Cách xem chân gà cúng dự báo điềm tốt xấu cho cả gia đình

Cách xem chân gà cúng  dự báo điềm tốt xấu cho cả gia đình

 Hướng dẫn cách xem chân gà cúng cụ thể sau đây để bạn có thể tự xem tại nhà, thế nhưng nếu muốn chính xác hơn bạn có thể nhờ thầy hoặc người có kinh nghiệm hơn để xem giúp nhé.

1. Cách xem chân gà cúng


Để chọn gà cúng gia chủ chọn gà khỏe mạnh, sở hữu cặp chân vàng, trước khi giết gà để làm lễ hóa vàng, nên rửa cặp chân gà cho sạch.

Có những nơi, người ta còn chọn gà vừa ý mua nhốt lại từ trong năm để nhằm được cúng gà đủ (tiêu chuẩn) tốt thì (người trên) mới chứng giám và phù hộ cho một năm làm ăn phát tài phát lộc, bình an, mọi việc đều thuận hanh thông. 


Tay trái cầm chân trái của gà, còn tay phải cầm chân phải của con gà. Sau đó thần tâm cầu khẩn linh hồn con gà được siêu thoát.

 
Văn khấn xem chân gà:

Kính tấu: Thiên địa thần kỳ
 
Kính xin: Cửu thiên Huyền nữ Phạm thị Chân tiên nữ và chư thần linh bản thổ, bản gia, giáng lâm chứng tri minh bạch (xin hỏi việc gì thì khấn thêm).

Khi khấn xong, có thể giết mổ con gà ngay hoặc có thể qua ngày hôm sau.
 

1.1. Bước 1: Luộc gà
 

Trước khi khi luộc gà, bạn cần làm sạch sẽ, ướp muối cho loại bỏ hết chất nhờn, bẩn trên con gà. Khi luộc gà, bạn cần luộc bằng hai nồi riêng:
 
– Nồi thứ 1: Bạn đem mình con gà luộc riêng.
 
– Nồi thứ 2: Bạn sẽ luộc 3 loại lông của con gà là lông, vẫy và đuôi.
 
Tuy nhiên, bạn cần luộc gà từ khi nước còn đang lạnh đến khi nồi đun lông đã sùi sùi bọt thì bạn đem đôi chân gà sống xuống nước sao cho đến đốt thứ 2 của gà thì dừng.

Khi luộc gà cần quan sát đôi chân gà đã lên các đường huyết lộ rõ hay chưa, nếu rồi thì đem ra. Bạn đừng để chân gà quá chín hoặc quá sống. Còn thân con gà bạn cứ luộc bình thường, đến khi chín thì vớt ra, đặt lên bàn thờ với đôi chân gà. Làm lễ xong thì đem xuống.
Khi lên mâm cúng, gà nằm gọn trong chiếc đĩa kiểu, cổ tréo vào cánh, đầu ngẩng cao, mỏ ngậm một bông phượng hoàng, trông rất oai phong. Đặt cả gà và chân gà lên bàn thờ gia tiên, vái cúng hết một tuần nhang, lúc đó hạ lễ rồi mới đem chân gà đi xem được. Hoặc bạn có thể ngâm trong ly rượu giữ được lâu, khi có dịp sẽ nhờ thầy xem giúp.

Muốn xem việc gì thì :
 
Lấy chân gà phải xem về việc cầu tài.
 
Lấy chân gà trái xem về bản mệnh.
 
Nếu xem 2 việc một chân gà thì dùng 3 gióng (hay gọi là đốt): gióng trên, gióng giữa và gióng dưới.
 
cach xem chan ga cung
 
 

1.2. Bước 2: Xem chân gà cúng


Khi nhìn thấy đầu ngón cái có vẻ sắc tươi, ngay thẳng ống không bị co rũ lại, coi đó là được đại cát. Tương tự mà hung huyết không phạm, đó gọi là “Cách tươi cái”.

Tứ hỷ cách

Theo cách xem chân gà cúng này là cả 3 ngón tách biệt, không dựa vào nhau và cùng thẳng lên, không dính vào nhau, màu tươi mới, điều này tượng trưng cho hoà hợp, đại cát. Trong năm tới gia đạo sẽ có một cuộc sống êm ấm, hòa thuận, hạnh phúc. 

Kê ba cách

Kê ba cách là khi ngón trong, ngón cái và ngón ngoài gối đầu ngón vào nhau trông như 3 người cùng cúi theo 1 chiều, đều có sắc tươi mới nghĩa là một nhà vui vẻ. Điều này cho thấy trong năm gia đạo khá hòa thuận, ăn nên làm ra, từ đó tiền tài đông đầy, cuộc sống cũng vì thế mà giàu có, sung túc lên.

Phù cái cách

Kiểu này là: ở giữa cung ly (cung ly ở đầu ngón cái) với cung chấn và tốn như ghé vào hôn nhau. Tuy vậy cung khảm và cung cấn lại không dính vào nhau (hơi xa cách bỏ trống) và có hỷ sắc (ở cung tốn tươi vui). Dự báo một năm làm ăn may mắn, gặp nhiều cơ hội nhưng gia đạo thì không được tốt cho lắm, sẽ gặp nhiều rắc rối, tình cảm vợ chồng dễ xảy ra những xung đột và mâu thuẫn nên đây chưa thực sự là cặp chân gà tốt.

Ủ cái cách

Đầu ngón chân cái co rụt lại, màu sắc sẫm, không tươi, điềm báo gia chủ gặp nhiều xui xẻo, tai ương. Chuyện tình cảm vướng vào tai tiếng, lâu ngày dẫn đến rạn nứt. Còn chuyện làm ăn kinh doanh gặp nhiều trắc trở, không mấy suôn sẻ.

Tinh cái cách

Tinh cái cách là khi 3 ngón chân gà ghé vào nhau và tựa vào gần ngón út, tượng trưng cho tất cả đều có sự sợ hãi và khép nép cúi xuống. Điều này có nghĩa là một năm gặp nhiều hiểm nguy, có thể là tai nạn hay biến cố lớn khiến gia đình lâm vào cảnh khốn khổ, sinh ly từ biệt.

Nội náu cách

Các ngón chân của gà cúng ghé cúi vào nhau, màu sắc không được tươi vui cho lắm, có chiều hướng ghé vào nhau. Điều này cho thấy gia đình gặp nhiều vướng mắc, gia đạo không bình an. Nhiều điều xui xẻo, tai ương xảy ra khiến gia đình chia ly xa cách.

Ngoại dương cách

Kiểu ngoại dương cách được hiểu là dóng của ngón ngoài với ba dóng ngón cái đối ngược nhau. Nghĩa là không quay vào ngón cái tí nào.
Quẻ này nói đến hỷ sự, cầu danh, lộc tài là xấu.

Bổng cun cách

Ngón chân gà cúi xuống, khoảng cách giữa các ngón chân cũng sát vào nhau ở cung khôn hay cung đoài, giống như kiểu đóng cửa ngăn lại. Nó biểu hiện cho sự may mắn, trong năm mới nhà bạn sẽ tiền vào như nước nhưng khó ra, công việc làm ăn suôn sẻ, nếu gặp thời vậy sẽ nhanh chóng trở nên giàu có.


Liệp cun cách

Kiểu liệp cun cách này có nghĩa là ngón út dẵm séo. Ngón út đè lên những cung cấn, càn, khảm ám chỉ của sự chậm trễ, trì hoãn.

Ngôi cái cách

Kiểu này ngón cái cao bổng mặt. Mang ý nghĩa chơi với, không có niềm tin hi vọng thành công khi tiến hành việc gì.

Nội nghịch cáu cách

Kiểu này có ngón trong xông ra ngoài, bỏ rời ngón cái, mà cúi xuống, thấy rõ ở bên phải đầu ngón cái (chỗ cung ly). Đây là mình đi tìm người khác, nếu ở chỗ đằng sau lưng có tươi là điềm mừng.

Ngoại quá cách

Đây chính là kiểu ngón ngoài xông ra, cúi xuống dưới và rời ngón cái. Thể hiện ở bên trái đầu ngón ấy là người ta tìm mình, như vậy phải nên đề phòng.

Máy động cách

Máy động cách là 3 ngón chằng dính liền nhau. Đồng thời ở đầu của cung tốn giáp với cung ly. Ngón cái lại gần tiểu chỉ (cun) ở cung ly ấy, vậy phải dựa vào bát quái mà xem. Trường hợp ngón trong, ngoài đề như vậy được gọi là “Cách cặp cổ” cách này tối độc.

Động đẵn cách

Là kiểu cung Ly ủ rũ co gục xuống, ngón thuộc cung tốn vươn lên cao. Đấy được coi là biểu tượng gia chủ có sự lo lắng trong người. Cần coi ngón cun chỉ vào cung nào, rồi dựa vào bát quái mà đoán.

Ngoại hơn tứ cách

Kiểu này, còn gọi là thắng phụ chi hình, tức là thấy các cung: tốn, ly, khôn tranh nhau, cung ly lại cúi xuống, coi đó là: sẽ có sự đánh nhau, kiện nhau. Nếu tốn cao hơn khôn ấy là: “Nội hơn tứ cách”. Khôn cao hơn tốn ấy là: “Ngoại hơn tứ cách”.

Đề cái cách

Đầu cung ly co cúi, đầu khôn che dấu ở trên đầu cung ly, đó gọi là ngón ngoài đè trên cái. Trường hợp ngón trong đè cái nghĩa sẽ có sự hỗn loạn.
Thức hầu cách

Đầu cung tốn chọc lại cung ly, ly lại cúi uống dưới, ngón ngoài vượt qua chèn ngón khác, ngón trong đè ngón cái. Tượng trưng cho sự “Bức gia” là nhà bị đè ép.

Vãn nội cách

Ngón út chỉ bên tả, ấy là kéo ngón trong chỉ vào cung cấn dần. Điều này cho thấy gia đình sẽ gặp họa trong nay mai. Cuộc sống gia đình gặp nhiều sóng gió, hôn nhân bỗng trắc trở, ly hôn xa cách.

2. Nguồn gốc xem chân gà cúng


Nguồn gốc coi chân gà cúng  đã xuất hiện từ rất lâu, có nguồn gốc từ Kinh dịch, được người xưa chủ yếu dùng để xem về âm trạch, mồ mả tổ tiên.

Theo phong tục tập quán của người Việt xưa, mỗi Tết vào mùng 3 sẽ có tục cúng gà hóa vàng. Với mục đích tiễn ông bà tổ tiên về cõi âm sau mấy ngày ăn Tết. Nhiều gia đình có tục xem chân gà cúng khi tổ chức lễ cúng ở nhà hoặc cúng tại đền đình (nơi thở các Thần Thánh), chứ cúng ở chùa thì không.

Con gà phải là vật cúng tế được gia đình nuôi tại nhà ít nhất 3 ngày để ngấm đủ âm dương địa khí của gia chủ.

Theo phong tục tập quán, thì ngày mùng 3 Tết có tục cúng gà hóa vàng tiễn ông bà sau 3 ngày về nhà ăn Tết. Nhưng cúng ở tại gia hay vì chùa chỉ nhận cúng chay thôi.

Miền Trung có tục cúng gà vào mùng 9 Tết để xem cát hung cả năm sắp đến. Hằng năm, ở miền Trung xứ Quảng cứ sau 3 ngày tết, nhiều nhà lại chuẩn bị cho lễ cúng đầu năm (lễ cúng gà mùng 9). Hiện nay, tập tục này vẫn còn lưu truyền.

Cách xem chân gà cúng chỉ đúng khi bạn thành tâm và không lợi dụng phong tục này làm những điều xấu. Ngoài ra, khi bạn xem chân gà phải thì chỉ đúng về việc cầu tài. Còn khi xem chân gà trái thì chỉ được phép xem về bản mệnh. Còn nếu bạn xem 2 việc một chân gà thì phải dùng đến 3 gióng là gióng trên, gióng dưới, gióng giữa.

Có thể nói tục xem chân gà cúng là một nét đẹp của người dân Việt Nam ta, rất nên lưu giữ nó nhưng không mê tín, sùng bái thái quá.tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *