thuật ngữ chu dịch

Chủ vị

“Khi vật chất vận động, vật chất được sinh mang tính ưu thế.”
Ví dụ: Chuyển động Brown của các phân tử nước càng lúc càng nhanh khi nhiệt độ nước tăng cao. Các phân tử nước nào hầp thụ nhiệt năng nhiều nhất sẽ có chuyển động nhanh nhất & ở gần mặt nước sẽ thoát lên mà tạo thành hơi nước.
Tam Tài
“Vũ trụ âm dương là sự thống nhất trong Không gian, Thời gian & Ngũ hành”
– Không gian mà vật chất của vũ trụ âm dương hiện hữu là ĐỊA.
– Thời gian mà vật chất của vũ trụ âm dương tồn tại là THIÊN.
– Khả năng mà vật chất của vũ trụ âm dương thể hiện ở 5 vị trí Ngũ hành ­là NHÂN.
Ví dụ:
·         Cha mẹ tôi hiện hữu trong không gian của ngũ hành trên.
·         Cha mẹ tôi vận động trong thời gian của Ngũ hành trên.
·         Cha mẹ tôi thể hiện khả năng ở vị trí Thuỷ trong quan hệ:  Tôi (ví trí Mộc) Quan Hệ Xã Hội (Vị trí Kim) Vợ Tôi (Vị trí Hoả) Quan Hệ Thân Tộc (Vị trí Thổ).
Khí Hóa
“Khí, Hoá vận động chuyển hoá lẫn nhau & được bảo toàn ”
Khí: Vật chất hữu hình.

Hoá: Vật chất vô hình.
Ví dụ: Nước là khí. Đun sôi nước, nước bốc hơi là Hoá.
Năng lượng điện từ là Hoá. Nguồn sáng ánh đèn là Khí.
Khí có Khí Âm Khí Dương.
Ví dụ:
Nước: nước mềm, nước cứng (Hoá tính)
Nước: nước lỏng, nước đá (Lý tính)
Hoá có Hoá Âm Hoá Dương.
Ví dụ:
Năng lượng điện từ: electron mang điện tích âm, proton mang điện tích dương.
Ngũ Hành
Ngũ hành nguyên là 1 nguyên lý có cấu trúc khá đơn giản, mô tả 1 hình thái vận động tương tác của các khối vật chất (Tôi sẽ gọi chung vật chất & hiện tượng bằng từ vật chất) Ở Trung Hoa khi xưa, nó được phát triển thành như 1 học thuyết chi phối toàn bộ hoạt động sống, đến mức nó đã từng được xem như chìa khoá vạn năng mở mọi cánh cổng của tri thức.
Ngày nay, ngành Điều Khiển Học cũng có 1 nguyên lý gần tương tự với tên gọi là cơ chế Feed back (Hồi tác) lấy đại lượng đầu ra tác động lại đại lượng đầu vào. Tuy vậy, có 1 điểm khác giữa 2 nguyên lý này: Cơ chế feed back nhìn nhận đại lượng đầu vào là vật chất như 1 dạng thức duy nhất, Ngũ hành lại phân ra 2 dạng thức âm & dương.

Ngũ hành được thấy trong hầu hết các môn học dự đoán và được xem  như 1 nguyên tắc giải quyết mọi vấn đề khi dự đoán. Tuy nhiên, cũng từ điểm này đã nảy sinh ra bao phương pháp, cách thức áp dụng nguyên lý này vào công việc dự đoán khá kỳ dị, tương tự như trường hợp các nhà giả kim thuật bên phương tây thời trung cổ cho rằng có 1 qui tắc gỏ chì, gỏ đá thành vàng !
Ngũ hành để áp dụng được chính xác nó đòi hỏi người sử dụng cần phải có hiểu biết triết học cơ bản. Nói đến triết tưởng như là điều khó khăn, xa vời. Thật ra, học sinh trung học ở các quốc gia tiên tiến đều được học triết học cơ bản dưới các tên gọi khác nhau. Tôi khẳng định lại điều này: Không có hiểu biết triết học cơ bản sẽ không thể áp dụng chinh xác nguyên lý ngũ hành vào công việc dự đoán được ! Các bạn có thể tham khảo các sách bàn về Âm Dương Luận hoặc triết học biện chứng luận ở chương trình bậc đại học để bổ sung phần kiến thức này.
– Sinh: Hàm ý hỗ trợ, tạo ra ; 
Khắc: Hàm ý khắc chế, kềm hãm.
– Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ chỉ là tên định danh, không phải là 5 đại diện vật chất như cách hiểu thô sơ trước đây.
2.    Ngũ hành biến hoá:
Vật chất vận động mang tính cân bằng tương đối. Khi sự cân bằng bị phá vỡ tất phải có nguyên nhân & kết quả. Tôi sẽ trình bày 10  nguyên nhân & kết quả ấy như sau:

Nguyên nhân Mộc vượng (Vị trí mộc mạnh lên,H.2)
Kết quả: Thuỷ & Hoả vượng theo
Còn: Thổ & Kim suy giảm.
Nguyên nhân Mộc suy (Vị trí mộc suy yếu. H.3)
Kết quả: Thuỷ & Hoả suy theo.
Còn: Thổ & Kim vượng lên.

* Nguyên nhân Hoả vượng (Vị trí hoả mạnh lên. H.3a)
Kết quả: Mộc & Thổ vượng theo.
Còn: Thuỷ & Kim suy giảm.
Nguyên nhân Hoả suy (Vị trí hoả suy yếu. H.3b)
Kết quả: Mộc & Thổ suy theo
Còn: Thuỷ & Kim vượng lên.
* Nguyên nhân Thổ vượng (Vị trí thổ mạnh lên. H.4a)
Kết quả: Hoả & Kim vượng theo, 
Còn: Mộc & Thuỷ suy giảm.
Nguyên nhân Thổ suy (Vị trí thổ suy yếu. H.4b)
Kết quả: Hoả & Kim suy theo.
Còn: Mộc & Thuỷ  vượng lên. 
* Nguyên nhân Kim vượng (Vị trí kim mạnh lên. H.5a)
Kết quả: Thổ & Thuỷ vượng theo, 
Còn: Mộc & Hoả suy giảm.
Nguyên nhân Kim suy (Vị trí kim suy yếu. H.5b)
Kết quả: Thổ & Thuỷ suy theo.
Còn: Mộc & Hoả vượng lên.
* Nguyên nhân Thuỷ vượng (Vị trí thủy mạnh lên. H.6a)
Kết quả: Mộc & Kim vượng theo, 
Còn: Hoả & Thổ suy giảm.
Nguyên nhân Thuỷ suy (Vị trí thủy suy yếu. H.6b)
Kết quả: Mộc & Kim suy theo.
Còn: Hoả & Thổ  vượng lên.

Qui tắc: “Một vị trí Vượng kéo theo 2 vị trí bên cạnh vượng theo, còn lại là suy. Một vị trí Suy kéo theo 2 vị trí bên cạnh suy theo, còn lại là vượng”
1.    Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Ta xem xét 1 mối quan hệ sau:

Khi cha mẹ tôi hỗ trợ cho tôi, thì: (hình 7)
Tôi hỗ trợ cho vợ tôi
Vợ tôi hỗ trợ cho bên thân tộc của cha mẹ tôi
Thân tộc hỗ trợ cho các mối quan hệ xã hội của cha mẹ tôi
Quan hệ xã hội hỗ trợ cho cha mẹ tôi
Khi cha mẹ tôi kềm hãm vợ tôi, thì:
Vợ tôi kềm hãm quan hệ xã hội của cha mẹ tôi
Quan hệ xã hội sẽ kềm hãm tôi
Tôi sẽ kềm hãm mối quan hệ thân tộc
Quan hệ thân tộc sẽ kềm hãm cha mẹ tôi
Thấy rằng vị trí của người làm cha làm mẹ quan trọng như thế nào !
Ví dụ 2: Vẫn ví dụ trên, nhưng cho “Tôi” suy yếu đi
Khi tôi lụn bại vì nghiện ngập, thì (hình 8)
Cha mẹ tôi & vợ tôi suy yếu theo
Quan hệ thân tộc vượng lên chế khắc cha mẹ tôi
Quan hệ xã hội chế khắc tôi.
Để thoát khỏi tình cảnh trên, đồ hình ngũ hành cho ta 3 cách:
  * Cách 1: Chính bản thân tôi phải tự vươn lên. (hình 9)
* Cách 2: Cha mẹ tôi vượng lên để kéo tôi lên theo (hình 10)
* Cách 3: Vợ tôi vượng lên để kéo tôi lên theo (hình 11)

Tiên đề Âm Dương
1.    Hai tiên đề của Âm Dương:
Tiên đề 1: “Vũ trụ là sự hiện hữu  đồng thời của 2 mặt đối lập ”
Tiên đề 2:“Vũ trụ tồn tại là do sự vận động tương tác & biến hoá không ngừng của  2 mặt đối lập”

Qui ước 2 mặt đối lập:
– Những vật chất, hiện tượng mang thuộc tính: Cứng, mạnh, sáng, rực rỡ, hưng phấn, ly tâm, lồi, nhanh nhẹn,… qui ước là Vật Chất DươngHiện Tượng Dương.
– Những vật chất, hiện tượng mang thuộc tính: mềm, yếu, tối, mù mờ, ức chế, hướng tâm, hướng nội, lõm, chậm chạp,… qui ước là Vật Chất ÂmHiện Tượng Âm.
2.    Hệ quả của tiên đề 1 :
Tiên đề 1: “Vũ Trụ là sự hiện hữu của 2 mặt đối lập ”
Ví dụ: Các cặp: đen-trắng, tối-sáng, ngày-đêm, mạnh-yếu, trái-phải, hưng phấn – ức chế, bản chất – hiện tượng, bên ngoài – bên trong, trên-dưới, tĩnh-động…. Là các cặp Âm – Dương.
Hệ quả 1-1:      Dương khởi thành là có âm.
                        Âm khởi sinh tất có dương. Ví dụ: Bé trai sinh ra đời ngoài bộ phận sinh dục biểu hiện giới tính nam, kỳ dư những bộ phận thân thể khác đều có những điểm tương đồng như bé gái, và ngược lại bé gái sinh ra ngoài bộ phận sinh dục biểu hiện giới tính nữ, kỳ dư các bộ phận thân thể khác đều mang những điểm tương đồng như bé trai.
Hệ quả 2-1: Trong dương có âm, trong âm có dương.Ví dụ: Thép là vật thể rắn (dương), nhưng trong nó cũng tồn tại những yếu tố âm như: thép có khả năng dát mỏng, co, dúm ; Nước là vật thể lỏng (âm) nhưng trong nó cũng tồn tại yếu tố dương như nước rắn lại ỏ nhiệt độ thấp. Màu trắng (dương) cũng mang yếu tố âm, đó là tính đục của màu.
Hệ quả 3-1: Trong 1 dương (hay âm) luôn tồn tại trong nó ít nhất 1 cặp yếu tố âm & dương khác.Ví dụ: Bão tố thì dữ dội (dương) nhưng bên trong cơn bão có 2 khu vực: Tâm bão tĩnh lặng (âm), xung quanh tâm bão là gió sóng gầm thét (dương)
1.    Hệ quả của tiên đề 2 :
Tiên đề 2: “Vũ trụ tồn tại là do sự vận động , tương tác & biến hoá không ngừng của 2 mặt đối lập”
Ví dụ: Nam nữ không hợp giao thì không thể có dòng kế thừa ; sinh trưởng và tái sinh vạn vật mới có thể duy trì sự tồn tại của chính mình,
Hệ quả 1-2: Độc âm vận động thì không thể sinh.
        Độc dương vận động thì không thể thành.Ví dụ: Người nữ không đến với nam thì không thể sinh, người nam không hợp giao người nữ thì không thể truyền giống.
Hệ quả 2-2: 
                Âm trưởng dương tiêu. Dương trưởng âm tiêu
Ví dụ: Ban ngày là dương, ban đêm là âm. Hoàng hôn buông dần xuống tương ứng với âm trưởng dương tiêu. Buổi sớm
mai mặt trời lên tương ứng với dương trưởng âm tiêu.
Hệ quả 2-3:
                Dương vận động đến cực dương thì âm sinh.
    Âm vận động đến cực âm thì dương sinh.Ví dụ: Vận động của cơ bắp đến mức độ tối đa sẽ sinh mõi 

mệt, cơ bắp chùng xuống ; Cây oằn quá sẽ gãy ; Ngủ nhiều quá sẽ sinh chứng khó ngủ ; no đủ quá sẽ sinh ý muốn làm kẻ nghèo ; thân thiện quá không giữ ý sẽ sinh ra ghét nhau.
Hệ quả 2-4: Sự vận động, tương tác & biến hoá không ngừng của âm dương luôn hướng đến sự cân bằng tương đối (Bình hành)Ví dụ: Các tính cách đặc trưng nam & nữ là đối lập nhau, khi 2 nhóm tính cách ấy vận động hài hoà thì gia đình đạt được hạnh phúc (Cân bằng) nhưng các tính cách đặc trưng của 2 người nam nữ vẫn không mất đi (Cân bằng tương đối) ; Hệ sinh thái của trái đất bị mất cân bằng sẽ dẫn đến hệ quả 1 số loài sinh vật sẽ bị xoá sổ, nhưng không phải là tất cả. Một qui trình vận động & biến hoá mới sẽ nảy sinh từ sự cân bằng tương đối bị phá vỡ trước đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *