Mạn đàm về sư hầu Thánh

Hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Là hình thức giao tiếp với thần linh thông qua ông đồng, bà đồng, các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền,
diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu.

Cùng với việc nở rộ của tín ngưỡng dân gian hầu đồng, các “ cô” “ cậu” đồng không chỉ là nam thanh nữ tú, ngày nay có rất nhiều vị Sư, Tăng, Ni cũng bắc ghế Hầu thánh, có những vị Sư thầy vừa kiêm bói toán, vừa mở phủ, vừa làm pháp sư, hiện tượng này đã dấy lên một làn sóng trong dư luận quần chúng, kẻ khen nhất tâm, người chê đã xuất gia từ bi khổ độ chúng sanh mà lại giết thịt để cúng nhà Thánh, phấn son rượu thuốc hầu nhà Ngài thật không phải phép, song việc Sư hầu thánh là một thực tế đang tồn tại và ngày một gia tăng.

Xét về nguồn gốc, Đạo Mẫu trong quá trình hình thành và phát triển có mối quan hệ gắn kết, tương giao với các tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo. Theo các tư liệu lịch sử thì Phật giáo ấn độ du nhập vào nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên ( cách đây khoảng 2000 năm), ngay khi du nhập vào Việt Nam phật giáo đã biến đổi để phù hợp với hình thức tín ngưỡng dân gian Việt bằng hình tượng Phật Mẫu, Phật bà quan âm (tương thích với tục thờ Mẹ, thờ Nữ thần, thờ Tứ pháp), mà sau này đến thể kỷ thứ 16, tục thờ Mẹ đã chuyển hóa dưới hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Liễu hạnh đã từng nói “ Ta là công chúa Quỳnh hoa ở Cung Tiên, thấy đạo Phật từ bi nên muốn quy y tụng niệm”. Chúng ta có thể thấy rõ sự gắn kết này tại các Đền thờ Tứ phủ ngày nay có sự phối thờ của Phật bà quan âm, hay ở tại các Chùa có sự phối thờ của Cung Mẫu theo kiểu thờ “ tiền Phật hậu Thánh”. Như vậy trong suốt quá trình hình thành và phát triển Đạo Phật và Đạo Mẫu luôn gắn bó và có mối quan hệ tương giao, nương tựa, dung hòa, bổ sung cho nhau, để cùng nhau phát triển.

Vì vậy các bạn chớ có vội nghĩ theo thánh thì không được theo phật, theo phật thì không được hầu thánh, hay sư hầu thánh thì thánh to hơn phật. Phật, thánh, chúa, tiên cũng cùng chung một mục đích cứu độ chúng sinh. Phật có dạy rằng tùy theo phương tiện, tùy theo sở lực, tùy theo nghiệp duyên, mỗi người sẽ có một đạo Tu khác nhau để thành giác ngộ giống như các vị Phật, Bồ Tát và các vị Alahan mỗi vị đều có một con đường giải thoát và giác ngộ.

Những người có căn số hầu thánh vốn là cái căn, duyên nghiệp. Nên nhớ rằng con người không phải hễ cứ khổ đau, bất hạnh… là tìm tới một con đường duy nhất là phật đạo, có nhiều căn nguyên gây ra những bất hạnh đó như nghiệp chướng bản thân, nghiệp chướng tổ tiên, động mồ động mả, nơi sinh sống có yêu ma quấy hại, bị vong ma đeo bám, có mệnh căn thờ phật, có mệnh căn thờ thánh… Vậy phải xác định cho rõ nguyên nhân mà tìm giải pháp thích hợp, như thế mới là con người hiện đại tri thức hiểu biết, không duy ý chí, cũng không mê tín, tức là biết giác ngộ.

Thanh Lam

( Xem thêm tại Page Đạo Mẫu )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *