Cỏ huyên cầu con: Có thật sự là “thần dược” giúp xua tan muộn phiền, sớm sinh quý tử như lời đồn thổi?
Có rất nhiều thông tin cho rằng cỏ huyên cầu con và hóa giải nỗi muộn phiền vô cùng linh nghiệm. Liệu điều này có phải là sự thật hay chỉ là lời đồn thổi?
1. Cỏ huyên là gì?
Dân gian quan niệm cỏ huyên có thể giúp sinh con trai |
Cỏ huyên (hay còn gọi là hoa hiên, lộc song, hoàng hoa thái, kim châm thái, nghi nam thảo…) là một loài thực vật có thể ăn được thuộc họ bách hợp.
Loại cỏ này có xuất xứ từ Trung Quốc, trồng đơn giản do có khả năng thích ứng cao.
Lá cây có đặc điểm hình sợi, dài khoảng 30 – 50cm, rộng khoảng 2,5cm và trên bề mặt có nhiều mạch. Cỏ huyên thường ra hoa vào mùa hạ và mùa thu, cánh hoa màu vàng quýt hoặc vàng pha đỏ, mùi thơm nhẹ.
Quả của cây cỏ huyên có hình 3 cạnh, hạt màu đen, bóng.
Từ xa xưa, cỏ huyên được coi là biểu tượng của người mẹ hiền, người phụ nữ trong gia đình, còn cây xuân là người cha.
Rất nhiều tài liệu cho rằng, ăn cỏ huyên sẽ giúp quên hết muộn phiền, đặc biệt nó còn là “thần dược” giúp sinh con trai nên mang ý nghĩa cát tường trong phong thủy. Bởi vậy, loài cỏ này được gắn liền với quan niệm “cỏ huyên cầu con”.
Thực chất, tác dụng hóa giải muộn phiền của cỏ huyên đến từ giá trị thưởng ngoạn của hoa. Trồng cỏ huyên ngay trong vườn nhà, khi hoa nở ngắm hoa cả ngày, bên cạnh chăm sóc cây không rời nên mọi nỗi buồn phiền đều bị xua tan đi hết.
Cũng có bản ghi chép lại, lấy chồi non của cỏ huyên làm rau, ăn vào sẽ khiến người ta như bị say để quên hết mọi ưu phiền. Cái tên “cỏ vong ưu”, “vong ưu vật” cũng sinh ra từ đó.
2. Truyền thuyết về cỏ huyên
Cỏ huyên tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng |
Trước đây, hoa huyên thường được trồng ở căn phòng phía Bắc do người xưa quy định rằng đây là nơi ở của phụ nữ trong nhà.
Trong khi đó, phía Đông là hướng mặt trời mọc nên phòng ở phía này dành cho người đàn ông (cha, con trai) trong gia đình; phía Tây là nơi thờ cúng tiên tổ và tổ chức các cuộc họp gia đình. Gian nhà phía Nam dành cho quản gia và nô bộc trong nhà; phía Bắc dành cho phụ nữ và trẻ con.
Trong Kinh Thi cũng có câu thơ nhắc đến điển cố này: “Yên đắc huyên thảo ngôn thụ chi bối”, tức là “Ước gì có được cỏ huyên mà trồng ở thềm phía bắc” (chỗ mẹ ở).
Có một truyền thuyết về cỏ huyên cầu con tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng được kể lại như sau:
Thời xưa khi chiến tranh loạn lạc liên miên, đàn ông trong nhà đều bị bắt đi tòng quân. Một gia đình nhà nọ có hai người con trai và người cha đều bị bắt tham gia quân ngũ.
Trước khi lên đường, người con út đã đến gian nhà phía Bắc để lấy vài ngọn cỏ huyên mang đi theo.
Trong thời gian ở trong doanh trại, người con út cùng anh trai và cha mình đã đem trồng những cây cỏ huyên này cũng ở phía Bắc của doanh trại. Mỗi ngày nhìn hoa, họ lại nhớ đến mẹ và vợ ở nơi quê hương.
Khi chiến tranh kết thúc, người con út lúc ra đi còn là một chàng trai trẻ nhưng lúc này tuổi cũng đã ngoại tứ tuần. Trở về quê nhà, con trai anh đã lớn nhưng người mẹ thân thương của anh đã qua đời.
Nhìn về gian nhà phía Bắc, anh thấy những ngọn cỏ huyên năm nào vẫn xanh tốt, nhưng mẹ anh giờ đã không còn nữa. Điều này càng khiến anh thêm xót xa và không nguôi nỗi nhớ mẹ.
Chính từ đây, cỏ huyên đã trở thành biểu tượng cho tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và được coi là vật phẩm phong thủy mang nhiều điềm may mắn.
Còn ở Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du cũng từng sử dụng điển tích về ngọn cỏ huyên này để miêu tả nỗi nhớ mẹ thương cha của nàng Kiểu trong những câu thơ như:
“Ngoài thì chủ khách dập dìu
Một nhà huyên với một Kiều ở trong.”
“Thưa nhà huyên hết mọi tình
Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen”…
3. Ý nghĩa của cỏ huyên
Cây cỏ huyên còn có tác dụng xua tan buồn phiền |
Khi mang ý nghĩa về tình mẫu tử – thứ tình cảm liêng thiêng nhất trên đời này, cái tên “cỏ vong ưu” càng nói rõ vai trò của người mẹ đối với con bởi mẹ chính là người thường gần gũi bên con, an ủi vỗ về con khi con có điều đau khổ.
Bên cạnh tác dụng xua tan nỗi buồn, cỏ huyên được tương truyền rằng còn giúp phụ nữ có thai sinh con trai như mong muốn nên được gọi là “cỏ huyên cầu con”.
Trong cuốn “Bác vật chí” có viết: “Phụ nữ không mang thai, mang theo cỏ huyên là có thể sinh con trai”.
Còn cuốn “Thảo mộc ký” lại khẳng định rằng; “Phụ nữ mang thai, mang theo cỏ huyên chắc chắn sinh con trai”.
Đương nhiên, những thông tin này vẫn chưa được chứng thực theo căn cứ khoa học mà chỉ là một dạng tín ngưỡng dân gian.
Đương nhiên, những thông tin này vẫn chưa được chứng thực theo căn cứ khoa học mà chỉ là một dạng tín ngưỡng dân gian.
Dù vậy, đối với những người phương Đông luôn mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” từ ngàn đời nay thì thông tin cỏ huyên cầu con vẫn mang sức hút rất lớn và trở thành biểu tượng cầu tự, cầu cát tường của người dân.
Ở nước ta, cỏ huyên thường được dùng để nấu ăn nhằm mang lại may mắn, xua tan buồn phiền. Một số địa phương có tập tục treo tranh cát tường vẽ hình cỏ huyên trong nhà và phụ nữ mang theo loại cỏ này bên người để mong có con trai.
Ngoài ra, nhiều người còn có tục lệ trồng cỏ huyên ở phía Bắc căn nhà vào mùa Vu Lan báo hiếu để nhớ tới công ơn của Mẹ.
4. Tác dụng và cách dùng cỏ huyên
Nhiều bộ phận của cây cỏ huyên được dùng làm vị thuốc Đông y |
Hầu hết các bộ phận của cỏ huyên đều có thể sử dụng được. Cả hoa, lá và rễ cây cỏ huyên đều là những vị thuốc trong Đông y. Trong đó, hoa huyên là bộ phận quý giá nhất vì có nhiều công dụng nhất.
Hoa huyên có vị ngọt, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, thông sữa, an thai, cầm máu, sáng mắt, lời tiểu…
Lá và hoa huyên được dùng để nấu canh ăn, còn rễ và nụ hoa dùng làm thuốc. Một số nơi dùng lá và hoa để làm thuốc chữa chảy máu cam.
Lá huyên có thể hái quanh năm, rễ đào vào mùa thu đông hoặc các mùa khác, dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
Ngoài ra, hoa huyên tươi hoặc khô còn được dùng làm màu nhuộm trong ẩm thực của các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên, Nhật Bản… với tên gọi là màu hoa hiên hoặc hoa huyên.
Lưu ý đặc biệt: Không ăn sống hoa huyên vì sẽ bị ngộ độc.
5. Một số bài thuốc dân gian thường dùng từ cỏ huyên
Hoa huyên khô có rất nhiều công dụng chữa bệnh |
- Canh hoa huyên hầm với thịt gà là món ăn đặc biệt trong ngày giỗ, ngày Tết từ thời xưa. Món canh này rất bổ dưỡng, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, mạch dạ dày, cầm máu khi bị chảy máu cam.
Ngoài ra, theo cuốn “Thập tam phương gia giảm” của Tuệ Tĩnh, phụ nữ có thai ăn đều đặn canh hoa huyên hằng ngày và uống nước sắc từ rễ cây gai (30g) sẽ chữa được động thai.
- Cầm máu cam: Rửa sạch hoa huyên, giã nát, thêm nước rồi gạn lấy nước uống. Phần bã nút vào lỗ mũi. Cũng có thể thay bằng lá huyên, cách chế biến và sử dụng như với hoa.
- Chữa chứng chảy máu cam do nhiệt: Lấy 15g rễ cây cỏ huyên để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, chắt lấy khoảng 1 bát nước đặc, hòa thêm chút mật ong rồi uống.
- Mụn nhọt: Giã nhỏ rễ hoa hiên, đắp lên nốt mụn nhọt.
- Kinh nguyệt không đều: Dùng 15g hoa huyên, 12g ích mẫu thảo, 12g ngải cứu, 20g rễ củ gai. Sắc thành nước uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tiếp 7 ngày.
- Tiểu buốt, đái rắt: Dùng 15g rễ hoa huyên, 12g râu ngô. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tiếp 5 – 10 ngày.
- Chữa chứng bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Dùng 10g hoa huyên, 20g lá dâu. Nấu thành canh ăn hàng ngày.
- Chứng mất ngủ: Dùng 12g hoa huyên, 20g lá dâu, 10g lá vông nem. Nấu thành canh ăn hàng ngày.
Hoặc cũng có thể phơi khô hoa huyên trong bóng râm, đem sao qua lửa rồi hàng ngày hãm uống thay nước chè.
- Tắc tia sữa: Dùng 12g hoa huyên, 40g hoa bồ công anh. Sắc thành nước uống mỗi ngày một thang, chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tiếp trong 7 ngày.
tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829