Phép Đoán Mộng và Tướng Mạng Mộng Bốc (Huyền Mặc Đạo Nhân)2

3._Tục lệ trong nước Ngô: Cứ tới ngày Thánh Đản (sinh nhật) Khổng Phu Tử, thì trước một đêm các nhà văn sĩ đều tới miễu làm lễ, rồi nằm tại trước miễu đặng cầu mộng triệu mà bói số công danh phú quí ngày sau. Quan Võ Anh
Điện Đại học sĩ (chức danh Tể Tướng của Tàu về trào Minh, Thanh) là Tốn Thanh Phan Thế Ân khi chưa thi đậu, ngụ tại đất Ngô dạy học trò, cũng theo tục tới cầu mộng triệu. 
Xảy thấy một người áo mão lối cổ, mặt đen, mắt lớn, hầm hầm như một người dõng phu, nắm tóc mình mà hối đi theo cho gấp và đi thiệt mau lắm. Giữa đàng bèn hỏi người dõng phu tên họ là chi, thì người ấy đáp là TỬ LỘ. Đi đặng lối chừng một dặm, tới một tòa nhà kia coi dường như cung điện của vương giả, thầy Tử Lộ dẫn vô trong, mới hay đây là thánh miễu, ngước mắt ngó lên thấy một vị y quan đoan chính, triêm thị tôn nghiêm, ngồi tại trên thềm, trong ý đoán chắc là Khổng Thánh. Đứng hầu tại hai bên tả, hữu ước có vài chục người. Thế Ân quì tại dưới thềm, nghe Khổng Thánh nghiêm sắc mặt nạt rằng: “Phan Thế Ân, ngươi cũng là kẻ tục tử cầu công danh phú quí hay sao? Nên lôi ra chém quách đi để răn chúng.” Ngài truyền phán vậy, kế thấy một người tại bên bẩm rằng: “Tổ tiên nhà y tích đức còn dày, xin phu tử tống khoan xử cho.” Khổng Thánh nói tiếp rằng: “Vậy thì nên đem khoét con mắt phía tả của nó đi, đem treo lên cái cây ngoài cửa kia đặng thế cái đầu.” Thầy Tử Lộ vâng mạng, tức thì lấy một cái lưỡi câu nhỏ móc con mắt phía tả của Thế Ân ra. Thế Ân trong giấc mộng la đau. 
Tới khi tỉnh dậy, mắt tả hãy còn buốt buốt nhức đau. Đem hỏi hết mọi người, không ai đoán đặng. Sau khi thi đậu, bổ quan thăng lên nhập các, cầm quyền Tướng Quốc, rồi mới hiểu ra rằng: chữ Mục là mắt treo tại phía tả chữ Mộc là cây, tức là chữ Tướng vậy.
4._ Về trào nhà Minh, tại huyện Tùng Giang có một vị Tấn Sĩ tên là Trương Phủ, khi chưa thi đậu, từng mộng thấy có người biểu mình rằng: “Nếu thi đậu thì nên ở trước Trạng Nguyên”. Sau khi tỉnh dậy bèn nghĩ thầm trong bụng rằng: ” Ở đời há có khoa danh ở tại trước Trạng Nguyên bao giờ? Thôi đời mình hết trông về đường khoa đệ!”. Tới năm Đinh vị nhằm khoa thi Hội, tên của Trương Phủ tại thứ 15; Phí Hoành quê ở Duyên Sơn, hãy còn nhỏ tuổi lắm, đậu thứ
16. Tới kì Đình đối, Phí Hoành trúng đệ nhứt. Tính ra năm Trương Đặng mộng thì trạng nguyên Phí Hoành chưa sanh.


5._ Có một bà vãi là Trương ẩu kia, dâu con đều thác trước, chỉ để lại một thằng cháu nhỏ mồ côi, tướng mạo khôi ngô, thiên tư anh tuấn, vẫn kỳ là con ngựa thiên lý non. Nhưng bà vãi Trương ẩu bình sanh đức tánh điêu ngoa khe khắt, những cậy duyên khoe tài của mình, mà ăn không nói hớt cho người, ăn ở thất đức đã nhiều. Tới hồi tuổi già ăn chay niệm Phật, rán công tu hành trì giái, tự chắc rằng đã đủ chuộc đặng tội lỗi. 
[FONT=&quot]Đ[FONT=&quot]êm kia mộng thấy một con rồng từ trên trời bay xuống, múa quanh trên chỏm đầu thằng cháu, nhe răng, quào vuốt, như cái đèn múa rồng trong hội Nguyên Tiêu vậy. Giật mình thức dậy, tự lấy làm điềm đại cát, từ đó tấm lòng trông mong cho cháu lại càng thiết lắm. Qua năm sau thằng cháu ở trường học về, xảy đâu có một con rắn lớn tại trên bức rèm rớt xuống, dài lối chừng một trượng, quấn quanh mình thằng nhỏ ước chừng vài vòng, hả miệng, thè lưỡi như muốn cắn nuốt, giây phút thằng nhỏ kinh hoảng mà chết. Bà vãi lăn lộn khóc lóc, từ đó côi cút cho tới khi qua đời
PHỤ LỤC MỘNG MỚI
Bỉ nhơn bình sanh sẵn tánh đa tình, đa cảm, đâu đã trông đặng vô mộng như bực “chí nhơn”, vả lại học vấn thô sơ chưa kiếm đặng phương “tu đức nhương mộng”. Nên chi cũng vì lòng tư tưởng vẩn vơ trong hoàn cảnh , cảm xúc mà thành giấc điệp mơ màng. Mà trong những điềm mộng thuở nay, cũng nhiều khi quái quái kì kì, chẳng hay là chân hay ảo. Cũng có cái thình lình đã ứng, cũng có cái chưa ứng ra sao. Nay xin bị lục ra đây, đặng lưu hậu nghiệm và hỏi thức giả.


Mộng Gãy Răng
1. Hồi đầu tháng chạp năm Đinh Vị, bỉ nhân đậu tại phủ Kiến Thụy (thuộc tỉnh Kiến An Bắc Việt), trợ giáo quan Giáo Thụ phủ ấy, một đêm kia mộng thấy dường như ngồi tại nơi bờ ao sau nhà mình, xảy thấy một cái răng cửa hàm dưới ngứa buốt khó chịu, bèn lấy tay lung lay, thì nó rời ra liền, mà đau lắm, máu chảy nhỏ xuống đỏ một góc ao. Rồi đó đứng dậy về nhà súc miệng, lấy kiếng ra soi, thì thấy mọc tiếp liền một cái răng mới. Sau khi tỉnh dậy, âu sầu buồn bã cho tới sáng mà chẳng hiểu điềm chi. Qua chiều bữa sau, xảy tiếp đặng điện tín nói: “Đứa con gái lên ba tuổi của bỉ nhân đau nặng.” Bỉ nhân vội vã đi tàu thủy về tới nhà, thÌ nó đã mất rồi, mà tiện kinh (vợ) thì đang có thai đứa sau.
Xét trong sách đoán mộng có câu: “Răng gãy lại mọc, con cháu thạnh hưng “. Song suy ra điềm này, thì răng gãy lại mọc, là ứng về con nọ mất đi, lại sanh con kia thì hạp lẽ lắm; còn nói là : “con cháu thạnh hưng ” thì chưa biết. Mà răng hàm dưới là ứng về huyết mạch hàng dưới, đau mà nhiều máu là ứng về huyết mạch thân lắm.


2. Lại hồi tháng tám năm Canh Tuất, bỉ nhân đi chơi huyện Tiên Lãng, thuộc tỉnh Kiến An, một đêm kia mộng thấy gãy một cái răng cạnh hàm trên, nhưng không đau lắm và ít máu mà thôi. Sáng bữa sau nghĩ ra ở nhà có cô ruột bị đau đã lâu, bèn sửa soạn ra về, tới nhà thì cô đã thác bữa trước rồi. Răng hàm trên mà ít đau và ít máu đó, là ứng về huyết mạch hàng trên và đã hơi cách xa.


3. Lại hồi tháng chín năm Mậu Thìn, bỉ nhân đậu tại Saigon, mộng thấy cái răng cửa hàm trên rớt ra cả chân dài tới năm phân ta và nhiều huyết và đau, qua tháng mười thì gia từ tạ thế. Xét trong sách đoán mộng có câu: “Răng tự nhiên rụng là điềm xấu của cha mẹ.” là trúng lắm rồi. Còn rớt cả chân ra, nghĩa là gia từ đã già tới 71 tuổi.


Mộng văn chương 
Phàm những mộng văn chương của bỉ nhân, thì có cái là triệu, cũng có cái không phải là triệu; như những khi mộng tự mình làm ra văn chương, đó phần nhiều là do hình nhựt tánh ưa văn chương, cho nên thần thái văn chương thường phảng phất vãng lai tại trong mộng hồn, trong giấc mộng làm văn làm thơ thiệt chứ không phải triệu lành dữ chi. Còn như mình mộng nghe được hay là ngó thấy câu văn câu thơ ở đâu, hoặc người khác xướng lên cho mình, là văn chương xuất tự ý ngoại, không phải do tư tưởng hằng ngày liệu tới, thì có lẽ cũng là trưng triệu chi đây. Xin bị lục ra đây, đặng cầu thức giả phán đoán.


1._ Hồi năm Đinh vị, bỉ nhân đậu tại phủ thành Kiến Thuỵ, một đêm kia về thời tiết cuối thu giáp đông, trong giấc mộng ngâm thành hai câu thơ như vầy:
Tinh tượng tuỳ phong dai Bắc chuyển; 
Thuỷ cầm hoành vụ trực Nam qui.
Nghĩa là: Các vì sao theo gió đều chuyển qua Bắc (vì mùa đông gió Bắc, cho nên coi lên trời dường như các vì sao chạy qua Bắc). Bầy chim nước xông mù bay thẳng về nam. (Giống chim hồng, chim nhạn sợ lạnh, cho nên tới mùa đông thì bay về nam). Đó là trong lúc mơ màng, cảm hứng khí tiết thu đông, chớ không phải có trưng triệu chi hết.


2._ Lại hồi năm Quí Sửu, bỉ nhân đậu tại tỉnh thành Phú Thọ, ban ngày nghe người ta thuật chuyện một vị quan viên kia vì có con nói dại mà bị cách chức. Tới đêm trong giấc mơ màng ngâm hai câu thơ rằng:
Làm nên ông lớn khôn còn nữa
Chỉ bởi thằng con dại mất tai.


3._ Bỉ nhân hằng khi vẫn có tư tưởng ngán đời, muốn đi tu tiên, một đêm kia trong giấc mộng thình lình ngâm thành hai câu thơ rằng:
Khi cửa động đưa người hái thuốc
Lúc đầu nguồn đón khách quăng chài
Hai điều trên thì thiệt do tư tưởng ban ngày, mà đêm thành mộng, chứ không phải có triệu chi.
4._ Lại hồi năm Mậu Ngọ, đậu tại tỉnH thành Phú Thọ, một đêm trong giấc mộng làm bài thơ “Vịnh nhân duyên Thuý Kiều”, thành năm câu giữa bài Đường Luật như vầy: 
…Chỉ hồng buộc gá anh Kim Trọng;
Dây xích về quàng chú Thổ quan
Mây trắng hờn duyên chồng kiếp trước
Áo xanh tủi phận vợ nhân gian
Ông tơ xe thắm, thằng tơ cởi….
Ngâm tới đó thì xảy có tiếng động chạm mà giật mình tỉnh dậy, nhớ mấy câu mộng đắc, thì câu nào cũng có màu nhan sắc, câu nào cũng có tiếng xưng hô, mà văn từ thì điêu luyện chỉnh đốn hẳn hòi, ngơ ngẩn chẳng hiểu ra sao, văn chương trong mộng mà lại tỉ mỉ tươm tất như vậy ? 
Khi đó thì chỉ cho là trong giấc mộng làm thơ vịnh truyện Kiều chơi đó mà thôi, chớ chẳng phải trưng triệu chi. Song sau đó dư mười năm thình lình gặp một sự, dường như có ứng. Số là một khi tại nơi đất khách, tình cớ gặp gỡ một ngườI giang hồ, xét ra thì bởi cái hoàn cảnh nó xô đẩy mà phải lưu lạc, chớ tánh tình thì vốn là người nhàn nhã, vả đối với bỉ nhân rất có tình tri kỉ, nên có ước hẹn một lời. 
Nhưng vì còn có sự phương trở, cho nên chưa kịp tính cách đoàn viên. Xảy đâu có kẻ tế nhân vì ý riêng của họ mà buông lời ngăn cản. Nên hai người vì miệnG tiếng mà phải trung chỉ, chỉ kết làm bạn tương tri, sau này gặp nhau, nếu có sự ggì thì hết sức giúp vì, quyết không quên nhau mà thôi, còn như duyên cầm sắt thì e đối với danh giáo có ngại, không thể thành toàn được. Ôi, nhân duyên hội ngộ, chưa hợp đã tan.
Thình lình hiệp mặt đôi ta
Mà cơ gặp gỡ đã là chiêm bao !
Ngẫm lại câu thơ mộng thuở xưa, thì thiệt là cái duyên buộc gá, vê quàng, thiệt là cái số Ông xe, thằng cởi, song Kim Kiều còn có kì tái hiệp, thì đem duyên cầm cờ thế duyên cầm sắt, một lời ước hẹn, biết đâu chẳng là câu giai thoại sau này. Vậy ghi lại mấy lời, để lưu hậu nghiệm.


5._ Đêm hôm hai mươi bốn tháng chạp năm Kỉ Vị, bỉ nhân nằm tại tệ xá nhà quê Ỷ la, xảy đâu mộng thấy dường như mình đi con đường Hà Đông ra Hà Nội, không đi xe điện, không đi xe hơi, cũng chẳng đi xe tay (xe kéo) mà lại lên một cái xe song mã. Khi xe chưa chạy, thì người chủ xe đem các thứ hàng thêu giăng làm diềm xe, lại lấy các sắc hoa thể gài lên mui xe mà tuyên ngôn rằng: “Tôi có câu liễn này, định thêu để trang sức cái xe ngày tết cho đẹp, nhưng mới có 1 vế, còn 1 vế xin tân khách làm ơn đối giùm.” Bỉ nhân hỏi câu chi, thì chủ xe xướng lên rằng:
Mạch lộ nhi trương hoa kết thái, túng quan lưỡng mã tề phi 
Vế đó cắt nghĩa nôm là: Đàng xá mà giăng hoa kết vẻ, tuông coi đôi ngựa đều bay Bỉ nhân ngó tới ngó lui, chẳng thấy có cảnh chi đối đặng, tự lấy làm mắc cỡ, bèn xuống xe ngựa, mà lên một cái xe tay để đi. Tên phu xe vừa kéo đi đặng mấy bước, thì bỉ nhân kiếm đặng mối để đối, bèn biểu tên phu xe ngừng lại và kêu chủ xe ngựa mà đối rằng:
Thế đồ nhi tiếp nhẫm ma kiên, hạt nhược đan xa độc toạ
Vế này cũng cắt nghĩa nôm là: Lối đời mà chạm áo, xát vai, chi bằng một xe ngồi độc. Hai vế đó đem cắt nghĩa thông luôn, thÌ chỉ là ý như vầy: Đang cái cõi đời tranh danh trục lợi, mà riêng ta điềm đạm, giữ cái chủ nghĩa độc thân mà thôi, chớ trộm tưởng chẳng phải có trưng triệu chi. Song cũng lạ, lạ vì vế dưới là văn của mình làm, thì ngụ ý mìnH đã đành; còn vế trên thì do vị quỉ thần nào ra câu liên cho mình đây?
Cái đó thì bỉ nhân thiệt còn nghi hoặc không hiểu ra, xin hỏi nhà cao kiến?


6._ Lại còn có câu văn thình lình lượm được rất lạ nữa.Đêm hôm rằm tháng 9 năm Ất Sửu, bỉ nhân nằm tại trong phòng nhà quê, mộng thấy trong nhà dường như có đám tang, mà đám tang lại không có tình cảnh buồn rầu chi hết, khách khứa sập sã, ăn uống vui vẻ linh đình và đốt pháo nhiều quá. Bỉ nhân bèn biểu tên người nhà đang đốt pháo rằng: “Thôi đừng đốt cho rộn lên nữa.” Và nói và giựt hai bánh pháo nhỏ đút vô trong một cái tủ sách. 
Xảy có thằng con trai út của bỉ nhân ở đâu chạy lại nói rằng: “thầy cho con”. Bỉ nhân bèn đưa cho nó một bánh, nó liền bóc tuột cái bánh pháo ra, liệng cái giấy bọc pháo xuống đất, bỉ nhân ngó xuống mảnh giấy, thì thấy bề trong có hai hàng chữ, bèn lượm lên coi, thì thấy hai câu thơ rằng:
Bổng lộc những trông cành lá Tết
Điểm trang còn ngóng nụ hoa Xuân
Đang ngẩn ngơ suy nghĩ, thì xảy nghe chuông đồng hồ đánh 12 tiếng, liền giựt mình tỉnh dậy. Câu đó thÌ thiệt lạ, lạ vì đã không phải là văn của mình làm, thì chẳng hay bởi đâu mà ra ? Vả chăng lời đặt cũng không phải là tài liệu của nhà thi sĩ thông thường; như chữ Bổng lộc đối với chữ điểm trang thì không thuần thục và không dụng lực thôi-xao; còn chữ cành lá Tết thì lại là điển ngô nghê không ai dùng bao giờ.
Cứ đè lời ý mà bàn thì chắc có trưng triệu chi đây, mà trưng triệu cũng rõ ràng lắm. Các nhà thức giả ai cũng biết :Vế trên là điềm xấu, vế dưới là điềm tốt, hết vận xấu sẽ qua vận tốt. Nhưng mỗi nhà đoán mỗi khác. Nhà thì đoán rằng: tới năm nay là hết vận bĩ, bắt đầu qua năm mới sẽ đổi vận thái. Song ngẫm ra thì từ hồi đó sắp về trước, vận nhà của bỉ nhân thì rủi ro thiệt; còn qua năm sau thì bỉ nhân đi du lịch Nam Việt cũng có bổng lộc chút đỉnh mà thôi, chẳng lấy chi làm phát đạt; mà về sự sanh nhai ở nhà thì vẫn lẩn quẩn, qua năm Mậu Thìn thì lại hại người, hại của, rủi ro quá đỗi; qua năm Kỉ Tỵ tới đây mới hơi rạng lần ra. Hay là do cái lẽ: Hoa còn là nụ, thì trỗ lần lần chăng? 
Có người đoán rằng: “Gia vận ở đời bổn thân thì bĩ cực, mãi tới hồi vãn cảnh mới trở qua vận thái lai, có thể hồi được bổng lộc chút đỉnh, còn phần đại phát vinh hoa thì trong ở đời con cháu.” Nếu vận đại phát trông về con cháu, thì thằng nhỏ bắt được bánh pháo đó có thể đương được cái Nụ Hoa Xuân chăng? 
Lại có người đoán rằng: ” Hết vận khốn cùng sẽ qua vận thông đạt, tuy rằng trễ muộn, nhưng hoa còn là nụ, thì chắc được lâu dài.” 
Các nhà đoán đều có lẽ phải, chưa hay là ngã về lẽ đàng nào? Song còn có một lẽ nữa, về sau đó hầu 3 năm mới hiện ra. Số là qua mùa Xuân năm Bính Dần bỉ nhân đi Nam Việt cách dư hai năm qua mùa Hạ năm Mậu Thìn thì tiện kinh (vợ) tạ thế. Bấy giờ mới ngẫm lại vợ chồng khi mới kết duyên thì đôi bên đều là nhà thế phiệt trâm anh, vả sẵn có cơ sở thành lập, những trông đặng đồng hưởng cái phước lộc phong lưu phú quí. Vậy mà ba mươi năm vận nhà lần xuống, vợ trông cái bổng lộc của chồng cho tới trót đời không đặng, khác nào như trông cành lá lộc ba mươi tết mà thôi. Ấy vậy là điềm vế trên đủ ứng rồi, còn nụ hoa xuân thì chúa Xuân trang điểm ra sao chưa biết ?…


Một đêm kia bỉ nhân nằm tại lữ xá Châu Thành Sài Gòn, hồi bốn giờ sáng
xy nghe tiếng gà trống gáy vang, giật mình thức dậy, rồi sau lại thiu thiu ngủ đi, trong giấc mơ màng ngâm thành một câu như vầy: 
Bốn giờ sáng tiếng khua dậy đất. Bốn phương chợt tỉnh mộng thần
Rồi đó mình lại lẩm bẩm đối rằng: 
Trăm năm sau gối bẻ chầu trời. Trăm họ còn no lộc thánh
Sau khi thức dậy, hãy còn mơ màng, tự nghĩ như vậy còn chưa hay, bèn đổi lại cả hai vế rằng:
Bốn giờ sáng thương nhơn quần mộng tử, Gọi bốn phương thức tỉnh giấc trần ai 
Trăm năm sau vì xã hội hy sinh, Ban trăm họ thấm nhuần ơn võ lộ.
Câu đó thì thiệt do trong giấc mơ màng xảy nghe tiếng gà gáy, động lòng cảm xúc, mà làm câu liên đề con gà trống thiệt, chứ chẳng phải trưng triệu chi.
Mộng thấy cọp vồ
Đêm mồng năm tháng năm nhuận năm Nhâm Tuất, là kì tiện kinh sắp lâm sản, bỉ nhân nằm ngủ với thằng con lớn tại nơi giường căn phía hữu tệ xá, xảy mộng thấy có người trong làng mời đi ăn cơm khách. Bỉ nhân tới nhà người mời, thì chủ nhân còn mắc công chuyện, một người nhà rước bỉ nhân vô, ngồi tại căn phía tả nhà ấy và ngồi pha trà khoản tiếp. Bỉ nhân ngồi dùng nước, ngó lên coi cái nhà ấy thì té ra là một tòa miếu cổ, mà chạm đục văn hoa lắm. 
Người tiếp khách thình lình chỉ qua phía hữu mà nói chuyện phiếm với bỉ nhân rằng: “Ngày xưa hễ đặt hội nghinh thần thì phải rước qua cửa nách phía hữu này.” Bỉ nhân ngước mặt lên coi phía hữu, xảy đâu thấy một con cọp nhỏ, sắc trắng mà vằn đen, coi thiệt đẹp mà dữ lắm, đang ngồi trên một cái cửa sổ sau phía hữu miễu ấy, muốn nhảy xuống chụp bỉ nhân. 
Bỉ nhân sợ hết hồn, vội vã kéo chiếc chiếu để bên cạnh chỗ nằm mà đắp lấy mình và ôm cứng lấy thằng con lớn (đắp chiếu và ôm lấy thằng con là sự thật). Thằng con thấy ôm chặt quá chịu không nổi, hết sức tung ra mà la lớn lên rằng: “cái chi vậy hở thầy ?” Bỉ nhân nghe tiếng la và bị tung, mới sực tỉnh dậy, thì té ra là một giấc mộng. Từ đó trong mình như người mất vía hết hơi, mệt nhọc cho tới sáng.
Xét trong sách đoán mộng thì chỉ thấy có câu: “Hổ vô trong nhà, là điềm quan cao chức trọng”. Bữa sau tới chơi một nhà người bà con, nhân thuật điềm trong mộng và câu đoán mộng trong sách mà nói chuyện với chủ nhân rằng: “Tôi có hy vọng công danh phú quí đâu mà có điềm quan chức ?” Chủ nhân đáp rằng: “Quan chức thì chẳng biết, nhưng nghe đâu lịnh môn tướng sắp lâm bồn đó, thì chắc sanh con trai, vì thơ tư can trong kinh thi có câu: Mộng thấy con hùng con bi, là điềm sanh con trai, thì hổ cũng là loài mãnh thú như hùng, bi.”
Qua hai giờ chiều ngày thứ ba là ngày mồng bảy thì tiện kinh sanh con trai. Vì vậy mạng danh là Dương Lý Thản, lấy về chữ Lý đạo thản thản trong hào cửu nhị quẻ Lý kinh Dịch vì thoán từ quẻ Lý rằng: “Lý hổ vĩ bất chí nhơn hanh.” Tới năm nó được hai tuổi, bập bẹ học nói, chưa được tiếng khác, trong hai ba tháng hằng ngày chỉ la hai tiếng Kếch Kếch. Bỉ nhơn mới xảy nghĩ rằng: “Kếch là tiếng hổ la, vả chăng lời hào Cửu ngũ quẻ Cách trong kinh dịch rằng: Đại nhơn hổ biến. Tượng truyện thích rằng:.Đại nhân hổ biến, kỳ năn bính dã. Mà Kếch với Cách là tiếng lân cận, nên đổi tên là Dương Tượng Kếch biểu tự Bính Văn. Thằng nhỏ năm nay 1954 đã được 33 tuổi, coi tướng mạo cũng khá khôi ngô, xem thiên tư cũng khá dĩnh ngộ, chẳng hay điềm mộng cọp kia có ứng về nó chăng? Hãy ghi để lưu hậu nghiệm.


Mng Hoa thiên lý
Hồi tháng mười năm Kỉ Tỵ (1930), là lúc bỉ nhân trùng du Nam Việt đã bốn tháng, một đêm kia nằm tại Lữ xá, số nhà 175 đường Lagrandiere (nay là đường Gia Long) Saigon, xảy mộng thấy dường như lúc còn ở quê nhà mà gia từ (mẹ tôi) hãy còn, bỉ nhân sửa soạn hành lý sắp đi Sài Gòn, bèn xuống một cái phòng nhà ngang là nơi gia từ an nghỉ mà chào xin phép ra đi. Gia từ biểu ngồi, bỉ nhân vâng lời ngồi ghé tại mép giường. 
Xảy đâu có mùi hoa thơm thoang thoảng, bèn lấy tay mở cái níp tròn mà hỏi gia từ rằng: “Trong níp của mẹ có cái hoa gì mà thơm vậy ?”. Gia từ đáp: “không, có hoa gì đâu.” Bỉ nhân ngó tới ngó lui trên dưới và bốn phía, xảy thấy trên mái sau phía trong nhà có một nhánh hoa tốt tươi gài nơi cái rui, bèn la lên rằng: “Kìa sao lại có nhánh hoa trên kia?” Rồi đó kêu tên người nhà lấy cái thang bắc lên lấy hoa. Ủa,ô hay! cái nhà thuở nay cũng là nhà tầm thường mà thôi, mà sao bữa nay cao dữ, thang bắc không tới. 
Bỉ nhân bèn kêu xá đệ (em của tôi) mà biểu rằng: “Anh giữ thang với thằng này, cho chú mày trèo lên lấy nhánh hoa kia xuống đây. Xá đệ trèo lên tới nửa chừng thì run sợ không dám lên nữa. Bỉ nhân bèn biểu xuống giữ thang, mà tự mình trèo lên chót thang, kiểng chân vói tới nhánh hoa, thì thấy nhánh hoa tự ngoài chui vô, bám chặt lấy rui nhà, giựt mạnh mới ra, thì té ra là hoa thiên lý. Đem xuống trao cho gia từ coi, gia từ nói: “Ừ, hoa thiên lý, mà có rễ. Vậy thì đem ra vườn mà trồng để nó leo lên tràn cho mát, vả hoa và lá nó nấu canh ăn được.”
Mẹ con đang trò chuyện, thì xảy có tiếng kẹt cửa, bỉ nhân sịch thức dậy, thì té ra là một giấc chiêm bao. Khi đó nghĩ điềm chiêm bao mà chúm chím cười thầm và ngẩn ngơ suy nghĩ một mình rằng: “Quái lạ thay! Mình đi đây là cốt lo bề công vụ của thân gia, chớ có tưởng chi tới sự nhân duyên, mà có cái mộng yên hoa như vậy? Hay là trần duyên chưa dứt, hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, cái đó cũng chưa biết đâu lường cơ tạo hóa xoay vần.”
Nghĩ vậy rồi lại thiu thiu ngủ đi, trong giấc chập chờn dở tỉnh dở mê, nhân câu ” Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” mà đặt tiếp thành bài hát ả đào như vầy:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Ừ gặp đâu thì ấy đó là duyên
Đường Lam Kiều ngàn dặm nước non tình 
Bùi Hàng xảy ghé thuyền thăm viếng cảnh 
Vùng hồ hải lẹ chân bình ngạnh
Nỗi giang san nặng gánh tang bồng
Nào tưởng chi duyên nợ đèo bòng
Mà đem lại mơ màng nơi mộng triệu
Hay con tạo xoay cơ huyền diệu
Mối tơ duyên dắt díu khách phong hào ? 
Nào hoa thiên lý đâu nào ???


Xét trong sách đoán mộng thì chỉ thấy có những câu:
“Cây thông mọc trên nóc nhà, ngôi tới Tam Công.
Trong nhà mọc cây thông, sự nhà lần thạnh.
Trong nhà mọc cây trắc, điềm đại cát lợi.
Cây bàng mọc trên nóc nhà, trăm sự đều nên.
Trong cửa mọc cây có trái, chủ về có con.
Cây lan mọc trước sân, chủ về thêm cháu.” 


Đó là những điềm tốt, điềm xấu thì có những câu: “Trong nóc nhà mọc cỏ, nhà muốn trống không._Cây dâu mọc trên nóc nhà; chủ về có sự ưu hoạn.” Đến như mộng hoa Thiên Lý thì trong sách không thấy có.
Còn sự ngoài sách, thì sau đó ít lâu tình cờ gặp gỡ một người thiệt là rẽ bèo chân sóng ngàn dặm linh đinh, mà xét ra cái duyên phận long đong, thiệt cũng khả liên khả tích. Đối với bỉ nhân thì từ khi tế ngộ, khi trí thức, cho chí khi giao thiệp, đều bởi tự nhiên, mà cũng tự nhiên yêu nết chuộng tài, đem lòng khuynh hướng. Vì vậy bỉ nhân xịch nhớ lại điềm mộng và bài ca hồi nọ, mà xảy ra một lòng nghĩ rằng: “Ừ, Bùi Hàng chí tới Ngọc kinh, mới là con đường chánh tiếp, chớ ghé qua Lam Kiều đó, chẳng qua là con đường gián tiếp mà thôi. Vậy mà một chén quỳnh tương, sanh trăm mối cảm, cơ trời đem lại, mà thành duyên kỳ ngộ Vân Anh. 
[FONT=&quot]T[FONT=&quot]a nay giải cấu tương phùng, tuy chưa biết là duyên hay nợ, nhưng cũng liều nhắm mắt mà xoay theo cơ tạo, hứa lời nguyền ước, đờn Tiểu Liên hẹn nối dây tơ. Nào dè đâu con tạo cợt người, lại tự nhiên xảy ra những mối cơ duyên trắc trở. Hợp ly ly hợp, kì kì quái quái, không chi chẳng là những sự thình lình. Chưa hay kết quả ra sao? …Hãy ghi lấy để lưu hậu nghiệm.
Bắt đầu từ phần đoán mộng được bôi đỏ trở đi là do Havi80 đánh máy, sách này được khongtuong biên tập lại, các chú thích sau đây đối với một số câu là của chindonco và Ma Y Cung (các hội viên này đều ở TVLS.net)Chú thích 1:
 hốt (10n)Cái hốt, ngày xưa vua quan ra chầu đều cầm cái hốt, hoặc làm bằng ngọc, hoặc làm bằng tre, ngà, có việc gì định nói thì viết lên giấy để phòng cho khỏi quên. Ðời sau hay làm bằng ngà voi mà chỉ các quan cầm thôi.
 ấn (6n): Cái ấn (con dấu). Phép nhà Thanh định, ấn của các quan thân vương trở lên gọi là bảo , từ quận vương trở xuống gọi là ấn , của các quan nhỏ gọi làkiêm kí 鈐記, của các quan khâm sai gọi là quan phòng 關防, của người thường dùng gọi là đồ chương 圖章 hay là tư ấn 私印.


Chú thích 2:
Trước thời Tần , Hán thì từ Vua đến Sỹ đều dùng Hốt , công dụng của Hốt là trong khi triều kiến ,những gì bẩm báo với Vua đều ghi vắn tắt trên Hốt , khi thụ mệnh Vua cũng vậy , muốn khỏi quên thì phải ghi vào Hốt. Hốt thường được chế từ Châu ngọc ( dành cho Vua ) , Vua các nước Chư Hầu thì bằng ngà voi. ( Điển chế là vậy nhưng mấy khi Vua Chư Hầu dùng Hốt ngà ..), từ các Quan Đại phu trở xuống thì dùng Thiết ( bằng sắt ) và Trúc ( 1 loại tre ), Hốt của các Quan lớn thì bên hông có chạm khắc các hình Ngư tu ( chỉ có Vua mới dùng hình Long tu ) các Sĩ phu thì dùng Hốt trơn , không chạm khắc. Tùy thời kỳ mà việc phân định dùng hốt có thể khác nhau , ví như có thời từ Đại phu cho đến Sĩ phu đều có thể dùng Hốt Tượng nha , có đời thì Các quan Thượng mới được dùng ngà voi . Sau này Hốt thường được làm bằng gỗ và gọi là Thủ bản .
Đai = cái đai ngày xưa công dụng cũng như thắc lưng nhưng to hơn nhiều .
Đai/ Hốt / Ấn trong chốn triều đình ngoài là vật tùy thân ra còn dùng để phân định ngôi vị quyền quý hay bình phàm.


Trong này có 1 số câu giải đoán theo lối Chiết Tự nếu giải ra thì nghe cũng hay:


– Đầu mọc đôi sừng, chủ về cạnh tranhsừng là chữ Giác, Đầu và chữ Đấu ( Đấu = đấu tranh, cạnh tranh /và chữ Đầu có Âm vận tương
đồng. Đôi (sừng) = hai bên, 2 người. Nếu ghép lại thì ý nghĩa đối đầu, cạnh tranh là quá rõ ràng.


– Đội mão thắt đai lên xe:Ngày xưa ở chốn Quan trường các Quan thường đi lại bằng kiệu/võng , xe chỉ dành cho vua và các Vương gia , Đại thần mà thôi , đang làm Quan mà lên xe chỉ có 2 nghĩa: đi phó nhậm ( nhậm chức ở 1 phương xa, hoặc quy điền (muốn về retired, về vườn).


– Vận áo tơi, chủ có ân lớn tới:Ngày xưa gọi ơn Vua ban cho là ơn (ân) mưa móc, do đó khi mộng mang áo tơi thì biết là sắp được ban ơn .


– Y Phục muốn rách, vợ có ngoại tâm: 
Cho người vận chung áo, vợ có tư tình: 
Vận áo bào mới, chủ thêm thê thiếp:
3 câu này đều cùng 1 nghĩa: Vợ Chồng tình nghĩa xưa nay đều giống như việc hoán cải y phục (PHU PHỤ NHƯ Y PHỤC, HUYNH ĐỆ NHƯ THỦ TÚC) cho nên mộng thấy y phục rách nát tức gần lúc phải thay y phục, mà thay y phục cũng có nghĩa là thay vợ đổi chồng. Vận y phục chung cũng vậy, có nghĩa là vợ mình bị người ta dùng.


– Mọi người vận áo xanh, người nhà lìa tan: Áo xanh có nghĩa là Sứ giả (Thanh y sứ giả), thấy nhiều Thanh y sứ giả (còn gọi là Thiên sứ = Sứ nhà Trời, cũng như Sao Thiên sứ trong Tử vi), Sứ Trời xuống mời gọi thì biết là có chuyện gì rồi.


– Mọi người vận áo trắng, chủ có việc Quan: Xưa kia ra trình diện ở chốn Công môn (Tòa án bây giờ) đều phải mặc quần áo vải trắng và thô, để ám chỉ mình là kẻ trong sạch (Trắng = trong sạch/Vải thô = nghèo hèn, không ăn hối lộ).


– Vận áo vàng, áo bào , là điềm tốt : Áo vàng = Hoàng , + Bào = Hoàng bào = áo của Vua , tức được Vua ban thưởng vật cao quý nhất , không tốt sao được .


– Vận áo trắng, có người mời : Trắng = Bạch . Bạch có nghĩa là : Sắc Trắng . Thưa trình, Kính thưa ,còn có nghĩa là chén rượu , như trong câu : phù nhất đại bạch = uống cạn 1 chén rượu lớn .
Bạch Bộ CÂN = Cân là cái khăn quấn đầu , hay 1 loại mũ ngày xưa học trò (sĩ tử ) thường đội, 1 chữ Bạch khác có Bộ Cân ở dưới và bộ Bạch ở trên = Lụa Bạch , 1 loại lụa tốt . Cũng có nghĩa chiết tự là người học trò đến gặp Thầy trình bày, bẩm báo 1 vấn đề gì đó ( Bạch bên trên, cân ở dưới = lấy mũ ra mà thưa trình ) , và như trên , vấn đề thỉnh cầu này có thể liên quan đến Rượu , như thế tức có thể là mời Thầy đi nhậu !
Áo=(Y)phục/Bạch=Rượu,cũngnghĩalàbịphục rượu.


– Cây mọc trên tay, có lo Cha Mẹ: CÂY = Mộc , cây gậy , trượng .
TAY= Thủ.
THỦ TRƯỢNG = CẦM CÂY GẬY.
Con cái đang tuổi Thiếu / Trung niên mà nằm mộng thấy mình chống gậy hay cây mọc trên tay đều không tốt, chủ có Tang Cha / Mẹ , nhất là Cha , vì trong lễ tang của Cha thì con Trưởng phải chống gậy đi trước .
– Gánh cây tới nhà, có mừng được của
CÂY = TÀI (Như trong chữ Tài bồi = nuôi cây), Tài = Tài lộc / Tài lợi, như vậy Cây là hình dung của Tài lộc .
nh Tài đến nhà, dĩ nhiên ai cũng vui! Có thể áp dụng chữ CÂY = TÀI để giải thích 1 số câu tương tự.


– Muốn đốn cây lớn, điềm được của nhiều
ĐỐN, CHẶT = chữ PHẠT (như PHẠT mộc , chinh phạt…), chữ PHẠT và chữ PHÁT đồng Âm, ghép lại ta có :
Đốn cây = Phát Tài.
Đốn cây lớn = Phát đại Tài (của nhiều)


– Cây Tùng mọc trên nóc nhà, ngôi tới Tam công:
Chữ TÙNG, bên trái có Bộ MỘC, bên phải là Bộ CÔNG, 
Mà MỘC = 3 (Mộc Tam cục), tức là chữ TAM + CÔNG = Tam Công. 


– Trong nhà mọc cây Trắc, điềm đại cát lợi.
NHÀ = GIA. CÂY = TÀI. Tức là trong nhà có Tiền , Trắc là 1 loại cây cổ thụ nên có nghĩa là LÃO THỌ , cây này không e sợ tuyết lạnh mùa đông , nên còn chủ về tiết tháo thanh cao, tức là có Danh Tiết. Được cả 3 chữ TÀI/DANH/THỌ hiển nhiên là Đại Cát, đại lợi. 


– Cây PHONG mọc trên nóc nhà:
Cây Phong không phải là cây BÀNG đâu, chỉ vì ngày xưa người Việt thấy sách Tàu ghi cây Phong đến mùa đông thì lá đổi sắc, biến thành màu đỏ, mà nước ta thì có cây Bàng cũng có lá biến thành màu đỏ vào mùa đông nên tưởng đó là cây Phong. Phong = Maples, có nhiều loại, lá rất đẹp, loại bên Tàu thường thấy là loại Japanese maples, giống này làm Bonsai thì đẹp lắm.
CÂY = TÀI.
PHONG = PHONG PHÚ, nhiều, dư dật. Ghép lại có nghĩa là gia đinh có được Tài lộc phong nhuận.


– Bông Lan mọc trước sân, chủ về thêm cháu
Tìm không ra tại sao lại sinh Cháu?
Có thể là do từ Lan chi ngọc diệp = Cành vàng lá ngọc, chỉ con cháu của nhà Quý tộc.
LAN mọc trước sân = LAN ĐÌNH (sân = đình) Tả Truyện có ghi truyện tích MỘNG LAN: Trịnh văn Công nước Yến có người Thiếp tên là Yến Cật nằm mơ thấy Thiên sứ tặng 1 nhành Lan , tỉnh dậy sau đó có mang , sinh 1 Quý tử đặt tên là Lan. Như vậy mộng Lan = sinh được Quý tử.
LAN ĐÌNH = Phía Tây Nam huyện Thiệu hưng, tỉnh Chiết giang, có 1 địa phương gọi là Lan chữ (Bến Lan) gần đó có 1 cái đình gọi là Lan đình , năm thứ 9 đời Tấn vĩnh Hòa , Vương nghĩa Chi ( 1 tay Văn nhân nổi tiếng viết chữ đẹp ) cùng bè bạn tụ họp ở bến Lan đình để kết tập Bộ Lan đình tập. Cho nên Lan đình còn có nghĩa là Văn nhân nổi tiếng.


– Cây DÂU mọc trên nóc nhà, sẽ có sự lo:
Cây DÂU = TANG mộc. Chủ về nhà có Tang sự. 


– i mình đổ mồ hôi, chủ về Hung Ác:
MỒ HÔI = HÃN, chữ Hãn còn có nghĩa là Tan vỡ, vỡ lỡ. Chữ Hãn còn gợi đến sự liên quan mật thiết đến chữ Hung vì đi thành chữ Hung Hãn = sự việc Hung Ác. Do đó mới hiểu tại sao Mồ hôi mà lại liên quan đến sự Hung ác!!!


– Gương bể soi người, chủ về phân tán:
GƯƠNG = chủ về kỷ niệm và hình bóng của đôi lứa, võ đi dù là ngoài đời hiện thực hay nằm mơ đều có giá trị như nhau, gương vỡ là điềm rất tai hại, chắc chắn chia tay…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *