Đẩu – Số luận

Đẩu – Số luận
Vũ trụ là sự tổng hòa các dạng tồn tại vật chất, có thể phân có
thể hợp, có đoàn tụ tất có phân ly, có “tích” tất có “phân”. Đây là
điểm mấu chốt của phương pháp luận.

       Nghiên cứu về
Đẩu và Số, nhất thiết phải tham khảo Dịch đồ, theo phương pháp dùng
hào âm dương. Long đồ tự – Long đồ tam biến do ngài Trần
Đoàn sáng chế, số “0” được gọi là số “Linh kỳ”, ngài Trần
Đoàn theo nguyên lý Vô sinh Hữu viết “Vô cực sinh Thái cực”, người đời
sau, ngài Chu Hi sửa lại, thay chữ sinh,
viết “Vô cực mà Thái cực”. Tư tưởng lập
thuyết của ngài Trần Đoàn “Vô cực sinh Thái cực” hay “từ không
sinh có“, chính là vũ trụ thời gian vô hạn, dựa vào nguyên lý
của Dịch “Dịch hữu thái cực, thị phân lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ
tượng, tứ tượng sinh bát quái”, coi “0” và “1”, “hư” và “thực”, “tụ”
và “tán”, “tích” và “phân”, “chính” và “phụ”, … cấu thành cặp …
Số 0 có thể phân thành “chính” và “phụ”, có nghĩa là “chính
0” và “phụ 0” – trong đó “tích” là “chính”, “phân” là
“phụ”. Nội hàm các trị số nhỏ hơn 1, sự biến hóa của chính –
phụ lấy “0 và 5“của hệ thập phân làm danh giới. Trong đó,
số có trị số lớn hơn “0 và 5” là “chính” của 0,
số có trị số nhỏ hơn “0 và 5” là “phụ” của 0.
Dùng số “0” của hệ thập phân thì “tượng nhuận” là giải pháp tối
ưu.

      Chẵn và lẻ,
nhỏ và lớn là những cặp tương ứng và đối nhau, số 0 tức là
số lẻ, số 1 có trị số thực của nó đã là số chẵn,
nhưng khái niệm về số chẵn này, vẫn biến hóa vô cùng, hơn
nữa, nó cùng với 0 tương ứng chuyển hóa tùy lúc, tùy thời.
1 và 0, cùng các loại danh số kết hợp với nhau, biểu thị
sự khác biệt về số lượng và chất lượng của vạn sự vạn vật, biến
hóa vô cùng, không có điểm dừng.

  

      Cấu tạo Long
Đồ Tự của ngài Trần Đoàn cho “Khôn” với “Phục” đối nhau ở chính Bắc,
nó là do thứ tự từ quẻ Phục tới Càn, sau đó chuyển hướng từ Cấu
tới Khôn, tức là chính 0 với phụ 0 đối nhau, biểu thị rõ thời điểm
Đông chí âm lạnh đạt đến đỉnh điểm, sau đó chuyển hóa theo hướng
“Nhất nhật sinh”, đây mới là kết tinh của Dịch học. Chính của “0” và
Phụ của “0” còn có thể đồng thời biểu hiện, đó là khi lấy đen biểu
thị cho Âm, trắng biểu thị cho Dương, theo thói quen của người xưa, vẽ
thành “Âm Dương ngư”, đây là tiền thân của Thái Cực đồ
vậy.  

       “Bát tiết
định 8 phương”, theo thứ tự Địa Sơn Thủy Phong Lôi Hỏa Trạch Thiên, ở
đây 8 tiết khí này đều là điểm giao tiếp của Thiên và Địa với nhau,
được gọi là điểm “Quan khẩu” (điểm chuyển tiếp). Dựa theo nguyên lý âm
dương đối ứng, Đông chí đối Hạ chí, Lập xuân đối Lập thu, Xuân phân
đối Thu phân, Lập hạ đối Lập đông, 3 hào trong và 3 hào ngoài của 8
đôi, theo thuyết “Nội sinh Ngoại thành”,  cũng căn cứ vào thuyết Thiên
đối Địa, Sơn đối Trạch, Thủy đối Hỏa, Phong đối
Lôi.

       Hình tròn 720
quẻ, 720 quẻ lớn gấp 5 lần 144 quẻ (ứng Khôn sách 144), mật độ của
vòng tròn này lấy “một ngày một đêm” phối với 1 độ. Xuất phát điểm
của nó dụng nguyên tắc “Nhất nhật lưỡng quái” (hai quẻ phối một
ngày), tương ứng Ngày là dương Đêm là âm.

      Nguyên
tắc tính bắt đầu từ 0 giờ lúc nửa đêm, tức là giờ Chính Tý, hai
đầu là đêm, khoảng giữa là ban ngày, đúng với nguyên tắc định danh
“dương kỳ âm ngẫu”.

      Ngày thứ nhất qua Đông chí,
đặt 2 quẻ 0 và 1, đây chính là “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”. Dựa
theo mức độ khuếch tán tỏa sáng trên mặt đất mà nói, lại đúng là
“thiên tam địa nhị”. Bởi lẽ, ban ngày có mặt trời tỏa sáng, trái đất
nhận ánh sáng. Mỗi sớm mai “thiên số dĩ tam kiêm nhị”, trước khi mặt
trời lên tới đường chân trời, một số tia khúc xạ trắc diện của ánh
mặt trời, đã chiếu sáng lên mặt đất, đây là lúc bình minh. Buổi
chiều “Địa số dĩ nhị kiêm tam”, sau khi mặt trời đã lặn xuống đường
chân trời, những khúc xạ trắc diện của mặt trời vẫn tỏa sáng xuống
mặt đất, đây là lúc hoàng hôn. Phía trước một nhóm là “tam kỳ nhị
ngẫu”, phía sau là một nhóm “tam ngẫu nhị kỳ”. Cho nên, ngày sáng đêm
tối không thể căn cứ vào sự lên xuống của mặt trời làm chuẩn. Nhưng,
sự lên xuống của mặt trời, tức có hoàng hôn và có bình minh, luôn
luôn định ra tỷ lệ  “dương cửu âm lục”, “thiên tam địa nhị”, đây lấy 5
ngày ứng với 5 độ chu kỳ hình tròn, 5 ngày ứng 5 độ, định lệ thành
Cục (Ngũ nhật vi cục), nhất thiết tuân thủ phối ứng với sự vận động
biến hóa của 5 hành, như ngày Thủy, ngày Hỏa, ngày Mộc, ngày Kim,
ngày Thổ. Được như vậy, thì không thể chê trách hậu nhân ngày hôm nay
toán sai, khi định ngôi vị cho sao Tử vi.

       Dịch cấu tạo
gồm 384 hào, lấy 384 hào làm nguyên tắc để noi theo. Sự khởi nguyên,
bắt đầu từ hai chữ hào Sơ của Càn Khôn, đó là Tiềm và Lý
.

      1. Khởi pháp:

   
CÀN

 

Hào Thượng       11      
23       35       47       59

Hào ngũ               9       21      
33       45       57

Hào tứ                  7       19       31      
43       55

Hào tam               5       17       29       41      
53

Hào nhị                3       15       27       39      
51

Hào sơ                1       13       25        37       49…………………………………………………………………………..

                      
   36     108     180      252      324

 

   
KHÔN


Hào thượng       12      
24       36       48       60 (Giáp Tý)

Hào ngũ             10      
22       34       46       58

Hào tứ                 8       20      
32       44       56

Hào tam              6       18       30      
42       54

Hào nhị               4       16       28       40      
52

Hào sơ                2       14       26       38       50    ……………………………………………………………………….

                    
    42      114     186     
258     330

     
2. Định pháp số Đại
diễn:

      –
Ngày thứ nhất      0       1       2       3      

      – Ngày
thứ hai        4       5       6       7      

      – Ngày
thứ ba         8       9      10     11      
 

      – Ngày thứ tư         12    
13     14     15

      – Ngày
thứ năm     16      17     18     19
(số tính nhuận)

               
               
……………………………..

               
                   40      45     50     55 

       3. Thông pháp Tuần
số
 

   
 

      – Ngày
thứ nhất      0       1       2        3      

      – Ngày
thứ hai        4       5       6        7      

      – Ngày
thứ ba         8       9      10      11      
 

      – Ngày thứ         12    
13     14     
15

      – Ngày
thứ năm     16      17     18      19

      – Ngày
thứ sáu      20      21
      22      23

      – Ngày
thứ bảy      24      25      26      27

      – Ngày
thứ tám      28      29      30      31

      – Ngày
thứ chín     32      33     
34      35

      – Ngày
thứ mười   36      37      38      
39 (luật lữ 78 /
2)

               
             
…………………………………..

               
                  180    190    200   
210 

   
  4. Toán

ph
áp

      –
Ngày thứ nhất và ngày thứ sáu, phối 1 – 6 Hà đồ, định nguyên tắc “2
đích 0 tự phương”, số 2 định danh số “cá vị” dụng Lạc thư.

      – Ngày
thứ tư và ngày thứ chín, phối 4 – 9 Hà đồ, định
Tam biến Cửu
dụng Lạc thư.

      – Ngày thứ năm và ngày
thứ 10, một 5 một 10 thuận tự Thiên trung, triển khai phối Đẩu với
Số. 

 
   

       Người am tường đã rõ
ý của nó, có thể tự suy diễn mối quan hệ giữa Đẩu và Số vậy.

    

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *