Các tầng của La bàn

Các
tầng của La bàn

 La
bàn cho chúng ta biết hướng của trời đất, cũng như hướng của nhà ta vậy, ngoài
việc đó ra, la bàn còn giúp cho chúng ta trong việc ứng dụng phong thuỷ vào thực
tiễn.


 Lý
luận phong thủy cho rằng, mục tiêu chủ yếu chọn phương vị trạch là tìm khí và
cân bằng âm dương, việc giám định phương vị phải tổng hợp năm sinh của người,
lấy sinh, khắc, chế, hóa của âm dương ngũ hành và lấy biến của quẻ hào mà được
mất cát hung. Nhiều nội dung ấy được phản ánh trên la bàn nhưng cũng có bộ phận
không thể dung nạp trên la bàn được.
Đúng
vậy, la bàn tập trung nhị khí âm dương, lý của bát quái ngũ hành, số của hà đồ
lạc thư, đại thành về hình của thiên tinh quái tượng, nhưng phương pháp rất
nhiều, chỉ nói riêng về ngũ hành đã có lão ngũ hành (còn có tên là chính ngũ
hành) song sơn ngũ hành, tiểu huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành, tú sung
ngũ hành, thực ra chỉ là sự sắp xếp khác nhau của 5 loại yếu tố Kim, Mộc, Thủy,
Hỏa, Thổ. Còn bát quái lại có tiên thiên bát qiaus và hậu thiên bát
quái.
Quan
sát phương vị của sơn thủy cũng quan trọng như khảo sát hình thái của nó. Người
ta có thể hoài nghi rằng từ phương vị, địa hình mà theo phép đo phong thủy có
thể tìm ra đất phong thủy phú quý, cát lành hay không. Một vị sư tăng phong thủy
ở Hán thành nói: Sơn thủy có hình thể đẹp thường đứng ở phương cát, vì rằng vật
tụ theo loại là phép tắc phổ biến trong vũ trụ. Có thể hiểu cách giải thích này
là nếu hình núi muốn sinh ra cát địa nó phải ở cát phương. Nói theo kinh nghiệm
của ông, núi có hình thể không đẹp thông thường ở phương vị không cát
lợi.
Tầm
quan trọng của phương vị phong thủy được khái quát trong một câu phong thủy mà
ai cũng biết: cát sơn từ cát vị, cát thủy hướng hung phương. Cát vị và hung
phương chỉ có dùng la bàn mới trắc nghiệm được. Vì vậy cần phải thảo luận về
tính chất và tác dụng của la bàn phong thủy.
La
bàn phong thủy có nhiều loại, loại đơn giản chỉ có mấy vòng, loại kết cấu phức
tạp có nhiều vòng. Số mục tầng vòng không bằng nhau chứng tỏ cách dùng mỗi vòng
khác nhau, và chỉ có một vòng quan trọng nào đó ứng với một điểm quan trọng nào
đó. Sự sai lệch này còn chứng tỏ thấy phong thủy dân gian muốn xác định trạch
địa âm dương không cần phải định hướng tỉ mỉ.
Loại
hình la bàn cũng quá nhiều, có loại chỉ 2-3 vòng, có loại nhiều tới 49 vòng.
Nhưng nói chung, la bàn có thể phân thành hai dạng lớn: Một dạng vòng duyên hải
và một dạng vòng nội địa. Dạng duyên hải láy Chương châu Phúc Kiến, Hưng Ninh
Quảng Đông làm đại biểu, dạng nội địa lấy Tô Châu của Giang Tô, Hưu Ninh của An
Huy làm đại biểu.
Tầng
số 1 – Thiên trì
Trong
thiên trì đặt Kim chỉ nam. Do việc lắp đặt Kim chỉ nam không giống nhau nên chia
làm la bàn nước và la bàn khô. La bàn nước là một thanh từ đặt vào trong bụng
một con cá gỗ, con cá gỗ này nổi trên nước chứa ở bàn, tự nhiên chuyển động chỉ
về hướng Nam, bàn nước ấy được gọi là “Thiên trì”. Đó là Kim la bàn truyền thống
của Trung Quốc. Lý luận phong thủy cho rằng Kim chỉ nam định Tý Ngọ, trong thiên
trì chứa Kim và Thủy, động là dương, tĩnh là âm, như vậy “lưỡng nghi phán, tứ
tượng phân, bát quái định” thì tìm ra bí ẩn của thiên địa, trên tìm ra sự sắp
xếp của trăng sao, dưới quan sát được thời lưu của sơn thủy (theo La Kinh giải
định của Hồ Quốc Trinh).
 Tầng
số 2 – Tiên thiên bát quái
Tầng
này chỉ có 8 quái. Căn cứ thứ tự sắp xếp khác nhau mà phân thành tiên thiên và
hậu thiên. Theo truyền thuyết, Tiên thiên là Phục Hi sáng tạo ra, Hậu thiên là
Chu Văn Vương làm ra. Bát quái dùng để chỉ vị trí của 8 phương, mỗi phương vị
cách nhau 45°. Phương vị bát quái của Tiên thiên là: Càn Nam, Khôn Bắc, Li Đông,
Khảm Tây, Chấn Đông Bắc, Đoài Đông Nam, Chấn Tây Nam, Cấn Tây
Bắc.
Tầng
số 3 – Hậu thiên bát quái
Phương
vị của Hậu thiên bát quái là: Li Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Tốn Đông
Nam, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam, Càn Tây Bắc.
Tầng
số 4 –   12 vị địa chi
Tầng
này dùng 12 vị địa chi, Tý Sửu Dần Mão, Thìn Tỵ Ngọ Mùi, Thân Dậu Tuất Hợi biểu
thị 12 phương vị, mỗi phương vị cách nhau 30°, Ngọ chỉ nam, Tý chỉ Bắc, Mão chỉ
Đông, Dậu chỉ Tây.
Tầng
số 5 – Tọa gia cửu tinh
Tọa
gia là ý nói phương hướng, phương vị. Cửu tinh chỉ Tham lang, Cự môn, Lộc tồn,
Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc, Phá quân, Tả phù, Hữu bâth, 7 thất tinh trước chỉ
Bắc đẩu tinh. Hai tinh sau chỉ hai tinh ở bên nhìn không thấy khi di động, nhưng
kho mắt thường nhìn thấy nó thì rất dễ phân biệt. Lý luận phong thủy cho rằng,
thanh khí bốc lên mà thành tinh, trọc khí chìm xuống mà thành sơn xuyên, cho nên
trên trời thành tượng, ở đất thành hình, dưới dọi lên 24 sơn. Tinh có xấu đẹp
nên đất có cát hung. 9 tinh trên trời di động cảm ứng với địa phương nào thuộc
về nó, gọi là nhị thập tứ sơn tức tứ duy, bát can, thập nhị chi là 24 phương vị.
Cửu tinh phối hợp ngũ hành, trật tự của nhị thập tứ vị là: Cấn bính tham lang
mộc, Tốn cân cự môn Thổ, Càn Giáp Lộc Tốn Thổ, Li Nhâm Dần Tuất văn khúc thủy,
Chấn Canh Hợi Mùi liêm trinh Hỏa, Đoài Đinh Tỵ Sửu Vũ khúc Kim, Khảm Quý Thìn
Phá quân Kim, Khốn Ất Phù bật Thổ Mộc.
Tầng
số 6 – Tên nhị thập tinh
Tầng
này là 24 thiên tinh phối hợp với 24 vị, giải thích quan niệm “thiên tinh hạ
ứng”. Tổ hợp của 24 tinh và phương vị là: Thiên hoàng Hợi, Thiên phù Nhâm, Thiên
điệp Tý, Âm quang Quý, Thiên trù Sửu, Thiên thị Cấn, Thiên lư Dần, Âm cơ Giáp,
Thiên mệnh Mão, Thiên quan Ất, Thiên chính Thìn, Thái Ất Tốn, Thiên bình Tỵ,
Thái vi Bính, Dương quyền Ngọ, Nam cực Đinh, Thiên hán Canh, Thiếu vi Dậu, Thiên
Ất Tân, Thiên khôi Tuất, Thiên khái Càn, Thiên hoàng Tinh tại Hợi, Thượng ánh tử
vi viên, tây ứng thiếu vi viên, bốn viên này là bậc tôn quý trong thiên tinh
được gọi chung là “Thiên tinh tứ quý” Cấn, Bính, Dậu hợp “Tam cát”. Thái Ất ánh
Tốn, Thiên Ất ánh Tân, Nam cực ánh Định, Tốn, Tân, Đinh hợp Cấn, Bính, Dậu gọi
là “Lục Tú”. Thiên bình ánh Tỵ, là đối cung của Tử vi viên, gọi là Đế tọa minh
đường. Tỵ, Hợi hợp “lục tú” lại gọi là “Bát quý”. Trong Tam cát, tứ quý, lục tú,
bát quý, dương trạch đại vượng, nhân đinh phú quý trải xa, phát phúcl lâu
dài.
Tầng
số 7 – Kim chính của địa bàn
Trong
la bàn có 3 kim 3 bàn tức địa bàn chính châm, thiên bàn phùng châm, nhân bàn
trung châm, 3 bàn đều phân ra 24 cách, mỗi cách đều chiếm 15°, gọi là “nhị thập
tứ sơn”. 24 phương vị là tên gọi hợp thành của 12 chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn,
Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) bát can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Thân,
Nhâm, Quý) tứ duy (Càn quái, Cấn quái, Tốn quái, Khôn quái) Kim từ chỉ đúng
chính ngọ gọi là chính châm, ở Nhâm Tý gặp Bính Ngọ gọi là Phùng châm, ở Tý Quý
giữa Ngọ Đinh gọi là Trung châm.
Tầng
số 8 – Tiết khí 4 mùa.
Tầng
này thể hiện 24 tiết khí trong 1 năm tức Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân
phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại
thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Sương giáng, Lập Đông, Tiểu tuyết, Đại
tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Lý luận phong thủy cho rằng dưới
24 sơn phân bố thành 24 tiết khí, Lập xuân bắt đầu từ Cấn, Đại hàn bắt đầu từ
Sửu, mỗi khí phân thành 3 hậu thượng, trung, hạ cộng là 72 hậu, để nói rõ lý lẽ
tiêu trưởng của âm dương, con số tiến thoái thuận nghịch, vạch rõ ngũ vận lục
khí.
Tầng
số 9 – Xuyên sơn thất thập nhị long
Tầng
này dùng 60 Giáp Tý cộng thêm bát can tứ duy mà hợp thành 72 long, khởi Giáp Tý
ở Nhâm Mùi của chính châm, 72 vị phân phối ở dưới 24 sơn, một sơn thống suất 3
long để ứng với 72 hậu của năm tháng. Thầy phong thủy thường dùng cách long của
tầng này với 60 long thấu địa coi là biểu lý, chuyên luận sơn cương lai mạch, mà
định cát hung.
Tầng
số 10 –  Ngũ gia ngũ hành
Ngũ
gia ngũ hành là chính ngũ hành, song sơn ngũ hành, bát quái ngũ hành, huyền
không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành. Thầy phong thủy căn cứ phương pháp tương
sinh tương khắc của ngũ hành, phối hợp năm phương vị đối ứng với ngũ hành và
tiết khí bốn mùa để luận âm dương tiêu tưởng, phán đoán tình hình long sa thủy
huyệt, từ đó mà xác định cát hung của trạch. Thường dùng Bát quái, huyền không
ngũ hành lập hướng, tiêu nạp sa thủy, hồng phạm ngũ hành dùng tọa sơn để khởi
tuần mộ vận, chính ngũ hành, song sơn ngũ hành và hồng phạm ngũ hành, cả ba phối
hợp lại dùng để hành long định huyệt.
Ngũ
hành tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ
sinh Kim.


Ngũ
hành thương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa
khắc Kim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *