Cúng ông Công ông Táo 2020: Sắm lễ, Văn khấn, Ngày giờ đẹp tiến hành, Điều kiêng kỵ

Cúng ông Công ông Táo 2020: Sắm lễ, Văn khấn, Ngày giờ đẹp tiến hành, Điều kiêng kỵ

 Cúng ông Công ông Táo 2020 ngày nào đẹp, cần lưu ý những điểm gì, sắm lễ vật gì, bài văn khấn nào chuẩn nhất, nên tiến hành vào ngày giờ đẹp nào, kiêng kỵ những điều gì…

1. Cúng ông Công ông Táo 2020 ngày nào đẹp – Cúng trước 1 ngày có được không?

 
Ngày nào cúng Táo quân thì phù hợp? 

Thông thường, nghi lễ cúng Táo quân được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Năm Kỷ Hợi 2019, ngày này rơi vào thứ Sáu, ngày 17/1/2020 dương lịch. Đây là ngày Kỷ Mùi, mệnh ngày Thiên Thượng Hỏa.

Cúng Táo quân trước 1 ngày có được không? 

Theo Lịch Ngày Tốt, cúng Táo quân trước 1 ngày hay 2 ngày cũng không sao nếu như gia chủ không có điều kiện tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp nêu trên.

Xem Lịch vạn niên, năm Kỷ Hợi 2019, ngày 21 tháng Chạp, ngày Đinh Tị, mệnh ngày Sa Trung Thổ (tức ngày 15/1/2020 dương lịch), là ngày khá đẹp để tiến hành cúng Táo quân, tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.

Trong ngày này, các giờ tốt có thể tiến hành lễ cúng gồm giờ: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h)

Nhìn chung, việc cúng này tùy theo gia cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và quan trọng là sự thành tâm, không nên quá câu nệ, rườm rà mà mất đi ý nghĩa tốt đẹp và cái tâm hướng thiện của mình.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi 2019, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để tiễn Táo quân bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng.

Xem chi tiết ở bài viết:

Cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp, giờ nào tốt năm 2020?
Cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp năm 2020? Ngày 23 tháng Chạp có phải ngày đẹp nhất? Cúng Táo quân trước 1 ngày có được không?

Cung ong cong ong tao vao ngay gio nao, co the cung truoc 1 ngay khong
 

2. Cúng Táo quân vào giờ nào tốt nhất năm 2020?


Trong ngày 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi 2019


Giờ tốt nhất: Giờ Ngọ (từ 11h đến 13h), tốt hơn cả là trước 12h trưa
Theo phong tục, tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần quy tụ để chuẩn bị về trời. 
 
Theo đó, khung giờ này là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả.

Tuy nhiên, không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là được.
 
Cuộc sống hiện đại bận rộn nên có gia đình vào ngày 23 tháng Chạp không kịp chuẩn bị và tiến hành nghi lễ. Do đó, có thể chọn khác khung giờ tốt ở các ngày này để tiến hành.

Khung giờ tốt khác trong ngày 23 tháng Chạp:
– Cúng ông Táo vào giờ Mão (5h-7h), tốt hơn cả là lúc 7h sáng.

Theo Lịch Ngày Tốt, giờ Mão ngày 23 tháng Chạp là giờ Đại An.

Cúng Táo quân vào giờ này có thể hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ. 

– Cúng Táo quân vào giờ Tị (9h-11h), tốt hơn cả là lúc 11 giờ.

Năm Kỷ Hợi 2019, giờ Tị là giờ Tốc Hỷ. 

“Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề.”

Vì thế, nếu tiến hành cúng Táo quân vào khung giờ này, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.


Trường hợp tiến hành cúng lễ vào ngày 21 hoặc 22 tháng Chạp:

 

Tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 21 hoặc 22 tháng Chạp.

Thời gian thích hợp là từ 7h sáng đến trước 21h tối ngày 22 tháng Chạp.
 
Ngoài ra, tùy theo từng năm mà ngày đẹp cúng Táo quân lại có phần khác biệt. Xem chi tiết ở bài viết:

Cúng Táo quân giờ nào là chuẩn nhất?
Cuộc sống hiện đại với bao bộn bề và mối lo nên ít ai có thể cúng táo quân đúng như thời gian tốt nhất, phù hợp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo trước giờ
 

3. Lễ vật cúng Táo quân gồm những gì?

 
Lễ vật cúng ông Công ông Táo chung nhất gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà và cá chép.
 
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
 
Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
 
Tuy nhiên, để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
 
Những đồ “vàng mã” (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo quân.

Mam co cung ong cong ong tao dung chuan
 

4. Mâm cỗ cúng Táo quân gồm những gì?

 
Thông thường vào ngày này, mọi người cúng cỗ mặn. Mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm: 
 
– 1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc; 1 bát canh mọc; 1 đĩa xào thập cẩm; 1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc; 1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen; 1 quả bưởi.
 
– 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống); 3 chén rượu; 1 quả cau, lá trầu; 1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; 1 tập giấy tiền, vàng mã.
 
Ngoài ra, có thể thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng… 
 
Gia chủ có thể cúng đồ chay hay mặn, đồ cúng nhiều hay ít tùy vào gia cảnh từng nhà, không phải cứ mâm cao cỗ đầy là được hưởng nhiều lộc, mâm cỗ đơn giản mà gia chủ tâm thành kính vẫn tốt hơn.
 

5. Lễ cúng Táo quân có cần mấy con cá chép? 

 
Cung ong cong ong tao can may con ca chep
 

Mấy con cá chép là đủ?

Không ít người thắc mắc rằng lễ cúng ông Công ông Táo cần có mấy con cá chép?
 
Trong ngày lễ tiễn Táo quân chầu trời, cá chép là đồ lễ không thể thiếu. Đây là loài cá duy nhất có khả năng vượt Vũ Môn để hóa Rồng nên được chọn là phương tiện đưa các Táo về trời
 
Có người cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc ít nhất cũng phải là 3 con (tương ứng 3 vị thần), cũng có người lại nói chỉ cần 1 con hay 1 cặp cá chép là đủ. 
 
Theo quan niệm dân gian, nếu gia chủ gia cảnh tốt thì nhiều cá chép là tốt, còn không thì 3 con cá chép làm lễ cúng là đủ. 
 
Tuy nhiên, việc cúng nhiều cá chép quá mức thì chỉ mang ý nghĩa phóng sinh mà thôi, còn số cá lễ cúng thực sự cần chỉ là 3, không phải là 1 chục, 1 cặp hay 1 con.

Cúng cá chép thật hay cá chép giấy?

Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều người. 

 
Lịch Ngày Tốt xin lý giải như sau: Tùy từng điều kiện mà các gia đình có thể dùng cá chép thật hay giấy để cúng lễ táo quân. 

Các hộ gia đình ở chung cư hay các khu đô thị có quy định nghiêm ngặt về an toàn cháy nổ, hạn chế đốt đồ vàng mã thì có thể dùng cá chép thật để làm lễ cúng.
 
Với những gia đình sống ở thành thị hoặc ở những nơi không có ao hồ gần nhà thì việc đi thả cá chép thật là chuyện khá khó khăn. Đã có nhiều trường hợp đi xa nhà thả cá mà gặp phải tai nạn giao thông do đi vào trời tối muộn, tầm nhìn kém. 
 
Cũng có trường hợp tuy gần ao hồ sông suối nhưng không có bậc thang, thềm đi xuống để thả cả mà thả cá từ trên cao khiến cá bị choáng, sốc hay ném cả túi nilon đựng cá xuống sông suối thì cũng không tốt chút nào. Lại có người vì đi xuống bờ sông thả cá mà trượt chân sảy ngã….
 
Chính vì tránh những chuyện không may xảy ra lúc cuối năm Tết đến Xuân về, nhiều gia đình lựa chọn dùng cá chép giấy để cúng Táo quân. Sau khi thực hiện xong lễ cúng, thay vì đi thả cá thì có thể mang cá chép giấy đi hóa cùng với đồ vàng mã, mũ áo Táo quân.

Xem chi tiết ở bài viết:

Cúng Táo quân nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy?

 

6. Văn khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất

 
Bài cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp chuẩn theo Văn khấn cổ truyền:
 
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
 
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
 
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………
 
Ngụ tại:…………
 
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
 
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
 
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
 
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
 
Ngoài bài văn khấn ông Táo phía trên, các bạn có thể lựa chọn một trong Những bài văn khấn Ông Công Ông Táo phổ biến nhất.
 

7. Cúng Táo quân ở đâu: Trên bếp hay ban thờ gia tiên?

 
Cúng ông Công ông Táo ở đâu, trong bếp hay trên bàn thờ mới đúng? Tùy theo quan niệm hay phong tục tập quán của từng địa phương mà việc chọn nơi cúng Táo quân có nhiều khác biệt.
 
Theo văn hóa dân gian, bàn thờ ông Táo thường đặt trong bếp. Nếu nhà nào có bàn thờ ông Táo như vậy thì đặt mâm cỗ cúng các Táo tại đây.
 
Trường hợp không có bàn thờ ông Táo riêng thì có thể đặt chung với ban thờ gia tiên, chứ không nên để ở mâm cỗ ở bếp hay ngoài ban công, vì sẽ không có tác dụng.
 
Hướng đặt ban thờ ông Táo cũng không quá quan trọng, theo phong thủy thì “nhất vị nhị hướng”, quan trọng nhất là vị trí bếp phải ở chỗ tốt, ban thờ ông Táo (nếu có) khi đó cũng đặt ở chỗ tốt. Chỉ cần chú ý, tránh dựa lưng vào nhà vệ sinh, hay quay bàn thờ ra nhà vệ sinh.
 
Xem bài viết: Đặt bàn thờ ông Táo như thế nào mới có nhiều tài lộc để biết chính xác vị trí thờ cúng Táo quân đúng chuẩn.
 

8. Kiêng kỵ khi cúng Táo quân năm 2020

 
Dưới đây là những kiêng kỵ chớ phạm phải khi làm lễ cúng Táo quân:
 
– Kiêng kỵ làm lễ cúng các táo sau ngày 23 tháng Chạp.
 
– Kiêng kỵ dâng cúng Táo quân những món ăn kiêng kỵ như thịt chó, thịt vịt, thịt chim…
 
– Kiêng kỵ cầu xin tài lộc khi cúng ông Táo.
 
– Kiêng kỵ ném cá chép từ trên cao, ném cả túi nylon.
 
Lý giải tại sao lại có những điều kiêng kỵ này, mời bạn xem chi tiết tại bài viết:

Ngày ông Công ông Táo chớ phạm những điều kiêng kị này kẻo mất linh thiêng
Cúng Táo quân sao cho đúng để gia chủ được hưởng phúc lành? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết những điều kiêng kị không nên làm
 

9. Thả cá phóng sinh ngày ông Công ông Táo cần lưu ý gì?

 
Không có quy chuẩn về phóng sinh, nhưng các nhà sư đều cho rằng, phóng sinh là khơi lòng hiếu sinh, thương yêu của con người, cần phát xuất từ lòng từ bi, vì sự sống của cá. 
 
Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, không chạy theo số đông. Tuyệt đối không nên mê tín, hay vụ lợi, đầu cơ công đức.
 
Nên tránh những hành động như thả cá từ trên cao, thả cả túi nylon, cầm cả xô đổ xuống, xem giờ lành để đi thả cá…

Cẩn thận kẻo thả cá phóng sinh không đúng cách là tạo thêm nghiệp
Thả cá phóng sinh trong ngày ông Công, ông Táo là việc vô cùng ý nghĩa nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách, tăng thêm phúc lộc cho bản thân và gia đình…

Phong sinh ca chep can luu y nhung diem gi de khong tao nghiep
 

10. Ngày nào ông Công ông Táo quay trở lại dương gian?

 
Sau khi làm lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp về chầu trời bằng cá chép, thì ngày 30 tháng Chạp, Táo quân sẽ quay lại trần gian. Năm Kỷ Hợi 2019, ngày 30 tháng Chạp rơi vào thứ Sáu, ngày 24/1/2020 dương lịch.
 
Trường hợp, nếu tháng Chạp năm nào đó có 29 ngày, Táo quân tự cân đối thời gian để về trước đêm giao thừa, tiếp tục công việc coi sóc bếp núc, các việc trong nhà để 23 tháng Chạp năm sau tiếp tục lên chầu trời.
 
Ngày 30 tháng Chạp, trước đêm giao thừa, ông Công ông Táo sẽ quay lại dương gian vào đêm giao thừa để đón năm mới cùng gia đình, vừa tiếp tục công việc của mình vào năm mới này.
 
Vì vậy, vào đêm giao thừa, nhiều gia đình thường tổ chức mâm cơm thịnh soạn để đón giao thừa, vừa đón ông Công ông Táo về với gia đình mong các vị thần phù hộ độ chì cho gia đình một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc.
 

Ngày nào Ông Công Ông Táo quay lại dương gian?
Ngày 23 chúng ta tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vậy các ông quay lại vào ngày nào?


11. Hậu Táo quân, gia chủ nên làm gì để gặp may mắn?

 
Hậu ông Công ông Táo, trong 7 ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, thông thường các gia chủ sẽ tiến hành những việc như sau:
 
– Bao sái, dọn dẹp bàn thờ.
 
– Tỉa chân nhang (thay bát hương cũ nếu cần thiết).
 
– Dâng lễ mời các Táo về an vị ngày cuối năm và cúng Tất niên.
 
– Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón nguồn năng lượng mới.
 
– Mở cửa để đón sinh khí vào nhà.
 
– Cùng quây quần bên bữa cơm tất niên đầm ấm.
 
Chi tiết về những việc nên làm Hậu Táo quân, bạn có thể xem thêm:

Hậu Táo quân: Gia chủ nên làm gì trong 7 ngày vắng Táo
Ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời, tới tận 30 Tết mới quay về dân gian coi sóc việc bếp núc. Trong 7 ngày vắng Táo quân, gia chủ nên làm những việc gì?
 

12. Không cúng ông Công ông Táo có sao không?

 
Từ xa xưa, tục thờ cúng Táo quân (Thần Bếp) được trân quý và lưu truyền qua các thế hệ. Người ta tin rằng “Đất có Thổ Công, sông có Hà bá”, nên việc thờ phụng, cúng bái để được thần linh phù hộ là điều nên làm.
 
Tuy nhiên, đó chỉ là tín ngưỡng dân gian, không hề có cơ sở khoa học nào cả. 
 
Theo đó, tùy vào quan điểm, sự lựa chọn của mỗi người, có thể tiếp tục duy trì tập tục này hoặc không làm theo.
 
Khi tiến hành lễ cúng Táo quân, nếu tâm thành kính, nếu bạn tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn an lành cho bản thân và gia đình. Còn nếu chính bản thân bạn cũng nửa tin nửa ngờ, chỉ làm vì tất cả mọi người đều làm chứ thực lòng không hề tin tưởng thì có lẽ bạn nên xem xét lại.
 
Trên thực tế, không ít người không làm nghi lễ thờ cúng cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được cái hồn của tập tục qua việc giữ cho bếp núc gọn gàng, cả gia đình quây quần bên nhau trong những bữa cơm hạnh phúc. 
 
Ngoài ra, họ thường làm việc thiện với cái tâm trong sáng, trao đi những gì mình có thể, tránh làm điều xấu, điều ác.
 
Như vậy dù không thờ cúng nhưng cũng không có thần linh nào trách phạt. Cuộc sống của những người này vẫn êm ả yên bình, đôi khi còn suôn sẻ, thuận lợi nữa. 
 
Tựu chung lại, quan niệm thờ cúng tâm linh là của mỗi người, không gượng ép. Nhưng cuộc sống này có tốt đẹp hay không đều do nỗ lực của chính bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
 
Muốn cuộc sống nhẹ nhàng hơn hãy làm những gì bản thân mình thấy không cần thiết thì đừng gượng ép. 
 
Việc cúng hay không cúng táo quân đều không có vấn đề gì. Tùy theo tư tưởng và suy nghĩ của mỗi người về việc có thờ cúng ông mà có cách lựa chọn khác nhau. Khi đã chọn thờ cúng thì cần có sự thành tâm nhất.

Không cúng táo quân có sao không?
Sắp tới 23 tháng Chạp, có lẽ nhà nhà đều đang nô nức chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân. Đây là tập tục truyền thống tốt đẹp, song nếu không cúng các táo…


13. Đôi nét về sự tích ông Công ông táo

 
Su tich ong cong ong tao chau troi
 
Nguồn gốc về ông Công ông táo có nhiều dị bản trong dân gian. Tuy nhiên, tựu chung lại đều là câu chuyện về hoàn cảnh éo le của 3 người, 1 vợ, 2 chồng, 1 bà 2 ông.
 
Để biết chi tiết về Sự tích ông Công ông Táo, mời bạn tham khảo nội dung: 

Sự tích ông Công ông Táo theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Ông Công, ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị Thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp

Táo quân Việt Nam và Trung Quốc có giống nhau?
 
Nhiều người thắc mắc, Táo Quân của Việt Nam và Trung Quốc có hoàn toàn giống nhau hay không? Cùng giải đáp thắc mắc này nhé.
 
– Điểm giống nhau:

Về cơ bản, truyền thuyết Táo quân đều xoay quanh câu chuyện của 1 bà và 2 ông. Vì gặp cảnh trớ trêu mà không thể bên nhau trọn vẹn, bị thiêu chết. Khi chết, được phong làm Thần Bếp, cai quản việc bếp núc, định rõ họa phúc.
 
– Điểm khác nhau:
Ở Việt Nam: Bàn thờ ông Công ông Táo của người Việt thường được dựng lên ở bếp với 3 chiếc mũ (1 nữ, 2 nam) hoặc 3 bài vị tượng trưng cho 2 vị Táo. Sắm lễ gồm cỗ cúng và đồ mã cùng 1 hoặc 3 con cá chép vàng để tiễn táo lên trời. 
 
Mâm cỗ cúng Táo Quân gồm các món ăn truyền thống: cỗ mặn với bánh chưng, gà luộc, chả nem, xào thập cẩm, xôi, giò, canh măng miến; cỗ chay có hoa quả, trầu cau, gạo muối, hương đèn, chè sen, rượu thuốc. 
 
Đồ mã bao gồm 3 bộ mũ áo hài 2 nam 1 nữ cùng vàng nén, vàng thỏi làm lộ phí đi đường. 3 bộ mũ được dựng lên lập thành ban thờ thay cho bài vị, sau khi lễ kết thúc sẽ đốt đi, mỗi năm dựng một ban thờ mới.
 
+ Ở Trung Quốc: Người ta chuẩn bị cúng Táo Quân khá đơn giản. 
 
Ban thờ được lập ở bếp bằng cách dán bức tranh có in sẵn hình 3 vị Táo Quân.
 
Mâm lễ cúng không có yêu cầu cụ thể, chỉ có hai món không thể thiếu là bánh gạo và kẹo lạc truyền thống. 
 
Phương tiện chầu trời của các vị Táo không phải là cá chép mà là ngựa nên họ cúng ngựa tre thay vì cá chép như người Việt.

Ngoài Trung Quốc, ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Hy Lạp cũng có Táo quân. Đọc bài viết Ông công ông táo Trung, Hàn, Hy Lạp khác gì Việt Nam để tìm hiểu chi tiết về vấn đề thú vị này.


14. Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo

 
Trong tín ngưỡng dân gian, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là “tay chân” của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà.
 
Thường ngày, ông Công ông Táo ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. 
 
Do đó, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể. Tục cúng Táo quân cũng từ đó mà ra.
 
Bên cạnh đó, 1 năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch.
 
Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau. 
 
Cúng Táo quân chính là để chu trình này được diễn ra suôn sẻ, để mọi thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, hòa thuận, học hành hay làm ăn tấn tới.

ong cong ong tao (2)
 

15. Sự khác nhau giữa cúng Táo quân ở 3 miền

 
Dưới đây là những khác biệt trong tục cúng Táo quân ở 3 miền:
 
Miền Bắc: Cúng cá chép để ông Táo về trời
 
Miền Trung: Dâng ngựa giấy cho các Táo về trời
 
Miền Nam: Ban đêm mới tiễn Táo về trời
 
Để biết chi tiết về sự khác biệt thú vị này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé. 

Nét văn hóa đặc trưng vùng miền trong lễ cúng Táo quân 3 miền Bắc, Trung, Nam
Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là người dân Việt Nam lại làm lễ cúng các táo, song tùy theo vùng miền mà lễ cúng này có nhiều điểm tương đồng
 


Ngoài tục Cúng ông Công ông Táo, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích về các tập tục cuối năm đậm bản sắc dân tộc của người Việt:

tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *