ĐẶT HƯỚNG BÀN THỜ THEO CUNG TỐ

Hướng thờ Thần tài và cách cúng.



Nhiều bà con của mình đặt an vị Thần Tài bên phải sai !
Phần đông những gia đình có làm ăn, mua bán, dịch vụ, hãng xưởng, nơi kinh doanh cửa hàng trong, trong nhà hay có  một trang thờ “Ông Thần Tài” và Ông Địa để cầu sự bình an thận lợi trong tài lộc.
Nhưng phần đông bà con mình không hiểu biết rõ cách an vị Thần Tài và Ông Địa cho đúng phương vị nên bị nhầm lẫn rất nhiều.( ảnh bên minh họa: đặt Thần Tài bên phải là sai)
An vị tượng ông Thần Tài sao cho đúng
Thay vì tượng ông Thần Tài nên an vị bên Tay Trái (mắt nhìn từ ngoài cửa cái theo hướng vô trong nhà. nghĩa là khi mặt của ta đối dện với cái trang, với bài vị thì phương vị của Thần Tài ở bên Trái mới đúng.
Chứ không phải bên Trái là theo hướng là từ trong nhà nhìn ra cửa. Hầu như trên 90% bà con mìng đã đặt sai vị trí của Thần Tài và Ông Địa.
Nay Diễn đàn đăng bài này để chia sẽ cùng bà con mình tham khảo.
Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công. Bản chất Trường Khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính Âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội (ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ).


Thần tài:    神 財


Thần: – vị Thần, – Tinh thần,  Thần: Thiêng liêng mầu nhiệm,


Tài:  – trí phi thường.             Tài: tiền bạc, của cải.


Thần tài là vị Thần cai quản về tiền bạc và của cải.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.  
(ảnh: vị trí Thần Tài ảnh bên thuộc tay Phải là sai, nhưng phần đông bà con mình bày như thế. Khi chúng tôi hỏi họ sao đặt như thế, thì phần đông bà con mình trả lời là không biết, thấy người khác đặt Thần Tài bên Phải nên họ làm theo !)
Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.


Sự tích của Thần tài:  có nhiều sự tích nhưng dân gian thường nhắc hai sự tích sau đây:


1. Thần tài là một cô gái tên là: Như Nguyện ( có nơi gọi là Như Ý).
Ngày xưa, có một lái buôn tên là Âu Minh, khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo, được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện. (ảnh: vị trí Thần Tài ảnh bên thuộc tay Trái là đúng)
Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà. Sự buôn bán từ ngày đó trở đi càng ngày càng phát đạt, chỉ trong vòng vài năm mà Âu Minh trở thành một nhà giàu có lớn.
Một hôm, vào Tết Nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm nó sợ hãi, chui vào đống rác trốn mất.


Kể từ đó, việc buôn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì sạt nghiệp, trở nên nghèo khổ. Người ta cho rằng, Như Nguyện là Thần tài.
Lúc Âu Minh nuôi Như Nguyện trong nhà thì Thần tài ủng hộ nên làm ăn phát đạt. Tới khi Như Nguyện bị đánh rồi bỏ đi thì Thần tài không còn chiếu cố Âu Minh nữa nên làm ăn sa sút, thất bại.


Do sự tích nầy, người ta có tục kiêng cử quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết, sợ Thần tài không có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại.


Cũng do sự tích nầy mà người ta lập bàn thờ Thần tài sát nền đất hay nền gạch, không đặt cao như các bàn thờ khác, và đặt ở góc nhà hay nơi hàng hiên.


Nhưng trong thực tế, người ta thường gọi là Ông Thần tài chớ không ai gọi là Bà Thần tài, nên ngoài sự tích Thần tài là cô gái Như Nguyện còn có thêm nhiều vị tài thần khác


2. Thần tài là ông Triệu Công Minh:


Ông Triệu Công Minh ở đây không phải là Triệu Công Minh trong truyện Phong Thần hay trong truyện Bắc Du Chơn Võ, mà là một người dân ở núi Võ Đang bên Tàu.


Truyện dân gian Trung quốc kể rằng: ở vùng núi Võ Đang có một ông già tên là Triệu Công Minh nhà rất nghèo. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn canh thừa để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông lão có nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng.
Gần đấy có một ông phú hộ, gọi là Tiền Viên Ngoại, tánh rất xa xỉ và bất nhân, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt các canh thừa cơm cặn ấy về nuôi chó và vịt.
Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó già thì khạc ra 10 thoi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho lão Triệu. Lão Triệu trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo vì tánh xa xỉ.
Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên cảm thấy rất xấu hổ. Họ Triệu thông cảm, giúp cho lão Viên một số tiền khá khá đủ làm vốn liếng làm ăn, nhưng Lão Viên quen tánh tiêu xài xa xỉ nên dần dần hết vốn, trở nên nghèo khổ.(ảnh bên: Mâm cơm cúng Thần Tài, Chuẩn bị mâm cúng thần Tài. Ảnh: Hoàng Hải Bình)
Lão Viên lại sanh ác tâm, thấy họ Triệu giàu lớn như vầy bèn tính giết Triệu Công Minh để chiếm đoạt tài sản. Lão Viên thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu cháy ra tro, nhưng họ Triệu không chết, con vịt biến thành chim Phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên, tất cả vàng bạc của Triệu đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành Thần Tài.
Dân chúng lập miểu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần tài miếu.


Chúng ta không thể xác định được người VN thờ Thần tài vào lúc nào, bởi vì như trên đã nói, việc thờ Thần tài là do người VN bắt chước các Hoa kiều, như thế những người VN thờ Thần tài chắc chắn là những người thường làm ăn buôn bán với các Hoa kiều. 
Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, Ông Địa, Ông Táo. 
Do đó, người Tàu làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là “bài vị Thần tài”, và chúng ta thấy bài vị nầy được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp.
Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề “TỤ BẢO ĐƯỜNG” nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quí báu, phía dưới có vẽ một cái TỤ BẢO BỒN là cái chậu huyền diệu chứa của báu.


Sau đây là một kiểu bài vị Thần tài và các Thần bản gia:
http://www.duk.vn/UserFiles/image/than%20tai%20bai%20vi%20.jpg


CHÚ THÍCH: (chữ Hán trên bài vị đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới)


聚 寶 堂 : TỤ BẢO ĐƯỜNG:  nhà chứa của quí báu.
招 財 : Chiêu tài: mời gọi tiền của.
進 寶 : Tiến bảo: dâng hiến bảo vật.
金 枝 初 潑 腳 : Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.
銀樹正開花 : Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa.


Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng.
Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là:
Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).


如 意 吉 祥 : Như ý cát tường: tốt lành như ý muốn.
一 帆 風 順 : Nhứt phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió.
四 季 平 安 : Tứ quí bình an: bốn mùa bình an.


Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng:


五 方 五 土 龍 神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN 
前 後 地 主 財 神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN


■ Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ Hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung ương.


● Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).


● Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:


Thổ Công, làm chủ nền nhà.


Thổ Thần, làm chủ khu đất.


Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà.


Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng.


Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.


■ Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm hai vị: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.


● Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần nầy là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ đến cái nguồn.


● Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay.


(Theo Huỳnh Ngọc Trảng – Nguyễn Đại Phúc: Thần Tài – Tín ngưỡng và Tranh tượng)
Những cơ sở kinh doanh các ngành nghề đều có thờ Thần Tài. Họ lập bàn thờ Thần tài lớn và trang nghiêm rực rỡ, chưng cúng bông và trái cây thường xuyên, cúng nước mỗi sáng mỗi chiều đều đốt nhang khấn vái để Thần Tài luôn luôn phù hộ cho họ làm ăn phát tài. Trên bàn thờ, ngoài bài vị
Thần Tài còn có đặt phía ngoài hai tượng: tượng Ông Địa và tượng Ông Thần Tài. 
Về Ngũ Hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày.
Trừ bàn thờ Ông Địa Thần Tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.
Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước.
Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ”, có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phước, trừ ma diệt quỷ.
Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết Như Nguyện đã nói trên. 
Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một phiên bản của Thần Đất (Thổ Địa) – vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu.và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt  giúp trấn an trên con đường mưu sinh.
Thần Đất cũng là một trong các vị thần bản địa được mang vào để thờ phụng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dà về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần Tài xuất hiện.
Thần Tài là một dạng thức khác của Thần Đất. Nếu Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu, thể hiện tính lý nông nghiệp thì Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc.
Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần Tài có ít nhiều thay đổi. Có lúc tượng Thần Tài đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay để trên gối, mặc áo thụng, chân đi hài đảo sen, tay cầm túi vải để đựng tiền. Lại có lúc tượng Thần Tài ngồi với tư thế chân co, chân xếp, tay cầm bó lúa và đầu để trần. Sau này có tượng Thần Tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thoi vàng xuồng.
Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Vì vậy, hiếm khi thờ cúng Thần Tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ Địa – vị thần cai quản đất đai, nhà cửa.
Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài “độ” cho họ đông khách, mua may bán đắt, trong ấm ngoài êm.
Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.


SẮP ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA
Theo sơ đồ trên ta thấy : Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm Bài vị như đã nói ở phần trên. Hai bên, bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy.
Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định ( sẽ nói rõ ở phần sau ). Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.
Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây ).
Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất –, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập,tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.
Ông Cóc để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.


Trên nóc bàn thờ Thần Tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách.


Một số người trong miền Nam, khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi.
Họ cho rằng : ông địa thích tỏi lắm nên ta đặt trước mặt ổng là đúng cách, cho ổng có phương tiện để bài trừ ” các đạo chích vong binh ” ám muội, thực ra họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải. Tỏi có tác dụng tránh được điều đó ( Các người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn : Hành, Hẹ, Tỏi, Kiệu ).


Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài là phải từ bàn thờ, Thần Tài phải quán được hết sự vào ra của khách hàng. Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng Khí bên ngoài khi vào nhà. Có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính, chọn lấy các cung THIÊN LỘC,QUÝ NHÂN để đặt vị trí bàn thờ.


ĐẶT HƯỚNG BÀN THỜ THEO CUNG TỐT CỦA GIA CHỦ.
1/ Cung THIÊN LỘC :
Là phương Lâm quan của Tuế Can, tính của Ngũ hành, Lâm quan tới cát. Lâm quan là thời đương thịnh, đang lên phơi phới, là đúng Đạo sinh thành, gần tới Vượng mà là Lộc, bởi đã Vượng thì Thái quá(ảnh: vị trí Thần Tài ảnh bên thuộc tay Trái là đúng)
Lộc là cách có Lộc ra chính môn. Nhà có cách này là cát khánh, rất tốt. Lộc ra chính Môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, điền trang vượng.Thường sinh người béo tốt, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng Kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát. Tuy nhiên cũng cần phải lánh xa Sinh – Vượng Lộc,tránh không vong tử, tuyệt.
Nếu Mộ, Không vong, Tử, Tuyệt thì Khí tán, không tụ, là vô dụng. Có Lộc cũng như không. Tài sản dù có như nước, rồi cũng tiêu tan hết. Đó gọi là Tuyệt Lộc. Nếu gặp Thai Khí thì mặc dù vẫn phát đạt, nhưng con trai tài hoa mà kiêu ngạo, con gái nhỏ thì khả ái nhưng ngỗ nghịch. Trong gia đình hay sinh nội loạn, cãi vã, cả ngày ồn ào khiến mọi người bất yên.
Lộc cung là Cát cung, vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra, còn có thể đặt cửa phụ,nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giường ngủ. Tất cả được Lộc đều tốt. Tuy nhiênLộc phải cư đúng cung tài, là Lộc cư Lộc, mới thật là đắc cách, mới thật sự tốt đẹp.


2. Cung QUÝ NHÂN :


Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được phi phù. Nhà có chính môn ra Quý là Đại cát khánh, Gia đạo bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn.
Quý nhân là sao cứu trợ, là Thần giải tai ách, nên nhà ra Quý nhân là gặp việc có người giúp đỡ, gặp ách có người giải cứu, gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh,công danh thành đạt, dễ thăng Quan, tiến chức, học hành thi cử nhất nhất đều tốt đẹp.
Quý nhân gặp Sinh, Vượng, thường sinh người hiếu lễ, khôi nguyên, tướng mạo phi phàm, tính tình nhanh nhẹn, lý lẽ phân minh, không thích mẹo vặt, thẳng thắn mà ôn hòa, khôi ngô tuấn tú. 
Quý nhân là Cát Khí rất tôn quý, nên gia vào cung nào cũng rất tốt, ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giường ngủ đều tốt.
Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung có Âm Quý nhân là đại cát khánh, như vậy sẽ được âm Linh phù trợ. Không được để phòng tắm, nhà vệ sinh vào cung Quý nhân, vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên, nữ nhân thiếu máu, động thai, sinh con dù có đẹp đẽ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục, làm điếm, cuối cùng phải tự vẫn.
Tài sản tiêu tan, yêu ma hoành hành, gia đình có người bị cướp bóc, chém giết máu me thảm khốc, bệnh tật đau khổ triền miên. Nếu để nhầm WC vào cung Âm Quý nhân thì tai họa khủng khiếp khó lường.
Nhưng muốn đặt như thế nào thì trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ ( Không như nhiều người nghĩ và đặt bàn thờ vào gầm, vào chỗ tối tăm ). Ông Địa và Thần tài tuy thờ dưới đất nhưng tính rất thích thơm tho, sạch sẽ. Thường nên để sẵn một lọ nước hoa, lâu lâu lại xịt vào bàn thờ cho thơm. ..
PHƯƠNG SINH TÀI VƯỢNG  VÀ VIỆC ĐẶT BÀN THỜ HOẶC TƯỢNG THẦN TÀI

Nguồn Gốc Thờ Thần Tài

  Người Hoa thờ ông thần Tài
Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai.
1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực.
Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ.
Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia… thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường.
Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt.
2. Trong thực tế, đối với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các thần Tài.
Nói cách khác, cũng do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim.
Điều cần lưu ý là tín lý về thần Đất của người Hoa rất đa dạng, thậm chí là phức tạp, bởi chúng được quy chiếu theo những lý sự đa tạp khác nhau. Ở đây không trình bày tường tận dài dòng được. Đại thể, ở đây, vị thần Đất chủ quản cả vùng Chợ Lớn (Sài Gòn phố thị xưa) được thờ ở Nhị phủ hội quán (tục gọi là “chùa Ông Bổn”).
Theo bài vị thờ tên gọi chính thức của thần là “Nhị phủ miếu Đại Bá Công”, được đồng nhất với ông Bổn (Bổn Đầu công Châu Đạt Quan). Trên bức hoành treo trước chính điện Nhị phủ miếu ghi rằng “Ngô Thổ Địa dã” (Ta là Thổ Địa đây) và công năng chính của thần là bảo trở việc tài lộc.
Điều này cho thấy đây là vị thần Tài, thần Đất và nhân thần; song thực chất đây là vị thần thuộc “ngũ thổ”: thần Thổ Phủ, bảo hộ kho chứa hàng hóa, hiểu rộng là chợ búa và hiểu rộng hơn là vùng Chợ Lớn/Bazar Chinois.
Ở các xóm người Hoa cư trú tập trung (khu phố, con hẻm, đường phố…) có miếu thờ Thổ Địa Phước đức chính thần. Đồng thời ở các cơ sở thờ tự cũng thờ Thổ Địa Phước đức chính thần bảo hộ cho đền, miếu bên cạnh môn quan. Tại tư gia, vị thần Đất bản gia (được thờ ngay trước cửa, bệ thờ giản dị, đặt sát nền hiên) được định danh là Môn khẩu Thổ Địa tiếp dẫn Tài thần. Vậy là công năng vị thần Thổ Địa này là tiếp dẫn tài lộc cho chủ nhà.
Chức năng kép của thần Đất được biểu thị rõ ở câu đối sau đây:
  • Thổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quý
  • Địa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh.
3. Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác.
Phổ biến và tôn quý nhất là thần Tài “Tài Bạch tinh quân”, “tinh quân” là ngôi sao trên thượng giới. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến là các cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu.
Tài Bạch tinh quân gồm 5 vị thần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Kim long Như ýchánh nhốt Long hổ Huyền đàn chân quân (tức Triệu Nguyên soái/Triệu Công Minh) đứng đầu và 4 phụ tá:
Chiêu Bảo thiên tôn,
Nạp Trân thiên tôn,
Chiêu Tài sứ giả,
Lợi Thị tiên quân.
Thần Tài theo người Việt:
Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thần Tài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhất kiến phát tài”. Vị thần Tài này đầu tiên thờ ở Điện Ngọc Hoàng và gần đây mới có mặt ở một số chùa Hoa khác.
Tục truyền, trước đây, người ta đến cầu xin giải hạn: lấy vải thô trắng quấn quanh tượng và thi thoảng các tay cờ bạc mới đến cầu tài. Nay thì, vị thần Tài âm phủ này được nhiều người cầu cúng, vay tiền thiêng để đem về mua may bán đắt.
Kế đó là thần Tài Lưu Hải. Hình tướng vị thần Tài này thấy ở trên cột trước Tam sơn hội quán và trên bờ nóc Điện Ngọc Hoàng: một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân hay mang trên vai một sợi dây buộc những quả trứng với các đồng tiền vàng.
Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lưu Hải là tể tướng dưới triều Lương Thái Tổ (907 – 926). Ông từ quan ở ẩn, được Lữ Đồng Tân (một trong Bát tiên) truyền bí pháp luyện quặng vàng thành linh đơn trường sinh bất tử.
Truyền thuyết khác lại kể rằng, Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phước Kiến. Ông đã câu được con cóc ba chân ở một cái giếng cạn, biểu thị cho việc phát tài (cóc có âm là “thiềm”, đồng âm với “tiền”).
Giới thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ trên hai cánh cửa tiệm, quán để cầu tài. Trong những năm gần đây, tượng cóc ba chân và miệng ngậm tiền được tạo hình độc lập (không gắn với Lưu Hải) được bày bán rộng rãi. Người ta mua về chưng ở nơi thờ thần Tài – Thổ Địa hay nơi trang trọng trong nhà để biểu thị cho việc cầu tài lộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *