CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM . BÀI 12

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ
HOÀNG CAO KHẢI.

( Tiếp theo
 )

Và những
gì diễn ra sau khi khu thái ấp này được công nhận là di tích quốc
gia? 

“Trước 1963, nơi đây thường
được các trường ở Hà Nội chọn làm nơi cắm trại cho học sinh. Ngày thường ở đây
rất vắng vì trong khu vực lăng chỉ có vài gia đình sinh sống ở mép rìa bên phải
và bên trái phía sau lăng. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào một buổi tối mùa đông
năm 1964 khi những người sống gần đó nghe thấy một tiếng động lớn từ phía lăng
mộ Hoàng Trọng Phu. Sáng ra mới biết có kẻ đã phá mộ để tìm của. Rồi khu lăng mộ
được canh gác cẩn thận nhưng số người tò mò ngày càng tăng. Khi giặc Mỹ bắt đầu
đánh bom miền Bắc, khu lăng mộ yên tĩnh và tuyệt đẹp này bắt đầu bị xáo trộn bởi
những người không biết ở đâu đến dựng nhà và ở luôn. Vì chính quyền không can
thiệp nên làn sóng người đến chiếm đất làm nhà ngày càng tăng. Đến khi giặc Mỹ
ném bom Khâm Thiên thì hàng loạt gia đình trên phố đổ bộ vào lăng Hoàng Cao Khải
và đường vào Chùa Bộc là hai nơi hoang vắng bậc nhất thời bấy giờ. Tất cả các
công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ bị xâu xé tan hoang, đất bị chiếm, hồ bị
lấp, cây bị chặt, đồi bị san. Cái con đường bé chỉ đặt vừa bàn chân của những
người đi cúng chùa Bộc tạo nên bỗng chốc biến thành một cái xóm có tên nôm na là
Xóm Liều bởi ở đó người ta từ nhiều nơi đổ về dựng nhà dựng cửa sinh sống, chả
còn gì để mà không liều. Thời chiến tranh mà, thông cảm. Ai chứng kiến cảnh này
vào thời đó thì biết rõ một điều là xét về nguồn gốc thì những gia đình sống
trong phạm vi lăng Hoàng Cao Khải và đường Chùa Bộc ngày đó không ai có một tờ
giấy lận lưng cả. Tất cả đều nhảy dù vào hết. Sau này, mọi thứ giấy tờ, bằng
khoán, chủ quyền nhà đất của họ đều là hợp thức hoá cả thôi. Tiếc thay, một công
trình tuyệt mỹ đã bị san bằng. Kể ra thì cũng khó bảo tồn: Hoàng Cao Khải là
quan đầu triều của triều Nguyễn làm tay sai cho Pháp có nhiều nợ máu với dân thì
làm sao có thể bảo tồn lăng mộ của ông ta truyền lại cho hậu thế tương tự như
các ông vua ở kinh thành Huế được. Có tiếc chỉ là tiếc cái tài hoa, khéo léo,
công sức và trí tuệ của những người thợ thủ công ngày xưa. Nhà tôi sống ở cạnh
đó, cách cái lăng này có một cái hồ nhỏ, ngày nào chả qua đây trèo roi, câu cá
nên thuộc lòng từng vết nứt của các viên gạch, từng nét khắc hoạ trên đá, từng
cái bướu trên cây. Ờ, mà cá chép trong hồ sen này cực ngon nha, dưới hồ chỉ toàn
sen, lơ thơ vài cọng rong đuôi chó, nước thì trong vắt, có gì ăn đâu, thế mới
lạ. Thôi, tất cả đã qua rồi.” 

Thuộc
thế hệ con cháu bác Thảo Nguyên, nhưng tôi còn nhớ rất rõ khu lăng này. Hồi học
trường Trung Liệt (phía sau gò Đống Đa), các bạn trong lớp tôi phần lớn là dân
Thái Hà và xóm liều Chùa Bộc, những buổi nghỉ học chúng tôi thường lang thang
sang lăng chơi hay đi xem thi bơi ở bể bơi Đống Đa, ấn tượng về khu lăng trong
tôi là một cảm giác lạnh lẽo, rờn rợn. Không biết bao nhiêu lần tôi đã hỏi dám
bạn “thổ dân” trong cái quan tài đá kia có xác người không, và cũng chưa bao giờ
tôi dám đá bóng ở cái khoảnh sân có mấy ông quan bằng đá đứng
nhìn. 

Hơn ba năm quay trở lại nơi này,
cái cảm rờn rợn ấy vẫn không mất, thêm vào đó là cảm giác rùng mình vì sự man rợ
của con người .



Hồ nước trong và sâu với cái tên mỹ miều Tẩm Nguyệt (Dầm
Trăng) giờ trở thành hồ chứa nước thải, bám quanh nó là một các chợ ồn ào, bẩn
thỉu với đủ các loại hàng quán, dịch vụ.
Lối xuống hồ bị bịt bằng
những thứ phế thải. Khó khăn lắm mới nhận ra lăng Hoàng Cao Khải mầu đá xám chìm
nghỉm dưới những ngôi nhà, quán nhậu. Một tấm biển “Sân chơi trẻ em” treo trước
lăng.

Công trình phúc lợi công
cộng mang tên “Sân chơi trẻ em”. Lăng bị biến thành Trụ sở tuần tra nhân dân cụm
9 phường Trung Liệt. Tất cả các khoảng trống của kiến trúc đá được bịt kín bằng
gạch, lỗ hoa và cửa sắt, một lớp nước xi măng được quét lên giả mầu
đá.
Không khí thê lương bao trùm phía trong những bít
bùng này. Bàn ghế phủ bụi lỏng chỏng khắp nơi, vương vãi bên hai cỗ quan tài đá
– phần mộ của vợ chồng Hoàng Cao Khải – vài cọng chân hương chuột xô
đổ.
Vỡ mẻ nham nhở một bậc tam cấp với hai bờ đá tạc
khối mây hình rồng ám những vết khói vì hoá vàng, có vẻ như hậu duệ của dòng họ
này vẫn qua đây thắp hương cho người đã chết .
Quan quân xếp hàng tám vị giờ còn ba, bị chôn chặt
vào nền bê tông đến quá đầu gối .
 sứt sẹo,
nham nhở
Còn cái vật nằm chơ giữa vũng nước nước rửa bát
trước nhà hàng kia chẳng nhận ra là mảnh vỡ còn lại của thứ gì: chẳng phải
người, cũng chẳng phải ngựa, voi …
Lăng Hoàng Trọng Phu
.
Cách lăng Hoàng Cao Khải chừng 100m
là lăng Hoàng Trọng Phu – tổng đốc Hà Đông, con trai cả của Hoàng Cao
Khải

Không thể có được
một bức hình toàn cảnh lăng vì mọi hướng đều bị che khuất bởi những ngôi nhà
chen chúc nhau trên con đường ngoắt nghéo đầy hàng quán. Với những vòm cửa bị
bịt, lăng đã biến thành “tư dinh” của một hộ gia đình ba thế
hệ.



Mọi sinh hoạt hàng
ngày từ ăn ngủ, yêu đương, sinh con đẻ cái đều diễn ra bên cái quan tài đá từng
bị bọn đạo trích cậy phá tìm của. Người sống và người chết chung nhau nơi cư
ngụ. Bà chủ hộ từng kể với báo chí dạo đầu thấy ngài về, đi đi lại lại khắp nhà,
con dâu cả của bà sợ hãi phải bỏ về quê. Rùng mình!



Trăm năm đá bắt đầu mòn.



Bức tường bít lăng được tận dụng làm Bảng tin tổ dân phố
.


Khói bếp .




và quảng cáo



Hoàng Cao Khải chỉ tạc hai bờ mây cách điệu hình rồng
(Vân hoá rồng) cho lăng mộ của mình, nhưng con trai ông tạc cho mình hẳn một đôi
rồng. Đâu mất một con?


 Đây! Nó bị giam sau rào
sắt của gia đình này .

Khu đền thờ Hoàng Cao Khải
.
 Cách khu lăng không xa là
khu đình thờ của họ Hoàng 7 gian, lớn hơn tất cả những ngôi đình trên địa bàn Hà
Nội. Trước cửa đình là một hồ vuông diện tích vài trăm mét vuông, bờ bó bằng đá
xanh,  quy mô lớn hơn hồ vuông ở Văn Miếu. Vào dịp sinh nhật mình hoặc khi có
việc vui, các dịp khánh tiết, chủ thái ấp thường tổ chức các chầu hát, quan lại
các tỉnh về dự khá đông, có cả bơi thuyền tại hồ vuông. 


Một dãy nhà cao tầng bám
theo mặt phố Đặng Tiến Đông ngăn cách Hồ Vuông với gò Đống Đa
.


Thể hiện tính khí chủ
nhân, đôi rồng trên mặt hồ trông rất hung dữ .


Khu đình thờ dòng họ
Hoàng giờ là phân viện Nguyễn Ái Quốc .



Những tấm biển: Phòng
đọc, nhà A, Nhà B cho thấy công năng sử dụng công trình này đã thay đổ. Biết đâu
đó lại là điều may mắn giúp công trình này tránh được sự tàn phá thê thảm của
người dân nơi đây .

Hành lang khu điện. Một cảm
giác ghê sợ khi nhìn những hình rồng nhe răng há miệng đỏ lòm. Những hình trang
trí trên gạch lát có nói lên điều gì về chủ nhân khu thái ấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *