Thiên quan tứ phúc

Thiên quan tứ
phúc
 “Kinh Lỗ Ban” ghi rằng: “Hai nhà, cửa không thể đối diện
nhau vì như thế sẽ có một chủ bị suy. Hai nhà, cửa không thể đối diện nhau vì
như thế sẽ có một nhà bị dữ”.
   Nhưng
ngày nay, thành phố chật hẹp, người đông, nhiều căn hộ, nhà cao tầng chuyện cửa
đối diện cửa khó tránh khỏi, nếu phạm vào điều kiêng kỵ này thì sẽ hóa giải bằng
cách nào?
   Có không ít người quan tâm tới
điều này, có người treo gương: Bát quái, bạch hổ để hóa giải, nhưng làm như vậy
lại gây lo lắng cho nhà đối diện nên cần hai bên cùng tìm cách hóa
giải.
   Cũng có một số gia đình, vì cố
muốn nhà được tốt mà làm ảnh hưởng tới nhà đối diện, gia chủ không nên dùng các
cách hóa giải như: dùng bùa ngải, dùng gương phản, tượng đá, treo đầu
thú…
   Vì các cách trên đều làm cho việc
hóa giải của hai gia đình không bao giờ kết thúc, hai bên cùng tìm cách hóa
giải, không ai chịu kém ai, gây nên bất hòa.
   Ví dụ, một nhà dùng đầu sư tử để hóa giải, nhà đối diện lại
dùng hai thanh kiếm đan chéo nhau hóa giải. Như thế sẽ có một nhà bị lụi. Bởi
thanh kiếm có nguy cơ gây hại cho chiếc đầu sư tử. Vì thế mà việc hóa giải của
hai gia đình sẽ kéo dài mãi…
   Tuy nhiên,
việc hai cửa đối diện nhau không quá nghiêm trọng và khó hóa giải như vậy. Do đó
gia chủ không nên quá lo lắng nếu chẳng may ngôi nhà bị rơi vào thế cửa xấu
này.
   Muốn xóa bỏ sự  uy hiếp về tâm lý
“Hai cửa đối nhau” lại vừa không để hàng xóm có cửa đối diện với cửa của mình bị
mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan
Tứ Phước” (Trời ban cho phước lành)
Cách
hoá giải là hai nhà đều treo trước cửa tấm biển đề 4
chữ
THIÊN QUAN TỨ PHÚC thì cả
hai nhà đều được may mắn và không ai hại ai.
 
 
 

(Trời
ban cho phước lành; hay Quan trời ban lộc)

Có thể bàn với nhà hàng xóm cùng treo bốn chữ  này lên cửa chính
là điều vô cùng lý tưởng. Như thế cả hai nhà cùng có phúc lớn trời
ban.
CHÚ
THÍCH:
A.- 
THIÊN
1 : Bầu trời.

2 : Cái gì
kết quả tự nhiên, sức người không thể làm được gọi là “thiên”. Như “thiên nhiên”
天然,
“thiên sinh” 天生,v.v.

3
: Nhà tôn giáo gọi chỗ các thần linh ở là “thiên”. Như “thiên quốc” 天國,
“thiên đường” 天當,
v.v.

4 : Ngày. Như “kim thiên” 今天
hôm nay, “minh thiên” 明天ngày
mai.

5 : Thì tiết trời. Như “nhiệt thiên” 熱天
trời nóng, “lãnh thiên” 冷天trời
lạnh.

6 : Phàm cái gì không thể thiếu được cũng gọi là “thiên”. Như
“thực vi dân thiên” 食為民天
ăn là thứ cần của dân.

7 : Ðàn bà gọi chồng là “thiên”, cũng gọi là “sở
thiên” 所天.

8
: Ông trời, có nhiều nhà tu xưa cho trời là ngôi chúa tể cả muôn vật, giáng họa
ban phúc đều quyền ở trời cả.

9 : Hình phạt khắc chữ chàm vào trán gọi
là “thiên”.

B.- QUAN
1 : Chức quan, mỗi người giữ một việc gì để trị nước gọi là
“quan”.

2 : Ngôi quan, chỗ ngồi làm việc ở trong triều đình gọi là
“quan”.

8 : Công, cái gì thuộc về của công nhà nước gọi là “quan”, như
“quan điền” 官田ruộng
công.

4 : Cơ quan, như : tai, mắt, miệng, mũi, tim là “ngũ quan” 吾官của
người ta, nghĩa là mỗi cái đều giữ một chức trách vậy.

5 : Ðược việc,
yên việc.

C.- TỨ
1 : Cho, trên cho dưới gọi là “tứ”.

2 : Ơn, như “dân đáo
vu kim thụ kì tứ” 民到于今受其賜
(Luận ngữ 論語)
dân đến bây giờ vẫn còn được chịu ơn.

3 : Hết, như cuối bức thư nói “dục
ngôn bất tứ” 欲言不賜
muốn nói chẳng hết lời.

D.- PHƯỚC = PHÚC
1 : Phúc, những sự tốt lành đều gọi là “phúc”. Kinh Thi chia ra
năm phúc : (1) Giàu
(2) Yên lành 安寧
(3) Thọ (4)
Có đức tốt 攸好德
(5) Vui hết tuổi trời 考終命

2
: Giúp.

3 : Thịt phần tế.

4 : Rượu tế còn thừa.

5 : Vén
vạt áo (lối đàn bà lạy).



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *