Đền Cô Đôi Thượng Ngàn

         Có hai Đền Cô Đôi Thượng Ngàn nổi tiếng là Đền Bồng Lai ở Bồng Lai, Nho Quan, Ninh Bình nơi Cô được giáng sinh và Đền Bồng Lai ở Cao Phong, Hòa Bình là nơi Cô hóa. Đền Cô Đôi Thượng Ngàn ở Cao Phong còn gọi là Đền Bông Lai Thượng để phân biệt với đền Bồng Lai ở Ninh Bình. Đền Cô Đôi Thượng Ngàn ở Bồng Lai Hòa Bình là một ngôi đền được coi là đẹp nhất Việt Nam.

      Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa. Cô Đôi Thượng Ngàn là thánh cô thứ hai trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Tượng Cô Đôi Thượng Ngàn tại Đền Bồng Lai Thượng – Hòa Bình



       Cô Đôi Thượng Ngàn còn được thờ tại Đền Cô cách đền Mẫu Đông Cuông khoảng 500m. 
       Khu du lịch Hàn Sơn – Thanh Hóa cũng có một ngôi Đền Cô Đôi Thượng Ngàn. Ngoài ra, Cô Đôi Thượng Ngàn còn được lập thờ vọng ở một vài các ngôi đền khác. Nhưng Cô Đôi Thượng Ngàn chủ yếu được phối thờ tại các cung Tứ Phủ Thánh Cô hoặc một ban riêng ở các đền phủ khác. 


        Sự Tích Cô Đôi Thượng Ngàn


       Xin gửi tóm tắt một vài Sự tích Cô Đôi Thượng Ngàn để các ban tham khảo:

       1. Sự tích Cô Đôi Thượng Ngàn trên Từ Điển mở Bách Khoa Toàn Thư: 

       ” Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là Sơn Tinh Công Chúa con Vua Đế Thích trên Thiên Cung. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái một quan lang họ Hà, chúa đất người Mường ở vùng rừng núi Nho Quan.[1] Khi hạ sinh, Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả. Sau này cô được Mẫu Thượng Ngàn cho học đạo phép để giúp dân. Rồi khi về thiên, cô được Mẫu Thượng Ngàn truyền cho vạn phép, giao cho cô dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ. Lúc thanh nhàn cô về ngự cảnh sơn lâm núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, trong ba gian đền mát, cô cùng các bạn tiên nữ ca hát vui thú trên dốc Sườn Bò (nay thuộc xã Văn Phương, Nho Quan). Có khi cô biến hiện ra người thiếu nữ xinh đẹp, luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, tương truyền cô cũng rất giỏi văn thơ, làm biết bao kẻ phải mến phục. Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng, nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô lại bắt đền nặng hơn”.
      
        2. Sự tích Cô Đôi Thượng Ngàn trên trang hatvan.vn:

         ” Khi ấy tỉnh Ninh Bình có một vị quan lang họ Hà người Mường, ông nổi tiếng khắp vùng về nhân đức, phát tâm thiện nguyện, cứu giúp dân nghèo. Hai ông bà đã vào chạc ngũ tuần, nhưng vẫn chưa có một mụn con cho vui cửa vui nhà. Hai ông bà bèn lập đàn tế trời, cầu khẩn. Ngọc Hoàng trên thiên giới cảm cách mà nghe được những lời này mới sai cô xuống hạ giới, đầu thai làm con ông bà để thưởng cho cái đức độ, tiết tháo của ông. Mười hai tháng sau bà bẩm thụ thiên khí mà có thai, sinh ra cô. Khi cô sinh hạ có một đôi chim khách đến đậu trước cửa nhà cô mà hót mãi không thôi, như mừng đấng tiên nữ giáng sinh phàm trần. Năm cô lên bốn tuổi, gia định vị quan lang chuyển tới làm quan ở Huyện Cao Phong, châu Mai Đà, tỉnh Hưng Hóa. Ở trên vùng cao, nước sinh hoạt thiếu thốn, dưới chân núi Đầu Rồng lại có con suối nước thần, nước trong mát quanh năm, người dân ở đó thường ra suối gánh nước về dùng, cô cũng thường ra đó gánh nước về giúp đỡ ông bà. 
         Thời gian thấm thoát đã trôi qua, năm đó cô mười hai tuổi mà đã xinh đẹp tuyệt trần da trắng, tóc mượt, mặt tròn, lưng ong thon thả. Đức Mẫu Thượng Ngàn muốn thử lòng người trần gian, độ cho người có tâm, bèn hóa thành một bà lão đói khát, bệnh tật nằm lả ở gốc cây đa dưới chân núi Rồng. Bà nằm đó kêu rên từng tiếng khó nhọc, cầu mong sự giúp đỡ của mọi người qua lại, thế nhưng chẳng ai chịu ra tay cứu giúp bà. Đúng vừa lúc cô ra suối gánh nước thấy bà lão đáng thương, cô động lòng thương cảm bèn quỳ xuống vực bà ngồi dậy, cho bà uống nước. Bất chợt tự nhiên trời đất tối xầm, mây đen kéo tới, gió bụi cuốn lên mù mịt bà lão hiện thành Tiên Chúa Thượng Ngàn và nói với cô: “Ta là đức Diệu Tín Thiền Sư Lê Mại Đại Vương (tức Mẫu Thượng), thấy con là người ngoan ngoãn, hiền lành, đức độ. Kiếp trước con là tiên nữ trên tiên giới, nghe lệnh Ngọc Hoàng mà hạ phàm báo ân cha mẹ. Nay ta độ cho con thành tiên trở về bên hầu cận bên cạnh ta, để cứu giúp nhân gian”. Đoạn Thánh Mẫu rút cây gậy khắc đầu rồng bên mình ra trao cho cô. Cô nhận cây gậy rồi trở về nhà, bốn ngày sau thì hóa.

     “Để tưởng nhớ công ơn của cô người đời lập đền Bồng Lai tỉnh Ninh Bình thờ nơi cô giáng sinh trần gia. Còn ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình nhân dân lập đền thờ cô ở trong động Thiên Thai, khu vực núi Đầu Rồng bây giờ là nơi cô hội ngộ Thánh Mẫu Thượng Ngàn và cũng là nơi cô hóa. Lại còn một ngôi đền nữa vì người dân quan niệm rằng cô là tỳ nữ bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn nên mới xây dựng đền thờ cô ở gần đền Đông Cuông (cách đền 500 mét).

      Hình ảnh đền Cô Đôi Thượng Ngàn ở đền Thượng Bồng Lai – Cao Phong – Hòa Bình

      Ngôi đền Bồng Lai Hòa Bình  nằm trong khu du lịch tâm linh núi đầu Rồng – Thị Trấn Cao Phong – Hòa Bình và là nơi thờ Cô Đôi Thượng Ngàn.  Đền còn gọi là : Đền Thượng Bồng Lai, hay Bồng Lai Linh Từ. Quả thực, nếu ai đã từng đến đây, đều phải công nhận đúng là chốn ” Bông Lai tiên cảnh”. Đây là một ngôi đền khang trang, tố hảo đẹp bậc nhất Việt nam.

    

Tam Quan của ngôi đền Thượng Bồng Lai – Cao Phong

Đền Bồng lai Thượng nhìn từ Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn xuống
Đền Bồng Lai Thượng nhìn từ đường lên Động Hoa Sơn xuống


      Hình ảnh đền Cô Đôi tại Khu du lịch Hàn Sơn


           Đền Cô Đôi Thượng Ngàn tại Khu Du lịch Tâm Linh Hàn Sơn nằm nhìn ra con sông Hàn và tựa lưng vào đê quai của dòng sông này.

Đường xuống đền Cô Đôi Thượng – Hàn Sơn

     Đền Cô Đôi Thượng Ngàn này mới được Trùng tu vào năm 2009.


 

Mặt chính của ngôi đền
Cung thờ Cô Đôi tại Đền Cô Đôi – Hàn Sơn

      Đền Cô Đôi Thượng Ngàn nơi đây không còn nhiều dấu vết của lịch sử. Tuy vậy, ngôi đền đẹp này vẫn toát lên một khung cảnh yên bình, không gian tĩnh lặng, mát mẻ và mang đến cho ta một cảm giác nhẹ nhàng, tĩnh tâm và tràn đầy sinh khí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *