PHẦN 1: DÒNG CHẢY TÍN NGƯỠNG THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN VÀO ĐIỆN THẦN TỨ PHỦ

PHẦN 1: DÒNG CHẢY TÍN NGƯỠNG THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN VÀO ĐIỆN THẦN TỨ PHỦ  


Đối với các vị thánh nhà Trần , nhiều tác giả vẫn chưa biết xếp vào hàng các vị Thánh nào ? Bây giờ người ta hầu Trần Triều trước các quan hoặc giữa hàng quan và hàng chầu, người nào hầu Trần Triều có thể tự coi ( và được các đệ tử khác coi ) là có quyền năng mạnh hơn người bình thường vì căn nhà Trần là rất nặng , nhưng nhà Trần ngày nay được coi như là một trong những Thánh Tứ phủ
Một nhà nghiên cứu người Pháp tìm hiểu Tín ngưỡng Việt Nam xếp Nhà Trần vào ” Loại thánh và nghi lễ không đều đặn ” . Trần Quốc Vượng tóm tắt ” cha đây là Trần Hưng Đạo ” ( Như cha đẻ của tín ngưỡng hầu đồng – Lời tác giả ) . Tác giả NGô Đức Thịnh cũng nhắc tới rất nhiều lần ” …
Trong điện thần , cùng vói các hàng quan , thâm chí có vị trí cao hơn cả hàng Quan là đức Thánh Trần cùng với bộ tướng con gái của ngài . Trong Điện thần Tứ phủ , có nơi thờ đức Thánh Trần , nhưng nhiều nơi không có điện thờ Ngài . Bởi vậy người ta coi việc thờ cúng và hầu Đức Thánh Trần chỉ là hiện tượng cấy sau này của tín ngưỡng dân gian vào điện thần Tứ phủ , hiện tượng lịch sử hóa của Tín ngưỡng Tứ Phủ , thậm chí nằm ngoài điện thần Tứ Phủ ..”
Hay là ” Sau này ngay cả Trần Hưng Đạo cũng được đưa vào điện thần với hàng Vua Cha, cùng với Liễu Hạnh là Thánh Mẫu ghi dấu ân trong cậu truyền tụng về hai ngàu lễ lớn của đạo Tứ Phủ tháng tám giỗ cha , tháng ba giỗ Mẹ …”
Và theo đó thì Thánh 8 là tháng giỗ Đức Vua Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần
” Trần Hưng Đạo , cũng như các vị tướng của ngài như Phạm Ngũ Lão , Trần Quang Khải đều được cho vào hàng Thánh Tứ Phủ .”
Thế nhưng trong lịch sử, đây lại là hai dòng hầu đồng có tính chất khác hẳn nhau . Như Maurice Durand nói rất rõ : ” Thầy phù thủy hầu nhà Trần là một dòng đặc biệt , họ không hầu Thánh khác ngoài ông Lốt và nhà Trần , vì tính cách hầu Ông Lốt rất hung bao , gần với cách hầu Nhà Trần “
Thầy Kiêm nói là hai dòng không thể nào giống nhau vì phần nhà Trần là mang tính chất phù thủy , còn về hầu bóng là lộng lẫy xa hoa lẫm liệt
Nhiều Đền Thờ Đức Thánh Trần không còn hoạt động ở Hà Nội ( Hai đền phố Hàng Thùng ) mà cũng không bao giờ có lễ hầu bóng được tổ chức ở đây
Bác Kiêm gái có kể lại với tôi tại Hà Nội ( 1988 ):
Thánh Trần là Thánh đã chặt được đầu Phạm Nhan ( được biết là giặc chém đầu này mọc đầu khác ) bằng phép thuật. Chỉ có người nào bị ma ám thì mới xin Thánh Trần giải hạn cho . Hoặc khi bà nào hữu sinh vô dưỡng thì phải mang đứa con vừa sinh lên bán khoán cho nhà Trần … Phải đi lễ ơ đền Kiếp Bạc vào tháng tám âm lịch . Mẹ tôi đi cùng rất nhiều người và lễ vật cùng với một con lợn rất to …”
Phần tiếp theo giống như Maurice Durand miêu tả :
” Người bị ma ám không bao giờ có đồng . Vì họ không biết, nên phải nhờ ông thầy làm cho, họ thành con nhà Trần chứ không thành con nhang Tứ phủ ..”
Lúc hầu nhà Trần , cung văn không hát mà chỉ chơi nhạc cụ gõ . Ngô Đức Thịnh có nói đó là Nhạc , nhưng chúng ta không được biết đó là nhạc gì
Hai điện thần hoàn toàn khác nhau trên nhiều điểm, cách hầu khác nhau . Thường thường đệ tử hầu bóng nói rằng ” Không có căn mà kêu ngài , ngài về ngài quật chết ” . Người hầu Nhà Trần là thầy phù thủy chuyên nghiệp, hầu để cứu chữa những người khác chứ không phải hầu để cầu phúc cho mình như hầu bên Tứ phủ . Người ta hầu nhà Trần là đê đuổi tà ma , sử dụng các thủ thuật rùng rợn như xiên lình , thắt cổ, cho dấu mặn ( cắt lưỡi ) … Mặc dù hai dòng hầu có chung một đặc điểm hiện tượng nhập hồn và chức năng bảo vệ để tử , nhưng dòng Thánh Trần thiên về trừ tà và dòng Tứ phủ thiên về vũ trụ luận
Ngày nay , càng ngày người ta càng hay hầu nhà Trần ? Vậy sự biến đổi đã diễn ra như thế nào ? Đâu là những nhân tố dẫn đến sự hội nhập này ?
– Thứ 1 : Là phải kể đến hiện tượng nhập hồn . Người thường không nhận thấy được sự khác biệt giữa một đệ tử hầu bóng cầu thánh nhập và một thầy phù thủy chuyên nghiệp cầu Thánh Trần
– Thứ 2 : Do tục ngữ có câu ” Tháng 8 giỗ cha tháng 3 giỗ mẹ ” . Người ngoại đạo có thể cho vào cùng loại Thánh Trần và Vua Cha Bát Hải Động ĐÌnh , cả hai cùng có ngày đản nhật vào tháng 8 ta . Vì có mẹ thì phải có Cha , mà Vua Cha Bát Hải Động Đình thì truyền thuyết xa vời quá , không gần gũi như như Đức Thánh Trần Hưng Đạo . Vì thế , bước đầu các vị Thánh Trần Triều đã có một số ngưỡng giao lưu với các thánh bên Tứ phủ .
Ta có thể giải thích theo như ông bà Siom trong buổi đối thoại riêng :

Trong thời gian cấm đoán , nghi lễ nhà Trần thực sự bị mai một đi , nhưng điện thần Tứ phủ đã đón các vị trong Trần Triều vào điện thờ của mình một cách tự nhiên nhất . Hơn nữa , Trần Triều thuộc vào hàng anh hùng dân tộc có công với nước , việc Trần Triều nhập vào hàng thánh tứ phủ cũng mang lại vẻ vang và vinh quang cho điện thần ….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *