CON CÁI

CON CÁI

Cũng trong trường hợp của bài
“Nhà Mắc Họa Kiện Tụng”, ngay từ lúc đầu, khi biên thư hỏi về Phong thủy, chị
cũng cho biết qua tình trạng con cái. Lúc trước khi còn ở nhà cũ (cũng hướng
NAM), cậu con trai lớn khá bướng bỉnh, nhưng cô con gái thì rất ngoan, học cũng
rất giỏi.
Từ khi dọn về nhà này, tính
tình của con chị lại thay đổi trái ngược: cậu con trai trở nên ngoan, hiền, học
hành rất giỏi, trong khi cô con gái mỗi lúc 1 cứng đầu, bướng bỉnh và bỏ bê
việc học hành. Sơ đồ và trạch vận của căn nhà như hình dưới.

Như đã
nói trong bài đó là cậu con trai ngủ trong phòng số 2, còn cô con gái trong
phòng số 3. Nhìn vào sơ đồ nhà thì phòng ngủ 2 có cửa phòng nằm tại phía ĐÔNG
BẮC (so với tâm phòng). Mà nếu dựa theo trạch vận thì khu vực đó có bộ sao 6 –
1, kết hợp thành Thủy tiên thiên, chủ thuận lợi cho học vấn, cũng như công
danh, sự nghiệp. Đó là chưa kể cửa phòng nằm thẳng với giường ngủ nơi phía ĐÔNG,
nên giường ngủ được khí 1 – 6 chiếu thẳng tới. Vì vậy, từ ngày ở trong phòng
đó, cậu con trai mới thay đổi và học hành giỏi dang.

Còn cô con gái ở trong phòng ngủ 3. Phòng này có cửa nằm tại phía TÂY NAM (của
cả tâm phòng lẫn giường ngủ). Nơi đó có các vận – sơn – hướng tinh 2 – 9 – 7,
kết thành những cặp 2 – 7 Hỏa tiên thiên, 9 – 7 Hỏa hậu thiên, nên Hỏa khí đưa
vào phòng nhiều quá. Vì vậy sẽ làm cho người nằm trong phòng hay nóng nảy, bực
bội, trẻ em sẽ trở nên ngang bướng, khó dạy. Đó là chưa kể khu vực phía TÂY NAM
thuộc hành THỔ (vì là cung KHÔN) mà còn gặp lửa lớn, tức là tượng Hỏa nóng, Thổ
khô, nên người nằm trong phòng sẽ làm biếng học, hay học rất dở.

Vì lúc đó đang phải đối phó với tai họa chính là vấn đề kiện tụng, mà nhà chỉ
có 1 phòng tốt, nên khi sửa Phong thủy tôi cũng chỉ đề nghị sơn lại cửa phòng,
cũng như đặt vị trí giường lại sao cho cửa không còn nằm tại khu vực phía TÂY
NAM của giường nữa. Sau 1 thời gian, chị thấy con gái cũng tương đối dễ bảo
hơn, rồi 1 phần vì phải đương đầu với qúa nhiều vấn đề khác, nên cũng ít chú
tâm tới cô bé. Khi việc kiện tụng đã xong xuôi, chị mới để ý đến cô con gái thì
thấy cháu vẫn học hành rất yếu kém. Vì dạo đó tôi cũng đang bận, nên chị ngại
và không muốn biên thư “làm phiền”. Nhưng đến lúc còn chừng hơn 2
tháng nữa là kỳ thi đại học tới, mà thấy con vẫn xao lãng việc học hành, chị
đành báo cho tôi biết. Trong lúc cấp bách, tôi nói chị nên đổi phòng cho con
gái sang ngủ ở phòng số 2, còn cậu con trai thì tạm về phòng số 3 ngủ.

Sau khi dời phòng, lúc đầu cô bé vẫn bướng bỉnh và không chịu học hành gì cả.
Nhưng khoảng gần 1 tháng sau, chị bất ngờ gặp được cô giáo của cháu trong
trường, và sau khi nói chuyện mới hiểu được tâm trạng của cháu. Lý do vì từ khi
dọn về nhà này, vợ, chồng chị phải đương đầu với quá nhiều khó khăn, nên không
còn thì giờ chú ý tới con cái nhiều, hoặc hay gắt gỏng, chứ không ngọt ngào như
lúc trước. Điều này khiến cho cháu lầm tưởng là cha, mẹ không còn thương yêu
mình, nên đâm ra bực bội rồi bất mãn, chán nản, không thiết gì tới việc học
nữa.

Nghe được điều đó, chị cảm thấy thương con nhiều hơn, nên liền vội về nói
chuyện để cho cháu hiểu. Kể từ ngày đó, cô bé trở nên vui vẻ, ngoan ngoãn hẳn
lên, cũng như cắm đầu vào việc học hành, hầu như không dám ra khỏi phòng nữa
(vì cháu nghe mẹ nói nếu ở trong phòng đó sẽ học giỏi). Nhưng thấy số lượng bài
vở qúa nhiều, và thời gian gấp rút, chị lại biên thư hỏi tôi cách chọn màu sắc
và phương hướng đi về để cháu làm trong ngày đi thi (như chị đã làm trước đây
khi ra tòa). Tôi liền coi hết năm, tháng, ngày, giờ sinh của cháu, và nói cho
chị biết nên làm những gì. Lúc đó chỉ còn không đầy 3 tuần nữa là tới kỳ thi.

Đến ngày đi thi, cháu vẫn làm bài không được theo ý muốn, nên sau đó cả nhà đều
lo lắng và hồi hộp chờ đợi kết quả. Đến khi có giấy báo của trường cho biết bài
làm của cháu không đủ điểm, nên đúng ra bị chấm rớt. Nhưng sau đó không hiểu vì
lý do gì, trường lại gởi giấy kêu lên phỏng vấn, và cho biết là trường sẽ nhận
cháu, với điều kiện là mọi bài làm phải đạt được điểm khá vào mỗi kỳ thi trong
khóa học sắp tới. Thế là cháu vẫn vào được đại học, và từ đó đến nay học hành
rất chăm chỉ, cũng như không còn bướng bỉnh như trước nữa.

Riêng cậu con trai sau khi dọn vào phòng ngủ 2 vẫn ngoan và học hành vẫn khá,
nhưng nếu nói ra hết sẽ quá dài dòng, nên tạm không nói trong bài này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *