Untitled Post

NGUYỄN BỈNH KHIÊM: SẤM TRẠNG TRÌNH VÀ LỜI TIÊN TRI

 Tượng thờ Trạng trình[Nhà Phong thuỷ] Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóaViệt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều(Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535)[3] và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công[4] mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn Chơn nhơn. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.

Hơn 500 năm trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được quan Bảng Nhãn Thượng thư Lương Đắc Bằng truyền cho cuốn Thái Ất thần kinh.

Nắm được bí truyền của Thái Ất, ông đã “nhìn” trước được sự kiện Cách mạng tháng Tám năm 1945 hay thời điểm xảy ra chiến tranh thế giới lần II, thậm chí, ông còn biết được tên tuổi của mình sẽ trở lại sau đúng 500 năm…

Giai thoại và sự “trở lại” sau 500 năm

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi, đời vua Lê Thánh Tông (tức năm Hồng Đức thứ 22 – năm 1491) tại làng Trung Anh, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương – nay là làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, cha ông là Thái Bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định, mẹ là bà Nhữ Thị Thục tinh thông lý số là con gái của quan Thượng thư Nhữ Văn Lân. Ông mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi.

Tượng tưởng niệm Trạng trình 1Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri số 1” của Việt Nam. Người Trung Hoa thì coi ông là “An Nam lý số hữu Trình tuyền”. Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất thông minh, học đâu nhớ đó, lớn lên được theo học quan Bảng Nhãn Thượng thư Lương Đắc Bằng.

Tương truyền rằng trong một lần đi sứ, quan Thượng thư mang về bộ sách Thái Ất thần kinh, nhưng đọc cũng không hiểu hết. Thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt thông minh hơn người, quan Thượng thư bèn trao lại cuốn sách quý ấy cho học trò. Truyền thuyết nói rằng nhờ hiểu được cuốn sách ấy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết ra được những lời tiên tri cho hàng trăm năm sau. Những lời tiên tri cho hậu thế ấy chính là trong tập Sấm Ký Nguyễn Bỉnh Khiêm mà dân gian quen gọi là Sấm Trạng Trình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tiên tri thứ hai, xuất hiện đúng 500 năm sau nhà tiên tri đầu tiên là Thiền sư Vạn Hạnh (938-1025) với những câu sấm về việc xuất hiện nhà Lý. Vô số giai thoại được dân gian truyền nhau về những lời tiên đoán của Trạng Trình trước khi sự việc xảy ra. Có giai thoại kể rằng: Tổng đốc Hải Dương có lần về thăm quê Trạng Trình. Trong lúc đi dọc sông Tuyết Giang, thấy có ngôi mộ lớn đang có nguy cơ sụp lở, quan xem xét cẩn thận mới biết là mộ của thân phụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Vị quan Tổng đốc hết sức ngạc nhiên bởi Trạng Trình là thầy lý số hàng số 1 mà sao lại đặt mộ bố ở chỗ thế này, ông bèn bàn bạc với con cháu Trạng Trình và quyết định di dời lại ngôi mộ vào chỗ khác, ngầm ý muốn sửa lại lỗi xưa của Trạng Trình. Nào ngờ khi đào đến gần hộp quách, phát hiện thấy có tảng đá lớn, lật lên xem thì thấy tấm bia khắc hai dòng chữ: “Bát thập niên tiền khi chung vũ tả/Bát thập niên hậu khí nhập ư trung”, nghĩa là: Tám mươi năm trước khí tốt bên trái/Tám mươi năm sau khí tốt rời vào trong!

Trong Sấm Ký, Trạng ghi rõ về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay. Và cả cái thời khắc “trở lại” của ông cũng được ghi rõ trong những lời sấm truyền, Trạng viết rằng tên tuổi của ông chỉ “sống lại” với hậu thế sau đúng 500 năm. Hậu vận này được chính ông viết trong lời sấm: “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi/Sông Hàn nối lại thì tôi lại về”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *