cách lấp giếng

cách lấp giếng                      CÁCH LẤP GIẾNG NƯỚC

· Việc lấp giếng nói khó không phải khó, nói dễ cũng không phải dễ .
· Vì nếu ta làm không khéo sẽ đứt đoạn Thuỷ Long – Long Mạch của nơi đó
.Lấp giếng là phương pháp cơ bản, mà các nhà phong thủy cần phải biết.
·  Về nguyên lý cơ bản thì Giếng là phần cực âm của căn nhà, khi lấp hoặc đào giếng có thể làm cho căn nhà mất cân bằng âm dương, dẫn đến rối loạn trường khí trong nhà, làm cho xấu đi hoặc tốt lên. Đó là nguyên nhân của những thay đổi sau khi lấp hoặc đào giếng !
·  Ngoài ra địa khí từ giếng bốc lên rất mạnh, do đó ai làm nền nhà ở trên miệng giếng đương nhiên trường  sinh khí cũng sẽ không tốt !
             Do hậu quả là mất cân bằng trường khí, nên người ta ít khi lấp giếng ( Nếu là giếng tốt )! Hậu quả thường thấy là nhân sự biến động, hoặc ảnh hưởng kinh tế trong gia đình một thời gian nhất định. Tuy nhiên, vì lý do kiến trúc hoặc kết cấu mà cần phải lấp giếng, thì chúng ta phải nghiên cứu cách lấp giếng – làm cho giếng cạn một cách từ từ, cho đến khi lấp hẳn . Như vậy thì trường Sinh khí biến động từ từ, không bị “sốc” !
·  Kinh nghiệm quan sát cho thấy rằng, giếng nước là nơi tập trung rất nhiều Âm  khí, nên về cơ bản nó có sự tương tác Âm – Dương rất lớn đối với những người sống trong gia đình. Lấp giếng có thể làm mất đi một nguồn năng lượng lớn ( Âm khí  tốt), hoặc đào giếng sẽ gây thoái ( Dương khí ) nặng và ngược lại, nghĩa là sự tương tác với môi trường của gia chủ sẽ có sự đột biến lớn, vì vậy dễ gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh mệnh của người trong gia đình. Do vậy, nếu trong gia đình đang có người ốm yếu, hoặc đang phát tài phát quan, thì nên chú ý hạn chế việc đào hoặc lấp giếng. Vì có thể nó gây ảnh hưởng đến con người, hoặc ảnh hưởng việc làm ăn      ( Xem them bài Giếng nước ).
·  Còn nếu trong nhà mọi người đang khỏe mạnh bình thường, mà cái giếng ở vị trí xấu so với tương quan của ngôi nhà, hoặc ở quy mô nhỏ, thì có thể lấp ngay được mà không sợ nguy hiểm.
·( Nếu như giếng có quy mô lớn, thường dùng cho cả làng, cả xóm dùng thì nên xem xét cho kỷ trước khi lấp ).
Thường người ta không hiểu rõ điều này, nên mới sinh ra lắm chuyện kiêng kỵ nọ kia.
      Tuy nhiên cần chú ý phân biệt giếng tốt và giếng xấu, vì nếu cái giếng đó nước lúc nào cũng trong mát, khu vực quanh giếng có cây cỏ tốt tươi, khí quanh miệng giếng mát mẻ thì đó là nơi đất lành, khí thanh, âm dương tương hoà ( các cụ thường gọi là huyệt tốt), nhà nào có giếng như vậy thì đời nào cũng có người làm quan và sẽ là quan thanh liêm, hoặc không thanh liêm thì cũng không phải là quan tham. Nếu cấu trúc nhà tốt thì quan cao chức trọng, vừa phú vừa quý, nếu vận xấu cũng vẫn có chức sắc.Vì vậy nếu trong nhà có giếng như vậy thì khuyên gia chủ nên thay đổi cấu trúc nhà sao cho tương quan giữa nhà và giếng, thì giếng sẽ không phải là nguyên nhân thoái khí của ngôi nhà mà nằm trong vị trí tốt, hoặc nên hóa giải cái xấu của giếng bằng biện pháp trấn yểm, thì nhất định sẽ sinh ra hiền tài và con cháu sẽ gìn giữ được gia phong trong nhiều đời. Trừ phi tự nhiên thấy giếng đục và khô cạn,có mùi hôi thối, nước phèn, chua, mặn thì nên lấp sớm, không nên để lâu, để càng lâu càng  kém.
· Một nhà địa chất có uy tín bàn về việc lấp giếng, nhìn từ góc độ Khoa học: ” Việc chúng ta đào giếng và sử dụng hàng ngày khi dòng nước lưu thông ==> các thành phần hạt mịn sẽ dần mất đi (theo nước bơm, múc lên mặt đất) dần thành các mạch “tương tự khái niệm tụ khí”, giếng càng lâu, sử dụng càng nhiều tất khí tụ càng lớn”.
        Việc lấp là hoàn trả lại nguyên dạng ban đầu, nếu nóng vội thì chỉ bản thân cái giếng bị lấp còn lại các chỗ rỗng đã mất thì không thể bù đắp ==> gây ảnh hưởng cho ngôi nhà bên trên. bản chất phương pháp lấp rất chậm là nhờ dòng nước (mạch nước) vẫn lưu thông bên dưới, vận chuyển các hạt mịn và dần lấp đầy các khe rỗng. Quả thật khâm phục các kinh nghiệm dân gian của ông cha để lại.
        Ngày nay, khoa học tiến bộ chúng ta có thể có nhiều phương pháp cho phép lấp nhanh hơn, hiệu quả hơn, lấy ví dụ như phụt vữa…
        Lưu ý: phải xem cụ thể loại đất của giếng, ví dụ: vùng chiêm trũng toàn bùn, đất đồi nhiều sét, nền đá… để đưa ra cách thức cụ thể.
        Giếng là một… rất… sâu thăm thẳm, tĩnh vô cùng và…………………
 Nên nhớ: Người ta có thể di chuyển một ngôi nhà, một quả núi nhưng chưa thấy ai có thể di chuyển được một cái giếng.
·    NÓI VỀ LẤP GIẾNG:
·    Có 2 trường hợp:  Giếng có oan hồn và giếng bình thường.
1Giếng có oan hồn hay vong  …  trú ngụ thì khi lấp phải đặt  biệt chú  ý .  
 Dùng cách như sau : *Trước ngày lấp giếng, lấy ba cục đất sét vo tròn phơi nắng trong 21 ngày (cái này chắc dùng dương khí lấn âm khí của giếng ). Sau đó ,cắt tiết ba con gà ác thịt đen lấy huyết thoa lên ,còn lông ,xương gà đốt thành tro ,hòa với nước mưa mà vứt xuống nơi định lấp,đoạn mới vứt tiếp ba cục đất sét nói trên .Ném từng cục một, mổi lần ném khấn niệm tống xuất những điều bất hạnh, xui xẻo nếu có ở đây đã xảy ra (do oan hồn người té giếng hay chết đuối).
–  Khi lấp phải đổ sỏi hoặc đá xuống 1 lớp đến ngang mặt nước , rồi 1 lớp cát dầy , rồi đến 1 lớp đất sét , sau cùng mới đến đất thịt , có như vậy mới không nghẽn mạch Thuỷ Long – Long Mạch.
–  Cần phải lựa ngày Trực Trừ mà làm, và làm 1 lễ cúng tạ Thuỷ Long Thần đã cho khơi mạch Thuỷ Long giúp cho việc sinh hoạt của gia đình trong thời gian qua, và nay vì lý do nhu cầu cuộc sống gì đó phải lấp giếng, xin phép Thuỷ Long Thần hoan hỷ chứng minh cho phép được HOÀN LONG MẠCH ( San lấp lại ).
 –  Chẳng cần phải cầu kỳ đủ kiểu, lễ vật đơn giản chỉ cần mâm trái cây, hoa tươi , cặp đèn cầy đỏ, Trà, Rượu  và 1 con cá chép sống (Nếu có lễ vật đơn sơ càng tốt) . Sau khi cúng thì đem cá chép đó thả ra sông .
       – Lời Khấn: Hôm nay là ngày – tháng – năm ………………………
          Chúng con tên ………………………Tuổi ……………………
Kính lạy   – Bản Xứ thành hoàng Đại vương chi thần..
                 – Đương Cảnh Thổ địa chánh thần.
                 – Bản xứ Chúa Thủy Long – Long Mạch tôn thần.
– Kính thưa chư vị, trước đây vì yêu cầu trong sinh hoạt, Gia đình chúng con đã xin phép đào cái giếng này. Nay vì ………… ( Nêu lý do )
Chúng con thành tâm cầu xin chư vị chứng giám  cho Chúng con được HOÀN TRẢ LONG MẠCH lại cho tự nhiên.
     Xin Chư vị ghi nhận và kết nối Long Mạch, tạo sự kết nối Thủy Long, Dương Khí được kết phát như tự nhiên. An Trạch – Hưng Gia. Chúng con thành tâm Kính cáo.
–  Nếu đã lỡ lấp không đúng như vậy rồi thì phải làm 1 lễ cúng tạ lỗi, khấn xin Thuỷ Long Thần do trước đây tâm trí mờ mịt, không rõ lễ nghi, nên vô ý làm không đúng, nay thành tâm hối lỗi, cúi xin Thuỷ Long Thần nương nhẹ Long uy, Gia ân tác Phúc …
  * 2 – Trường hợp Giếng Bình thường, nay không dùng nữa, xin san lấp thì đơn giản hơn:
  Giếng đang dùng bình thường khi cần lấp, thì chọn ngày có TRỰC TRỪ,trục hết các bi lên (nếu không trục được thì cũng phải lấy được tấm rế lên, mổi bi còn  lại  đục vài lỗ thủng càng to càng tốt),dùng một cây luồng ( Lồ Ô  hoặc Tre rổng  ruột ) to bằng cổ tay,chẻ đôi (loại còn non tốt hơn) thông ruột rồi quấn dây thép lai như khi chưa chẻ đôi, cắm vào lòng giếng, ngọn khuất dưới mặt đất, thường cở khoảng 1m. Bỏ vào lòng cây luồng (nứa)100 cây kim khâu và chỉ ngũ sắc hoăc dây kim tuyến (5 màu); nếu có các vật dụng cũ bỏ đi bằng kim loại như đinh – ốc vít – sắt vụn v.v… thì  bỏ xuống càng tốt (đây là cách thu nhỏ giếng lai,ứng dung Ngũ hành “kim sanh thủy” hỗ trợ; khỏang 5-7 năm sau cây luồng tự hủy,Long mạch tự luân chuyển một cách tự nhiên, không bị bế tắc đột ngột).
         –  Khi lấp giếng cũng dùng lễ vật và lời khấn như bài trên……
–  Nếu làm nhà ở trên giếng cũ thì ở dưới mặt nền nhà, nên dùng ống nhựa nối thông với đầu trên cây luồng, âm dưới đất, rồi dẫn thông ra một chỗ nào đó cho thông với khí trời.
*Có 1 phương pháp đơn giản hơn là lấy chỉ ngũ sắc, cho vào lọ nhỏ, đóng kín nút, sau đó thả vào giếng cũ rồi lấp đất .
 – Có người khuyên Lấy ống nước bằng nhựa, đường kính khoảng 3cm, xiên thủng nhiều lỗ ngang dọc theo chiều dài ống (cách khoảng 3-5cm), cắm ống xuống giếng rồi lấp để chừa đầu ống lên, trên cùng cài nan để tránh gạch đá rơi xuống tắc ống (như ống nước thoát vậy). Mỗi ngày quét nhà rơi ít cát, dần dần sẽ tự lấp đầy ống, nhớ đừng để rơi gạch xuống làm tắc giữa chừng. Nếu không phải ở sàn nhà thì mỗi ngày đổ vào đó 1 thìa nhỏ cát đến khi đầy thì thôi. 
  Nhưng nên dùng ống tre, hoặc lợi dụng tính rỗng của một loại thực vật nào đó thay bằng ống nhựa. Mục đích là sau khi giếng bị lấp thì bản thân cái ống đó cũng sẽ tiêu đi mới tốt.
           Không nên lấp giếng theo kiểu vội vã, bằng cách đào đất lấp đại một lần cho xong. Rất nguy hiểm, vì như vậy Âm Khí bị bế tắt đột ngột, không tốt.
“ Nếu Ở tầm cỡ Địa cầu thì Âm khí bế quá lớn, sẻ sinh ra động đất.”  
      *** “Tỉnh – Táo” là một từ ghép người xưa thường dùng, ngày nay vẫn hay dùng. Trong tiếng Hán “Tỉnh” nghĩa là cái giếng, “Táo” chính là cái bếp. Ý người xưa muốn dạy rằng: Khi chọn được hướng nhà tốt rồi, thì cái giếng, cái bếp ảnh hưởng đến con người trong một ngôi nhà, ở góc độ nào đó là không thể chối cải được. Vì vậy người xưa khuyên ta làm gì cũng nên“Tỉnh Táo” như sự khẳng định về tầm quan trọng của GIẾNG và BẾP vậy.
                               Chúc Bạn luôn Tỉnh Táo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *