Kỳ bí huyệt đạo Quốc gia Am Tiên trên đỉnh ngàn Nưa xứ Thanh

Kỳ bí huyệt đạo Quốc gia Am Tiên trên
đỉnh ngàn Nưa xứ Thanh


     Văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam
chịu ảnh hưởng đạo Lão rất mạnh mẽ, không ít địa danh trên toàn quốc đã gắn với
” tiên” và mang màu sắc huyền bí như chùa Tiên, đền Tiên, giếng Tiên, động Tiên,
am Tiên, cồn Tiên, bãi Tiên. Có ba nơi là địa danh nổi
tiếng: 
1. Động Am Tiên ở Hoa Lư tỉnh
Ninh Bình.
2. Núi Am Tiên là hệ thống gồm
99 ngọn của dãy núi Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh. 
3. Huyệt đạo
Am Tiên
 tỉnh Thanh Hóa 
         Trong đó, huyệt đạo Am Tiên
là quan trọng nhất trong ba huyệt đạo quốc gia ( huyệt đạo thứ hai là ở Đá Chông
trên đỉnh Ba Vì; huyệt đạo thứ ba ở núi Bà Đen tỉnh Tây
Ninh).
Huyệt đạo Am Tiên nằm trên đỉnh núi
Nưa ( còn có tên là núi Na), ở độ cao 585m so với mặt biển, thuộc địa phận xã
Tân Ninh, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa. Địa danh đã gắn liền với cuộc khởi
nghĩa của Bà Triệu năm 248 chống giặc Ngô xâm lược. Theo quốc lộ 47 nhằm hướng
Tây đi từ thành phố Thanh Hóa khoảng 30 km, bạn đã có mặt ở chân núi Nưa, hoặc
đi xe Bus số 17 xuống điểm đỗ ngã ba xã Tân Ninh… nhưng vẫn còn đường đi tắt
khác ngắn hơn, chỉ khoảng 15 km. Từ thành phố Thanh Hóa đến ngã ba cầu Trầu
khoảng 200m, rẽ trái vào xã Đông Yên và đi tiếp trên con đường liên xã. Hai bên
đường là cánh đồng mạ xuân xanh non, ngút tầm mắt.
Trên đỉnh núi
Nưa nên thơ và quyến rũ này, ngoài động Am Tiên, Giếng Tiên, Bàn cờ Tiên, Vườn
Thuốc Tiên và Vườn Đào Tiên mà sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một chốn
tu tiên đắc đạo, còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên (sách Đại nam nhất
thống chí có chép về chùa này), đền chúa Thượng Ngàn (dân gian cho rằng đó là Bà
Triệu hoá thân ) và miếu Tu Nưa, thờ vị đạo sĩ thời Trần – Hồ. Ngoài ra ở đây
còn có cả một ban thờ lộ thiên thờ thần núi Tản Viên. Năm 2009 thắng cảnh này
được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc
gia.
       Theo tín ngưỡng dân gian,
huyệt đạo trên đỉnh núi Nưa là huyệt khí thiêng- là nơi giao hòa linh khí trời
đất. Ngày mùng 9 tháng giêng là ngày mở cửa Trời, chính hội từ 15 tháng giêng
đến 20 tháng giêng. Người dân các nơi hành hương về đây cầu cho quốc thái dân
an, sức khỏe, hạnh phúc, công danh. Khách du lịch vẫn đến huyệt thiêng suốt các
tháng trong năm.
       Bên cạnh các di tích trên, còn
các địa danh có trong truyền kỳ: ” Truyện người tiều phu núi Na” của Nguyễn Dữ
thế kỷ XVI có liên quan đến chúa Hồ Hán Thương mà có lẽ người tiều phu ấy chính
là kẻ sĩ đắc đạo; vết tích của ẩn sĩ Trần Tu hiệu Hoàng Mi tiên sinh đời Trần-
gặp cuộc loạn đến tu trên đỉnh núi; vết tích nhà ở của Nguyễn Thượng Hiền dưới
chân núi…Sự linh thiêng trên đỉnh Ngàn Nưa còn lưu truyền trong dân gian
câu:
Na Sơn nhất phiến, nhất hộ thiên
hạ biến
!”,.
tạm
dịch: 
Một tiếng hô ở núi Nưa chuyển cả
thiên hạ
!”.
Các ẩn sĩ có rất nhiều thơ phú, đều
thuộc về loại văn chương lãng mạn của Đạo học, giàu tâm lý và nghệ
thuật.
Bài thơ thứ nhất bày tỏ cái lý tưởng
sống ngoài vòng lễ giáo phép tắc của nhân quần xã hội đã đặt ra để trói buộc con
người, coi rẻ tất cả giá trị nhân văn, hoàn toàn buôn thả theo thiên nhiên,
không lo nghĩ tính toán “được-mất-sống-chết”. Bởi có cái tâm trạng vô tâm, quên
mình vào thiên nhiên, không nghĩ việc đã qua, không mong việc sắp tới, không
thắc mắc tính toán việc hiện tại nên: 


…Ngẫm lại
cổ kim bao đời khanh tướng,
Rêu phủ bia
tàn. 
Sao bằng ta:
mặt trời đã cao ba thước, 
Giấc điệp
hãy mơ màng
Đến hai bài sau
(Thích ngủ và Thích cờ), đề trên vách am, thì bày tỏ hai phương diện mâu thuẫn
biện chứng của thực tại Sống: “tĩnh” và “động”. Thích ngủ, nghĩa là muốn yên ổn,
thư thái tâm hồn, thích hợp với bản tính tự nhiên. Nhưng nhà xử sĩ Núi Na còn
thích cờ nữa, vì thế sự chẳng khác chi cuộc cờ, biến hóa không thường như mây
với gió. Đấy là phương diện động của thực tại. Theo đấy thì nhà xử sĩ trên có lý
tưởng muốn thể hiện cả hai phương diện của một thực tại sống, cả “thể” lẫn
“dụng”, chứ không hẳn một mặt thiên lệch mà quên đời…. Là danh sơn kỳ thú nổi
tiếng nên từ xưa núi Nưa đã trở thành nơi hò hẹn của các kẻ sĩ và tao nhân mặc
khách. Nhiều người đã lấy núi Nưa làm đề tài sáng tác, ngâm vịnh, mà hiện nay
vẫn còn những bài thơ về núi Nưa đặc sắc như: “Na Sơn ca”; “Bài ca thích ngủ” và
“Bài ca thích cờ” của Nguyễn Dữ thế kỷ thứ XVI…
v.v… 
     Cổng Nghinh môn được xây dựng từ
thời Vua Tự Đức, đây là cổng đền có kiểu dáng kiến trúc giống cổng Nghinh môn
các đền đài lăng tẩm ở Huế. Mặt trước mặt sau Nghinh môn trang trí những bức
tranh sơn thuỷ đắp nổi, tô mầu cảnh núi sông đất nước, linh vật rồng phượng và
hoa lá cúc dây hình triện.


    
Cổng tam
quan ngôi đền Na Sơn ngay dưới khu chân núi Nưa-  trước và sau khi tôn tạo để
vào mùa lễ hội xuân 2013.


 
Đường lên
đỉnh huyệt đạo vô cùng cheo leo và hiểm trở.


Có những chỗ dốc cua tay áo như thế
này, trập trùng…



Đây vốn là con đường mòn đi lấy củi
của những người tiều phu xưa

 . đầy lau lách trắng xóa giờ đây đang
được mở rộng


  Đi
trong sương mây mù mịt bằng xe chuyên dùng Uoat để biết cảm giác mạnh, xe luôn
cài số 1.

 Cũng có thể trải nghiệm xe đua như
thế này cùng với bạn “ phượt”.


 Rất nhiều các cấp lãnh đạo của Đảng
và nhà nước đã đến thăm, trồng cây lưu niệm và đặt đá ở
đây.

Người ta đặt xung quanh chùa và cả
con đường các cây cổ thụ quý và những phiến đá có hình thù đẹp
mắt.

  Phía sau chùa Tiên có một ban thờ ngoài
trời. Không thấy có biển đề tên, nhưng xem qua trang phục và thần thái pho
tượng, thấy toát nên vẻ đạo cốt giống như một vị tiên của Đạo Lão, có người nói
đây là tượng Sơn Thần ( thần núi).


    Giếng Tiên- nguồn nước mát trên
đỉnh ngàn Nưa không bao giờ cạn. Ai lên đến huyệt đạo cũng muốn mang về một can
nước lấy may, để thờ cúng và rửa mặt cho da dẻ thêm phần sáng sủa đẹp
đẽ.


 Sương mù đậm đặc, phủ trắng không
gian. Từ rất sớm khách hành hương đã có mặt ở cổng nơi dẫn tới huyệt
đạo 

Hai bên đường đi là vườn đào, sắc đào
làm ấm hồng một khoảng không trắng bạc.


Lối vào là một con đường nhỏ mờ
sương, hai bên rào bằng nứa tép rất thơ mộng



Cổng vào của huyệt
đạo



Toàn cảnh huyệt
đạo…


…là một
khoảng đất rộng được rào nứa xung quanh , chừa ra một lối vào
nhỏ.


Khí trời
thật thoáng đãng tạo cảm giác vô cùng sảng
khoái.


Toàn cảnh huyệt
đạo giữa đỉnh ngàn Nưa.


Sau khi thắp hương, khách hành hương
đứng giữa trời đất vái 4 phương, họ ngồi xuống đặt tay lên 3 phiến đá xếp giữa
huyệt đạo, nhắm mắt lại và lầm rầm cầu xin. Được biết, họ làm như vậy với mong
muốn được tiếp thêm một chút năng lượng, sinh khí từ trời đất vào cơ
thể


hoặc đặt bàn tay vào phiến đá
giữa huyệt đạo với mong muốn được truyền năng lượng từ trời
đất
.

 

   Một điều kỳ diệu và vô cùng kỳ lạ là
: Đứng trong giới hạn của huyệt đạo, thả lỏng cơ thể , nhắm mắt lại thì sẽ thấy
một toàn bộ là một màu đỏ lựng bao trùm, màu đỏ ấy tiếp tục đỏ rực lên và chuyển
dần sang màu vàng rồi màu xanh nhạt và sau nữa là màu trắng với các hạt bụi li
ti lơ lửng…



 Nhưng chỉ cần bước chân ra khỏi vòng
rào giới hạn huyệt đạo, nhắm mắt lại thì mọi cái trở nên bình thường, không có
gì xảy ra cả. Nếu không tự mình trực tiếp trải nghiệm bằng tâm thức thì khó lòng
mà tin được.


 Mời các bạn xem bản đồ đường đi đến
Huyệt đạo


Mời các bạn xem đường (bấm
xem) 
Video
về huyệt đạo: 

INTERNET

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *