TRẠCH SƠN HÀM

Hữu thiên địa, nhiên hậu hữu vạn vật. 有 天 地, 然 後 有 萬 物 Hữu vạn vật, nhiên hậu hữu nam nữ.有 萬 物, 然 後 有 男 女 Hữu nam nữ, nhiên hậu hữu phu phụ. 有 男 女, 然 後 有 夫 婦 Hữu phu phụ, nhiên hậu hữu phụ tử. 有 夫 婦, 然 後 有 父 子 Hữu phụ tử, nhiên hậu hữu quân thần. 有 父 子, 然 後 有 君 臣  Hữu quân thần, nhiên hậu hữu thượng hạ. 有 君 臣, 然 後 有 上 下 Hữu thượng hạ, nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở thố. 有 上 下, .然 後 禮 儀 有 所 錯   Hàm Tự Quái Thoạt tiên có Đất có Trời Rồi ra vạn vật vạn loài mới sinh. Loài sinh, nam nữ phân trình, Có nam, có nữ, sẽ sinh vợ chồng. Vợ chồng nối kết giải đồng, Vợ chồng, nên mới có giòng cha con. Quân thần, do đó, tiếp luôn, Rồi ra trên dưới, kém hơn, phân trình. Dưới, trên, lễ nghĩa sẽ sinh, Tôn ti, đẳng cấp mới thành lễ nghi.

TRẠCH SƠN HÀM

           Tinh hoa cổ học

http://thegioithuocgiamcan.vn/http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-nhanh-nhat.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-hieu-qua.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/bi-quyet-giam-can-nhanh.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-don-giam-can.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/phuong-phap-giam-can.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-pham-chuc-nang.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/cach-giam-beo-bung.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/thuoc-giam-beo-nhanh.htmlhttp://revitalashvietnam.com/http://thuocgiamcanbestslim.com/,http://cuacuontot.com/http://cuacuontot.com/cua-cuon-austdoor.htmlhttp://cuacuontot.com/cua-cuon-eurodoor.html,http://cuacuontot.com/cua-cuon-khe-thoang-dmspc120.htmlhttp://cuacuontot.com/sua-cua-cuon-tai-ha-noi-dmspc125.html

                                                                                                                                                                                                                                                              Huyền Phúc
 Bức hoạ cổ mô tả hình ảnh một bàn tay trên trời là muốn nói sẽ có những  trợ  giúp đắc lực từ trên trời rơi xuống bất ngờ, ngoài mơ ước. Một đồng tiền vàng chỉ của cải, sự giầu có. Viên quan mũ mão chỉnh tề đứng trên núi cao, phía bên dưới có người phụ nữ đang theo đường lên núi là muốn bàn đến tình cảm nam nữ hoà hợp. Chiếc hộp nhỏ nằm ở giữa đường cũng là bằng chứng  về sự xứng đôi vừa ý. Hàm có nghĩa là cảm giác, cảm ứng, sự thông hiểu đồng điệu của tâm hồn góp phần tạo nên tình cảm trai gái. Theo thuyết văn, Hàm là đều, toàn bộ,, hết thảy.  Chữ hàm vốn có hình người  cầm  vũ khí bảo vệ cổng thành, viết giản thể còn có nghĩa vị mặn của muối, báo hiệu hay dự cảm cho tình mặn nồng. Vì Hàm chỉ một quy luật hoá sinh của tự nhiên và con người nên có triệu manh nha xuất thổ “Chồi non nẩy mầm từ đất
nhú lên” Mầu săc của Hàm là tím-vàng tạo cảm quan sặc sỡ và ngất ngây,  lãng mạn, đồng thời diễn tả niềm say đắm vô tận của tình yêu. Nhìn một cách tổng quan thì Hàm nói về đạo lý cảm tình gắn bó với nhau để cùng sinh tồn, phát triển, nhưng đặc trưng là nguyên tắc giao lưu, quan hệ giữa người với người. trong lịch sử phát triển của xã hội từ trước đến nay, vấn đề khó khăn nhất vẫn là không đong đếm được sự đổi thay của lòng người. Nguyên nhân dẫn đến nhân tâm bị hắc ám  không chỉ là do tiền bạc, địa vị, lợi ích vật chất ngoại thân tác động mà chính là
do  bản chất bên trong mỗi chúng ta luôn đầy rẫy những ích kỷ , hẹp hòi, ghen tị, đố  kỵ với
người khác. Vì thế Hàm diễn giải đạo lý, nguyên  tắc tạo dựng tình  cảm giữa nam  và nữ, 
giữa con người với nhau, đặc biệt là sự cảm thông, nhường nhịn  lẫm nhau. Muốn làm được như vậy, mỗi người chúng ta cần phải hiểu:
1.            Sự thông cảm hiểu biết lẫn nhau được nảy sinh một cách tự nhiên trong những điều kiện và hoàn  cảnh thích hợp.Muốn kết bạn không phải dễ dàng, nhưng cũng nên tôn trọng ngẫu nhiên, tình cờ sắp đặt để từ đó tình cảm sẽ nảy nở và phát triển. Không nên kết  bạn chỉ để cho có bạn hoặc kết bạn với nhau vì lợi óch cụ thể thì quan hệ không thể bền vững. Nhiều khi từ một việc gây ấn tượng sẽ hé lộ người bạn trọng nghĩa. Vào thời Tuỳ, có viên quan thị lang Tân  Đảm thích mặc quần màu đỏ. Nhiều kẻ bàn tán rằng vì Đàm có ý muốn ngôi vị cao nên mặc mầu đỏ. Tuỳ Viên Đế nghe chuyện rất bực tức vì nghĩ muốn được thăng quan thì phải phụ thuộc vào khả năng làm việc, nhu cầu công việc và nhà vua quyết định chứ đau phải nhờ cái quần đó. Từ đó vua sinh  ra ghét Đàm và định giết ông ta. Quan đại lý tự Triệu Xước liền  can ngăn. Đang cơn bực, Tuỳ Đế cũng muốn thử xem Xước có quý bạn hơn sinh mệnh của mình không nên cũng sai lôi Xước ra chém luôn. Trước khi khai đao. Tuỳ Đế phái người đến hỏi xem Xước còn ý định bảo vệ bạn không? Xước trả lời làm việc đúng lý, đúng pháp luật thì chết không có gì tiếc nuối. Thấy vậy, Tuỳ Đế  đành tha cả hai: Xước thì vì sự chính trực quả cảm, Đảm thì vì có người bạn trung nghĩa.
2.            Hai người tuy đã có quen biết nhưng chưa hiểu rõ về nhau thì cũng không thể kết bạn được, cho dù mối quan hệ đó lâu dài nhưng chưa  chắc có dịp để người ta bộc lộ rõ tâm can với mình. Vì thế, nên tìm cơ hội để nhận rõ bản chất của người mình quan hệ trước  khi kết bạn để xem mình có thích hợp với người ta hay không. Không hiểu nhau sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn đáng tiếc. Chuyện kể có Âm Dương Tu và Triệu Khái đều làm việc trong Quốc sử quán. Khái tính tình ương nghạch thường xung đột với Tu. Khi Tu được thăng chức phó Tể Tướng đã cách chức Khái. Ít lâu sau, cháu gọi Tu bằng cậu phạm pháp bị  bắt. Những người vốn ghét Tu bèn  câu kết với nhau, cùng ký đơn bạch tội để bắt Tu cùng chịu tội. trong tình thế đó, Khái dâng thư lên nhà vua phân tích rằng: Cháu là cháu,cậu là  cậu. Nếu cháu phạm pháp mà trị tội cậu thì quá thiếu công bằng? nhà vua nghe lời  can gián đã không buộc tội Tu – từ đó hai người Tu-Khái mới thực sự hiểu nhau và trở thành đôi bạn chí cốt.
3.            Kết giao  với bạn bè nhưng cần có chính kiến riêng của mình,  tránh a dua theo bạn. Nhưng cũng cần phải thực hiện hai nguyên tắc là: a) giữ vững quan điểm của mình nếu đúng và phân biệt bạn bè, đồng nghiệp thuộc loại nào để cư xử. Tránh hoặc vì lợi lộc hoặc oán thù mà thiếu trách nhiệm sẽ gây tai tiếng. Đời nhà Đường, đại thần Văn Bị phạm vào quốc pháp bị xử tội chết nhưng đại thần Hữu Công không tán thành, ông đã chiểu theo luật để phán Văn Bị được miễn tội chết. Có người thắc mắc rằng trước kia Văn Bị tìm nhiều  cách hãm hại ông, sao nay lại xử nhẹ cho  hắn? Hữu Công trả lời: những việc đó chỉ là oán hận cá nhân giữa hai người. Còn tôi tuân thủ luật pháp thì không quên quốc pháp. Đúng là ông ta từng hãm  hại tôi, nhưng nếu tôi không làm việc theo luật pháp mà nhân dịp này trả thù cá nhân thì tôi  và hạng người tiểu nhân  như ông ta có khác gì nhau? Việc này đã chứng tỏ bản lĩnh và nguyên tắc sống của Hữu Công.
4.            Muốn đánh  giá một con người cần phải có tấm lòng rộng mở,  không có thành kiến. Tuy cảm thông. Bao dung, không lấy lỗi lầm của người khác để lấy làm điều kiện có lợi cho mình, nhưng vì quyền lợi của đất nước cũng không nên dung túng kẻ xấu. Năm 645 (trCN) Tể tướng  nước Tề là Quản Trọng bị bệnh nặng, Tề Hoàn Công đến thăm và hỏi ông có dặn dò gì không, Quản Trọng nói: Thụ Điêu, Dịch Nha, Khai Phương là 3  kẻ tiểu nhân gian nịnh, tuyệt đối không thể gần gũi. Trước đây sở dĩ thần không nói là vì chúa công quá  sùng ái chúng, nói ra sợ chúa công không  vui. Đám người này như cơn hồng thuỷ, nên thần làm con đê chắn lũ.Sau khi thần chết đi, con đê mất, nước sẽ hoành hành gây tai vạ. Vì vậy, chúa công nhất định phải xa lánh chúng, Quản Trọng mất, Tề Công cũng lâm bệnh nặng, 3 tên gian thần lộ rõ chân tướng âm mưu chiếm ngôi vua. Tề Công  trước khi nhắm mắt còn than rằng, giá như nghe lời của Quản Trọng sớm hơn thì không đến nỗi loạn triều chính như thế!
5.            Con người ta dù tài giỏi đến mấy cũng không thể sống dửng dưng, đơn độc, khép kín và xa lánh xã hội. Cần phải mở rộng giao lưu quan hệ, tìm sự rộng hưởng, đồng tình, quan tâm lẫn nhau trong  mọi  hoàn cảnh. Có thể nhờ đó mà làm nên sự nghiệp. Đời Đường nhà thơ Bạch Cư Dị làm quan có lần phạm lỗi bị giáng chức là Tư Mã ở Cửu Giang. Một hôm, tiễn bạn trên sông Tầm Dương, ông gặp một người con gái gẩy đàn tỳ bà trên thuyền. Bạch nghe cô kỹ nữ chơi đàn quá điêu luyện và tiếng đàn  rất có hồn nên  đã cảm hứng viết ngay bài thơ “Tỳ bà hành” nổi tiếng trong sự nghiệp văn thơ của mình, trong đó có hai câu đại ý: “Những con người lưu lạc nơi tha hương gặp nhau trở thành những người bạn cảm thông nhau, đâu cần cứ phải bạn cũ!”
6.            Nguyên tắc cơ bản nhất của tình bạn là phải chân  thành. Nếu chỉ dùng đầu môi, chót lưỡi để kết bạn thì tình bạn ấy rất hời hợt. “cổ học tinh hoa” chép rằng, cuối thời Đông Hán, Hoa Hâm một (một học giả sau làm quan tượng thư) cùng mấy người bạn chạy loạn. Giữa đươừng gặp một người lạ cũng muốn nhập hội, tuy bạn mình đồng ý nhưng Hoa Hâm không tán thành vì cho rằng đã là bạn thì phải cùng sinh tử, hoạ phúc có nhau, lỡ có việc gì không thể bỏ mặc nhau được. Nhưng mấy người bạn cứ nhận  vào nhóm. Được một đoạn đường, chẳng may người bạn mới sa chân xuống hố. Bọn bạn muốn bỏ lại để đi cho nhanh nhưng Hoa Hâm lại không đồng ý vì đã cho người ta nhập bọn tức là người bạn, không  thể bỏ mặc. Rồi giục tất  cả cùng cứu người kia, nhưng vì bị thương quá nặng, anh ta chết. Hoa Hâm lại đề nghị mọi người cùng mai táng chu  đáo xong mới đi tiếp. Bạn bè dù thân hay sơ cũng phải cư xử trung nghĩa như vậy. /.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *