NGUYÊN LÝ ĐÔNG – TÂY TRẠCH..

NGUYÊN LÝ ĐÔNG – TÂY TRẠCH….?

Mạng lưới toàn cầu hay chấn song của Bác Sỹ Hartmann (14)
Kích thước của các hình chữ nhật này thay đổi nhưng một ô không bị xáo trộn đo được 2,5 m dài x 2 m ngang. Các đường này có chiều dày 21 cmtạo thành những bức tường vô hình cao theo chiều thẳng đứng với bề mặt của địa cầu bằng cách vượt qua tất cả các chướng ngại vật chất, thế đất, công thự vì đây là một dạng năng lượng, không phải vật chất.
Sự cấu tạo của thế đất, sự hiện diện của dòng nước, các phay địa chất, các dây cáp, các khối từ trường quan trọng, các bức xạ hay mọi dị thường có thể tạo một “déshomogénéi-sation” sự biến chất của khu vực. Do vậy, các đường bị lệch và các ô chữ nhật có thể thay đổi theo chiều dài từ 2 đến 3,5 m và chiều rộng thay đổi từ 1,8 m đến 2,5 m. Do đó, theo nguyên tắc, tại một vùng trung tính, mạng lưới toàn cầu là một mạng lưới chặt chẽ giữa các mắt, trừ trường hợp nếu có những sóng nguy hại khác hiện ra theo chiều thẳng đứng. Nhưng các đường địa từ trường của mạng Hartmann giao nhau, xác định các nút địa sinh bệnh, tính chung, cứ 4 điểm cho mỗi hình chữ nhật. Theo chiều thẳng đứng của các nút địa sinh bệnh này xuất hiện một sóng độc hại vừa gây rối loạn vừa mang tính chất lâu dài. Người Trung Hoa cổ gọi chúng là ”các lối đi của ma quỷ”.
Mạng lưới chéo hay mạng lưới của Bác Sỹ Curry
Nằm nghiêng so với mạng lưới Hartmann, các hướng theo chiều tổng quát Tây Bắc/Đông Nam và Đông Bắc/Tây Nam từ trường. Khoảng cách của các tia Curry biến đổi rất lạ lùng: đôi khi chỉ 4m hay ít hơn; nhưng đôi khi lên đến 16m, hoặc hơn nữa. Do đó các hình chữ nhật được hình thành có thể gần giống hình vuông hoặc ngược lại kéo dài đáng kể. Biểu thị mạng lưới Curry bằng một sơ đồ rất khó, vì ngoài các hướng hay thay đổi người ta gán cho nó một chức danh khá mơ hồ: mạng lưới chéo.
Mạng lưới Hartmann có một tần số rung động cao hơn mạng lưới Curry. Ngược lại mạng Curry có tầm quan trọng hơn vì ở các giao điểm của mạng lưới Curry tác nhân gây bệnh mạnh hơn và phạm vi hoạt động dễ giới hạn hơnđối với tác động tinh thần. Điều này thật rõ ràng đối với các nhà Cảm xạ học là người trực tiếp nhận các tác động trong việc khảo cứu cảm xúc. Nhưng tác động của các rung động Curry rất biến đổi và có thể thay đổi bởi các nhân tố bên ngoài. Theo bác sĩ Curry, nếu ở trên một vùng nước ngầm hay trên một phay địa chất, các tác động gây bệnh của mạng lưới Curry sẽ tai hại hơn là của mạng lưới Hartmann trong những điều kiện tương tự. Nếu tại các nơi gặp nhau của các lưới có cùng tính đối cực cộng thêm một hiện tượng khác cũng có cùng tính này thì sự gặp nhau có thể tạo thành một khu vực bệnh thoái hoá như khớp, ung thư, rối loạn thần kinh tuỳ theo thế đất nơi người bệnh sinh sống.
– Trường hợp 1: một người “dương” lưu lại lâu, ban đêm chẳng hạn, trên một giao điểm “dương”, các rối loạn như viêm khớp, trầm uất, muốn tự tử sẽ xảy ra.
– Trường hợp 2: một người “âm” ngụ trên một giao điểm “âm” sẽ xảy ra: mất ngủ, mệt mỏi, gia tăng tiến trìnhthoái hoá và ung thư.
Nếu ta thêm vào đó một thời gian “âm”, một căn bệnh “âm”, thức ăn nhiều “âm”, sự tích tụ này sẽ mau chóng dẫn đến tai họa. Trong môi trường xây dựng, ngoài các mạng lưới ban đầu Hartmann và Curry còn xuất hiện thêm một mạng lưới nữa là mạng lưới tường do sự phản chiếu của các mạng lưới này trên tường và trên các vách. Mạng lưới này có cường độ yếu vì chỉ là sản phẩm dẫn suất chớ không phải là một nguồn trực tiếp. Trong lúc đó các bức xạ Hartmann và Curry với cường độ được củng cố bởi các sàn bê tông. Nó không chỉ thẳng đứng mà cả nằm ngang, tạo thành các khối lập phương và hình hộp chữ nhật xếp chồng lên nhau.
Có những mạng lưới khác có liên hệ đến yếu tố tôn giáo. Các kiến trúc sư thời xưa không lạ gì về điều này và biết cách làm cho chúng hội nhập trong đội hợp xướng tại các thánh đường, nhà thờ…
Một nơi có mạng lưới địa từ trường chạy qua dù trong nhà hay ngoài trời đều xảy ra các hiện tượng nghiêm trọng và khác thường. Ở những nơi đó ta sẽ gặp những người, thú vật và cây cỏ mắc phải các cơn đau lạ lùng, những bệnh quái lạ, kinh niên hay mãn tính.
Viện Sinh Học Lausanne, nơi đặc biệt quan tâm đến các đề tài về Cảm xạ học đã đúc kết được một bộ hồ sơ đáng được mọi người suy ngẫm: Đó là 24.000 con chuột đựng trong các lồng sắt đặt trên đường cái trên một vùng trung tính rồi trên một giao điểm các sóng. Mỗi lần thả ra, đoàn chuột trốn chạy ngay không chần chừ khỏi khu vực xáo trộn để chạy về phía vùng trung tính. Một số chuột cùng loại, cùng độ tuổi, cùng trọng lượng được đặt trên 1 giao điểm. Tất cả đều mất đi 20% trọng lượng chỉ trong vòng vài tuần. Một số khác đặt vào vùng sinh bệnh thì có hiện tượng gia tăng 30% potassium so với chuột để trong vùng trung tính.
Nếu loài gặm nhấm trốn chạy đột ngột khỏi các cánh đồng bị rối loạn thìmột số loài vật khác lại tìm đến. Đó là trường hợp của kiến và mèo. Ta có thể phát hiện các dòng điện từ trường dưới lòng đất bằng cách quan sát tìm các nơi mèo thường lui tới hoặc có sự hiện diện đông đảo của đàn kiến.
Trên đường địa từ trường, o­ng cho mật tăng gấp 3 lần nhưng sẽ gục ngã nhanh chóng sau đó. Còn thỏ thì rụng lông và cử động chậm chạp. Bò bị sẩy thai và chết dần. Ngựa lồng lên khi đi qua vùng địa sinh bệnh giống như bị châm điện vậy.
Rau cải cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của dòng địa từ trường. Nhờ sự khôn ngoan, người nông dân biết rõ rằng dưa chuột, củ hành, bắp không phát triển nổi trên một số vùng rối loạn.
Thú vật, cây cỏ, con người…đều bị biến đổi bởi các động lực trong lòng đất. Nhà Cảm xạ học biết rõ rằngkhó mà ngủ yên giấc trong một chiếc giường đặt trên một vùng địa từ trường xấu. Nếu ngủ đầu hướng về phía Nam, giấc ngủ đầy ác mộng. Lúc trời mưa và ẩm ướt, các kẽ nứt ở vỏ trái đất hoạt động hết công suất và ảnh hưởng rung động xấu gia tăng cường độ. Con người hay bị thấp khớp và hen suyễn. Thử máu phát hiện một số thay đổi về độ lắng trùng hợp với các xáo trộn sinh học, với sự hiện diện của một dòng nước hay một bức xạ địa từ trường…
Phản ứng của da nơi một đối tượng được đo bằng điện trở kế. Các thay đổi của sự chịu đựng này liên hệ đến nơi ở: điểm địa sinh bệnh hay vùng trung hoà và trực tiếp liên hệ đến hệ thần kinh thực vật. Người ta cũng nhận ra rằng sự thay đổi về cảm xúc và quân bình của hệ đối giao cảm cũng tuỳ thuộc vào môi trường bao quanh. Điều này không những được các bác sĩ Hartmann, Curry, Lotz mà cả một số nhà khoa học khác cũng đều xác nhận.
Ở Thuỵ Sĩ, nhà Cảm xạ Rambaudde Marbourg đã phát hiện trong 3 ngôi làng, nhiều người bị tử vong giống như bị ngộ độc bởi một lượng potassium quá cao. Tất cả đều sống trên một vùng địa sinh bệnh.
Từ các thử nghiệm này có thể giúp ta nhận ra mối liên hệ rất rõ ràng giữa sự hiện diện của những khu vực nguy hại với một bệnh trạng.
Trong một thí nghiệm thực tập của Giáo sư Bachler, người ta cho một học sinh ngồi trên một điểm địa sinh bệnh trong giờ học thì sự tập trung tinh thần diễn ra rất khó khăn, căng thẳng, sự phát triển bị khựng lại. Thay đổi chỗ ngồi, điểm số sinh hoạt của em gia tăng rõ rệt.
Ở Đức trong nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta nhận ra rằng:
-Trong trại chăn nuôi nếu các chuồng đặt ở vùng đất có sóng độc hại, nhu cầu về thực phẩm tăng 66% mà bò lại cho sữa ít hơn, thường mắc bệnh và sẩy thai nhiều hơn.
-Nếu tổ ong nằm trên một vùng có hại, vào mùa thu, các đàn ong kiệt sức, cả đàn trốn chạy và đi lang thang, dường như mất phương hướng.
-Ở thôn quê nơi nào thường bị sét đánh, chắc chắn sẽ bắt gặp giao điểm của hai dòng nước ngầm.
-Cây cối nằm trên giao điểm của hai dòng địa cực sẽ còi cọc và thường bị sét đánh.
Tóm lại
Tất cả động-thực vật đều thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi trường bao quanh, nhất là năng lượng bức xạ của trái đất và vũ trụ chưa kể đến các trường điện từ. Chúng đã thích nghi với sự phân cực, nhịp điệu, sự biến động từ khi xuất hiện trên địa cầu và đã tồn tại đến ngày nay, dù sự thích nghi này diễn ra rất chậm. Nhưng vào đầu thế kỷ 21 này, con người nghĩ rằng mình có thể làm mọi điều mình thích. Họ đã biến nơi ở mà không đếm xỉa đến các qui luật tự nhiên và hậu quả là họ đã tạo ra các bệnh của thời đại văn minh: ung thư, suyễn, dị ứng, mất ngủ, stress. Sức khoẻ, sự an nguy của chúng ta tuỳ thuộc vào chỗ ở nơi ta sinh sống, ngủ và lao động. Nhiều triệu chứng do sóng có hại của nơi ở và đặc biệt về các bệnh tim mạch, ung thư, đặc biệt ở phương Tây, các loại bệnh này dẫn 3/5 người bệnh đến cái chết và tiến độ này đi theo một đường cong luỹ tiến.
Đây chính là một yếu tố quan trọng trong việc phân Đông – Tây trạch trong Phong Thủy. Khoa học hiện đại bằng thực nghiệm đã phát hiện ra những hiện tượng này. Nhưng một lần nữa cho thấy rằng: Tri thức khoa học hiện đại mới chỉ phát hiện ra hiện tượng. Còn trong học thuật cổ Đông phương thì đã tổng kết thành một lý thuyết với những khái niệm của nó (Đã thất truyền) và ứng dụng phương pháp luận của lý thuyết ấy một cách chi tiết trong đời sống của từng con người. Những yếu tố tương tác từ vũ trụ khác nữa sẽ chứng minh : “Hậu thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn Khôn” là hoàn toàn chính xác.
Đây chính là cơ sở khoa học của Phong thủy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *