Untitled Post

Cách tính trùng tang theo quan niệm cổ nhân
05/11/2011 07:07:16

Posted Image– LTS: Sau khi KH&ĐS đăng 2 kỳ liên tiếp trên các số báo 127 và 128 lý giải hiện tượng trùng tang, đã có nhiều chuyên gia, độc giả chia sẻ với tòa soạn về vấn đề này. Lương y Vũ Quốc Trung (tập thể Sông Đà, Mỹ Đình, Hà Nội), người đã có nhiều năm nghiên cứu về trùng tang cũng đã có bài viết gửi tới tòa soạn về vấn đề này. Chúng tôi xin trích đăng để bạn đọc tham khảo (bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia).

Cách tính trùng tangTừ xa xưa, dựa trên dịch lý, cổ nhân đã xây dựng cách tính (xác định) trùng tang. Người xưa cho rằng đối với người quá cố khi chết phải xem tình trạng ra đi có được “yên ổn” hay không? Có gì oan khuất hay không, được thể hiện qua 3 nhóm biểu hiện trạng thái vong linh của người đã khuất, đó là:
1. Nhập mộ: Yên ổn, đúng số, không có điều gì băn khoăn, oan ức… đóng ở các cung THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI.
2. Trùng tang: Chết thiêng, chết oan, còn vương vấn ở trần gian đóng ở các cung DẦN – THÂN – TỴ – HỢI.
3. Thiên Di: Có ảnh hưởng xấu đến người thân đang còn sống ở các cung TÝ – NGỌ – MÃO – DẬU.
Theo sách “Tam Giáo Chính Hội”: Nam nhất thập khởi Dần thuận liên tiến, Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến, Niên hạ sinh nguyệt, Nguyệt hạ sinh Nhật, Nhật hạ sinh Thời. Ngộ Tý – Ngọ – Mão – Dậu Thiên di. Dần – Thân – Tỵ – Hợi Trùng tang. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi Nhập mộ cát dã. Cụ thể như sau:
Cách tính: Phải tính cả năm, tháng, ngày, giờ (niên, nguyệt, nhật, thời). Người quá cố phải được ít nhất 1 nhập mộ mới có thể xem là giờ ổn. Nếu được càng nhiều nhập mộ càng tốt (nhiều nhất là 4 nhập mộ).
Posted Image
Niên (năm): Người quá cố là nam, khởi từ cung Dần, đi theo chiều thuận kim đồng hồ. Gọi cung Dần là 10 tuổi, cung Mão là 20 tuổi, cung Thìn là 30 tuổi… cứ thế mỗi cung là 10 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ người quá cố, rồi cứ tiếp mỗi cung là 1 tuổi cho đến hết số tuổi người quá cố. Người quá cố là nữ, khởi từ cung THÂN, đi theo chiều ngược kim đồng hồ. Gọi cung Thân là 10 tuổi, cung Mùi là 20 tuổi… cứ thế mỗi cung 10 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ của người quá cố, rồi tiếp mỗi cung là 1 tuổi cho đến số hàng chục của tuổi thọ của người quá cố. Nếu số đó trùng vào các cung THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI thì được niên nhập mộ, nếu các cung DẦN – THÂN – TỴ – HỢI thì bị trùng tang, vào các cung TÝ – NGỌ – MÃO – DẬU thì bị thiên di.

Trường hợp người quá cố dưới 10 tuổi là nam thì cung Dần là 1 tuổi, cung Mão là 2 tuổi, cung Thìn là 3 tuổi… cho đến tuổi mất của người quá cố. Trường hợp người quá cố dưới 10 tuổi là nữ thì cung Thân là 1 tuổi, cung Mùi là 2 tuổi, cung Ngọ là 3 tuổi.. cho đến tuổi mất của người quá cố.
Nguyệt (tháng): Tháng giêng tiếp ngay vào sau cung tuổi. Thí dụ: Tuổi dừng ở cung Ngọ thì tháng giêng ở cung Mùi (đối với nam) và tháng giêng ở cung Tỵ (đối với nữ) cứ thế mỗi tháng tiếp 1 cung cho đến tháng mất của người quá cố. Nếu vào THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI thì được nhập mộ; Nếu vào DẦN – THÂN – TỴ – HỢI thì bị trùng tang. Nếu gặp TÝ – NGỌ – MÃO – DẬU thì bị thiên di.
Nhật (ngày): Ngày mùng 1 tiếp vào ngay sau cung tháng, cứ thế tiếp mỗi ngày 1 cung cho tới ngày người quá cố qua đời và xem rơi vào nhập mộ, trùng tang hay thiên di như trên.
Thời (giờ): Giờ Tý tiếp ngay sau cung ngày và mỗi cung là 1 giờ cho đến giờ người quá cố qua đời và xem rơi vào nhập mộ, trùng tang hay thiên di như trên.
Nói chung được 1 nhập mộ trở lên là yên tâm, vì “nhất mộ sát tam trùng” (một nhập mộ xoá được 3 trùng tang). Hoặc được 2 thiên di thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 thiên di xoá được 1 trùng tang). Nếu không có nhập mộ nào thì phải xem ngày mất của người quá cố có phạm vào tam sa sát hay không? Theo người xưa và sách vở ghi chép lại thì: Trùng tang Ngày là nặng nhất. Trùng tang Tháng là nặng nhì. Trùng tang Giờ là nặng thứ ba. Trùng tang Năm là nhẹ nhất.

Quan niệm cổ về trùng tang
Nếu căn cứ vào phép tính trùng tang như trên thì cả nam và nữ những người chết vào các tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91… sẽ rơi vào trùng tang. Từ đó quy nạp ngược lại theo hệ can – chi thì những người có tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ – NGỌ – MÃO – DẬU thì rơi vào trùng tang; Hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN – THÂN – TỴ – HỢI thì rơi vào trùng tang; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI có nghĩa là chết vào các năm “xung (tứ hình xung) sẽ bị TRÙNG TANG (xem bảng).
Posted Image

Dưới góc độ của Dịch lý, trên cơ sở học thuyết Âm – Dương và Ngũ hành: Đồng khí (đồng cực) thì đẩy nhau, khác khí (khác cực) thì hút nhau. Tương sinh thì tốt, tương khắc thì xấu, đồng hành thì tị hoà. Vậy thì người chết vào những năm xung (tứ hình xung) thì rất xấu nên bị TRÙNG TANG. Ví dụ: Người tuổi Mão (thuộc Mộc, ở phương Đông) chết năm Dậu (thuộc Kim ở phương Tây) sẽ bị trùng tang vì Kim khắc Mộc, Tây đối lập với Đông; Hoặc người tuổi Ngọ (ở phương Nam thuộc Hoả) chết năm Tý (ở phương Bắc, thuộc Thuỷ) sẽ bị TRÙNG TANG vì Thuỷ khắc Hoả, Bắc với Nam đối lập… Các trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Như vậy, việc xác định trùng tang là dựa trên nguyên lý của dịch với học thuyết Âm dương – Ngũ hành chứ không phải sự mê tín, tuỳ tiện.
Còn trong thực tế điều này có đúng hay không?

Tìm hiểu về “Cách tính Nhập mộ và Trùng tang”
Theo cổ nhân, sinh gặp giờ, ngày tốt xấu ảnh hưởng tới vận mệnh bản thân còn giờ chết xấu, tốt ảnh hưởng tới con cháu. Đồng thời dân gian cho rằng người chết vẫn luôn quanh quẩn phù hộ độ trì cho cháu con nhưng gặp phải ngày giờ chết xấu hay gặp thần trùng thì ngược lại, hồn lại về “bắt” con cháu song điều đó có thể “hóa giải” đwowcj nhờ việc xem ngày chọn giờ làm các việc liên quan đến tang lễ. Do vậy, ngoài việc xem thân nhân chết có “phạm giờ” không dân ta luôn chú ý nhờ thầy hay tự tính giờ “Nhập mộ”, phòng “Trùng tang” nhằm trấn trùng, hóa giải.
1. Cơ sở tâm linh của việc xem ngày, giờ chết:
Theo quan niệm của dân gian, sự chết được tin là do linh hồn rời khỏi thể xác còn khoa học ngày nay xác định cái chết bằng việc xác định sự ngừng hoạt động của 3 cơ quan là: Phổi, Tim và Não. Nhưng cổ nhân cho rằng, Con người sống gồm hai phần là Hồn  và Thể Phách . Hồn phách (H: 魂魄, A: The soul and astral body, P: L’âme et corps astra, tức linh hồn và chơn thần) dùng thể xác làm nơi trú ngụ. Những người già cả, chết tốt lành đúng số (考終命, khảo chung mệnh) thì hồn rời khỏi xác và không hiện về. Ngược lại một người rơi vào tình trạng hồn rời khỏi xác mà phạm phải năm (tuổi), tháng, ngày hoặc giờ xấu thì linh hồn không siêu thoát được về nơi cực lạc. Khi đó Xác thì trong Mộ mà Hồn của Vong lại lang bang ở ngoài, không nơi không chốn nương nhờ cứ quanh quẩn nơi người thân và bị “ma xui, quỷ khiến” bắt người thân đi.
Phật gíao coi sự chết là Tử (zh. sĭ , ja. shi, sa., pi. maraa), là sự sinh diệt, thăng trầm của tất cả các hiện tượng, các Pháp. Sự sống và sự chết của con người hay của chúng sinh đều theo luật: Thành (hình thành), Trụ (tồn tại duy trì), Hoại (hư hỏng), Không (tiêu mất). Đó chính là quy luật tiến hóa của vũ trụ trong cái vòng Trường Sinh.
Trong Tử Vi có ba vòng quan trọng cần để ý là vòng Thái Tuế (an theo Chi năm sinh, Ðịa Chi), vòng Lộc Tồn (an theo Can năm sinh, Thiên Can) và vòng Trường Sinh (an theo Cục, nghĩa là nạp âm của cung an Mệnh). Ở một khía cạnh nào đó, vòng Trường Sinh tiêu biểu cho Mệnh, vòng Lộc Tồn cho Thân và Vòng Thái Tuế cho Hạn.
Theo các sách cũ, vòng Tràng Sinh gồm có 12 sao: Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Khi an vào Địa Bàn, vòng Trường sinh đi liên tục thành một vòng luân hồi phản ánh một đời người bao gồm 12 Kỳ của quá trình sống từ sinh ra đến chết cũng như từ lúc hấp hối đến lúc đầu thai sang kiếp khác:
BẢNG 12 GIAI ĐOẠN VÒNG TRƯỜNG SINH:
GIAI ĐOẠN
CUỘC SỐNG
SỰ CHẾT
Trường Sinh
Con người được sinh ra
Người sống thành thi xác
Mộc Dục
Còn bé cần được chăm bẵm
Mới chết cần được tắm rửa
Quan Đới
Đi học, được dạy dỗ
Được khâm liệm
Lâm Quan
Đi làm, lập danh vọng
Được nhập vào áo quan
Đế Vượng
Cực thịnh về công danh, tiền
Được kèn trống nổi lên
Suy
Chuẩn bị nghỉ việc
Được người nhà khóc thuơng
Bệnh
Nghỉ hưu, ốm đau
Hồn cỏng vảng vất
Tử
Tắt thở
Hồn lìa xác
Mộ
Chôn cất, mồ mả
Hồn, Xác nhập vào lòng đất
Tuyệt
Dứt cuộc sống trần tục
Phần mền thi xác rữa nát
Thai
Đầu thai kiếp khác
Hồn đầu thai nơi khác
Dưỡng
Trong bụng Mẹ
Dưỡng dục thai nhi
Trong 12 thời nói trên, khi ứng dụng cho tang ma, quan trọng nhất các kỳ:
– Mộc dục với việc Tắm rửa cho người chết trước khi khâm liệm;
– Quan Đới, Lâm Quan: Khâm liệm, đặt vào quan tài mà phát tang;
– Mộ với việc đưa người chết về nơi “cư ngụ” mới của họ.
Dựa vào việc xác định ngày, giờ nào hợp với Kỳ nào của vòng trường sinh, có thể định giờ khâm liệm, phát tang, chôn cất cho phù hợp. Việc tính Nhập mộ, Trùng tang cũng vậy.
2. Khái niệm về Trùng tang:


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *