HÀ ĐỒ – LẠC THƯ

HÀ ĐỒ – LẠC THƯ

Hà đồ tương truyền do vua Phục Hy thời thượng cổ, do thấy con long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà rồi căn cứ các nét chấm đen trắng trên lưng nó mà tạo ra. Nhưng mãi tới đời sơ Tống, Trần Đoàn là đạo sỹ núi Hoa Sơn mới đem ra truyền cho đệ tử là Chủng Phóng. Từ đó công bố rộng rãi trong nhân gian.
Lạc Thư tương truyền khi vua Đại Vũ trị thủy, nhìn thấy một con rùa thần xuất hiện trên sông Lạc, trên lưng nó có những nét chấm màu, nhân theo đó vẽ nên Lạc Thư. Cùng thời gian truyền ra Hà Đồ, Trần Đoàn cũng truyền ra Lạc Thư.

5.1 GIỚI THIỆU VỀ HÀ ĐỒ
Posted Image

NGŨ HÀNH TRONG HÀ ĐỒ
Hà đồ có 55 điểm, phân bổ lần lượt Bắc – Đông – Nam – Trung Ương – Tây như sau:

  • 1 dương, 6 âm tại phương Bắc thuộc hành thủy
  • 3 dương, 8 âm tại phương Đông thuộc hành mộc
  • 2 âm, 7 dương tại phương Nam thuộc hành hỏa
  • 10 âm, 5 dương tại Trung Ương thuộc hành hỏa
  • 4 âm, 9 dương tại phương Tây thuộc hành kim.

Ta có thể thấy sự vận hành khí của Hà Đồ xoay thuận từ phải qua trái: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy. Cứ như thế sinh sinh không ngừng.


CÁC SỐ SINH THÀNH TRONG HÀ ĐỒ
Kinh thư nói “trời 1 đất 2, trời 3 đất 4, trời 5 đất 6, trời 7 đất 8, trời 9 đất 10. Số của trời có 5 và số của đất cũng có 5. Năm số của trời tương đẳng với năm số của đất mà mỗi ngôi lại có sự tương hợp với nhau. Tổng cộng trời có 25 số, đất có 30 số. Như thế mới tạo thành sự biến hóa mà thông hành với quỷ thần”.

  • trời 1 hợp đất 5 thành 6: thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi. Số 1 là số sinh còn số 6 là số thành.
  • đất 2 hợp trời 5 thành 7: địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi. Số 2 là số sinh còn số 7 là số thành.
  • trời 3 hợp đất 5 thành 8: thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi. Số 3 là số sinh mà số 8 là số thành.
  • đất 4 hợp trời 5 thành 9: địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi. Số 4 là số sinh mà số 9 là số thành.
  • thiên 5 hợp địa 5 mà thành 5: thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi. Số 5 là số sinh còn số 10 là số thành.

Như vậy, với 5 cặp số tại bốn phương và trung tâm, Hà đồ miêu tả quy luật sinh trưởng, vận hành của âm dương/trời đất.


5.2 GIỚI THIỆU VỀ LẠC THƯ

Posted Image


Hình tượng của lạc thư như sau:

  • một hình màu trắng cư tại Chính Bắc, gọi là “Nhất bạch” – hành thủy.
  • hai hình màu đen cư tại Tây Nam, gọi là “Nhị hắc” – hành thổ
  • ba hình màu trắng cư tại Chính Đông, gọi là “Tam bích” – hành mộc
  • bốn hình màu đen cư tại Đông Nam, gọi là “Tứ lục” – hành mộc
  • năm hình màu trắng nằm giữa Trung Cung, gọi là “Ngũ hoàng” – hành thổ
  • sáu hình màu đen nằm tại Tây Bắc, gọi là “Lục bạch” – hành kim
  • bảy hình màu trắng nằm tại Chính Tây, gọi là “Thất xích” – hành kim
  • tám hình màu đen nằm tại Đông Bắc, gọi là “Bát bạch” – hành thổ
  • chín hình màu trắng nằm tại Chính Nam gọi là – “Cửu tử” – hành hỏa

Ta xét tại tứ chính (phương Tý Ngọ Mão Dậu) thì hình tượng và khí vận hành của Lạc thư giống hệt Hà đồ, cũng thuận hành từ trái qua phải: Nhất bạch thủy (phương bắc) sinh Tam bích mộc (phương đông), Tam bích mộc sinh cửu tử hỏa (phương nam), cửu tử hỏa sinh ngũ hoàng thổ (trung cung), ngũ hoàng thổ sinh Thất xích kim (phương tây), Thất xích kim lại sinh Nhất bạch thủy. Xét toàn cục 8 phương lạc thư, ta có nguyên tắc hai cung từ hai phương đối nhau sẽ bằng mười (hợp thập):

Posted Image


Theo thứ tự sắp xếp các số như trên, và vận hành theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ, người xưa đã lập nên công thức “phi độn cửu cung” hay “81 bước lường thiên xích” (sẽ nói rõ ở phần sau).


5.3 THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO HÀ ĐỒ

Theo thứ tự sắp xếp các số như trên, và vận hành theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hay từ lớn đến nhỏ, người xưa đã lập nên công thức “phi độn cửu cung” hay “81 bước lường thiên xích” (sẽ nói rõ ở phần sau).

Hà đồ, Lạc thư cùng phối hợp tiên thiên, hậu thiên là nguyên tắc căn bản khá cao trong hệ pháp “thu sa – nạp thủy phối hướng” của học thuật phong thủy.

ÁP DỤNG HÀ ĐỒ TRONG PHONG THỦY
Hà đồ có 4 đại cục chính là Mộc – Hỏa – Kim – Thủy tên gọi là “Hà đồ đại tứ cục”, không có cục thổ bởi vì thổ đóng tại trung ương, nên không phối được với bát quái. Trong tiên thiên bát quái, các cung bát quái đối nhau/phối nhau là đại cát, có 4 cặp như sau:

  • Thiên địa định vị
  • Sơn trạch thông khí
  • Lôi phong tương bác
  • Thủy hỏa bất tương xạ

Phép áp dụng Hà đồ là sử dụng hai sơn trong la kinh ứng với một cục nào đó (kim mộc thủy hỏa) của hà đồ, sau đó dùng phép nạp giáp cho hai sơn đó ứng với 2 quái trong hậu thiên bát quái luôn đối nhau. Theo ý nghĩa của hai quái phối can đó trong tiên thiên thì được cách cát tường, bởi hai cặp số của một cục khi gặp nhau là đủ số sinh và số thành, vì vậy đại cát.

Mộc cục thủy pháp
Posted Image
Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Giáp hay Ất, thì nên xác lập hướng theo mộc cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo sơn Giáp, thì phải xác lập mộ phần tọa Tân hướng Ất; như thủy lai đáo sơn Ất, thì phải xác lập mộ phần tọa Canh hướng Giáp.

Hỏa cục thủy pháp
Posted Image
Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo Bính hay Đinh, thì nên xác lập hướng theo hỏa cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Đinh thì phải xác lập mộ phần tọa Nhâm hướng Bính; như thủy lai đáo hướng Bính thì phải xác lập mộ phần tọa Quý hướng Đinh. Như vậy được cách “núi đầm thông khí”.


Kim cục thủy pháp
Posted Image

Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Canh, sơn Tân thì nên xác lập hướng theo kim cục của hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Canh thì nên lập phần mộ tọa Ất hướng Tân; như thủy lai đáo Tân thì lập phần mộ tọa Giáp hướng Canh. Như vậy là được cách “Lôi phong tương hòa”.


Thủy cục thủy pháp:
Posted Image

Cách dùng: thế đất gặp thủy lai đáo sơn Nhâm, sơn Quý thì nên xác lập hướng theo thủy cục của Hà đồ là đại cát tường. Như thủy lai đáo Nhâm thì nên lập phần mộ tọa Đinh hướng Quý; như thủy lai đáo sơn Quý thì nên lập phần mộ tọa Bính hướng Nhâm. Như vậy là được cách “Thủy hỏa tương tề”.

Nhà phong thủy xưa Trần Tử Kỳ nói rằng “Bốn cục của Hà Đồ đã hợp với đại số thiên địa sinh thành, lại hòa hợp với tiên thiên phu phụ. Phàm gặp thế đất này thì không có gì cát lợi hơn nó được”. 
Đại tứ cục hà đồ thủy pháp là sự phối hợp tuyệt vời giữa đồ thư và thiên thiên/hậu thiên bát quái, do đó giá trị của nó rất lớn.


5.4 THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO LẠC THƯ
Nạp thủy, phối hướng theo Lạc thư chính là sử dụng công thức “Bát quái nạp giáp tam hợp” được nói rõ trong phần sau.

Thủy cục thủy pháp:
Posted Image


Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo sơn Càn hoặc sơn Giáp thì nên lập mộ hướng theo thủy cục tam hợp (theo công thức bát quái nạp giáp tam hợp): Tý – Quý – Thân – Thìn.

Posted Image
Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo một trong các sơn: Tý, Quý, Thân, Thìn thì nên xác lập hướng của phần mộ là Giáp hay Càn (tọa Canh hướng Giáp, tọa Tốn hướng Càn).

Hỏa cục pháp
Posted Image
Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo các sơn: Dậu, Đinh, Tị, Sửu thì nên xác lập hướng của mộ phần là Khôn (tọa Càn hướng Khôn) hay Ất (tọa Tân hướng Ất: vì quái khôn nạp can Ất).

Posted Image
Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Khôn/Ất thì nên xác lập hướng của mộ phần là Đoài (tức tọa Hợi hướng Tị, tọa Mão hướng Dậu, tọa Mùi hướng Sửu, tọa Quý hướng Đinh).

Kim cục thủy pháp
Posted Image
Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Dần, Ngọ, Tuất, Nhâm thì nên xác lập hướng của mộ phần là tọa Càn hướng Tốn, hoặc tọa Ất hướng Tân (bởi quái Tốn nạp can Tân). Nhâm – Dần – Tuất chính là bát quái nạp giáp tam hợp.

Posted Image

Cách dùng: thế đất có thủy lai từ sơn Tốn hoặc sơn Tân thì nên sắp đặt phần mộ theo hướng:

  • Tọa Thân hướng Dần
  • tọa Tý hướng Ngọ
  • tọa Thìn hướng Tuất
  • tọa Bính hướng Nhâm.


Mộc cục thủy pháp
Posted Image
Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Cấn, Bính thì nên xác lập phần mộ theo các hướng:

  • tọa Tị hướng Hợi
  • tọa Dậu hướng Mão
  • tọa Sửu hướng Mùi
  • tọa Giáp hướng Canh

Posted Image

  • Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn: Hợi, Mão, Mùi và sơn Canh (vì Chấn nạp can Canh, đây là bát quái nạp giáp tam hợp) thì nên sắp đặt phần mộ:
  • tọa Khôn hướng Cấn
  • tọa Nhâm hướng Bính

Mộc cục này thuần chất tiên thiên Hà đồ, Chấn và Cấn phối nhau thành hợp cung tiên hậu. Bởi vì cung Chấn trong tiên thiên bát quái nằm ngay vị trí cung Cấn của hậu thiên bát quái – gọi là “Tiên hậu phối” tương tự như thủy cục nên rất cát tường. Còn hỏa cục và kim cục hơi bị tạp loạn nên ít tốt hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *