Huyền không học và luận giải ( P2 )

Huyền không học và luận giải ( P2 )
Cuốn “Phong Thủy Huyền Không Học” của tác giả Bình Nguyên Quân biên soạn là một cuốn sách khá hữu ích cho người nghiên cứu Phong Thủy. Cuốn sách giúp người đọc hiểu rỏ hơn về những khái niệm và nguyên lý cơ bản trong Huyền Không học. Tuy đây cũng là một tài liệu quý, đáng tham khảo, nhưng vẫn chưa phải là đồng quan điểm với Huyền Không Lạc Việt. Tạp tài liệu này là nội dung rút gọn từ cuốn “Phong Thủy Huyền Không Học” cùng tên.
Cửu Tử
91 : Cách Thuỷ Hoả Ký Tế lợi văn chương, có nhiều danh vọng, công danh tốt.
92 : Phạm bệnh tật, bệnh mắt, phụ khoa
93 : Quan phi khẩu thiệt. Nếu sinh vượng sinh văn sĩ
94 : Đào hoa, hao tài
95 : Nhiều bệnh tật, hoả tai
96 : Sinh bệnh tật, bệnh não, thổ huyết, quan hình
97 : Phá tại, hại thiếu nữ, quan phi khẩu thiệt
98 : Cát lành hỷ sự
99 : Bệnh mắt bệnh thần kinh, sinh vượng thì tốt
Ngũ Hành Và Các Đặc Tính
Ngũ hành tức là 5 hành KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Đối với các môn Khoa học và Huyền thuật Đông phương, Ngũ hành là 1 trong những nguyên lý căn bản và nền tảng cho mọi học thuyết. Thuyết Ngũ hành cho rằng mọi vật thể trong vũ trụ (kể cả con người) đều được cấu tạo bởi 5 hành đó, cũng như mọi sự phát triển, biến hóa của sự vật đều là do sự tương tác của Ngũ hành đối với nhau mà thôi. Do đó, việc nắm vững mối quan hệ tương tác giữa Ngũ hành là 1 điều quan trọng cho bất cứ ai muốn tìm hiểu sự vượng, suy, được, mất của mọi sự vật. Riêng đối với Phong thủy Huyền không, có nắm chắc được đặc tính của Ngũ hành, cũng như sự tương quan của chúng thì mới có thể phán đoán chính xác mọi hiện tượng xảy ra cho từng căn nhà hay từng phần mộ được.
Dưới đây xin được trình bày sơ lược về đặc tính của Ngũ hành như sau:
• Về hình dáng:
+ Kim: tròn đầy.
+ Mộc: hẹp dài.
+ Thủy: khúc khuỷu.
+ Hỏa: nhọn sắc.
+ Thổ: vuông vức.
• Về màu sắc:
+ Kim: màu trắng.
+ Mộc: màu xanh.
+ Thủy: màu đen.
+ Hỏa: màu đỏ.
+ Thổ: màu vàng.
• Về cơ thể:
+ Kim: đầu, họng, lưỡi, phổi.
+ Mộc: lông, tóc, tay chân, gan, mật.
+ Thủy: máu, mồ hôi, nước mắt, tai, thận.
+ Hỏa: mắt, tim.
+ Thổ: dạ dày, lá lách, lưng, bụng.
• Về mùi vị:
+ Kim: cay
+ Mộc: chua
+ Thủy: mặn
+ Hỏa: đắng
+ Thổ: ngọt
• Về Quẻ Dịch:
+ Kim: 2 quẻ CÀN, ĐOÀI.
+ Mộc: 2 quẻ CHẤN, TỐN.
+ Thủy: quẻ KHẢM.
+ Hỏa: quẻ LY.
+ Thổ: 2 quẻ KHÔN, CẤN.
• Về Thiên Can:
+ Kim: Canh, Tân.
+ Mộc: Giáp, Ất.
+ Thủy: Nhâm, Quý.
+ Hỏa: Bính, Đinh.
+ Thổ: Mậu, Kỷ.
• Về Địa Chi:
+ Kim: Thân, Dậu.
+ Mộc: Dần, Mão.
+ Thủy: Hợi, Tý.
+ Hỏa: Tỵ, Ngọ.
+ Thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
• Về phương hướng:
+ Kim: TÂY và TÂY BẮC.
+ Mộc: ĐÔNG và ĐÔNG NAM.
+ Thủy: BẮC.
+ Hỏa: NAM.
+ Thổ: ĐÔNG BẮC và TÂY NAM.

Huyền không học và luận giải

Tất cả những đặc tính kể trên là những yếu tố tối thiểu mà người học Phong thủy Huyền Không cần phải biết để có thể ứng dụng sau này. Chẳng hạn như nói hình nhọn thuộc Hỏa, hẹp dài thuộc Mộc, tròn đầy thuộc Kim, vuông vức thuộc Thổ… Như vậy, tuy trong vận 8 này, mặc dù mọi nhà đều cần chọn hướng sao cho vượng tinh bát bạch Thổ chiếu tới, nhưng những nhà có hình vuông vức (thuộc dạng hình Thổ) sẽ tốt hơn, và dĩ nhiên là phát đạt hơn những nhà có dạng hình ống hay hình chữ nhật (vì là dạng hình Mộc khắc vượng tinh hành Thổ).
Sự Tương Quan Của Ngũ Hành
Sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau được thể hiện qua những hình thức sau:
Ngũ hành tương sinh
Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật.
Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:
– KIM sinh THỦY
– THỦY sinh MỘC
– MỘC sinh HỎA
– HỎA sinh THỔ
– THỔ sinh KIM.

huyền không học

Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn. (còn tiếp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *