đất cục lớn và lấp dần
tới cách mặt đất khoảng 40 cm. Lúc này , phải cho một lớp cát có chiều dày
khoảng 10 – 15 cm phủ lên trên. Mục đích của lớp cát này là để chống mối không
cho ăn vào Quách. Khi những con mối đào hang tới lớp cát sẽ bị cát sụt xuống làm
sập lỗ đào , khiến con mối đó bị giữ lại và chết trong lớp cát đó. Lưu ý là sau
khi hạ quách xuống, phải cho tấm bia cũ ở mả hung táng xuống phía chân Quách.
Sau đây là một số hình ảnh quá trình hạ mộ và thu Khí về Huyệt mộ do dienbatn
thực hiện.


Đặt quả Cầu
Thu Khí vào tâm của Huyệt mộ.
Phủ tiểu nằm
trong Quách bằng tấm ” mền Quang Minh “
Nếu Quách quá
nặng, có thể đưa Quách xuống trước để phân Kim – Điểm Hướng , sau đó mới cho
tiểu vào.
Tấm bia cũ để
phía chân Quách.

Lưu ý : Trên tiểu và Quách người ta thường làm những hoa văn
phía đầu và chân khác nhau . Phía đầu có chữ Phúc hình tròn, phía chân chữ Phúc
hình vuông. Dân gian thường nói ” Đầu tròn – Đít vuông ” cho dể nhớ. Cần lưu ý
điều này khi đặt tiểu vào trong Quách và khi đặt Quách xuống Huyệt mộ. Riêng
trường hợp ngày xưa tiểu thường không có nắp mà đậy bằng những viên gạch có bản
rông, ta quan sát thông thường phần đầu có 2 lớp gạch và phần chân chỉ có 1 lớp
gạch.


Phân Kim –
Điểm Hướng.

Lấp tầng cát
chống mối.

Thực hiện ”
Dẫn Long và Thu Khí “



Sau đó người
ta mới thực hiện dải tiền Âm và tiền Dương xuống mộ. Một vài nới người ta dải 5
loại đậu ( năm mầu và những đồng xu cổ xuống mộ.



Lấp mộ cho
bằng mặt đất.
Mở Trận
Đồ.



Sau cùng là
xây mộ hay đặt mộ đá lên trên.


Cuối cùng là
đổ đất phù sa vào trong lòng mộ và trồng hoa mười giờ lên trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *