Ba lần chọn đất lập đô của Quang Trung

Ba lần chọn
đất lập đô của Quang Trung

Sau khi có chiếu chỉ của Quang
Trung, Nguyễn Thiếp đã đi rà soát lại thì thấy Phượng Hoàng trung đô là nơi đắc
địa hiếm có trong trời đất.

Vua Quang Trung rất coi trọng việc chọn đất cát tường để
lập kinh đô mới nên đã nhiều lần tha thiết nhờ đến cụ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
là danh sĩ giỏi về dịch lý phong thủy đương thời tìm kiếm thế đất tốt tại Nghệ
An.
Ba
lần chọn đất lập đô
Lần đầu vào tháng
4 năm Mậu Thân 1788, khi Nguyễn Huệ kéo kỵ binh thần tốc ra Bắc để trừng phạt Vũ
Văn Nhậm, đã dừng quân để nhờ La Sơn phu tử “giúp coi địa lý để định lập đô ở
đất quê quán mình là xứ Nghệ An”.
Nhưng một tháng
sau, khi xong việc, Nguyễn Huệ từ Thăng Long quay về vẫn chưa thấy La Sơn phu tử
xem đất cho, nên Nguyễn Huệ đã tự tay viết một bức thư bằng mực son tàu, trách:
“Trước đây đã nhờ Phu tử về Nghệ An để coi đất đóng đô, sao tới nay ta quay về
thấy việc đó chưa làm?
Vì thế ta phải
thẳng về Phú Xuân để binh sĩ dưỡng sức và viết chiếu này ban xuống để Phu tử hãy
cùng với quan trấn thủ Thận bàn bạc, xem xét đất đai để đóng đô tại Phù Thạch
(trên bờ sông Lam, dưới chân núi Nghĩa Liệt). Hành cung hãy dựng dựa lưng vào
sát núi. Cuộc đất được chọn tùy nơi Phu tử dùng con mắt tinh tường mà sớm định.
Hãy mau mau chọn gấp, giao cho trấn thủ Thận xây dựng cung điện thật nhanh sao
cho trong vòng 3 tháng phải xong”. Nhận thư, La Sơn phu tử viện dẫn địa thế ở
Phù Thạch vừa hẹp, vừa không hợp phong thủy.

Tượng
vua Quang Trung tại núi Bân, TP. Huế.
Nguyễn Huệ lại có chiếu gởi trả lời đại ý tiếp nhận
những ý kiến của La Sơn phu tử, không lấy Phù Thạch làm đất đóng đô nữa, nhưng
vẫn giữ ý định dứt khoát chọn đặt kinh đô tại Nghệ An và nhờ La Sơn phu tử chọn
đất khác:
“Nay kinh thành
Phú Xuân địa thế cách trở, lại ở xa Bắc Hà nên rất khó xử lý công việc. Chính vì
thế, các đình thần có quyết nghị rằng đóng đô ở Nghệ An thì sẽ khống chế được
thế lực trong Nam ngoài Bắc, vả lại người trong bốn phương có việc gì cần kíp
kêu kiện cũng tiện việc đi lại (…) nhiều lần ta đã nhờ tiên sinh xem đất tìm
những chỗ núi non kết phát ở đất Nghệ An mà tiên sinh đã từng chú tâm xem xét
địa thế. Nhưng lâu nay vẫn chưa thấy trả lời (…) ta đã từng mở xem địa đồ hình
thế vùng Nghệ An thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, đất đai rộng rãi, thông
thoáng, khí sắc tươi nhuần, xem ra có thể chọn làm nơi xây kinh đô mới (…) tiên
sinh gắng suy nghĩ giúp cho việc ấy”.
Đó là chiếu ngày 3/9 năm Mậu Thân 1788, tỏ rõ mong muốn
được La Sơn phu tử coi đất lập đô, nhưng La Sơn phu tử vẫn tìm cách trì hoãn. Đó
là lần thứ hai La Sơn phu tử ngầm ý từ chối cuộc đất mà Nguyễn Huệ đề nghị xây
kinh đô.

Điện
thờ vua Quang Trung ở núi Quyết, Nghệ An.
 
Nhưng đến lần thứ ba, thì La Sơn phu tử đồng ý với địa
điểm mới là Phượng Hoàng: “Ngày nay, khoảng giữa núi Quyết và núi Mèo, còn thấy
dấu tích một thành cũ hình gần tam giác. Dấu thành và hào đương còn rõ, nhất là
trong bức ảnh chụp từ cao. Cửa tiền ở phía Nam. Núi Mèo
(núi Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chắp vào núi
ấy. Mặt Đông Bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm
thành.
Ở giữa thành, còn
dấu thành trong và nền nhà. Nhấtlà có nền cao ba bậc ở phần Bắc, mà ngày sau đời
Nguyễn dùng làm nền xã tắc. Chắc đó là chỗ Quang Trung, ngự triều trong khi tạm
nghỉ ở Nghệ An. Tuy gọi là Trung Đô, nhưng thành Phượng Hoàng nhỏ, thành Nam chỉ
dài chừng 300 mét, bức thành Tây dài 450 mét, và cái nền cao thì ngang dọc cũng
chỉ có chừng 20 mét mà thôi. Ấy vì Quang Trung mất sớm, chưa kịp đổi hành cung
ra cung điện. Về sau kinh đô của Quang Toản vẫn ở Phú
Xuân”.
Những trích dẫn
trên đây nằm trong cuốn sách giá trị: La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp của GS. Hoàng
Xuân Hãn với lời tóm lược về ba lần chọn chỗ đóng đô: Lần đầu ở núi Lam Thành
Sơn, lần thứ hai ở Yên Trường (cách Lam Thành Sơn chừng mười cây số ở phía Bắc),
lần thứ ba ở Dũng Quyết (cách Yên Trường chừng hai cây số ở phía Đông Nam và
cách Lam Thành Sơn chừng tám cây số).
Phong
thủy Phượng Hoàng Trung Đô
Cuối năm 2011 hội
thảo về Phượng Hoàng trung đô mở tại thành phố Vinh (Nghệ An), nhà khảo cổ học
và nghiên cứu phong thủy lão thành Đỗ Đình Truật được mời từ TP. HCM ra Vinh để
tham dự và ông đã viết một tham luận đề cập đến phong thủy của Phượng Hoàng
trung đô trích dưới đây:
“Thị trấn Thanh
Nghệ xưa kia chỉ là một cuộc đất từ sông Mã chạy xuống Nam đến hết sông Lam, là
cuộc đất rất thịnh dễ sinh ra những vị anh hùng cho đất nước. Căn cứ vào tấu thư
của Cao Biền đời Đường và “Hoàng Phúc cố chuyện” của thời Minh thì hai nhân vật
này tuy sống ở thời đại khác nhau nhưng cùng chung một ý đồ đi yểm trời đất sông
núi Việt Nam. May thay Lê Lợi đã bắt được tướng Hoàng Phúc, thấy trong hành
trang của Hoàng Phúc có cả bản đồ của đất Nghệ Tĩnh và tài liệu về việc Hoàng
Phúc đã dựng 5 ngọn cờ ở đất Hà Tĩnh cách núi Quyết độ 10km để yểm trừ vùng đất
thiêng này – gọi là “cờ 5 yểm”.

Nhà
nghiên cứu phong thủy quá cố Đỗ Đình Truật.
 
Và Hoàng Phúc dự kiến đến khoảng thiên niên kỷ III thì
vùng này sẽ là trung tâm chống Bắc Triều. Nguyễn Thiếp giỏi về dịch học và khoa
phong thủy đã dày công đọc hết những tài liệu đó và đi thăm dò thực hư. Quả
nhiên là Tổ Sơn của vùng này xuất phát từ (khe Bò Đái) nằm trong 99 ngọn núi
Hồng Lĩnh sơn và được mạch khí chạy lòng vòng xuống núi Quyết rồi quay lại về Tổ
Sơn; làm cho núi Quyết trở thành âm phù dương trợ, quần phong tụ khí, nên vô
cùng đắc địa. Do đó mới có tên là núi Phượng Hoàng, vì ta đứng bên dòng sông Lam
quay mặt ra bể thì ta thấy bên tả Thanh Long: là con Rồng Xanh (sông Lam), bên
hữu là Bạch Hổ (có dãy núi của Hà Tĩnh) cũng đưa khí về núi Quyết. Còn ở mặt
trước phía Đông núi Quyết là Chu Tước – vật báo hiệu Minh Đường rất phát triển
và phía sau là Huyền Vũ (sao của người giữ nhà, giữ cửa, giữ nước) làm hậu
phương.
Sau khi có chiếu
chỉ của vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đi rà soát lại thì thấy Phượng Hoàng
trung đô là nơi đắc địa hiếm có trong trời đất. Điểm này ông hoàn toàn nhất trí
với tướng Hoàng Phúc (nhà Minh bạo tàn). Vì vậy ông và Trần Quang Diệu quyết tâm
để lăng mộ của chủ tướng mình ở đây là hợp lý và việc xây cất trở thành việc làm
vô cùng bí mật. Đứng bên ngoài mà nhìn là việc xây thành đắp lũy, bên trong thì
ngấm ngầm làm việc trọng đại ấy. Tôi cũng đi rà soát lại lần nữa với hai đồng
nghiệp là nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Đức và nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tâm thì
thấy Nguyễn Thiếp miêu tả cảnh quan phong thủy của cuộc đất Phượng Hoàng như thế
là rất đúng, nên đều nhất trí là di mộ của vua Quang Trung có khả năng để ở
đây”.
Qua phân tích và
nhận định của GS. Hoàng Xuân Hãn, cụ Đỗ Đình Truật và các tài liệu lịch sử khác
như: Đại
Nam chính biên liệt truyện
, Hoàng
Lê nhất thống chí
 cho chúng
ta biết Phượng Hoàng trung đô đã được bắt tay xây dựng ở khoảng giữa núi Mèo và
núi Quyết với lầu gác ba tầng có bố trí đồn binh bảo vệ vòng quanh đó. Xa xa về
phía núi có kho lúa dự trữ. Dấu tích của thành và các đường hào đến thế kỷ 20
vẫn còn khá rõ.
Các nhà nghiên
cứu kết luận địa thế của thành rất dễ giữ, vì phía trước có con Mộc và sông Lam,
phía bên có núi Quyết, vốn là hào và thành thiên nhiên kề cận để che chắn bảo
bọc. Tiếc rằng vua Quang Trung mất sớm nên việc xây dựng cung điện nguy nga để
định đô ở Nghệ An chưa kịp hoàn thành. Vậy là, cuộc đất tuy đại lợi về mặt phong
thủy nhưng giống như con phượng hoàng đang bất ngờ lâm bệnh nên không đủ sức
khỏe để cất cánh bay cao khỏi số mệnh nghiệt ngã của
mình.
Theo Một thế
giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *