CHUYÊN ĐỀ: LỄ VU LAN BÁO HIẾU NÊN THỰC HIỆN ĐÚNG NGÀY RẰM THÁNG 7( tức 15.7 âm lịch hàng năm)

CHUYÊN ĐỀ: LỄ VU LAN BÁO HIẾU NÊN THỰC HIỆN ĐÚNG NGÀY RẰM THÁNG 7( tức 15.7 âm lịch hàng năm)
Có lẽ ai trong số những người dân Việt Nam cũng đều biết rằng Vu Lan còn được hiểu là Lễ báo hiếu, xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp Ngạ Quỷ. Vu Lan là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn Cha mẹ (và Tổ tiên nói chung) – Cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm Ngạ Quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận Cõi Quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các Cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của Chư Tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. NGÀY RẰM THÁNG 7 LÀ NGÀY THÍCH HỢP ĐỂ CUNG THỈNH CHƯ TĂNG, HÃY SẮM SỬA LỄ CÚNG VÀO NGÀY ĐÓ “. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho Cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan – Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời, lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vào ngày này, các tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày MỞ CỬA NGỤC, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
Tuy nhiên, Kiến Phong thấy rằng rất nhiều gia đình hiện nay đã tranh thủ những ngày nghỉ trước Rằm tháng 7 để thực hiện việc cúng lễ. VIỆC NÀY LÀ KHÔNG SAI nhưng thực sự VẪN THIẾU SÓT và chưa đầy đủ bởi chúng ta đã chưa hiểu hết rằng theo luật Âm( điều này đã được nhiều nhà Tâm linh chân chính và Gia tiên các dòng họ cho biết): Có những chân linh Tổ tiên trong họ từ lâu đời do Nghiệp chướng sâu nặng phải ĐÚNG đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng 7 ÂM LỊCH mới được MỞ CỬA NGỤC nên không kịp dự đàn lễ Cầu siêu của Gia đình nếu đàn lễ đã thực hiện trước ngày 15. Đây là một thiếu sót lớn của con cháu do chỉ hiểu theo phần Dương, điều này cũng không khác gì nhiều người quan niệm cúng giỗ nhằm vào ngày nghỉ trước ngày Chính giỗ nên vô hình chung các Cụ coi như mất giỗ, chỉ có nhà nào hiểu biết thì hôm Chính giỗ sẽ làm thêm mâm cơm cúng còn tạm chấp nhận. Ngày Lễ Vu Lan, chúng ta cũng nên lưu ý việc quan trọng nhất vẫn là Cầu siêu cho các chân linh Gia tiên, còn việc biếu QUẦN ÁO chỉ là việc phụ đi kèm, có thể hôm đó chỉ cần biếu nhiều TIỀN VÀNG còn QUẦN ÁO NÊN BIẾU VÀO NGÀY CHÍNH GIỖ CỦA CÁC VONG LINH HÀNG NĂM THÌ PHÙ HỢP VÀ CÁC CHÂN LINH CŨNG DỄ NHẬN ĐƯỢC HƠN. Tiếc rằng nhiều người lại quan niệm ngược lại muốn vào ngày này cứ mua cả ô tô vàng mã đốt một cách phung phí để coi như tạ ơn các Cụ và mong các Cụ sẽ cho lại đúng như vậy…
Từ những tích lũy đã được học hỏi cả về phần Dương lẫn phần Âm, cũng như chiêm nghiệm nhiều trong thực tế, Kiến Phong xin chia sẻ một vài kinh nghiệm như sau đối với những gia đình TỰ LÀM LỄ TẠI GIA mà không nhờ các Thày cúng ngày Rằm tháng 7( nếu Gia chủ biết tụng Kinh Vu Lan càng tốt), còn việc Gia đình nào có điều kiện nhờ các thày làm những đàn lễ lớn tại Chùa Đền Phủ… sẽ không bàn tới ở đây( xin lưu ý thêm là riêng việc lập Đàn lễ lớn Cầu siêu Phả độ Gia tiên cho các Dòng họ tại các Chùa, Đền, Phủ… thì có thể thực hiện trước ngày 15, Quý vị nào không biết thì có thể liên hệ tại Chùa Quỳnh Lôi ngõ 191 Minh Khai – Hà Nội là nơi Kiến Phong thấy đã thực hiện tốt 2 Đàn Lễ trong tháng 7 hàng năm: Một là Cầu siêu Phả độ Gia tiên trước 15/7 và hai là Cầu siêu Giải oan Bạt độ cho các Thai Nhi sơ sảy. Còn nếu mỗi Gia đình mà tự lập Lễ trước ngày 15/7 rồi mời Thày Cúng thì có thể vẫn thiếu sót như trên đã nói vì phụ thuộc vào năng lực của mỗi thày có thỉnh được Gia tiên trong Ngục trước ngày 15 hay không, có chăng các thày phân lịch như vậy để CHẠY SÔ mà thôi bởi ngày 15 còn phải dành cho Nhà các Thày mất rồi!.. ). Tận đáy lòng, Kiến Phong chỉ mong sao Gia đình nào cũng thực hiện được việc làm này vào cùng thời điểm ngày Rằm tháng 7 để có sự cộng hưởng lớn và giúp cho nước nhà NGHIỆP LỰC ĐƯỜNG ÂM ĐƯỢC NHẸ!
1. CHUẨN BỊ ĐỒ LỄ:
1.1. Bàn thờ trong nhà:
+ Quan Thần Linh: Đĩa xôi + Con gà( lưu ý gà bố trí hướng vào trong) + Chai rượu. Nếu gia đình khá giả thì có thể kèm theo một Ông ngựa đỏ đủ mũ áo hia + 1000 vàng hoa đỏ.
+ Gia tiên: Nên làm một mâm cơm tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, ngoài ra còn có đầy đủ các đồ lễ khác như: tiền vàng, hoa quả, bánh kẹo, trà, thuốc, nước, rượu, trầu cau…( không cần biếu quần áo, như trên đã nói việc này nên làm vào ngày giỗ của từng chân linh sẽ phù hợp hơn). Lưu ý nếu có thịt gà thì phải chặt ra đĩa chứ không để nguyên con như thờ Thần Linh, thịt lợn cũng thái ra đĩa, trầu cau bày hướng phần đuôi quay ra ngoài …
1.2. Mâm lễ ngoài sân:
Nếu nhà nào có điều kiện hoặc phải biết cách Cúng Chúng Sinh thì mới nên làm mâm cúng Chúng sinh trước Sân nhà( hoặc ngoài Cổng).
Đồ lễ gồm có: cháo hoa, các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), đĩa gạo+ đĩa muối (2 đĩa này sẽ được rắc ra ngõ hoặc đường đến khi hết mới nên quay đầu lại), ngô, khoai lang luộc…( nếu cẩn thận có thể thêm quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc). Lưu ý khi cúng Chúng sinh xong, để an toàn thì Gia chủ nên khấn tiễn họ đi, Nôm na như sau: Nay gia đình con lập đàn sơ lễ mỏng khao các Chư vị, sau khi dự lễ xong xin mời các Chư vị ai ở cung nào, cửa nào xin mời hãy trở về cảnh đó và độ cho Chủ gia được an lành, Gia đình xin chân thành cảm tạ! Còn đồ lễ Chúng sinh thì người nhà tuyệt đối không dùng những đồ đó mà nên tán lộc cho người ngoài mới có ý nghĩa. Nếu Gia Chủ nào cảm thấy không yên tâm thì không nên làm mà để Nhà Chùa địa phương họ làm việc đó và mình đến dự rồi công đức cho lành.
2. THỜI ĐIỂM LÀM LỄ:
> ĐÚNG BUỔI SÁNG NGÀY RẰM THÁNG 7( 15.7 âm lịch – trước khi đóng cửa Ngục ) để đảm bảo các chân linh Gia tiên ai cũng có thể dự được tránh bị thiếu sót. Điều này là quan trọng nhất.
3. CÁCH KHẤN LỄ:
Hiện nay có rất nhiều tài liệu trên thị trường hướng dẫn về việc này để Quý vị tham khảo nên Kiến Phong chỉ chia sẻ mấy điều khấn Nôm dưới đây cho đầy đủ. Trước khi Khấn, Quý vị xưng tên tuổi, ngày tháng năm, địa chỉ và khấn 5 điều như sau tùy Gia cảnh mỗi nhà theo thứ tự:
1. TẠ ƠN – 2. SÁM HỐI – 3. CẦU NGUYỆN – 4. HỨA – 5. XIN:
+ 1. TẠ ƠN: Cha Mẹ Phật Thánh và Tiên Tổ đã cho con cháu có được ngày hôm nay…
+ 2. SÁM HỐI: những điều sai trái từ trước đến nay…
+ 3. CẦU SIÊU: cho các Anh hùng Liệt sỹ + Gia tiên tiền tổ+ Các chân linh không nơi nương tựa…
+ 4. HỨA: sẽ tu dưỡng học Đạo để làm rạng danh Tiên Tổ, Đất nước…
+ 5. XIN: độ cho Sức khỏe và Trí tuệ…
*Lưu ý: Quý vị nào thật sự quan tâm đến Bài Lễ theo phương pháp Tâm Linh Rằm tháng 7 thì nhắn tin( Họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại) liên hệ trực tiếp với Kiến Phong qua hòm thư sau: phongthuyvietgroup@gmail.com
+ Sở dĩ Kiến Phong không thể đăng bài Lễ theo phương pháp Tâm linh lên trang bởi vì có nhiều người không đồng quan điểm sẽ thể hiện làm *Anh hùng bàn phím* mà có những bình luận không hay cho nền Văn hóa Tâm linh chân chính của Việt Nam. Quý vị nào nhận được Bài Lễ có thể chia sẻ với những người thân có Duyên nhưng cũng khuyên họ không nên đăng lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trân trọng cảm ơn và Cầu chúc cho Gia tiên tiền tổ của các Dòng họ sớm được siêu thăng siêu thoát lên cảnh giới cao hơn !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *