Untitled Post

Âm Trạch – Tại sao lại đặt mộ ở ruộng? Vì sao con gái miền Tây dễ sa ngã

Từ xưa đến nay người ta hay nghe câu “Mèo mả gà đồng”. Trong suy nghĩ của mọi người thì câu này ám chỉ việc vụng trộm trai gái, quan hệ không chính đáng giữa nam và nữ. Thực ra câu này là 1 trong những khẩu quyết cho việc chọn đất làm âm trạch và dương trạch.
Thịt gì ngon nhất và con người thường ăn nhất? Thịt gà, heo (lợn). Những con vật này đồng Dương Khí với con người nên là loại thực phẩm con người dễ dung nạp nhất. Và những nơi nào các con vật này sinh sống được thì con người cũng sinh sống được, làm nhà cửa sinh hoạt, ngủ nghỉ, học tập làm việc. Đó chính là nơi Đồng Bằng. Gà sống ở Đồng Bằng thì sống khỏe, sống tốt nên con người cũng thích ứng tương tự nên phù hợp với đất Đồng Bằng. Đó là cách con người từ xa xưa đã quan sát và suy luận tương ứng. Vào thời cổ đại ở Châu Âu, nhiều vua chúa đã sai các quan địa lý thả các con dê, con chó đến những vùng đất dự định xây cất thị trấn, thành lũy, đô thị; sau 1-2 tháng họ quay lại nếu những con vật đó vẫn đang sống khỏe mạnh thì họ cho là khu vực đó phù hợp để con người sinh sống.
Còn con gì đại diện cho Âm Khí? Đó là mèo, đặc biệt là mèo đen. Con mèo có 1 luồng điện âm khác hẳn với con người nên trong nhiều nền văn hóa từ xưa đến nay đều xem con mèo, mèo đen là đại diện cho bóng tối, cái xấu. Ở đây không nói đụng chạm đến những người yêu thích nuôi mèo, ai thích thì đó là sở thích của họ; con mèo cũng không phải là 1 loại động vật tàn ác hay xấu xa gì chẳng qua là 1 cách nói so sánh hình tượng dựa trên đặc điểm sinh học của mèo mà thôi.
Theo quan điểm của Đạo Giáo và dân gian thì khi nhà có người chết, nếu như đang tẩm liệm chưa kịp cho vào hòm thì phải nhốt hết chó mèo trong nhà lại. Nếu để cho 1 con mèo nào nhảy qua được xác chết thì xác chết đó có thể sống dậy tựa như Cương Thi. Kỳ thực điều này có điểm đúng và có thể giải thích dưới quan điểm khoa học bằng lý thuyết về trường sinh học. Nếu cho rằng người chết là mang điện tích âm (-), mèo cũng mang điện tích âm (-) thì khi có sự tiếp xúc ở gần của 2 điện tích cùng cực sẽ tạo ra lực phản rất mạnh, tựa như khi ta đưa 2 cực nam châm cùng cực thì sẽ đẩy nhau. Do đó việc người chết có thể tỉnh lại trong vài phút hoặc thậm chí 1 ngày là điều hoàn toàn có thật. Còn nếu như người đó chỉ mất vì lý do chết lâm sàng thì việc người đó sống dậy là bình thường chứ không có gì quá ghê gớm bí hiểm.
Do mang tính âm nên mèo ban ngày chỉ thích ngủ, và hoạt động về đêm, nhất là nếu mèo lông đen thì Âm khí càng nhiều. Mèo do đó chỉ thích ở những vùng gò mả, tức gò đồi nơi có nhiều mổ mả, nơi âm khí nhiều thì mèo thích. Do đó người ta nói là Mèo Mả, tức những nơi con mèo thích ở là vùng gò cao, chỉ thích hợp đặt mồ mả chứ không hợp làm nhà cửa. Các vùng núi đồi, trung du là nơi Âm Khí nhiều.
Các bạn không tin ư? Tìm lên miền núi thử xem, có phải là đàn bà phụ nữ ở nơi đó nắm quyền lãnh đạo, bắt chồng, theo chế độ mẫu hệ với con sinh ra mang họ mẹ, còn đàn ông chỉ suốt ngày đi uống rượu, thổi khèn tán tỉnh các cô gái để họ bắt về. Còn tìm đến vùng đất thấp đồng bằng nơi duyên hải, gần các làng đánh cá có phải đàn ông có cơ bắp lực lưỡng ra khơi đánh cá lo cho cả gia đình, còn phụ nữ ở nhà lo bếp núc con cái ?
Vì vậy từ xưa đến nay mộ là phải đặt ở nơi cao, phù hợp với câu Mèo Mả.
Tuy nhiên do tập quán canh tác sinh hoạt của người dân ở vùng đồng bằng là trồng trọt lúa nước do đó nhà cửa xây cất cũng gần nơi họ làm kinh tế. Dĩ nhiên khi người thân qua đời thì họ muốn chôn cất ở gần, nhất là vùng Đồng Bằng Tây Nam Bộ thì ruộng đồng thẳng cánh cò bay, đất đai rất nhiều mà ít gò đồi, núi non nên họ cũng không thể chôn ông bà, cha mẹ ở nơi quá xa nhà thì không tiện chăm sóc.
Vì vậy nên họ quyết định chôn cất ở ngay những mảnh ruộng quê nhà. Chính việc đặt mộ quá thấp, gần ruộng, nơi đất không chân, nhất là vào những mùa lũ lớn miền Tây khiến cho rất nhiều mộ ở miền Tây bị nước xâm thực. Trong quá trình đi khảo sát, thực hành phong thủy âm trạch thì khi mở mộ ra rất nhiều mộ ở trong đầy nước hay thậm chí bị cá chuối, cá trê chui vào ăn xác người đã mất.
Người xưa có câu “Trong mộ có nước thì con gái, con trai sinh ra dễ….”. Đoạn này nhạy cảm nên tôi không thể nói rõ, tuy nhiên nếu ai có đọc nhiều bài báo về thực trạng phụ nữ miền Tây phải đi tìm chồng phương xa, hay sa ngã vào nhiều ngành nghề không chính đáng thì sẽ hiểu. Dĩ nhiên còn phải xét về nhiều nguyên nhân khác, trong đó có cả địa lý phong thủy của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhất là vùng Cần Thơ Hậu Giang; nhưng bài này chỉ xét 1 góc rất nhỏ về Âm Trạch.
Không có ý xúc phạm gì các bạn miền Tây vì thực sự tôi cũng sinh ra và lớn lên tại miền Nam nhưng chúng ta cần học hỏi, thay đổi những tập quán sai lầm khiến cho đất nước đang bị kém phát triển. Những gì sai thì cần sửa để tương lai tốt hơn chứ không nên tự ái vặt.
Vì vậy tuy miền Tây là 1 khu vực trời phú cho ruộng đồng bát ngát, màu mỡ phì nhiêu, xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước nhưng chung quy trong nhiều năm trời vẫn nghèo, trình độ học vấn dù cố gắng nâng cao vẫn không cao bằng nhiều tỉnh thành khó khăn về kinh tế ở miền Trung hay miền Bắc. Dĩ nhiên bạn có thể nói là tài nguyên nhiều, dễ kiếm ăn khiến con người ta sinh ra dễ dãi, không chịu đầu tư học hành nhiều; nhưng đó là góc nhìn về kinh tế học hành vi (behaviour economics); bài này chỉ xét về ảnh hưởng của Phong Thủy Mồ Mả Âm Trạch đối với con người.
Lưu ý 1 điều nữa thì tuy ở miền Trung và miền Bắc họ cũng đặt nhiều nghĩa trang, mộ gia tộc ở vùng đồng bằng tuy nhiên là họ đặt ở vùng gò cao của khu ruộng đó chứ không phải đặt ở thấp dưới mặt ruộng như ở vùng Tây Nam Bộ.
Một vài dòng chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *