Đền Rồng – Đền Nước

         Đền Rồng, Đền Nước thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Hai đền tạo thành Khu di tích Đền Rồng, Đền Nước. Đền Rồng thờ Mẫu Thượng Ngàn, Đền Nước thờ Mẫu Thoải. Đền Rồng và Đền Nước được chung một lễ rước đầu năm.

  

Đền Rồng Thanh Hóa
      Đền Rồng được xây dựng từ thế kỷ XV, tựa lưng vào vách núi, trông ra dòng suối mát xanh bốn mùa, luôn được nhân dân thành kính, góp sức tôn tạo ngày càng khang trang. Năm 1993, đền Rồng, đền Nước, xã Hà Long được Tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh.

Phía trước của Đền Rồng

Đền Rồng

      Theo truyền thuyết, Đền Rồng tự hào là nơi Mẫu Thượng Ngàn đã giáng lâm. Tuy nhiên truyền thuyết này không cụ thể Mẫu đã giáng lâm như thế nào.

Cung Cô Chín tại Đền Rồng
       Đền Rồng có một địa thế ” Hậu tựa sơn, tiền đạp thủy”, một phong cảnh sơn thủy hữu tình; một không gian thơ mộng, đầy linh khí tâm linh. Phía trước là một cây cầu lặng mình vắt qua một dòng suối quanh năm trong xanh, róc rách. Phía lưng là dốc đá dựng đứng sừng sững như thách thức với thời gian.
      Nét đặc biệt của đền Rồng là phía không gian xung quanh đền đều được xây dựng bằng đá tạo nên một vẻ cổ kính thuần khiết mà ít nơi có. Riêng cung mẫu Thượng Ngàn được đặt trong một hang đá, nửa xây, nửa thiên nhiên tạo nên một không gian vừa gần gũi vừa hoang sơ. Thật đúng với nơi thờ mẫu Thượng Ngàn.

   

Khu giếng Tiên đền Rồng
      Nơi đây, còn có một giếng tiên. Đây là giếng nước nhỏ mới được trùng tu xây dựng lại. Nước trong vắt, quanh năm không bao giờ can. Mùa hè nước mát như để trong ngăn mát tủ lạnh. Mọi người thường lấy nước rửa mặt để cầu trắng da, may mắn; có người còn mang về nhà coi như nước thuốc.

   

Cung Mẫu Cửu Trùng Thiên tại Đền Rồng
       Đền Rồng còn có Cung thờ Cô Chín Sòng Sơn riêng biệt và ngay đắng sau Đại Bái của đền chính là một cung thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Đây cũng coi là một nét đặc biệt của Đền Rồng.
Cung thờ Mẫu Thượng Ngàn tại Đền Rồng

Đền Nước

        Đền Nước là ngôi đền thờ Mẫu Thoải. Sau khi chiêm bái Đền Rồng, chúng ta men theo một lối nhỏ bên sườn núi khoảng hơn 500 mét là đến Đến Nước. Đền Nước nằm chênh vênh trên một sườn núi sát với một con suối trong vắt như mắt nai.

Cảnh trước Đền Nước

        Đền Nước nằm chênh vênh trên sườn núi đá nên các cung thờ được dật tam cấp. Đây cũng là một nét đặc biệt hiếm có của ngôi đền này.  

Lễ hội Đền Rồng – Đền Nước      

      Lễ hội đền Rồng, đền Nước được tổ chức thường niên vào ngày 24/2 âm lịch.

Lễ hội Đền Rồng – Đền Nước

      Sau phần lễ tại đền Rồng là lễ rước kiệu lên đền Nước. Theo nghi thức, nước được lấy từ đầu nguồn và được dâng lên Thánh Mẫu thượng ngàn. Lễ hội luôn thu hút được đông đảo du khách tham gia hòa vào nhiều trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *