Tục Bán Khoán ( văn hóa dân gian Việt nam )

Tục bán khoán
( Ghi chép : mantico’s BLOG )

Trong dân gian , khi đứa trẻ sinh ra phạm vào giờ hung như : Giờ thiết xà , giờ kim tỏa , giờ Quan sát , người ta thường đem lên chùa bán khoán cho các vị thánh như : Đức Thánh Trần , Đức Phạm Ngũ Lão , Đức Ông ….


Thường thì xưa và nay , người ta bán khoán cho Đức Ông , ở chùa có tượng mặt đỏ , trùm vải đỏ , trông nghiêm nghị đầy thần khí , đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi Chùa .
Khi tiến hành bán khoán , bố mẹ đứa trẻ lên chùa ( hay vào đền . nếu bán của Thánh ) nhờ vị trụ trì  hay người trông coi tại đó viết sớ , ghi rõ tên tuổi đứa trẻ , ngày tháng / năm sinh / giờ sinh / bán cho Đức Thánh tên là gì ….Kèm theo mâm lễ vật ( Thường là lễ mặn : Xôi gà , trầu rượu , vàng hương ), đặt lên ban thờ Đức Thánh  mà đứa trẻ cần bán tới , khi cúng xong ( cháy 2/3 hương )  thì đem hóa vàng sớ .
Thời gian bán khoán từ 10-12 năm  có khi tới 20 tuổi . sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi .
Trong thời gian làm con nuôi  Đức Thánh các ngày lễ trọng đại hàng năm như : rằm tháng Giêng , rằm tháng Bảy , Tết nguyên Đán ,  bố mẹ đứa trẻ khi đã lớn đến Đền , Chùa ,  thắp hương thắp hương khấn lễ “ cha nuôi “
Theo dân gian những đứa trẻ sinh vào giờ sau thì phạm vào giờ  hung bán khoán :
1     Phạm giờ Thiết Xà
         Sinh năm : Dần , Ngọ , Tuất :  Sinh giờ Tỵ
         Sinh năm : Tỵ , Dậu , Sửu :  sinh giờ  Dần
         – Sinh năm : Thân Tý Thìn :  sinh giờ Tỵ
         Sinh năm : Hợi , Mão , Mùi , Thìn :  Sinh giờ  Mùi
2     Phạm giờ Kim Tỏa
         Tháng giêng :  sinh vào giờ Thân ,giờ Mão
         Tháng 2 : sinh vào giờ Thìn
         Tháng 3 :  Sinh vào giờ Mão
         Tháng 4 :  Sinh vào giờ Dần
         Tháng 5 :  Sinh vào giờ Sửu
         Tháng 6 :  Sinh vào giờ Tý
         Tháng 7 :  Sinh vào giờ Hợi
         Tháng 8 :  Sinh vào giờ Tuất
         Tháng 9 :  Sinh vào giờ Dậu
         Tháng 10 : sinh vào giờ Thân
         Thánh 11 :  Sinh vào giờ Mùi
         Tháng chạp :  Sinh vào giờ Ngọ
 Chú thích :
Theo Phật giáo nguyên thuỷ, ông Cấp Cô Độc đã cúng khu vườn quý cho Phật làm nơi truyền đạo, ngoài ra ông còn có lòng tốt bảo hộ chư tăng, chu cấp cho người nghèo khó, cô nhi quả phụ, Do công đức đó nên người ta tôn ông là vị thần gìn giữ cho các ngôi chùa và có tượng thờ gọi là Đức Ông. Trong dân gian có phong tục khi đứa trẻ khó nuôi thì làm lễ “bán con lên chùa”, chính gọi là bán khoán cho Đức Ông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *