Untitled Post

ĐỊA LÝ – PHONG THỦY
ĐỊA LÝ CHÍNH TÔNG VÀ THUẬT PHONG THỦY TRUYỀN THỐNG
MÔN ĐỊA LÝ – PHONG THỦY LÀ NHƯ THẾ NÀO?
      Địa lý, hiểu nôm na là lý lẽ về đất, nó thể hiện sự hiểu biết về đất. Lý thuyết cơ bản của môn Địa lý có nền móng từ Dịch (Kinh Dịch – Chu Dịch).
           Vô cực sinh lưỡng nghi: Âm và dương
           Lưỡng nghi sinh tứ tượng: Thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương
           Tứ tượng sinh bát quái: Càn, cấn, chấn, tốn, khảm, ly, khôn, đoài
           Bát quái biến hóa vô cùng
 Thái cực đồ

   
 Bát quái đồ

  Dịch được khởi nguồn từ Hà đồ – Lạc thư

                          Cửu cung phi tinh thuật số                           Cửu cung phi tinh thuật lý

             
  Số miên viễn biến, dĩ số toán thuật chi lý, bất chi lý toán thuật bất đắc

Dịch được áp dụng làm lý thuyết cho đất thì gọi là Lý Dịch hay Địa lý, làm lý thuyết cho việc chữa bệnh thì gọi là Y Dịch (Nội kinh – Hoàng đế Nội kinh). Dịch là triết thuyết đầu tiên được trình bày bằng văn bản (kinh). Dịch nghĩa là ngược lại với Tĩnh, Dịch kinh nói về sự vận động của năng lượng vũ trụ (Khí) với chân lý Tam vị (Thiên – Địa – Nhân) đồng nhất thể, Vạn vật đồng nhất thể. Với môn Địa lý, chân lý đó được hiểu là Đại địa vi mẫu.
     Phong là gió, thủy là nước. Phong thuỷ không chỉ nghiên cứu về mối quan hệ giữa gió và nước với đời sống con người. Thuật Phong thủy truyền thống được xây dựng trên quan điểm học thuyết Âm – Dương, ngũ Hành thuộc hệ thống Triết học phương Đông. Con người (Tiểu vũ trụ) chịu tác động của khí từ không khí (Phong), nước (Thủy) và đất (Thổ). Phong Thủy hay Địa Lý là môn học chuyên nghiên cứu những ảnh hưởng của năng lượng từ không khí, đất và nước với con người. Những phương pháp được áp dụng từ kiến thức Địa Lý – Phong Thủy nhằm tạo nên sự tương thích hoặc bất ổn giữa Con Người với Đất – Nước – Không Khí đang được chúng ta biết đến với cụm từ: Thuật Phong Thủy.
     Lịch sử các dân tộc phương Đông hầu như gắn liền với thuật Phong Thủy. Thuật Phong Thủy là một phương pháp khoa học, hoàn toàn không phải là mê tín dị đoan. Thuật Phong Thủy là hệ quả của tri thức nghiên cứu về quy luật tương tác của thiên nhiên, môi trường với con người và là phương pháp thay đổi, chỉnh sửa những hiệu ứng tương tác giữa thiên nhiên, môi trường và con người. Phong Thủy là môn khoa học về môi trường năng lượng, về sự tương tác năng lượng giữa các sự vật với nhau. Phong Thủy cho chúng ta lời khuyên về cách tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực. Hiểu biết về Phong Thủy có thể giúp chúng ta đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc thể hiện kiến thức Phong Thủy vào cuộc sống sẽ luôn mang lại những lợi ích.

THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM CĂN BẢN
TRONG MÔN ĐỊA LÝ – PHONG THỦY
1. Khí: Khí là đối tượng nghiên cứu của Dịch, là cái gốc sinh ra sự Dịch (vận động). Người xưa dùng từ khí không phải để nói về không khí mà là để nói về một thứ không màu sắc, không mùi vị, không hình khối, không thể đụng chạm hay túm nắm nhưng nó lại tồn tại trong tất cả những hiện tượng, sự vật và sự việc ấy. Ngày nay chúng ta gọi nó là Năng lượng Vũ trụ. Đồng quan điểm với Dịch, khoa học vật lý lượng tử cũng như các ngành khoa học khác khái niệm về vật chất và năng lượng mà còn tách biệt ra được thì chỉ xem như một dạng của chuyển hóa. Mọi sự vật trong vũ trụ đều tương quan tương tác mật thiết với nhau.
     Xuất phát từ Dịch, môn Phong thủy – Địa lý đưa ra lý thuyết về Khí ứng với những hiện tượng, sự vật cụ thể giúp chúng ta có thể lựa chọn và ứng dụng phù hợp.
2. Âm và dương: Âm và Dương là hai thái cực đối xứng của Khí, chúng xung khắc nhau nhưng khi tương quan giữa chúng cân bằng thì lại tạo nên sự hài hòa, ổn định. Sự hài hòa, khăng khít trong mối quan hệ tương tác giữa chúng được thể hiện đầy tính nhân văn: Âm sinh – Dương dưỡng. Tuy nhiên, nếu không có hoặc không còn sự cân bằng nữa thì sẽ rất bất lợi: Cùng tắc biến – Cực tắc phản. Trong Y dịch, nguyên tắc này được thể hiện: Hàn cực sinh nhiệt – Nhiệt cực sinh hàn.
*  Khí là gốc của sự vật, là nguồn của sự việc, hiện tượng. Sự hiện diện của Khí trong mọi thứ, mọi nơi lại vô cùng linh hoạt và đa dạng. Đồng hành cùng ba thuộc tính cơ bản của Khí là Sinh – Dưỡng – Diệt luôn là hai thái cực âm và dương. Trong âm có dương, trong dương có âm. Trong sinh hay dưỡng hay diệt hay âm hay dương thì cũng đều có âm, dương, sinh, dưỡng, diệt vận động không ngừng được thể hiện qua hình thái của sơn, thủy, gò, đụn, đường, rãnh…
3. Ngũ hành: Theo Triết học phương Đông, ngũ Hành đại diện cho năm Đại nguyên khí trong Vũ trụ là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, có tượng hình, màu sắc tương ứng. Trong mỗi Đại nguyên khí, mỗi Hành đều có hai thuộc tính đối xứng của “Khí” là Âm và Dương. Ngũ Hành có tương sinh, tương khắc, mọi thứ trong vũ trụ đều từ sự chế hóa này mà ra cả. Chính vì vậy, mọi sự trong vũ trụ đều liên quan đến khí, đều nằm trong quy luật chế hóa của ngũ Hành. Con người là Tiểu vũ trụ nên trong mỗi người chứa đủ ngũ Hành (ngũ tạng – ngũ Hành Tạng tượng). Thời khắc mỗi người sinh ra do khí nào làm chủ thì người đó có mạng thuộc hành đó. Đất thuộc hành Thổ, hình dáng, địa thế của đất nói lên khả năng, chất lượng khí của đất.      


  Ngũ hành trong Địa lý – Phong thủy

 Hậu
Huyền vũ
Thủy

 Tả
Thanh long
Mộc

 Trung cung
Long huyệt
Minh đường
Thổ
 Hữu
Bạch hổ
Kim

 Tiền
Chu tước
Hỏa

 
4. Long mạch: Mạch là đường đi của Khí, long là rồng. Trong tứ linh (long, ly, quy, phụng) thì rồng đứng thứ nhất, là biểu tượng số một của sự hùng dũng, thanh cao, quý hiếm, vĩnh cửu… Long mạch là khái niệm để chỉ đường đi của địa khí mạnh có thể tác động đến môi trường xung quanh. Những mạch ấy cũng uốn lượn, linh hoạt, trùng điệp như rồng vậy. Dòng chảy của nước, thế phát triển của núi non, đồi gò là những hình thức khác nhau của long. Người xưa quan niệm khí của sơn (núi, đồi) tác động đến con người, khí của thủy tác động đến hoàn cảnh vật chất đời sống. Mô hình lý tưởng cho một vị trí địa lý là: Đầu gối sơn (tiền chu tước), chân đạp thủy (hậu huyền vũ), tay trái tựa đầu rồng (tả thanh long – long chầu), tay phải xoa đầu hổ (hữu bạch hổ – hổ phục), cả âm phần lẫn dương cơ đều cần thế đất như vậy.
5. Phong: Phong là gió, phong và thủy là động khí, ngược lại với tĩnh khí (địa – sơn). Có gió thổi đến mà giữ lại được, có nước chảy đến mà giữ lại được, không để ào qua là đất tốt: phong tàng thủy tụ.
6. Minh đường: Minh đường là khoảng đất trước nhà hoặc trước long huyệt, nơi sinh khí tụ về.
7. Huyệt: Huyệt nghĩa là cái hố, cái hang. Trong Địa lý – Phong thủy, huyệt là nơi đắc khí, sinh khí linh khí tụ hội.
*  Mục đích của môn Địa lý – Phong thủy là bằng tất cả lý thuyết cũng như kinh nghiệm về Khí, về Âm – Dương, ngũ Hành, căn cứ vào hình thế sự vật là Địa và Thủy, vào hiện tượng là Phong, biện biệt để nghiên cứu long mạch (Thẩm long). Khi xác định được về long mạch rồi thì tiếp tục căn cứ vào ba yếu tố cơ bản là Địa, Thủy, Phong để xác định vị trí của huyệt (Định huyệt).
HÀ TRI KINH
Hà trong cổ ngữ là từ đệm không mang nghĩa, kinh là văn bản, tri ở đây có nghĩa là thấy. Hà tri kinh là bài kinh thể hiện sự nhận biết về Địa lý – Phong thủy.
1.  Hà tri nhân gia bần liều bần
     Đơn tấu sơn tà thủy phản thân.
2.  Hà tri nhân gia phú liều phú
     Viên phong lỗi lạc giai triều hộ.
3.  Hà tri nhân gia quý liều quý
     Văn mạo tú phong đương án khởi.
4.  Hà tri nhân gia xuất phú hào
     Nhất sơn cao liều nhất sơn cao.
5.  Hà tri nhân gia phá bại thời
     Nhất sơn đê liều nhất sơn đê.
6.  Hà tri nhân gia xuất cô quả
     Tỳ bà trắc phiến cô phong tà.
7.  Hà tri nhân gia thiếu niên vong
     Tiền dã đường hề hậu dã đường.
8.  Hà tri nhân gia điếu cảnh tử
     Long hổ cảnh thượng hữu điều lộ.
9.  Hà tri nhân gia thiếu tử tôn
     Tiền hậu lưỡng biên cao quá phần.
10. Hà tri nhân gia nhị tính cư
      Nhất biên sơn hữu nhất biên vô.
11. Hà tri nhân gia chủ ly hương
      Nhất sơn chủ thoán quả Minh đường.
12. Hà tri nhân gia xuất tổ quân
      Thương sơn tọa tại diện tiền thân.
13. Hà tri nhân gia bị tặc luân
      Nhất sơn tẩu xuất nhất sơn câu.
14. Hà tri nhân gia bị nghịch hữu
      Long hổ sơn đấu hoặc khai khẩu.
15. Hà tri nhân gia bị hỏa thiêu
      Tứ biên sơn sước bị ba tiêu.
16. Hà tri nhân gia nữ dâm loạn
      Môn đối khanh thoán thủy hữu phản.
17. Hà tri nhân gia thường pháp khốc
      Diện tiền hữu cá quỷ thần ốc.
18. Hà tri nhân gia bất vượng tài
      Chỉ thiếu nguyên đầu hoạt thủy lai.
19. Hà tri nhân gia bất cửu niên
      Hữu nhất biên hề vô nhất biên.
20. Hà tri nhân gia thụ cô tây
      Thủy tẩu Minh đường tợ phả cơ.
21. Hà tri nhân gia tu thiện quả
      Diện tiền hữu cá hương lư sơn.
22. Hà tri nhân gia hội tổ sư
      Bài phù sơn đầu hữu hương lư.
23. Hà tri nhân gia xuất gia phả
      Tiền hậu kim tính tề đới hỏa.
24. Hà tri nhân gia chí tử lai
      Đình thi sơn tại diện tiền tài.
25. Hà tri nhân gia hữu tàn tật
      Chỉ nhân thủy đới hoàng tuyền nhập.
26. Hà tri nhân gia trạch thiếu nhân
      Hậu đầu lai long vô khí mạch.
27. Tử tế tương sơn tính tương thủy
      Đoạn sơn họa phúc tai như hiện.
1. Thế núi nghiêng lệch, nước chảy đi mất:
Tán khí. Nghèo – Bần.
2. Những ngon núi ngay thẳng hướng vào
nhà: Đắc khí. Giàu – Phú.
3. Nhìn vào dáng núi đẹp, án gần nhà đang
khởi lên đủ biết là rất tốt: Quý.
4. Chỗ ở có một núi cao lại thêm một núi
cao nữa: Ngày càng vượng.
5. Chỗ ở có một núi thấp lại thêm một núi
thấp nữa: Ngày càng suy.
6. Chỗ ở có một núi đơn độc, nghiêng giống
cây đàn: Sống đơn độc, trơ trọi.
7. Trước nhà sau nhà đều có ao:
Tán khí. Trẻ con hay bị chết.
8. Hai bên về phía trước có hai ngọn núi
nghiêng, có đường cắt ngang núi: Tử địa.
9. Bốn phía đều cao hơn phần mộ tổ tiên:
Hiếm con hiếm cháu.
10. Bên có núi bên không:
Một chốn đôi nơi.
11. Trước nhà có mạch núi chạy qua Minh
đường: chủ bỏ quê đi.
12. Núi trước nhà có hình cái thương:
nhà dễ có chuyện đâm chém.
13. Thế đất có mạch núi duỗi ra đi mất,
mạch thì uốn móc câu: Dâm loạn.
14. Thanh long bạch hổ ngóc lên như
đấu nhau: Bị người thân hữu phản.
15. Bốn bề chân núi như cây chuối:
Hay bị chết cháy, cháy nhà.
16. Trước nhà có nước chảy loạn xạ
ngược ra: Nữ dâm loạn.
17. Trước nhà có nhà hoang: Hay có chuyện
phiền muộn, thương đau.
18. Trước nhà không thấy thủy khí:
Nghèo không thể khá lên được.
19. Thanh long bạch hổ chỉ có một bên:
Vợ hoặc chồng chết trước rất lâu.
20. Trước nhà có nước chảy qua Minh
đường như cái hót rác: Tán tài cô quả.
21. Trước nhà có núi giống lư hương:
Thiện tâm, đắc quả tu.
22. Nhà ở thế núi có hình giống phù bài:
Được thờ như tổ sư.
23. Trước sau có núi tròn đầu nhọn đầu
đối nhau: Ly tán, thất lạc.
24. Thế núi trước nhà bày ra như án thi:
Con cái sáng láng.
25. Mạch nước ngầm chảy ngay dưới chỗ ở:
Nhà có người phải chịu tàn tật.
26. Mạch núi sau nhà kém sinh khí:
Hiếm muộn, neo đơn.
27. Thế núi bị đứt đoạn thì tán khí:
họa phúc khó lường.
                                                                                                             ĐỊA LÝ CHÍNH TÔNG

CẤM THƯ
Truyền phải tiết lậu thiên cơ.
Kiền là tượng trưng chức ngự sử
Cấn là tượng trưng chức trạng nguyên
Khôn là tượng trưng chức tể tướng
Tốn là tượng trưng chức an phủ
Thân là tượng trưng chức thái thú
Hợi là tượng trưng chức quan huyện
Dần là tượng trưng cho thứ dân
Tỵ là tượng trưng chức vị tướng quân.
     Lập minh để truyền cho học trò gồm  có bốn mục:
Truyền thụ luận
Định minh thệ
Nghi thức lập minh
Tựa truyền phái
     Nói về thế bút sơn có năm thế:
Thế phát khôi giáp
Thế phát văn chương
Thế phát thư sinh
Thế phát áp mục
Thế phát thái hoa (hội họa)
HUYỆT PHÁP LUẬN
Nhâm long thì có ba thứ huyệt:
1 – Tý sơn hướng Ngọ
2 – Cấn sơn hướng Khôn
3 – Tân sơn hướng Ất
Tý long thì có một huyệt:
Cấn sơn hướng Khôn
Quý long thì có hai thứ huyệt:
1 – Cấn sơn hướng Khôn
2 – Tý sơn hướng Ngọ
Sửu long thì có một huyệt:
Nhâm sơn hướng Bính
Cấn long thì có tám thứ huyệt:
1 – Quý sơn hướng Đinh
2 – Nhâm sơn hướng Bính
3 – Giáp sơn hướng Canh
4 – Ất sơn hướng Tốn
5 – Mão sơn hướng Dậu
6 – Kiền sơn hương Tốn
7 – Hợi sơn hướng Tỵ
8 – Sửu sơn hướng Mùi
Dần long có hai thứ huyệt:
1 – Cấn sơn hướng Khôn
2 – Dần sơn hướng Thân
Giáp long có hai thứ huyệt:
1 – Cấn sơn hướng Khôn
2 – Tốn sơn hướng Kiền
Mão long có bốn thứ huyệt:
1 – Giáp sơn hướng Canh
2 – Ất sơn hướng Tân
3 – Quý sơn hướng Đinh
4 – Tỵ sơn hươnhs Hợi
Ất long có một huyệt:
Cấn sơn hướng Khôn
Thìn long có hai thứ huyệt:
1 – Tốn sơn hướng Kiền
2 – Cấn sơn hướng Khôn
Tốn long có ba thứ huyệt:
1 – Ất sơn hướng Tân
2 – Tỵ sơn hướng Hợi
3 – Khôn sơn hướng Cấn
Tỵ long có một huyệt:
Tỵ sơn hướng Hợi
Bính long có bốn thứ huyệt:
1 – Tỵ sơn hướng Hợi
2 – Giáp sơn hướng Canh
3 – Ất sơn hướng Tân
4 – Khôn sơn hướng Cấn
Ngọ long có hai thứ huyệt:
1 – Bính sơn hướng Nhâm
2 – Đính sơn hướng Quý
Đinh long có hai thứ huyệt:
1 – Khôn sơn hướng Cấn
2 – Tỵ sơn hướng Hợi
Mùi long có một huyệt:
Đinh sơn hướng Quý
Thân long có hai thứ huyệt:
1 – Đinh sơn hướng Quý
2 – Canh sơn hướng Giáp
Canh long có hai thứ huyệt:
1 – Đậu sơn hướng Mão
2 – Khôn sơn hướng Cấn
Dậu long có ba thứ huyệt:
1 – Khôn sơn hướng Cấn
2 – Kiền sơn hướng Tốn
3 – Hợi sơn hướng Tỵ
Tân long có ba thứ huyệt:
1 – Kiền sơn hướng Tốn
2 – Dậu sơn hướng Mão
3 – Khôn sơn hướng Cấn
Tuất long có một huyệt:
Tân sơn hướng Ất
Kiền long có một huyệt:
Tân sơn hướng Ất
Hợi long có ba thứ huyệt:
1 – Nhâm sơn hướng Bính
2 – Kiền sơn hướng Tốn
3 – Quý sơn hướng Đinh
BÀN VỀ THANH LONG – BẠCH HỔ  
     Khi người ta để ý xem xét, tất nhiên phải xem thanh long, bạch hổ trước. Bên hứu thuộc âm, âm nên béo tròn mà không quá ngắn. Bên tả thuộc dương, dương nên vòng lại mà không quá dài. Cung nam thấy dậy chỗ nào là người con trai ấy phát quý. Thứ vị người con gái chỗ nào đáng kêu ca thì người con gái ấy bị hại. Đất như thế phương nào thế nào cũng rất tốt. Núi thanh nhàn mà lại có nước bao quanh thì dương sinh xán lạn. Thế núi huyền vũ cao chót vót, hai bên thanh long bạch hổ phân khoảng bao bọc ôm chắc chầu vào phần mộ, lưỡng hổ đới hồng phát thành tiết phụ trùng long núi bút xa xa tức là phát hiền nhân ứng hiện.
     Minh đường nước chảy dốc đi thì con trai không có vợ. Huyền vũ hố sâu thăm thẳm thì con gái không chồng. Bạch hổ nước ngấm dầm sinh ra vợ dâm dục. Thanh long nước chảy quay đi nhưng vô tình ấy là đất phát sinh ra người du đãng. Sơn khê to lớn, chỗ cùng phát sinh ra người nam không chức vụ. Bên Bắc có đường thẳng thì con gái không lấy chồng. Hình trong dẫu yếu mà ngoài mạnh, cầu vồng vòng lại càng dài càng hay, được hết cả núi sông chầu về vòng về bao bọc lấy thì tất nhiên con trai được vua yêu dấu gần kề.
     Chẳng cứ gì việc cốt yếu nào là đã có trật tự nhất định chỉ thiết tha rằng nên tìm những cái gì được rõ ràng thích đáng. Khí thế liên lu không phân biệt ra được thế nào nhưng thấy hình như nước chảy đến chỗ trũng ấy là biết rằng có huyệt vậy.
                                                                                                      – CAO BIỀN –
CAO BIỀN ĐỊA LÝ TẤU THƯ KIỂU TỰ
     Vua Đường hạ Mật chỉ cho Cao Biền tìm cho kỳ được các nơi thủy tú sơn kỳ đất Nam, nơi nào có Long mạch, Huyệt kết thì phải yểm phá, và phải lập tấu thư về. Chính Cao Biền cũng không ngờ trên vùng đất nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều Long mạch lưu tụ và khí thế sơn hà đắc địa đến như vậy. Cao Biền đã không viết tấu thư mà viết hẳn một cuốn sách có tựa đề Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự gởi về tấu trình:
     “Giao Châu Đô hộ Sứ, thần Cao Biền cẩn tấu vi bản châu địa mạch thế hình thế sự, thần hạnh phát dư sinh thao tỵ hà những, thượng tự thâm sơn, hạ hạ chi đại hải, ngưỡng quan phủ sát, phát tận chân cơ, ký tự thiên hữu, cảm bất khánh kiệt sở kiến văn, thượng tự tự đế vương, vương công, công hầu, vương phi, thứ thần đồng, tú tài, vị chi thị phủ, phục khất phủ lãm giảo quan chi khí, kiến văn cụ lục”.
     Tức là:
     Giao Châu Đô hộ Sứ, thần Cao Biền kính cẩn tâu: Bản châu địa thế như vầy, thần nguyện đem hết kiếp sống thừa, từ tận núi cao ra đến biển cả khảo nghiệm để biết các cuộc đất phát lớn từ vương tôn công hầu, đến thần đồng, tú tài, khoa đệ, giàu sang phú quý mọi thứ… làm bản tấu ca dâng lên tường tận.
“Hà Đông
Thanh Oai
Đệ nhất:   Thanh Oai phong
Ấp trung Thanh Uy, hình thế tối kỳ
Thủy lưu tứ vượng, án khởi tam qui
Mạch tòng hữu kết, khí định tả y
Thần đồng tiền lập, quỷ xứ hậu tỳ
Khôi khoa tảo chiếm, phúc lộc vĩnh tuy
Tu phong mạch tận, thừa tự vô nhi.
Đệ nhị   :   Cao Xá phong
Thanh Oai Cao Xá, chân vi quý long
Thủy khuê tùy mạch, bình dương lai tung
Hoa khai hữu hổ, tinh hiện tả long
Sơn thủy trù mật, khí thế sung giong
Hà tu hợp hải, ngưu giác loan cung
Chủ khách hoàn mỹ, tả hữu vô tòng
Hoa tâm khả hạ, thế xuất anh hùng
Văn khôi hoa giáp, võ tổng binh nhung
Phú quý thọ khảo, kiêm hữu kỳ công.
…”
Hà Đông
Thanh Oai
1. Thế đất Thanh Oai:
Trong ấp Thanh Oai, hình thế rất lạ
Thủy vượng 4 phương, án phát tam qui
mạch kết bên hữu, khí đắc phía tả
Thần đồng đứng trước, quỷ phục phía sau
Bảng vàng sớm chiếm, phúc lộc dồi dào    Làm cho hết mạch, không con nối dõi.
2. Thế đất Cao Xá  :
Thanh Oai Cao Xá, quý địa chánh Long
Nước khe theo mạch, đến nơi đất bằng
Hoa nở bên phải, sao hiện bên trái                 Sơn thủy dồi dào, khí thế sung mãn
Sông thuận về biển, muôn loài cùng vui
Chủ khách đều tốt, tả hữu một lòng
Lòng hoa rộng mở, thế phát anh hùng
Văn xếp đầu bảng, võ chiếm giải nguyên  Trường thọ phú quý, lập nhiều kỳ công
…”
     Theo thống kê của Cao Biền, Nam Chiếu có 632 chính huyệt, 1517 bàng huyệt, tập trung ở những vùng địa linh chiến lược:

Địa danh
Chính huyệt
Bàng huyệt
Hà Đông
81
246
Sơn Tây
36
85
Phúc Yên
65
155
Gia Lâm
134
223
Hưng Yên
183
483
Nam Định
133
325
SƠ LƯỢC VỀ CAO BIỀN
Cao Biền xuất thân trong gia đình võ học đời nhà Đường, văn võ song toàn, kiến thức uyên thâm, biệt tài về Thiên văn, Địa lý, Phong thủy. Năm 865 (thời Đường Ý Tông) được cử làm Đại tướng bình định đất Nam Chiếu (miền bắc Việt Nam ngày nay). Tháng 10 năm 865 Cao Biền cho quân đánh úp châu Phong (Vĩnh Yên) khi đang mùa gặt và cướp hết lương thực. Đại thắng, Cao Biền được phong chức Kiểm hiệu Công bộ Thượng thư, sau khi bình định được Nam Chiếu thì đóng ở Đại La. Cao Biền làm diều khổng lồ, bay lượn khắp vùng Đại La quan sát và nghiên cứu phong thủy rồi cho xây thành Đại La mới bên bờ sông Tô Lịch tô lớn đồ sộ hơn thành cũ nhiều lần, gọi là La Thành. Do tường thành phía sông Tô Lịch bị sụt lún nhiều lần nên Cao Biền đã yểm long mạch Đại La bằng 19 trận đồ Cửu cung phi tinh, tuyệt học Địa lý Phong thủy của mình.
     Cao Biền có tài kinh bang tế thế và có biệt tài về Thiên văn – Địa lý – Phong thủy nhưng hà khắc và lạm sát. Năm 885, Cao Biền làm phản nhà Đường, sau đó bị bắt và bị giết.

ĐỊA ĐẠO DIỄN CA
Mấy lời để truyền hậu thế
Ai học địa lý theo học tất cả.
Một là hay học càng cao
Hai là cố ý, cứ lời phương ngôn
Ba là học thuộc Dã đàm
Bốn là mở sách, la bàn cho thông.
Chẳng qua ra đến ngoài đồng
Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường.
Mạch có mạch âm, mạch dương
Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh.
Sơn cước mạch đi rành rành
Bình dương mạch lẩn, nhân tình không thông.
 Có mạch qua ao qua sông,
Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non.
 Lại có mạch phát ngôi dương,
Nhìn xem cho tường, ấy mạch làm sao?
Mạch thô, đi chẳng khép vào,
Vốn đi một chiều, ấy mạch phát dương.
Ba mươi sáu mạch cho tường,
Trước là có sách, sau y lời truyền:
Ruộng cao uốn xuống thì mạch táng trên,
Ruộng thấp uốn lên thì mạch táng dưới.
Hễ chính long thì tả hữu chiều lai,
Đâu có chính long thì có sơn thủy gối kề.
Nhưng trên sơn cước non cao
Cường long thô mạch, thế nào mới hay?
Tìm nơi mạch nhược non gầy,
Nhất thời oa huyệt, nhị thời tàng phong,
Đất có cát địa chân long,
Táng cho phải phép, anh hùng, giàu sang.
Nọ như dưới đất bình dương
Mạch thích giác điền xem tường mới hay:
Bình dương lấy nước làm thày
Thứ nhất khai khẩu, thứ nhì nhũ long,
Thứ tư sơn chỉ hồi long càng tài.
Muốn cho con cháu tam khôi,
Phương Nam có bút, phương Đoài có nghiên.
Muốn cho con cháu Trạng nguyên,
Thời tìm bút lập hai bên sắp bầy,
Nhất là Tân, Tốn mới hay,
Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bầy đột lên.
Bút lập là bút Trạng nguyên,
Bút thích giác điền là bút thám hoa.
Nhìn xem cho kỹ sẽ rất là hay
Khuyên ai học làm thày địa lý
Trước phải đọc sách, sau là lượng cao.
Dù ai khôn khéo thế nào
Học mà chẳng xét ấy là vô tông.
Thắt cổ bồng phồng ra huyệt kêt,
Xem cho biết Mộc tiết Kim loan.
Mộc tiết Văn đỗ trạng nguyên,
Kim loan võ được tước quyền Quận công.
Con Mộc vốn ở phương Đông,
Con Kim vốn nó về dòng phương Tây.
Xem cho biết nó mới hay,
Táng cho phải phép thực dày vinh hoa.
Thắt cuống cà phì ra mới kết,
Xem cho biết huyệt cát huyệt hung.
Huyệt cát nước tụ vào lòng,
Đôi bên Long, Hổ uón vòng chiều lai.
Huyệt hung Minh – Đường bất khai,
Sơn tà thủy Sạ hướng ngoài tà thiên.
Táng xuống kinh sảng bất yên,
 Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau.
Muốn cho con cháu sống lâu,
Tìm nơi Huyền Vũ đằng sau cao dày.
Long Hổ bằng như chân tay,
Chẳng có tả hữu bằng ngay chẳng lành.
 Kìa như đất có ngũ tinh,
Nhận xem cho biết tương sinh loan hoàn.
Muốn cho con cháu nên quan,
Thì tìm Thiên Mã phương Nam ứng chầu.
Muốn cho kế thế công hầu,
Thì tìm chiêng trống dàn chầu hai bên.
Ngũ tinh cách tú chiều nguyên,
Kim Mộc Thủy Hỏa bốn bên loan hoàn,
Thổ tinh kết huyệt trung ương,
Ấy đất sinh Thánh, sinh Vương đời đời.
Thiên sơn vạn thủy chiều lai,
Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh,
Nhị thập bát tú thiên tinh
Tại thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai.
Ngôi Đế vương mặc trời chẳng dám,
Huyệt công khanh chẳng kiếm ai cho.
Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
Thấy thì làm chớ để lưu tâm.
Trên sơn cước xa xăm cũng táng,
Dưới bình dương nửa tháng cũng đi.
Minh sinh, ám tử vô di
Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn.
Quả nhiên huyệt chính long chân
Tiêu sa, nạp thủy chớ lầm một ly,
Táng thời phúc ký tuy chi
Trâm anh bất tuyệt thư thi gia truyền.
Muốn cho con trưởng phát tiên
Thì tìm long nội đất liền quá cung.
Thanh long liên châu cao phong
   100.      Kim tinh, thổ phủ, phát dòng trưởng nam.
   101.      Con gái về bên hổ sơn,
102.      Hổ cao thì phát, sơn bàn cho thông.
103.      Phản hổ con gái lộn chồng,
104.      Phản long trai nó ra lòng bất nhân.
105.      Vô long như người vô chân,
106.      Vô hổ như đứa ở trần không tay.
107.      Trông Long Hổ lấy làm thày trước
108.      Sau sẽ tìm lấy chỗ huyệt chôn.
109.      Nước chẳng tụ đưởng kể chi
110.      Kiếm ăn cũng khá xong thì lại không.
111.      Con trai thì ở bất trung
112.      Con gái thất tiết chả dùng cả hai.
113.      Thấy đâu Long Hổ chiều lai
114.      Minh Đường thủy tụ huyệt tài mới hay.
115.      Tiền quan hậu quỷ sắp bày
116.      Án dày muốn thấp, chiều dày phải cao.
117.      Xem huyệt nào làm cho phải phép
118.      Chớ đào sâu mà thiệt như không.
119.      Kìa ai địa lý vô tông
120.      Chẳng cứ đúng phép cũng dòng vô sư.
                                                                                                     – TẢ AO –  
VÀI NÉT VỀ CỤ TẢ AO
Tên thật là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con trai thứ, sinh vào thời vua Lê chúa Trịnh trong một gia đình nghèo. Cha mất sớm, mẹ mù lòa. Ở gần quê có ông thày Tàu chữa mắt rất giỏi nhưng vì quá nghèo nên hai anh em không thể chạy chữa được cho mẹ. Cụ đã xin đi ở giúp việc cho ông thày Tàu để học nghề và tìm cách chữa cho mẹ. Sau hai năm, cụ được ông thày Tàu nhận xét là người có phẩm hạnh nên được truyền một ít phép chữa bí truyền. Cụ xin phép được về chăm sóc mẹ và đã chữa khỏi cho mẹ. Sau đó cụ quay trở lại với ông thày và theo về bên Tàu tiếp tục học nghề. Ông thày đã truyền hết bí quyết, sở học cho cụ. Do chữa khỏi mắt cho một thày Địa lý, vị này đã dạy cụ khoa Địa lý Chính tông của mình.
     Nhiều năm trôi qua, cụ đã thành tài và xin về nước. Để thử tài cụ, vị thày lập ra 100 mô hình đất kết, dưới mỗi huyệt kết yểm một đồng tiền rồi đưa cụ 100 cây kim yêu cầu cụ điểm huyệt. Cụ đã điểm được 99 cây kim vào 99 lỗ đồng tiền (nghĩa là chính xác tuyệt đối và tâm 99 long huyệt) và cây kim thứ 100 thì cụ điểm và mép đồng tiền, đó là một vùng rất lớn với rất nhiều địa thế phức tạp, ẩn ảo. Thấy vậy, vị thày Địa lý than rằng: Sở học của ta đã bị người Nam lấy hết rồi. Cụ về nước hành nghề thuốc chữa mắt làm phúc và rất hãn hữu với thuật Địa lý nhưng với khả năng siêu đẳng của mình, cụ được mọi người tôn là Thánh Địa lý và không gọi tên thật nữa mà gọi là Thánh Địa lý Tả Ao. Sau này người ta chỉ còn gọi cụ là Tả Ao. Cụ không truyền nghề cho ai mà chỉ để lại cho đời hai bộ sách Địa lý – Phong thủy và một cuốn sách thống kê vị trí Long mạch, Huyệt khí nước Nam.
   
ỨNG DỤNG MÔN ĐỊA LÝ – PHONG THỦY
 Thuật Phong Thuỷ có một nền tảng lý thuyết cơ bản với những nguyên tắc chung có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Ngày nay do việc phổ biến các tài liệu về Phong Thủy khá rộng rãi nên nhiều người có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo. Các ứng dụng của thuật Phong Thủy rất phong phú, mục tiêu của thuật Phong Thủy là tối ưu hoá mối quan hệ giữa không gian, môi trường sống với chủ nhân của nó. Tuy nhiên, việc áp dụng thuật Phong Thủy hiện nay đang hầu như phụ thuộc vào chủ quan của mỗi người, điều đó thường dẫn đến những kết quả không được như mong muốn.
     Vận dụng thuật Phong thủy là vận dụng cả một sở học. Nếu coi đất như cơ thể ta thì long mạch của đất cũng như hệ thống kinh mạch của ta vậy. Dù là vùng đất lớn hay nhỏ thì cũng đều có không long thì mạch và đều có một nơi gọi là huyệt. Dẫu muốn trấn hay yểm thì cũng phải tìm cho ra huyệt ấy. Cũng vẫn là huyệt ấy, nhưng là sinh huyệt hay tử huyệt thì lại phụ thuộc vào việc mà ta làm với nó. Bởi không phải cứ tìm được huyệt rồi thì muốn làm gì ở đó cũng được, để đặt phần mộ thì cũng phải “táng cho phải phép”, đủ thấy để có thể ứng dụng thành công thuật Địa lý – Phong thủy truyền thống thật không đơn giản chút nào. Lại nữa, xưa nay chúng ta vẫn mặc nhiên coi việc của Địa lý – Phong thủy là đi tầm long, có phải đất nào cũng có long đâu? Vậy nếu không có long thì biết tầm cái gì? Thẩm long là công việc đòi hỏi sở học thấu đáo, cả lý thuyết cũng như bề dày kinh nghiệm, trải nghiệm, vì mọi việc sau đó phụ thuộc hoàn toàn vào phán quyết của việc thẩm. Mạch ngắn và nhỏ hơn long, mức độ và thời gian ảnh hưởng của mạch và mạch huyệt ít hơn của long và long huyệt. Mạch có thể là nhánh của long, cũng có thể tồn tại độc lập nhưng dù thế nào đi nữa thì mạch không thể so với long, mạch huyệt không thể sánh với long huyệt trong khi chỉ có một lý thuyết về huyệt. Long mạch tự nhiên, thời gian trôi đi, khí cũng tiêu hao dần; khi chúng ta sử dụng, khí tiêu hao nhanh hơn. Thày địa lý nói đất phát năm đời thì có nghĩa là vượng khí tại đất đó chỉ tồn tại chưa đầy 100 năm mà thôi. Tại sao vậy? Bởi mỗi một đời theo cách tính ước lệ ngày nay là khoảng 20 năm, thời xưa, không ai đợi đến 20 tuổi mới chịu sản sinh ra một đời (thế hệ) mới cả. Long khí thăng giáng, suy vượng luân hồi theo Tam nguyên cung phi, khởi từ năm Giáp Tý thứ nhất (Mỗi nguyên là một lục thập hoa giáp, năm nay là Nhâm Thìn – 2555). Thời gian tồn tại của long khí không phải là vĩnh cửu, có long khí tồn tại được nhiều Tam nguyên cung phi, có long khí tồn tại ít hơn, căn cứ vào Phong – Sơn – Thủy, có thể biết được sự hưng, vong của long. Long tuyệt thì khí mới tuyệt. Phá long mạch là làm mất đi nguyên khí của đất. Chúng ta vẫn nghe nói là trấn phong thủy và yên trí rằng trấn là tốt. Việc trấn ấy có tốt hay không thì cần phải xem phong thủy của chúng ta được trấn như thế nào và với mục đích gì?
1- Trấn để khí nội bất xuất ngoại bất nhập là Trấn thủ;
2- Trấn để khí không thể rời mình là Trấn giữ;
3- Trấn để khí không thể phát tác là Trấn áp;
4- Trấn để lấy khí cho bằng được là Trấn lột;
Điều đó đã quá rõ ràng, cả bốn mục đích trấn đều là để khai thác và sẽ vắt kiệt dần nguyên khí của đất. Người ta luôn kết hợp cả bốn mục đích này để trấn phong thủy. Trấn là như vậy, yểm thì sao? Thực chất, trấn và yểm có cùng mục đích, chỉ khác nhau về hình thức thực hiện. Trấn thì thường được làm công khai còn yểm thì luôn được bí mật thực hiện. Dù trấn hay yểm thì cũng phải hàm chứa đầy đủ năng lực làm thay đổi môi trường năng lượng vốn có trước đó. Sự thay đổi đó là tụ khí hay tán khí hay mất khí tùy thuộc vào ý đồ của người trấn, yểm. Xem ra, nhìn nhận phong thủy thật chẳng dễ dàng gì.
“CÂU TRUYỆN” LÀM QUÀ

TỪ TRONG NHÀ…
     Vào một ngày đẹp trời, bạn hân hoan mời thân bằng cố hữu đến chia vui với bạn vì ngôi nhà mơ ước của bạn đã hoàn thành. Thế là xong một việc to lớn trong đời. Ai cũng khen nhà bạn thật là đẹp. Bạn trẻ ra đến dăm tuổi. Và rồi đến một ngày đẹp trời nữa, bạn của bạn giới thiệu cho bạn một ông thày Địa lý – Phong thủy uy danh lừng lẫy. Ông ấy hạ cố đến nhà bạn, nghé nghiêng từng phòng một. Chẳng thấy ông ấy nói gì, chỉ thấy đầu ông ấy gật gù, mắt ông ấy sáng lên, nét mặt vui vẻ lắm. Bạn nở từng khúc ruột. Ông ấy bước lên bậc cầu thang trên cùng và ngó xuống. Ông ấy hơi nhíu mày. Rồi ông ấy tuồn tuột đi xuống. Ông ấy ngó lên đăm đăm. Rồi ông ấy xồng xộc đi lên. Ông ấy nhìn xuống trừng trừng. Ông ấy cố giữ nét mặt bình thản. Nhưng ông ấy lại không thể giấu được tiếng thở dài, mặc dù khẽ lắm, và ông ấy rùng mình. Khổ cho ông ấy. Ông ấy vốn sợ rắn lắm. Ôi…! Giá như ông ấy cứ bình tĩnh, thong thả đi lên đi xuống, cứ việc nhìn ngó và cứ việc cười tươi… Giá cứ như vậy thì tôi sẽ mừng cho sự viên mãn của bạn lắm lắm. Bạn đừng trách ông ấy nhé. Ông ấy biết bạn tuổi Hợi. Và chúng ta làm sao có thể ngờ được rằng cái cầu thang nhà chúng ta lại hệ trọng đến thế. Và chúng ta làm sao có thể biết được rằng cái cầu thang nhà chúng ta là Long hay Xà. Và làm sao để chúng ta có thể biết được?! Điều đó chỉ có đạo làm thày mới thấu! Biết làm sao bây giờ? Nguồn cơn này biết trút vào đâu? Ừ phải rồi. Bạn của bạn thật đáng trách. Nếu như bạn của bạn không làm cái việc giới thiệu cho bạn về cái ông thày ấy thì có phải là bạn sẽ thấy cái niềm vui sướng của bạn nó được trọn vẹn lắm không?
… RA NGOÀI LÀNG…
     Còn bạn, bạn cần tìm một huyệt đất để đặt ngôi âm ư? Xem nào. Đây rồi: Đầu gối sơn (tiền chu tước), chân đạp thủy (hậu huyền vũ), tay trái gác đầu rồng (tả thanh long – long chầu), tay phải xoa đầu hổ (hữu bạch hổ – hổ phục), phú quý đến năm đời đấy. Có lý do gì để bạn từ chối một thế đất như vậy chứ?! Ông thày này cắm đất xây chùa làng bạn đấy, nhờ đó mà làng bạn mới phát được như vậy.
     Bạn muốn có một huyệt đất để đặt ngôi dương nữa chứ gì? Có cho bạn đây: Đầu gối sơn (tiền chu tước), chân đạp thủy (hậu huyền vũ), tay trái gác đầu rồng (tả thanh long – long chầu), tay phải xoa đầu hổ (hữu bạch hổ – hổ phục), phú quý bảy đời luôn. Có lý do gì để bạn không “chuyển đổi mục đích sử dụng” của hai miếng đất này cho nhau nhỉ?! Nó là của bạn, chủ quyền bìa đỏ vĩnh viễn, đều là “đất sạch”, bán kính 200m đều sạch, chỉ có cây cối thôi, đất người ta bảo bạn đặt ngôi âm rộng 1000m2 (một nghìn mét vuông đấy bạn ạ), mảnh đất kia chỉ có hơn 200m2 thôi, mà với hơn 200m2, bạn không thể xây một biệt thự cho ra hồn, trong khi với số tiền hiện có, bạn dư sức xây ba cái biệt thự mà bạn đang muốn có. Còn điều này tôi muốn hỏi nhỏ bạn: Bạn có hai đứa con trai phải không? Chúng nó lại chỉ muốn ở cạnh nhau thôi. Và theo bạn, có bao nhiêu phần trăm số người ở hoàn cảnh của bạn ngay lập tức “chuyển đổi mục đích sử dụng”?
… LÊN TẬN RỪNG…  
 

     Các bạn thấy hai Đồ hình Thái cực này thế nào?
     Đồ hình bên trái là trên Nam dưới Bắc, bên phải là trên Bắc dưới Nam đấy nhé. Hẳn là có một không hai. Chẳng nhất mà có biết bao nhiêu là Long phát Huyệt kết, nhiều hơn bất cứ đâu.
 
Nếu Huế không phải tâm điểm giao hòa của Đồ hình Thái cực thì nhà Nguyễn nhọc công dựng Đô ở đó làm chi? Bắt rắn có ai đi chụp vào đầu, càng chẳng dại đi nắm vào thân, chỉ có thể tóm vào ngang cổ mới chế ngự được nó. Các vua triều Nguyễn muốn ngự lên cổ rồng Trường Sơn là phải lắm. Dẫu trải ngàn đời khí Huế vẫn thanh bình, mộng mơ, xứ Đà hết sao được nhựa trù mật sầm uất. Cũng chính bởi xứ Nam nhân kiệt địa linh trùng trùng như vậy cho nên nỗi thèm thuồng từ ngoại bang cả ngàn năm vẫn không nguôi ngoai được tý chút. Ơi Hoàng Long Trường Sơn… Ơi chiếc đòn gánh vàng Trường sơn…
… VÀ XUỐNG TẬN BIỂN
     Biển bạc vẫn bạc, biển xanh vẫn xanh. Hoàng Sa vẫn xa, Trường Sa vẫn xa. Vành đai Thái cưc Đồ hình Tổ quốc vẫn xa. Con bò nhà hàng xóm lù lù ở đấy, cái lưỡi nó đang liếm vào ruộng mạ Đồ hình, vầng trăng Tổ Quốc có nguy cơ thành vầng trăng khuyết. Hay ngọt hay ngào cho câu “Trâu ăn lúa, bò ăn mạ”, ăn lúa thì lúa vẫn còn sinh nhánh đẻ cây, ăn mạ thì mất trắng mùa nhìn thấy trước. Hay ghê hay gớm cho chữ “Đường lưỡi bò”.
         Tài nghệ thay một Cao Biền khéo in dấu ấn cho lòng tham truyền đời bá kiếp. Thâm thúy thay một Tả Ao trá nghiệp lang thang bôn tẩu phục nhãn cho tha nhân mà thẩm Long định Huyệt, tri Thiên trí Địa đặng lưu hậu thế ngẫm hưng suy.
 
NHÂN ĐIỆN VỚI ĐỊA LÝ – PHONG THỦY
 Trong thực tế, sử dụng năng lực tâm linh để trấn, yểm có sức mạnh hơn thuật Phong Thủy theo lý thuyết Phong Thủy truyền thống. Nếu kết hợp cả hai thì sẽ tạo ra một năng lực ảnh hưởng với sức mạnh vô cùng to lớn, khó có thể ngăn cản hay chống đỡ được. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các trận đồ Khí công, trận đồ bát quái Khổng Minh, trận đồ bát quái Thiếu Lâm Tự, và đặc biệt hung hiểm có sức công phá mạnh, lâu dài như trận đồ Cửu Cung Phi Tinh của Cao Biền yểm phá long mạch đất Giao Chỉ.
     Là ngành học ứng dụng năng lượng vũ trụ, Nhân Điện đã và đang rất nỗ lực góp phần tạo nên sự ổn định, hài hòa của muôn loài vạn vật trong môi trường sống của mình. Ngoài những lĩnh vực thế mạnh như Y học hay Nông – Lâm – Ngư nghiệp thì Phong Thủy là một lĩnh vực được Nhân Điện đặc biệt quan tâm. Cho dù ứng dụng năng lượng vũ trụ vào bất cứ lĩnh vực nào thì mục đích của Nhân Điện vẫn là nhằm đem lại sự bình an, mạnh khỏe cho mọi người, đem lại sự hài hòa, ổn định về năng lượng cho mọi nơi. Để thẩm long, định huyệt, Hành Giả Nhân Điện dùng kỹ năng “tiếp xúc tư tưởng” của mình.  
DỤNG CỤ PHONG THỦY CỦA NHÂN ĐIỆN
1. Kim tự tháp phong thủy
Kim Tự Tháp (tháp hình chữ Kim: 金 / ) cho tới nay vẫn chứa đầy bí ẩn, chưa thể có giải đáp thỏa đáng từ những nghiên cứu khoa học, các giả thuyết vẫn chỉ là dựa trên những phỏng đoán mang tính cá nhân, chưa có sức thuyết phục. Lịch sử sự ra đời các kim tự tháp khổng lồ tồn tại đến ngày nay tại Ai Cập hay lục địa Nam Mỹ vẫn còn là ẩn số. Các nghiên cứu khoa học mới chỉ cho chúng ta biết được một phần công năng của kim tự tháp. Bên trong kim tự tháp như một chiếc tủ bảo quản khổng lồ, nếu đem sữa tươi, nước quả, hoa quả, thịt tươi đặt vào trong đó vài ngày vẫn giữ được như mới. Nếu gieo mầm các loại sản phẩm ở trong kim tự tháp thì thời gian sinh trưởng ngắn hơn vài lần so với gieo trồng ở ngoài tháp mà sản lương lại cao, chắc hạt. Các vật bằng kim loại đang có các vết đốm gỉ sét nếu đặt trong kim tự tháp một thời gian sẽ trở lên sáng bóng. Ngoài ra trong tháp còn có hiệu ứng gây tê và chống thối rữa.
Người suy nhược thần kinh, người khó chịu toàn thân khi vào kim tự tháp sẽ cảm thấy dễ chịu, ngủ trong kim tự tháp rất ngon, tinh thần sảng khoái, hết đau đớn. Trong kim tự tháp thực tế có một loại khoảng không dao động viba, hiệu ứng viba, kể cả hiệu ứng nhiệt, được phát huy đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy tất cả các hình khối kim tự tháp đều tàng trong nó những năng lực vô cùng huyền diệu.

       Kim tự tháp Nhân Điện có cấu tạo ba mặt phẳng tam giác đều bằng nhau có chung một đỉnh, tạo thành hình khối có bốn mặt tam giác đều bằng nhau và bốn đỉnh. Ba mặt bên có các vạch đồng mức chia khối kim tự tháp thành 13 kim tự tháp đồng dạng cùng chung đỉnh. Bộ kim tự tháp phong thủy gồm ba chiếc lồng vào nhau, chiếc lớn có chiều dài mỗi cạnh là 49cm, chiếc thứ hai có chiều dài mỗi cạnh là 13cm và chiếc nhỏ nhất có chiều dài mỗi cạnh là 4,32cm.
     Tại sao kim tự tháp Nhân Điện chỉ có ba mặt bên? Điều đó có ý nghĩa gì?
     Triết học phương Đông với quan điểm Vạn vật đồng nhất thể và đó là nền tảng để cứu xét mọi mối tương quan. Tương quan đồng nhất thể từ các thuộc tính của năng lượng vũ trụ là Tam vị đồng nhất thể (Tạo – Tồn – Hóa). Tương quan đồng nhất thể của con người với môi trường sống của mình cũng là Tam vị đồng nhất thể (Thiên – Địa – Nhân hợp nhất). Kim tự tháp Nhân Điện là phương tiện tàng tiết năng lượng vũ trụ, được tạo ra từ triết lý Tam vị đồng nhất thể, với tất cả các mặt là tam giác đều và bằng nhau nên năng lực ảnh hưởng của nó (Tiết) phản ánh trung thực tuyệt đối sự Đồng nhất thể mà nó có được (Tàng) từ chính sự Tuyệt Đối của Tự Nhiên Vũ Trụ.    
     Các thông số của kim tự tháp Nhân Điện đều hướng tới con số 13, tại sao vậy?
     Chúng ta thường coi con số 12 như là cái mốc đánh dấu cao nhất cho sự hiểu biết của chúng ta về càn khôn vũ trụ. 12 tháng trong một năm, 12 canh giờ trong một ngày đêm, 12 đường kinh trong cơ thể, v.v… Con số 13 Nhân Điện chỉ đơn giản là mang ý nghĩa vượt qua sự thông thường.
 

Năng lực của kim tự tháp Nhân Điện
 là nguồn năng lượng Đồng nhất thể và Hợp nhất
     Kim tự tháp Nhân Điện có gì khác biệt?
     Trong không gian ba chiều, khối lập phương là hình dạng thăng bằng, hoàn hảo nhất trong thể tĩnh. Năng lượng của khối lập phương được tập trung vào tâm bởi các mặt phẳng bề mặt của nó. Khối cầu là hình dạng thăng bằng, hoàn hảo nhất trong thể động (không thể chia khối cầu thành nhiều khối cầu nhỏ cũng không thể ghép các khối cầu thành khối cầu lớn hơn). Năng lượng của khối cầu được tập trung vào tâm là cực đại mà hình khối có thể có nhờ phản ánh của mọi điểm trên toàn bộ bề mặt đến tâm như nhau. Kim tự tháp Nhân Điện mang tính chất của cả khối lập phương và khối cầu, là hình dạng thăng bằng và hoàn hảo nhất cho đồng thời cả thể tĩnh và thể động, không thể phân chia hay ghép lại thành hình khối khác và có khả năng tàng tiết năng lượng lớn nhất mà hình khối có thể có. Từ bất cứ đỉnh nào, kim tự tháp Nhân Điện luôn luôn có một kim tự tháp phản chiếu đối xứng. Một kim tự tháp Nhân Điện có bốn kim tự tháp Nhân Điện phản chiếu trong không gian, nó tượng trưng cho vật nhỏ nhất đồng thời là vật lớn nhất không biến dạng. Kim tự tháp Nhân Điện là đại diện của phần tử nhỏ nhất, hữu hạn nhưng lại thể hiện khả năng vô cùng, bất tận của vũ trụ.
2. Đại ăng ten phong thủy
     Đại ăng ten phong thủy Nhân Điện có vỏ là kim tự tháp Nhân Điện lớn được làm bằng Inox, mỗi cạnh có kích thước 130cm (1,3m), phần lõi được làm bằng đồng (Cu) nguyên chất.
     Chúng ta không ai là không biết đến Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Tri thức khoa học ngày nay còn cho chúng ta biết rằng ngoài sự nhiều (đa) dạng, năng lượng còn có nhiều thể (thể đặc, thể không đặc) và rất nhiều chiều chứ không phải chỉ có ba (3) chiều. Với quan điểm Duy (Duy nghĩa là Do cái gì? Duy tâm là do tinh thần, duy vật là do vật chất), đến một ngày nào đó, bằng một cái gì đó, một nhà khoa học nào đó ở đâu đó sẽ làm thỏa mãn cái điều mà đến một lúc nào đó chúng ta sẽ nghĩ ra để hỏi: Duy chuyển hóa năng lượng? (Cái gì làm năng lượng chuyển hóa?). Hiện nay, câu trả lời của Nhân Điện là: Mật mã năng lượng vũ trụ. Mật mã năng lượng vũ trụ là một dãy số gồm bốn chữ số. Không phải chỉ Nhân Điện mới biết bốn chữ số đó, nhưng theo Nhân Điện, thứ tự các chữ số trong dãy số đó là: 1-9-8-0.
     Đại ăng ten phong thủy Nhân Điện với lõi đồng có tượng hình 1-9-8-0 hàm chứa mật mã năng lượng vũ trụ là động lực quyết định chuyển hóa năng lượng. Đại ăng ten có khả năng thu năng lượng vũ trụ rất mạnh, cùng với năng lực chuyển hóa của mật mã 1-9-8-0, trở thành một trung tâm cung cấp và tác động năng lượng rất lớn đến vùng mà nó tọa lạc.

Lõi của Đại ăng ten


Đại ăng ten phong thủy

THAY CHO LỜI KẾT
     Với năng lực tự nhiên đặc biệt và vô cùng huyền diệu của hình khối kim tự tháp, dụng cụ phong thủy Nhân Điện đã làm được điều mà Thuật phong thủy truyền thống không nhắc tới, đó là Trấn hưng cho khí. Hưng bởi dụng cụ phong thủy Nhân Điện thu khí của Trời để bổ sung cho Đất. Năng lực Đồng nhất thể và hợp nhất tạo nên sự ổn định, hài hòa nên không cần trấn giữ, trấn thủ hay trấn áp, trấn lột khí để làm gì.
     Để tạo sự ổn định và vượng khí cho ngôi dương hoặc ngôi âm, Nhân Điện thường dùng kim tự tháp phong thủy để trấn. Để tạo sự ổn định và vượng khí cho long mạch hay vùng lớn, Nhân Điện dùng Đại ăng ten để trấn. Cho dù không có long hay không có huyệt, trấn phong thủy Nhân Điện cũng luôn đem lại thịnh vượng, yên bình, ổn định.
Không Nguyên
Share on facebookShare on twitterShare on emailShare on printMore Sharing Services0
Tin khác
Siêu bão Haiyan di chuyển phức tạp – Tối nay bão đổ bộ Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh
Sống hàng chục năm chỉ cần ăn nắng, phơi sương?!
LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN THÁNG 12/2013 TẠI NAM ĐỊNH
LỊCH HOC NHÂN ĐIỆN THÁNG 11/2013 TẠI HÀ NỘI
LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN THÁNG 11/2013 TẠI NGHỆ AN
Quả Báo Tâm Lý
Kích Thước Mới Của Khoa Tâm Lý
Giải Đáp Cho Những Vấn Đề Bí Hiểm Của Đời Người
Ông Edgar Cayce Dùng Thần Nhãn Để Khám Bệnh
Nhân Quả Đối Với Chức Nghiệp
Tiềm Năng Của Con Người
Nghiệp Quả Giữa Cha Mẹ Và Con Cái
Quả Báo Đối Với Hôn Nhân
Vài Cảm Tưởng Về Luật Quả Báo
Vài Loại Quả Báo Xác Thân
LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN THÁNG 11/2013 TẠI HẢI PHÒNG
LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN THÁNG 11/2013 TẠI TP HCM
FACEBOOK CỦA NANGLUONGCUOCSONG.COM.VN
CLB NHÂN ĐIỆN TÂY SƠN SINH HOẠT ĐỊNH KỲ NGÀY 20/10/2013 – Chuyên đề: Phong thủy ứng dụng
LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN THÁNG 10/2013 TẠI QUẢNG NINH
LỊCH HOC NHÂN ĐIỆN THÁNG 9/2013 TẠI QUẢNG NGÃI
TƯỞNG NIỆM THÀY LƯƠNG MINH ĐÁNG vào lúc 12h trưa – ngày 12-08-2013
Bí ẩn người phụ nữ tiên đoán cái chết
Chuyện những người nhìn thấy trước tương lai
Uri Geller và khả năng điều khiển bằng tâm trí
Kỳ Nhân Họ Trương người Trung Quốc
Huyền thoại Nghiêm Tân – Khí công hay trường sinh học?
Cuộc hành trình tâm thức – Nhà ngoại cảm – Họa sĩ Đoàn Việt Tiến
Tắt thở rồi sống lại, cụ bà ‘biến’ thành người khác
LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN THÁNG 7/2012 TẠI TP LAO CAI
NHÂN ĐIỆN CHỮA BỆNH THẤP TIM- ĐỘT QUỊ (TAI BIẾN)
Trở thành Thần Y sau khi bị sét đánh
Chữa bệnh câm điếc bẩm sinh bằng Nhân Điện
Bé gái có thể ‘phát ra năng lượng’ đốt cháy mọi thứ
Cụ ông 80 tuổi chữa bệnh bằng tay
Chuyện lạ về hôn mê
KHÓA HỌC TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG I, II, III tại HÀ NỘI
Biến mất vào hư không
Khả năng tâm linh sau tai nạn hiểm nghèo
Bàn tay phát điện
Hiện tượng chết đi sống lại – kỳ 4
Tìm lời giải hiện tượng hồi dương
Hiện tượng thoát xác – kỳ 3
Kinh nghiệm cận tử-kỳ 2
Những chuyện tưởng như hoang đường- kỳ 1
LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN NGÀY 06 & 07/ 8/2011 TẠI TP LAO CAI
Chuyện về những người có khả năng siêu phàm (P1)
LỊCH SINH HOẠT CLB HỌC VIÊN NHÂN ĐIỆN NGÀY 30/ 7-2011 TẠI NAM ĐỊNH

Cậu bé nam châm
SỰ TÁI SANH CỦA NHỮNG VỊ HÓA THÂN
Chết và tái sinh
Linh hồn sống sót – chuyện thần kỳ về sự tái kiếp
Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ: Trường hợp bé Shanti Devi
GIÁ NHƯ…
Edgar Cayce và Những Lời Tiên Tri (3)
Không ăn mà sống
Lỗ hổng thời gian
Nhà tiên tri Juselino
Chuyện lạ kỳ: Hết mù, hết câm sau khi… “chết”
Người bí hiểm
Sau trận ốm xuất hiện khả năng dự báo tương lai
Nhớ về tiền kiếp
Người đàn ông không ăn, không uống suốt 70 năm
Edgar Cayce và Những Lời Tiên Tri (2)
Edgar Cayce và Những Lời Tiên Tri (1)
LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN THÁNG 3 – 2011 tại HẢI DƯƠNG
Cặp Trẻ Sinh Đôi kỳ lạ
Cậu bé Chase Bowman và tiền kiếp
THÔNG BÁO – LỊCH HỌC NHÂN ĐIỆN THÁNG 2-2011 tại TP. Yên Bái, Tỉnh Yên Bái
Thoát chết nhờ tập vô thức sau tai biến mạch máu não
Chuyện đầu thai kỳ lạ
Lại chuyện “hoán đổi linh hồn”
Tiền kiếp con trai, bây giờ hóa gái
Mổ không cần gây mê.
Bí ẩn trí nhớ về kiếp trước
Chuyện về cô bé Shanti Dévi tại Ấn Độ
Người sống với trái tim ngừng đập
Tiền kiếp và luân hồi có thật không?
Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản
Lời kể của người trở về từ cửa tử
Một số hình ảnh của những người có Năng lực siêu phàm
Chữa tiểu đường bằng thông xung Năng lượng
MỜI ĐĂNG KÝ ĐỊA CHỈ GIẢNG DẠY NHÂN ĐIỆN TRÊN TOÀN QUỐC
THÔNG BÁO MỚI
Cậu bé có khả năng thấu thị (Thiên nhãn thông)
Nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp
Kinh ngạc chuyện đầu thai
Lại một trường hợp đầu thai ở Anh
Trường hợp đầu thai tiếp theo của vị tướng GEORGE S. PATTON
Trang web: http:// www.nangluongcuocsong.com.vn Sử dụng trình duyệt Mozilla Fire Fox là tốt nhất.
Chuyện Tâm linh có thật
Người phụ nữ có 17 linh hồn
Cậu bé có khả năng thấu thị ( Thiên nhãn thông)
Khả năng diệu kỳ của ngành Nhân Điện.
Một tình yêu cao thượng
Người đàn bà có khả năng lạ lùng
Ly kỳ về tiền kiếp của vua Minh Thần Tông ở nước Việt
Người ‘không ăn suốt 70 năm’ vẫn sống
Nhịn ăn kéo dài nhờ năng lượng mặt trời
Ðạo Sư TRAILINGA – Người có năng lực siêu phàm
Những Người có Năng Lực Siêu Phàm
Nướng cá bằng… Ý Nghĩ !!!
Một người Việt siêu phàm

Tin mới
Siêu bão Haiyan di chuyển phức tạp – Tối nay bão đổ bộ Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh
Bí ẩn thần kỳ về công lực vô biên của con người
Ngành Nhân Điện theo khía cạnh khoa học
Bí mật chữa bệnh bằng nước Năng Lượng
Sống hàng chục năm chỉ cần ăn nắng, phơi sương?!
Chữa bệnh bằng cách dùng Nhân Điện cắt cơn đau
Một Triển Vọng Đáng Mừng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *