Những Kiêng Kỵ Trong Phong Thủy Âm Trạch

Những Kiêng Kỵ Trong Phong Thủy Âm Trạch

Trong phong thủy Âm
trạch (mộ phần), có những điều chúng ta phải lưu ý và quan tâm không thể phạm
phải, Trên thực tế thường các gia đình có việc như sửa mộ, cải táng… thì chỉ
đi xem ngày giờ, và mọi việc của các thầy cúng, mà không biết rằng việc này chỉ
có các thầy hoặc chuyên gia phong thủy mới có thể giúp một cách thấu đáo, chính
xác được, các thầy chỉ ngồi một chỗ làm sao có thể biết rồi phán ngày giờ và mọi
việc (thực ra cũng có thầy chả biết gì, học được tý coi ngày giờ rồi cũng bấm và
phán bừa), mà không biết rằng có những điều cấm kỵ trong phong thủy âm trạch,
không được sai phạm. Cũng bởi vì lẽ đó nên có khi không sửa chữa động chạm gì
thì không sao, đến khi động chạm rồi sinh biết bao nhiêu chuyện cho gia chủ. Để
mọi người hiểu rõ, tôi xin trình bày ở đây để quý vị nắm được một số các kiêng
kỵ trong Âm Trạch để mà định liệu.


Chấn Long, kỵ dòng thuỷ từ Thân đến.

– Tốn Long, kỵ dòng thuỷ từ Dậu
đến.

– Khảm Long, kỵ hai dòng thuỷ từ Thìn,Tuất đến.

– Cấn Long,
kỵ dòng thuỷ từ Dần đến.

– Khôn Long, kỵ dòng thuỷ từ Mão
đến.


Thời
gian kỵ (năm,tháng,ngày,giờ):

Khi
chọn giờ an táng, cất nhà, khởi ốc, an các vị Thần Hoàng,các hình tượng tín
ngưỡng…thì có những kiêng kỵ thời gian.


Kiền Sơn kỵ thời gian(năm, tháng, ngày, giờ) Nhâm Ngọ.

– Đoài Sơn kỵ
thời gian Đinh Tị.

– Ly Sơn kỵ thời gian Kỷ Hợi.

– Chấn Sơn kỵ
thời gian Canh Thân.

– Tốn Sơn kỵ thời gianTân Dậu.

– Khảm Sơn
kỵ thời gian Mậu Thìn,Mậu Tuất.

Cấn Sơn kỵ thời gian Bính Dần.

– Khôn Sơn kỵ thời gian Ất
Mão.


Kiếp
sát:


Các Sơn Tốn, Mùi, Thân có Kiếp sát tại Quý.

– Tuất Sơn Kiếp sát tại
Sửu.

– Canh Sơn Kiếp sát tại Ngọ.

– Chấn,Cấn Sơn Kiếp sát tại
Đinh.

– Giáp Sơn Kiếp sát tại Bính.

– Nhâm Sơn Kiếp sát tại
Thân.

– Kiền Sơn Kiếp sát tại Mão.

– Bính Sơn Kiếp sát tại
Tân.

– Tý Sơn Kiếp sát tại Tị.

– Tị, Ngọ Sơn Kiếp sát tại
Dậu.

– Đinh, Dậu Sơn Kiếp sát tại Dần.

– Khôn, Hợi Sơn Kiếp sát
tại Ất.

– Thìn, Dần Sơn Kiếp sát tại Mùi.

– Ất Sơn Kiếp sát tại
Thân.

– Sửu Sơn Kiếp sát Thìn.


Kiếp
sát có nghĩa là nếu toạ Sơn (tức phương gối đầu) là Sửu thì kiêng kỵ ở phương
Thìn có sơn sa cao, nhưng nghiêng ngả, lệch vẹo, hoặc có nhiều đá gồ ghề, lởm
chởm thì thế này là khá nguy hiểm. Nhưng nếu sơn sa đó lại ngay ngắn, tròn trịa,
đẹp đẽ thì thế này không đáng sợ.

Kiêng
kỵ theo ĐỊA LÝ ĐẠI TOÀN TẬP YẾU

Đằng
sau đền miếu không an phần mộ, nếu không sau một thời gian dài con cháu sẽ ít
dần.

Thập bất tương:

Một,
đá xấu xí.

Hai, thuỷ chảy gấp như tranh giành.

Ba, chaỷ đếnđến
chỗ tận cùng.

Bốn đầu Long đơn độc.

Năm, Thần trước Phật
sau.

Sáu, mộ trạch bỏ phế.

Bảy, núi đồi tán loạn.

Tám,
sơn thuỷ bi sầu.

Chín chỗ ngồi lún sụt.

Mười, đầu Long và Hổ
nhọn hoắt.


Tứ
bất hạ:Bốn điều không nên hạ huyệt.

Một,
nơi đỉnh đồi đỉnh núi.

Hai, nơi Long,Hổ giương mày.

Ba, chỗ
trước sau có Quỷ kiếp.

Bốn, chỗ có tám phía gió thổi.


Thập
hung.Mười điều hung:

Một
gọi là Thiên bại, là nơi từng bị nạn hồng thuỷ tràn qua, Long thần bất an, nếu
kết huyệt thi con cháu ly tán,bơ vơ.

Hai
gọi là Thiên sát, là nơi từng bị sét đánh, Long thần kinh hãi sẽ khiến con cháu
nghèo khó .

Ba
gọi là Thiên cùng, lạc huyệt cô đơn mà Huyền vũ lè lưỡi, thuộc nơi đầu nguồn
đuôi thuỷ, sẽ khiến con cháu cô đơn.

Bốn
gọi Thiên khuynh, là nơi Minh đường nghiêng trôi, thuỷ không quy tụ, Long thần
không trú, sẽ khiến gia chủ mất người, mất của.

Năm
gọi là Thiên vệ, là nơi tám phía gió thổi tới , Long thần không trú,sẽ khiến con
cháu du thủ du thực, lười nhác.

Sáu
gọi là Thiên thấp, là nơi Minh đường hôi hám, nhầy nhụa, Long thần không tốt, sẽ
gây bệnh tật triền miên.

Bảy
gọi là Thiên ngục,là nơi bên dưới có hang hố,không thấy ánh sáng,Long thần ám
muội, sẽ khiến người ngu muội.

Tám
gọi là Thiên cẩu, là nơi ngoài khuỷu sơn, không có Long thần, hai bên Tả Hữu
huyệt vị không có sơn phong hộ vệ, gió thổi thuỷ cuốn, sẽ khiến con cháu gian
nghịch, bất hiếu.

Chín
gọi là Thiên ma, là nơi đất đá chênh vênh không chắc, Long thần nông cạn, khiến
người nông cạn.

Mười
gọi là Thiên cô, là nơi da,l ông khô lẻ, không tươi nhuận, khiến người thất
bại.

Còn
có thuyết nói rằng: Lạc táng ở mộ cổ hoang phế đời con bị câm điếc. Lạc táng ở
sau đền miếu, con cháu sẽ bị kiện tụng. Lạc táng ở nơi Sơn tiêu mộc khách, sẽ
khiến con cháu tà dâm.

Nếu
táng ở thùng đấu (nơi người ta lấy đất đóng gạch ngói) thì con cháu bị tật, sẹo.
Nếu lạc táng bên đường không rõ ràng, nếu là hung phương thì người bị nạn về
thừng chão, nếu tại cát phương cũng cát lợi.

Kiêng
kỵ theo DƯƠNG TRẠCH ĐẠI TOÀN.

Gần
nhà có mộ cũ còn khả dĩ, nếu lại thêm mộ mới, thì sẽ tổn hại đến nhân đinh.nói
chung mộ phần không đặt ngay đằng trước nhà, vì trong vòng 30 mươi năm, số nhân
khẩu sẽ chết quá nửa.

Kiêng
kỵ theo ĐỊA ĐẠO DIỄN CA của Cụ TẢ AO.

Huyệt
hung Minh Đường bất khai

Sơn tà thuỷ sạ hướng ngoài tà
thiên

Táng xuống kinh sảng bất yên

Con cháu thường thường phát
bệnh ốm đau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *