Mục lục bài viết
![]() |
Gian Đại Bái chính của Đền Mẫu Đông Cuông |
![]() |
Một gian thờ tại Đền Mẫu Đông Cuông |
Trải qua các thời kỳ lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm Đền Mẫu Đông Cuông còn tôn thờ thêm các vị anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XVIII và các vị Thủ lĩnh người Tày trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần của người Dao – Tày 1913 – 1914 đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
![]() |
Những công trình mới xây dựng của Đền Mẫu Đông Cuông |
Đền Đông Cuông là một trong các nơi khởi đầu của phong trào tục thờ Mẫu Việt Nam. Đến nay đền đã được xây dựng lại khang trang bề thế.
![]() |
Một góc không gian thờ trong Đền Mẫu Đông Cuông |
Tục truyền Công Chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao). Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: “Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để đại vương biết”. Nói xong liền biến mất. Đường thuỷ mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm) Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi”.
![]() |
Dòng sông hiền hòa trước cửa Đền Mẫu Đông Cuông |
![]() |
Ban Chúa Sơn Trang ở Đền Mẫu Đông Cuông |
![]() |
Tam quan Đền Mẫu Đông Cuông |
4. Không gian tâm linh Đền Mẫu Đông Cuông
Trải qua những thăng trầm lịch sử và sau nhiều năm tủ bổ, tôn tạo, kiến trúc ngày nay của đền Đông Cuông vẫn mang đạm nét dáng dấp kiến trúc đền chùa thời Lý Trần, với mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm. Trên các đầu dư, đầu bẩy, xà ngang, cốn nách, câu đầu đều được chạm khắc tỉ mỉ theo các chủ đề tứ linh và hoa lá, đạt trình độ cao về mỹ thuật.
![]() |
Gian Đại Bái chính của Đền Mẫu Đông Cuông |
Đền Mẫu Đông Cuông có một địa thế phong thủy “Tựa sơn đạp thủy”. Lưng đền tựa về phía núi, mặt đền hướng ra dòng sông hiền hòa tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Con đường dốc độc đạo chạy từ phía Đông lên đền, uốn lượn quanh co như vắt ngang lưng chừng núi khiến khung cảnh càng thêm thâm nghiêm, tĩnh mịch. Khuôn viên quanh đền rộng mở, với cây cối sum xuê tỏa bóng mát tạo nên một không gian tâm linh huyền ảo và linh thiêng.
5. Vị trí Đền Mẫu Đông Cuông trong thờ Mẫu Thượng Ngàn
Theo các thần tích về Mẫu Thượng Ngàn thì Mẫu Thượng Ngàn ở Bắc Lệ (Lạng Sơn) là công chúa Quế Hoa, ở Suối Mỡ (Bắc Giang) là Công Chúa La Bình thì ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là Lâm Cung Thánh Mẫu.
Căn cứ theo truyền thuyết thì Đền Công Đồng Bắc Lệ chính là nơi Mẫu Thượng Ngàn hiển linh, âm phù; Đền Suối Mỡ là thắng tích lưu lại dấu vết Mẫu tu tiên luyện đạo, còn Đền Đông Cuông (Yên Bái) là nơi Mẫu giáng sinh và ngự.
Trong niềm tin tâm linh của các đệ tử Đạo Mẫu thì Đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Thượng ngàn.
6. Sự anh linh của Mẫu Thượng Ngàn
Sử sách truyền lại rằng chiến công của nhiều triều đại Việt Nam có sự phù hộ của Mẫu Thượng Ngàn. Vua Lê Lợi là người đã sắc phong Mẫu Thượng Ngàn là Lê Mại Đại Vương. Tích sắc phong này là: Vào thời đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn bị vây khốn ở Phản Ẩm. Khi tình thế nguy cấp. Mẫu Thượng Ngàn đã hóa thành ngọn đuốc lớn, soi đường quân sĩ thoát vây. Trong suốt cuộc chiến, vua Lê luôn được sự che chỏ của Mẫu. Vì thế, sau khi cuộc khởi nghĩa vua Lê đã ra sắc phong để phong cho Mẫu là Lê Mại Đại Vương.