CHUYỆN HUYỀN BÍ KIM CỔ SƯU TẦM . BÀI 5

Chuyện Địa Lý:
Giai thọai về ngôi mộ nhà họ “Ngô Đình” tại huyện Lệ Thủy, tình Quảng
Bình 
Tác
giả: Tạp chí Khoa Học Huyền Bí số 1B(75) ngày 20 tháng 1-1975

Khỏang cuối thế kỷ 19 đời vua Tự Đức tại làng Đại Phong (tục
danh Đợi), huyện Phong Lộc (sau đổi thành huyện Lệ Thủy), tỉnh Quảng Bình, có
một nông dân đến ngụ cư trong làng,…vợ chết sớm, chỉ có một cậu con trai nhỏ
độ 6 tuổi, hằng ngày làm mướn sinh sống. Ban hội tề ở đình làng này cắt cử ông
đến phục dịch ở đình làng mỗi khi có hội họp hoặc tế lể.
Sau đó, trong một cơn bệnh nặng, ông qua đời, được ban hội
tề làng cử 4 dân đinh đưa thi hài ống đến an táng lại “Bến Đẻ” một vùng rừng núi
ngược dòng sông Kiến Giang cách làng Đại Phong độ 3 cây số
ngàn.
Vì mới đến ngụ cư, không có địa
vị trong làng, không thân thuộc, lại quá nghèo, nên công việc tổ chức mai táng
cũng chỉ đơn sơ và vội vàng.
Ngôi
mộ
Khi 4 dân đinh chèo thuyền đưa thi
hài ông đến “Bến Đẻ” thì trời đã về chiều, mà nơi này có tiếng nhiều cọp, nên
khi dân đinh đang khiêng thi hài ông từ bến đậu thuyền tiến vào núi, bỗng có
nhiều tiếng cọp gầm gừ quanh vùng. Dân đinh sợ quá vội hạ xuống cùng nhau hối hả
đào một huyệt cạnh đường mòn, nhưng đào chưa xong thì tiếng gầm thét của chúa
sơn lâm càng rền vang đâu đó, 4 dân đinh khiếp đảm liền đặt thi hài ông xuống
huyệt còn quá cạn rồi lấp đất qua loa, đọan vội vã cùng nhau co giò chạy về bến
xuống thuyền chèo về nhà, định bụng sáng hôm sau sẽ trở lại sửa sang lại chu đáo
hơn kẻo tội nghiệp người quá cố.
Qua
hôm sau, số dân đinh này chèo thuyền trở lại, thì lạ thay, ngôi mộ chiều hôm
trước mới lấp qua loa chưa thành nấm, nay đã hóa thành một gò đất tròn trịa do
mối tạo lên lớn bằng một căn nhà. Các bậc lão thành trong làng và lân cận nghe
tin, lũ lượt đến xem và đều cho là ngôi mộ thiên táng.
Nhưng rồi câu chuyện cũng theo thời gian đi và quên lãng,
không ai lưu tâm bàn tán gì đến nữa. Mỗi lần ai đi ngang qua ngôi mộ này cũng
không còn để ý đến một gò đất cây cỏ um tùm vì không người viếng thăm săn sóc từ
năm này qua năm khác.
Cụ Ngô Đình
Khả
Ông cụ qua đời, để lại cậu con
trai côi cút mới lên 8, mặt mũi rất khôi ngô dĩnh ngộ, nên được vị cố đạo Thiên
Chúa ở xứ đạo Mỹ Phước cạnh làng Đại Phong nhận đem về nuôi cho ăn học. Cậu bé
đó là cụ Ngô Đình Khả sau này đó.
Sau
này, cậu bé được cho ra Hà Nội học, thi đậu tốt nghiệp trường thông ngôn Đông
Pháp, được bổ làm thông phán tại tòa Thống sứ Bắc Kỳ tại Hà Nội (trường này
giống học viện hành chánh bây giờ).
Theo thông lệ xưa, hễ ai được nhà nước bảo hộ hay Nam triều
bộ nhậm chức tước gì thì đều được nhà nước, thông tư về nguyên quán và ban hội
tề làng phải tổ chức lên tỉnh rước sắc bằng về làng, nhằm làm tăng vinh dự cho
người được bổ nhậm, thường gọi là “tư án quán”. Tại làng, người nào có phẩm hàm
cao thì được làng cấp phần ruộng tốt giao cho thanh nhân canh
tác.
Nhưng khi được nhà nước bảo hộ ở
Hà Nội tư án quán, tòa công sứ và dinh tuần vũ tỉnh Quảng Bình báo cho làng Đại
Phong lên tỉnh rước sắc bằng cụ Khả, thì ban hội tề làng này từ khước viện lý do
làng Đại Phong không có ai tên là Ngô Đình Khả cả, bởi vì nếu nhận có, tất cụ
Ngô Đình Khả sẽ là vị tiên chỉ của làng này, trong khi làng này chỉ có những
quan nhỏ cửu, bát phẩm mà thôi.
Do sự
khước từ trên, cu Ngô Đình Khả giận làng Đại Phong, sau đó cụ kết hôn với một
thiếu nữ trâm anh ở làng Phú Cam gần kinh đô Huế và nhận làm công dân của làng
này.
Sau này cụ Ngô Đình Khả chuyển
cái ngạch Nam triều rồi lần lượt thăng tiến trên đường họan lộ, đến triều vua
Thành Thái ngài thăng chức Thượng thơ bộ Học, Hiệp ta Đại học
sĩ.
Dân làng Đại Phong lúc bấy giờ
hối tiếc việc không thừa tiếp một công dân anh tài vẻ vang cho làng xóm, nên đã
cùng nhau vào Huế xin tạ lỗi và thỉnh cầu được tiếp nhận cụ về làng, được cụ
chấp thuận. từ đó, cụ là công dân làng Đại Phong. Cụ đã góp công xây dựng ngôi
đình làng Đợi to lớn và ngôi nhà thờ nguy nga hiện nay vẫn
còn.
Gái và
trai
Cụ Ngô Đình Khả sinh được 2 gái
và 6 trai: hai gái là bà cụ Cả Lễ và bà cụ Ấm, 6 trai là cụ nguyên tổng đốc tỉnh
Quảng Nam Ngô Đình Khôi, Đức tổng Giám mục Ngô đình Thục, nguyên tổng thống đệ
nhứt VNCH Ngô Đình Diệm, nguyên cố vấn Ngô Đình Nhu, nguyên đại sứ VNCH tại Anh
quốc Ngô Đình Luyện và nguyên cố vấn cao nguyên trung nguyên Trung phần Ngô Đình
Cẩn.
Năm 1936, cụ bà Ngô Đình Khả
cùng các con gồm các ông Ngô Đình Khôi, Đức cha Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm,
Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn (vắng mặt ông Ngô Đình Luyện có lẽ du học ngọai
quốc) về làng Đại Phong thăm làng. Trước khi về làng, cụ bà và các con đến Bến
Đẻ viếng mộ cọ cố Tam Đại Tổ.
Chạm
long mạch
Năm 1938, ông Paul Ngọc,
một nhà kinh doanh khai khẩn đất hoang nguyên quán Đồng Hới được phép khai khẩn
đồn điền Ba Canh (tả ngạn sông Kiến Giang song song với vùng núi Bến Đẻ, Bến
Trấm), ông này vô tình cho đào một con mương dẫn nước vào đồn điền để canh tác
đã chạm phải long mạch của ngôi mộ thiên táng của nhà họ Ngô Đình kể trên và tai
nạn đã đưa đến nho nhà họ Ngô là:

Thượng thơ bộ Lại của triều đình Huế Ngô Đình Diệm bị hòang đế Bảo Đại cất chức
thượng thơ thu hồi tất cả phẩm trật và huy chương vì đã chống đối lệnh hòang
đế.
– Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình
Khôi phải bị rắc rối một thời gian vì đã chống đối gây sự bất hòa với viên phó
tòan quyền Đông Pháp Nouailletas.
Năm
1944, ông Paul Ngọc được chuyên viên canh nông Nhật bổn yểm trợ khuếch trương
đào các con kinh dẩn thủy trong đồn điền Ba Canh của ông, vô tình đã chạm vào
long mạch của ngôi mộ kể trên, nên lại một lần nữa gây đại nạn cho nhà họ Ngô
là:
– Ông Ngô Đình Khôi và con trai
đầu lòng là Ngô Đình Huân bị chính quyền VM bắt và thủ tiêu sau cuộc cách mạng
mùa thu 1945.
– Ông Ngô Đình Diệm
cũng bị chính quyền VM bắt giam nhưng đã trốn thóat bôn đào ra ngọai
quốc.
Hàn lại long
mạch
Nhưng nhờ thời gian Đồng minh
đánh Nhật và VN chống Pháp, mọi công tác tại đồn điền này đều phải đình chỉ, các
kinh đào dẫn thủy nhờ thời gian qua đã lấp lại hết. Long mạch đã được hàn gắn
lại nên vận số nhà họ Ngô lại phục hưng bột phát hơn
trước:
– Tháng 7-1954, ông Ngô Đình
Diệm về nước chấp chánh rồi trở thành vị tổng thống sáng lập nền đệ nhất cộng
hòa VN.
– Cùng lúc, bào đệ là ông Ngô
Đình Nhu nắm giữ chức cố vấn nòng cốt của chế độ, ông Ngô Đình Luyện giữ chức
đại sứ VNCH tại Anh Quốc, ông Ngô Đình Cẩn trở nên vị lãnh chúa của miền Trung.
Còn Đức Cha Ngô Đình Thục lên chức Tổng Giám Mục và có thể sẽ là vị Hồng Y đầu
tiên của Công Giáo tại VNCH.
Lại chạm
Long Mạch
Nhưng vào khỏang năm
1960-1962, chế độ miền Bắc bắt đầu đặt nặng công cuộc yểm trợ tận lực cho Mặt
trận Giải Phóng miền Nam được Trung Cộng viện trợ xây đắp xa lộ từ Bắc vào Đồng
Hới qua Hậu Hùng, Mỹ Đức đến vùng đồn diền Ba Canh tiến sát vĩ tuyến 17 và vùng
Ba Canh trở thành căn cứ sản xuất và bổ túc vủ khí để chuyển vào Nam. Họ đào
những đường hầm sâu để đặt cơ xưởng dưới lòng đất hầu tránh oanh kích đã làm đứt
hẳn long mạch của ngôi mộ thiên táng nhà họ Ngô tại Bến Đẻ. Sự kiện này đưa đến
đại nạn cho tòan thể gia đình họ Ngô Đình vào mùa đông năm 1963 như chúng ta đã
rõ.Âu cũng là do thiên định cho sự kết phát của ngôi mộ kể trên phải chịu trong
giai đọan đại biến này thôi. Rồi nếu hồng phúc của nhà họ Ngô Đình trời còn dành
cho phần trường cửu hơn, thì biết đâu sau này lại có những sự kiện đưa đến hàn
gắn lại long mạch để lớp hậu duệ nhà họ Ngô Đình tái phục hưng vĩ đại hơn
nữa.
Về phương diện phong thủy, phải
chăng ngôi mộ kể trên đã chung tú bới non sông hùng vĩ của huyện Lệ Thủy từ phía
Nam có 3 hòn núi An Mã dẫn về Bến Trấm, Bến Đẻ và phía Tây có núi Đầu Mâu chung
khí về biển Hạc Hải ờ phía Đông Bắc trải long mạch dựa theo sông Kiến Giang
ngược lên Tróc Vực quy tụ vào ngôi mộ này kết phát đến tột đỉnh, Đế, Bá, Công,
Hầu chăng ?
Kẻ viết giai thọai này
chỉ là kẻ hậu sinh, nhờ được sinh sống ở quê hương từ thuở thiếu thời, được các
bậc tiền bối truyền thọai lại mà thôi. Nay xin viết lại để mong chư hải nội tiền
bối nhất là liệt quý vị cao niên đồng hương hiện ờ Miền Nam phủ chính lại cho,
hầu xây dựng đích thực một sử liệu không những chỉ ở lãnh vực địa lý mà cả cho
danh nhân chí của Việt Nam nữa ./.
Tây Đô tháng 10-1973.

BỔ XUNG.

* “Thế đất
“Đầu Mâu vi bút, Hạc-Hải vi nghiêng” ở làng Lệ-Thủy, tỉnh Quảng-Bình đã  xuất
phát tổng thống Ngô-đình-Diệm, Võ-nguyên-Giáp và thiếu tướng Đỗ-Mậu.



* (Lệ Thủy là một
huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Phía nam giáp huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh
Quảng Trị), phía bắc giáp huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), phía tây giáp tỉnh
Khammouan của Lào, phía đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 142.052 ha, dân
số năm 1998 là 140.804 người Đây là quê hương của Sùng Nham hầu Dương Văn An,
Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Kim tử Vinh Lộc Đại
phu Đặng Đại Lược, Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân, Vũ Đăng
Phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Lệ
Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, văn hóa
đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng
năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống. Trong Chiến
tranh Việt Nam, nơi đây là chiến trường ác liệt với mật độ bom rải thảm của
Không quân Mỹ với mật độ dày đặc.

Phía
tây là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng đông với vùng núi, đồi, có suối
nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và
làm nước uống đóng chai. Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờsông Kiến
Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng. Vùng biển của huyện Lệ Thủy là những
bãi cát trắng, nước biển sạch. Hiện đã có bãi tắm tại Ngư Thủy được đưa vào khai
thác.) – Theo vi.wikipedia.org/

* NHỮNG TRƯỜNG HỢP  MỘ TỐT:

 1. Phù địa: Là mạch đất  chỗ chôn mộ ngày càng nổi lên cao,
do thủy tụ làm cho đất nở trương ra. ( Khác với phù sa là đất bồi do hiện tượng
xâm thực của cuồng lưu.)

 2. Đất xốp:
Nhẹ và mịn màng gần ao hồ, sông, bể. Huyệt đào lên thấy đất đỏ mịn như tròng đỏ
hột gà.

 3. Mộ kết: Là một điểm trong
long mạch có mật độ siêu vật chất cao nhất và động nhất; đồng thời có cảm trường
siêu vật lý đi qua thường trực và cao diệu. Cảm trường siêu vật lý phân giải và
làm tê liệt tà vật, tà khí, vi sinh vật hủ hóa, nên hài cốt không bị tiêu hủy và
bề mặt sinh cơ còn tiếp tục sinh sản dưới một hình thức khác lạ của sinh vật hạ
đẳng như là nấm mốc, mối đùn, thủy tụ.

 *Nấm mốc: Làm di hài còn nguyên vẹn và bên ngoài được bao
bọc bởi một mạng tơ trắng hay xanh, vàng, do ngoại bì biến
thái.

 *Kết mối: Là mối (termite) tập
họp, tạo thành một lớp keo bảo vệ hài cốt kiên cố như xây xi mân. (Tin đồn rằng
mộ ông nội của tổng thống Thiệu ở làng Tri-Thủy ở Phan-Rang kết
mối).

 *Kết thủy: Hay thủy tụ là hài
cốt được một lớp nước trong bảo vệ qua nhiều chục năm như một thứ nước ướp xác.
Nếu bốc mộ thì nước sẽ nhanh chóng hóa đục và hài cốt tức khắc ngã nàu đen. (
Thầy địa lý cho rằng mộ ông nội của tiến sĩ Lê-qúi-Đôn ở huyện Duyên-Hà, tỉnh
Thái-Bình, kết thủy ?)

* NHỮNG TRƯỜNG
HỢP MỘ XẤU:

 1. Mộ chôn gần cây cổ thụ,
để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc,
giảm thọ.

 2. Mộ chôn gần freeway,
đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy kỹ nghệ nặng, làm nhiễu  động âm phần: Con
cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút xách.

 3. Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con
cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục
răng.

 4. Triệt địa là đào ao nuôi cá,
khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ: Long mạch bị cắt đứt!
Chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.

 5. Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí
thái cực, gây điên đảo âm dương, nên con cháu có người bất phân phái tính, bán
nam, bán nữ. Đồng tính luyến ái.

 6.
Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu
điên khùng, ung thư.

 7. Quan tài bằng
đá hay kim khí, thì con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí,
phạm pháp.

 8. Mộ xây bằng bê tông cốt
sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu
thối rữa,  phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay
cholesterol.

 9. Bia mộ để dưới chân:
Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn. (Rất may, hầu hết các nghĩa địa ở Mỹ đều để bia
trên đầu, như Rose Hill, Peek family,Westminster Memorial Park, Chúa Chiên
Lành…)

 10. Dùng quế, trầm, tro, củi
tẩm liệm: Con cháu bị bệnh  lở lói, phung cùi, xấu xí.

 11. Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt. Bỏ nhiều giấy vàng
bạc có  bột kim khí thì con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận
đận. Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm, thì đời sau tuyệt
tự, không con trai nối dõi.

 12. Long
hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau
ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà
Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất
ngôí!)

 13. Mộ nghịch long, tức là đầu
mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất
hiếu, bất trung.

 14. Mộ đang kết khí,
kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc. (Nghĩa trang
Mạc-đỉnh-Chi ở Sài-Gòn khi bị  giải tỏa, nhiều ngôi mộ nằm ở tầng trên mà lại
kết thủy đầy nước trong veo, trong khi mộ ở tầng dưới không kết tốt, lại thấy
khô ran.)

 15. Trùng táng hay trùng
huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú
như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là
nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương
thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo
người chết.

 16. Người Khmer thường xây
mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an
táng trên nọa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí) nên con cháu
tàn ác dã man, chết vì  gươm đao, súng đạn, suýt bị diệt chủng. (“Cánh đồng
chết” với những núi sọ người đã làm cả thế giới hãi hùng!).

 17. Người Do-Thái và người Nhật ngày xưa, có tập tục hỏa
thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất. Hậu qủa là thế hệ sau làm nạn
nhân của lò thiêu Hitler và bom nguyên tử. Trong đại chiến thứ 2, Đức-quốc-Xã
của Hitler muốn tiêu diệt người Do-Thái nên đã tập trung họ lại rồi lùa ï vào lò
thiêu. Còn người Nhật ở Mã-Đảo và Trường-Kỳ bị thiêu hủy vì 2 trái bom nguyên
tử.( Đây là một thứ nhân quả vật lý, khác với nhân qủa của nhà Phật. Ví dụ bà mẹ
lận đận chồng con hai ba đời. Con gái sau đó cũng trắc trở hai ba đời chồng.
Trong gia đình có người chết trôi, phải lo đoạn nghiệp , vì sợ về sau sẽ có
người chết chìm nữa. Cha chết bất đắc,  con cũng chết thảm như gia đình
Kennedy.) ( Quảng Đức )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *