Tầng Hầm trong Phong Thuỷ – Basement & FengShui

Tầng Hầm trong Phong Thuỷ – Basement & FengShui
Mỗi lần viết bài là do có 1 nguồn cảm hứng nào đó. Hôm nay
tình cờ được 1 anh bạn ở Vũng Tàu gửi cho sơ đồ thiết kế nhà anh trong đó anh
xây garage, phòng ngủ cho người giúp việc và phòng karaoke ở dưới tầng hầm nên
mới viết nhận xét về việc này.

Ngày nay nhiều người xây nhà rất
thích làm tầng hầm vì tiện lợi để làm garage, kho…Sự tiện lợi là không thể
chối cãi, tuy nhiên nếu chỉ làm garage hay nhà kho thì không có vấn đề nhưng
tuyệt đối không nên dành nhiều thời gian trong ngày để sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm
việc dưới tầng hầm hay nói khác hơn là xây phòng ngủ hay phòng làm việc dưới
tầng hầm.

Khí radon có nguồn gốc tự nhiên có thể tích tụ
trong các tòa nhà, đặc biệt trong các khu vực như gác xép và tầng hầm. Nó cũng
có thể được tìm thấy trong một số suối nước nóng.[2] Bằng chứng dịch tể học cho
thấy mối quan hệ rõ ràng giữa hít thở nồng độ radon cao với tỷ lệ mắc ung thư
phổi. Do đó, radon được xem là chất gây ô nhiễm đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng
không khí trong nhà trên toàn cầu. Theo EPA, radon là chất gây ung thư phổi đứng
thứ 2 sau tác hại của thuốc lá, đã gây nên 21.100 ca tử vong do ung thư phổ hàng
năm ở Hoa Kỳ.[3][/I] (nguồn: Wikipedia)

Radon has been
identified as a risk factor in developing lung cancer because it decays into
radioactive particles that can get trapped in the lungs. These particles release
bursts of energy that damages lung tissue. It is estimated that radon may be
associated with about 21,100 lung cancer deaths per year in the United States,
second only to smoking.

Theo nghiên cứu của Mỹ, US
Environment Protection Agency thì nếu một người sống, ngủ nghỉ, sinh hoạt làm
việc dưới tầng hầm thì có nguy cơ bị ung thư phổi tựa như hút cả trăm điếu thuốc
lá/ngày.

Do áp suất trong nhà thường là thấp hơn áp suất không
khí trong lòng đất ở khu vực căn nhà. Chính sự chênh lệch áp suất này dẫn đến
khí radon (vốn là xuất phát từ sự phân rã của urani trong lòng đất) chui qua các
kẽ đất, vật liệu xây dựng lên tụ tập trong nhà, mà khu vực tụ khí radon này
nhiều nhất chính là tầng hầm. Dĩ nhiên có bạn sẽ thắc mắc răng liệu khí radon có
xâm nhập lên các tầng trên hay không?

Nguồn Wiki: Radon là
khí không màu, không mùi và không vị, và do đó không thể phát hiện chỉ bằng giác
quan con người. Ở điều kiện tiêu chuẩn, radon ở dạng khí đơn nguyên tử với mật
độ 9,73 kg/m3,[4] cao khoảng 8 lần mật độ của khí quyển Trái Đất trên bề mặt
đất, 1,217 kg/m3,[5] và là một trong những khí nặng nhất ở nhiệt độ phòng
và là khí hiếm nặng nhất, kể cả ununocti.

Ngày xưa, khi
cổ nhân viết câu này: “Âm nặng, tối chìm xuống dưới, Dương nhẹ và trong sáng nổi
lên trên” là đã bao hàm ý này rồi. Khí radon là âm khí, gây ra sự chết chóc,
bệnh hoạn,…nằm dưới đất do là khí nặng, còn Oxy dưỡng khí thích hợp cho cuộc
sống con người, tức dương khí thì nổi lên trên mặt đất để con người hít thở; do
đó không cần lo sợ việc khí radon xâm nhập lên các tầng trên. Ngoài ra vì khí
radon cũng có thể phát ra từ các vật liệu xây dựng nên căn nhà như gạch, đá, xi
măng…nên ngay cả khi bạn ở các tầng trên cũng không nên bố trí giường, hay bàn
làm việc quá thấp để tránh việc tiếp xúc với radon nhiều mà ảnh hưởng sức khoẻ.
Đây chính là nguyên nhân sâu xa khi mình nói trong bài Âm Dương đã viết trước
đây.

Do đó ai thích xây tâng hầm thì chỉ nên để làm garage mà
không nên bố trí phòng sinh hoạt ở đó nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *