MƯỜI HAI ĐỊA CHI THUỘC NGŨ HÀNH

BÁT MÔN THẦN KHÓA
KIM OANH KÝ
Soạn giả: Thái Kim Oanh

LỜI NÓI ĐẦU

Nhiều người nghe đến hai tiếng Bát Môn đều ham và muốn học, cũng như nghe nhắc đến tài của Khổng Minh, ai nào chẳng khen phục Khổng Minh là người sáng tác ra quẻ Bát Môn này.

Cũng lắm ông khó tánh như soạn giả không tin gì lắm, nhưng khi học qua được mới rõ quẻ tuy đơn giản mà ứng nghiệm.

Từ trước lắm ông chỉ chuyên nội quẻ Bát Môn cũng nổi tiếng đó đây, song nói là môn ruột thì đừng hòng các ông ấy chỉ lại cho ai. Có người gặp đặng quyển ấy lưu truyền, nhưng vấp phải Hán tự khó như Pháp văn, chẳng phải chữ đâu nghĩa đó theo lối Việt văn, nên cần phải hiểu rõ lý của nó.

Hơn nữa Hán văn còn bí mật hơn. Cả một bài dài thược mỗi câu gói ghém đầy bí mật lại chẳng phân câu, cho nên một bài mà mỗi lần đọc qua thấy nghĩa mỗi lần khác nhau.

Nên soạn giả giúp đủ tài liệu cho các bạn hiếu kỳ có được môn này trong tay mà kinh nghiệm cho thỏa.

Soạn giả cựu giáo viên Thái Kim Oanh



Thưa quý bạn,

Theo sự kinh nghiệm nhận thấy:

1.- Ông chủ nhà nọ cung gì, nhà day cửa hướng đó kiết, hung?

2.- Lò bếp nhà ấy đặt chỗ kiết hay hung?

3.- Đường ra vào nhà ấy kiết, hung?
Kiết là nhà ấy được may mắn gì?

– Phu thê hòa hảo? Tài lợi hanh thông, công danh phát đạt, nhiều của, con đông v.v…?
Hoặc phạm hung là nhà ấy lâm những tai vạ gì?

– Gia đạo bất hòa? Sản nghiệp suy vi, của làm không đậu, bệnh tật liên miên, con sanh khó dưỡng, thị phi trộm cắp, gãy gánh cang thường, nước sôi, lửa bỏng…?
Quan trọng nhất là cái bếp, nhà cửa dù phạm phương nguy hiểm, nhờ đặt lò bếp đúng chỗ để yểm trấn chư hung tất nhiên chuyển họa thành phước, ứng nghiêm như thần.

Bát quái suy lai huyền diệu lý,
Lục hào sưu tận quỷ thần cơ.

Bởi vậy các đấng tài cao từ xưa đã công nhận hai câu này.

Soạn giả: Thái Kim Oanh


BÁT MÔN THẦN KHÓA
Giờ Âm Lịch

Nhiều môn độn toán cần ghép giờ Âm lịch lúc người ta muốn xem mà định quẻ, lấy sai giờ thì quẻ đoán sai cả, đến việc chọn ngày giờ dùng cũng cần nhất là giờ Âm Lịch. Mỗi một ngày đêm là 12 giờ Âm lịch (hiệp đồng hồ). Bắt đầu từ giữa đêm là giờ Tý đến Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi giờ là hai tiếng đồng hồ. Giờ tháng trước sớm hoặc trễ hơn tháng sau những mười phút, đầu giờ Tý tháng Mười Một là 0 giờ 10 phút, đầu giờ Tý tháng Năm là 1 giờ 10 phút, sớm hoặc trễ cả một tiếng đồng hồ.

Xem kỹ: Đây là tính theo giờ Việt Nam


– Tháng Mười Một: đầu giờ Tý: 0 giờ 10 (đầu giờ Ngọ: 12 giờ 10).
– Tháng Mười và Chạp: đầu giờ Tý: 0 giờ 20 (đầu giờ Ngọ: 12 giờ 20).
– Tháng Giêng và Chín: đầu giờ Tý: 0 giờ 30 (đầu giờ Ngọ: 12 giờ 30).
– Tháng Hai và Tám: đầu giờ Tý: 0 giờ 40 (đầu giờ Ngọ: 12 giờ 40).
– Tháng Ba và Bảy: đầu giờ Tý: 0 giờ 50 (đầu giờ Ngọ: 12 giờ 50).
– Tháng Tư và Sáu: đầu giờ Tý: 1 giờ 00 (đầu giờ Ngọ: 13 giờ đúng).
– Tháng Năm: đầu giờ Tý: 1 giờ 10 (đầu giờ Ngọ: 13 giờ 10).

Bạn tinh ý một chút thì nhớ đặng khỏi cần dùng đến sách.

Từ tháng Mười Một thuận đến tháng Năm, mỗi tháng lên 10 phút và từ tháng năm đến tháng Mười Một, mỗi tháng sụt xuống 10 phút.

Bạn khởi trên tay tháng Mười Một tại Tý 0 giờ 10, tháng Chạp tại Sửu 0 giờ 20 đến tháng Năm tại Ngọ cũng 1 giờ 10. Từ tháng Năm đến tháng Mười Một sau, mỗi tháng cứ sụt xuống 10 phút là đúng.



ĐÂY LÀ BẢN GHI GIỜ ÂM LỊCH VỚI GIỜ VIỆT NAM

THÁNG MƯỜI MỘT:
– Tý: 00 giờ 10.
– Sửu: 02 giờ 10.
– Dần: 04 giờ 10.
– Mẹo: 06 giờ 10
– Thìn: 08 giờ 10.
– Tỵ: 10 giờ 10.
– Ngọ: 12 giờ 10.
– Mùi: 14 giờ 10.
– Thân: 16 giờ 1
– Dậu: 18 giờ 10.
– Tuất: 20 giờ 10.
– Hợi: 22 giờ 10.


THÁNG CHẠP:
– Tý: 00 giờ 20.
– Sửu: 02 giờ 20.
– Dần: 04 giờ 20.
– Mẹo: 06 giờ 20.
– Thìn: 08 giờ 20.
– Tỵ: 10 giờ 20.
– Ngọ: 12 giờ 20.
– Mùi: 14 giờ 20.
– Thân: 16 giờ 20.
– Dậu: 18 giờ 20.
– Tuất: 20 giờ 20.
– Hợi: 22 giờ 20.


THÁNG GIÊNG:
– Tý: 00 giờ 30.
– Sửu: 02 giờ 30.
– Dần: 04 giờ 30.
– Mẹo: 06 giờ 30.
– Thìn: 08 giờ 30.
– Tỵ: 10 giờ 30.
– Ngọ: 12 giờ 30.
– Mùi: 14 giờ 30.
– Thân: 16 giờ 30.
– Dậu: 18 giờ 30.
– Tuất: 20 giờ 30.
– Hợi: 22 giờ 30.


THÁNG HAI:
– Tý: 00 giờ 40.
– Sửu: 02 giờ 40.
– Dần: 04 giờ 40.
– Mẹo: 06 giờ 40.
– Thìn: 08 giờ 4o.
– Tỵ: 10 giờ 40.
– Ngọ: 12 giờ 40.
– Mùi: 14 giờ 40.
– Thân: 16 giờ 40.
– Dậu: 18 giờ 40.
– Tuất: 20 giờ 40.
– Hợi: 22 giờ 40.


THÁNG BA:
– Tý: 00 giờ 50.
– Sửu: 02 giờ 50.
– Dần: 04 giờ 50.
– Mẹo: 06 giờ 50.
– Thìn: 08 giờ 50.
– Tỵ: 10 giờ 50.
– Ngọ: 12 giờ 50.
– Mùi: 14 giờ 50.
– Thân: 16 giờ 50.
– Dậu: 18 giờ 50.
– Tuất: 20 giờ 50.
– Hợi: 22 giờ 50.


THÁNG TƯ:
– Tý: 01 giờ 00.
– Sửu: 03 giờ 00.
– Dần: 05 giờ 00.
– Mẹo: 07 giờ 00.
– Thìn: 09 giờ 00.
– Tỵ: 11 giờ 00.
– Ngọ: 13 giờ 00.
– Mùi: 15 giờ 00.
– Thân: 17 giờ 00.
– Dậu: 19 giờ 00.
– Tuất: 21 giờ 00.
– Hợi: 23 giờ 00.


THÁNG NĂM:
– Tý: 01 giờ 10.
– Sửu: 03 giờ 10.
– Dần: 05 giờ 10.
– Mẹo: 07 giờ 20.
– Thìn: 09 giờ 10.
– Tỵ: 11 giờ 10.
– Ngọ: 13 giờ 10.
– Mùi: 15 giờ 10.
– Thân: 17 giờ 10.
– Dậu: 19 giờ 10.
– Tuất: 21 giờ 10.
– Hợi: 23 giờ 10.


THÁNG SÁU:
– Tý: 01 giờ 00.
– Sửu: 03 giờ 00.
– Dần: 05 giờ 00.
– Mẹo: 07 giờ 00.
– Thìn: 09 giờ 00.
– Tỵ: 11 giờ 00.
– Ngọ: 13 giờ 00.
– Mùi: 15 giờ 00.
– Thân: 17 giờ 00.
– Dậu: 19 giờ 00.
– Tuất: 21 giờ 00.
– Hợi: 23 giờ 00.


THÁNG BẢY:
– Tý: 00 giờ 50.
– Sửu: 02 giờ 50.
– Dần: 04 giờ 50.
– Mẹo: 06 giờ 50.
– Thìn: 08 giờ 50.
– Tỵ: 10 giờ 50.
– Ngọ: 12 giờ 50.
– Mùi: 14 giờ 50.
– Thân: 16 giờ 50.
– Dậu: 18 giờ 50.
– Tuất: 20 giờ 50.
– Hợi: 22 giờ 50.


THÁNG TÁM:
– Tý: 00 giờ 40.
– Sửu: 02 giờ 40.
– Dần: 04 giờ 40.
– Mẹo: 06 giờ 40.
– Thìn: 08 giờ 40.
– Tỵ: 10 giờ 40.
– Ngọ: 12 giờ 40.
– Mùi: 14 giờ 40.
– Thân: 16 giờ 40.
– Dậu: 18 giờ 40.
– Tuất: 20 giờ 40.
– Hợi: 22 giờ 40.


THÁNG CHÍN:
– Tý: 00 giờ 30.
– Sửu: 02 giờ 30.
– Dần: 04 giờ 30.
– Mẹo: 06 giờ 30.
– Thìn: 08 giờ 30.
– Tỵ: 10 giờ 30.
– Ngọ: 12 giờ 30.
– Mùi: 14 giờ 30.
– Thân: 16 giờ 30.
– Dậu: 18 giờ 30.
– Tuất: 20 giờ 30.
– Hợi: 22 giờ 30.


THÁNG MƯỜI:

– Tý: 00 giờ 20.
– Sửu: 02 giờ 20.
– Dần: 04 giờ 20.
– Mẹo: 06 giờ 20.
– Thìn: 08 giờ 20.
– Tỵ: 10 giờ 20.
– Ngọ: 12 giờ 20.
– Mùi: 14 giờ 20.
– Thân: 16 giờ 20.
– Dậu: 18 giờ 20.
– Tuất: 20 giờ 20.
– Hợi: 22 giờ 20.

NGŨ HÀNH


Ngũ Hành Tương Sanh:

Năm hành sanh nhau: Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim.

Vì lẽ này: Loại Kim rĩ ra nước gọi là Kim sanh Thủy. Có nước êm mát mọc lên cây cỏ gọi là Thủy sanh Mộc. Cây kéo ra lửa gọi là Mộc sanh Hỏa. Lửa đốt các vật hườn đất gọi là Hỏa sanh Thổ. Lòng đất chứa các laọi Kim gọi là Thổ sanh Kim. Nhớ kỹ, chớ nói khác là sai.

Ngũ Hành Tương Khắc:

Năm hành khắc kỵ nhau: Kim khắc Mộc, bởi búa rìu đốn chết cây. Mộc khắc Thổ, bởi cây cỏ mọc xấu đất. Thổ khắc Thủy bởi đất ngăn được nước. Thủy khắc Hỏa, bởi nước dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim, bởi lửa nấu cháy các loại Kim. Và cũng chớ nói ngược Hỏa khắc Thủy là sai v.v…

NGŨ HÀNH VƯỢNG TƯỚNG


Đương sanh giả vượng. Ngã sanh giả tướng. Sanh ngã giả hưu, Ngã khắc giả tử. Khắc ngã giả tù.

Tỷ như mùa Xuân thuộc Mộc xem gặp quẻ Mộc gọi là đương sanh giả vượng là tốt. Mùa Hạ thuộc Hỏa, xem gặp quẻ Mộc, tức là Mộc sanh Hỏa gọi là ngã sanh giả tướng, tốt. Mùa Thu thuộc Kim gặp quẻ Mộc, tức là Kim khắc Mộc gọi là khắc ngã giả tù, xấu. Mùa Đông thuộc Thủy gặp quẻ Mộc, tức Thủy sanh Mộc gọi là sanh ngã giả hưu, phải trễ nải.

Tứ quí là tháng Ba, Sáu, Chín và Chạp thuộc Thổ gặp quẻ Mộc, tức Mộc khắc Thổ gọi là ngã khắc giả tử, xấu. Các quẻ hành khác do theo đó mà luận.


BỐM MÙA VƯỢNG TƯỚNG
(Thêm rộng nghĩa)


Mùa Xuân: tháng Giêng, Hai thuộc Mộc: thì hành Mộc vượng, Hỏa tướng, Thủy hưu, Kim tù, Thổ tử.

Mùa Hạ: tháng Tư, Năm thuộc Hỏa: thì hành Hỏa vượng, Thổ tướng, Mộc hưu. Thủy tù, Kim tử.

Mùa Thu: tháng Bảy, Tám thuộc Kim: thì hành Kim vượng, Thủy tướng, Thổ hưu, Hỏa tù, Mộc tử.

Mùa Đông: tháng Mười, Mười Một thuộc Thủy: thì hành Thủy vượng, Mộc tướng, Kim hưu, Thổ tù, Hỏa tử.

Tứ quí: tháng Ba, Sáu, Chín, Chạp thuộc Thổ: thì hành Thổ vượng, Kim tướng, Hỏa hưu, Mộc tù, Thủy tử.

Được vượng tướng tốt, hưu tầm thường, tử tù xấu.


MƯỜI THIÊN CAN THUỘC NGŨ HÀNH
– Giáp Ất thuộc Mộc.
– Bính Đinh thuộc Hỏa.
– Mồ Kỷ thuộc Thổ.
– Canh Tân thuộc Kim.
– Nhâm Quý thuôc Thủy.


Đọc xuôi: Giáp Ất Bính Đinh Mồ Kỳ Canh Tân Nhâm Quý.

MƯỜI HAI ĐỊA CHI THUỘC NGŨ HÀNH


– Hợi Tý thuộc Thủy.
– Dần Mẹo thuộc Mộc.
– Tỵ Ngọ thuộc Hỏa.
– Thân Dậu thuộc Kim
– Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ.


Đọc xuôi: Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi.


TAM HẠP
– Hợi Mẹo Mùi. – Tỵ Dậu Sửu. – Thân Tý Thìn. – Dần Ngọ Tuất.


LỤC HẠP
Hạp: – Tý Sửu. – Dần Hợi. – Mẹo Tuất. – Thìn Dậu. – Tỵ Thân. – Ngọ Mùi. Là lục hạp.


TỨ HÀNH XUNG
Xung: – Tý Ngọ Mẹo Dậu. – Thìn Tuất Sửu Mùi. – Dần Thân Tỵ Hợi.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *