Tam hợp là gì, Tam hợp hóa Tam Tai có thực sự ghê gớm?

Tam hợp là gì, Tam hợp hóa Tam Tai có thực sự ghê gớm?

Tam hợp là gì, 4 bộ tam hợp Thân Tý Thìn, Dần Ngọ Tuất, Tị Dậu Sửu, Hợi Mão Mùi có quan hệ thế nào? Vì sao Tam Hợp hóa Tam Tai? Cùng đi tìm câu trả lời chính xác nhé.
Trong 12 Địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi tồn tại 4 cục diện Tam hợp gồm:


Tam hợp Thân Tý Thìn
Tam hợp Dần Ngọ Tuất
Tam hợp Hợi Mão Mùi
Tam hợp Tị Dậu Sửu


Vậy tam hợp là gì? Tam hợp ở đây thể hiện sức hấp dẫn, hòa hợp và thu hút giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong ngũ hành. Lục hợp được ví như tình cảm vợ chồng, còn Tam hợp được so sánh với tình mẫu tử mẹ con.

1. Tam hợp là gì?

Giải thích theo nghĩa đen: “Tam” là “ba”, “Hợp” là hợp nhau. Hiểu đơn giản nhất, Tam Hợp là bộ 3 con giáp hợp nhau trong vòng tròn Can Chi.Suy rộng ra, Tam hợp được xem là một dạng “Minh hợp”, tức là sự hòa hợp được thể hiện rất rõ ràng, quang minh chính đại.


Những người nằm trong mối quan hệ này thường có tính cách tương đồng hoặc chung sống với nhau rất hòa hợp, có cùng chung lý tưởng và giúp đỡ nhau tiến tới thành công. Mối quan hệ giữa họ thường phát triển thành bạn bè thâm giao hoặc tình yêu đôi lứa.
Tam hop la gi, Luc hop la gi, nen hieu sao cho dung hinh anh

White Shark Is No Longer The Scariest Sea Monster
Bạn có để ý thấy 1 điều đặc biệt, khoảng cách giữa 3 con giáp trong Tam hợp là mấy không? Chính là 4 năm, chẳng thế mà các cụ vẫn nói rằng trai gái hơn nhau 4 tuổi rất hợp nên duyên đôi lứa.
Với 12 địa chi, chúng ta có tổng cộng 4 mối quan hệ Tam hợp như sau:
Tam hợp Hỏa cục gồm có Dần, Ngọ, Tuất.
Khởi từ Dần Mộc, tiến tới Ngọ Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ.
Tam hơp Mộc cục gồm có Hợi, Mão, Mùi.
Khởi từ Hợi Thủy, tiến tới Mão Mộc rồi đi vào Mùi Thổ.
Tam hợp Thủy cục gồm có Thân, Tý, Thìn.
Khởi từ Thân Kim, tiến tới Tý Thủy rồi đi vào Thìn Thổ.
Tam hợp Kim cục gồm có Tị, Dậu, Sửu.
Khởi từ Tị Hỏa, tiến tới Dậu Kim rồi đi vào Sửu Thổ.


Có thể tóm tắt ở bảng dưới đây:

STT Loại Tam Hợp Con Giáp Hướng di chuyển
1 Tam hợp Hỏa cục Dần, Ngọ, Tuất Khởi từ Dần Mộc, tiến tới Ngọ Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ
2 Tam hơp Mộc cục Hợi, Mão, Mùi
Khởi từ Hợi Thủy, tiến tới Mão Mộc rồi đi vào Mùi Thổ.
3 Tam hợp Thủy cục Thân, Tý, Thìn Khởi từ Thân Kim, tiến tới Tý Thủy rồi đi vào Thìn Thổ.
4 Tam hợp Kim cục Tị, Dậu, Sửu Khởi từ Tị Hỏa, tiến tới Dậu Kim rồi đi vào Sửu Thổ
Ngoài ra cũng có quan điểm khác khi cho rằng các con giáp trong Tam hợp đều cùng Âm hoặc cùng Dương. Thân – Tý – Thìn và Dần – Ngọ – Tuất thuộc Dương, còn Tị – Dậu – Sửu và Hợi – Mão – Mùi thuộc Âm. “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, những cái giống thường tìm đến với nhau.


Một số quan điểm cho rằng, tình bạn, tình yêu và hôn nhân của những người trong nhóm “Tam hợp” sẽ mở ra những cơ hội tốt về sự thành công. Đặc trưng của những người thuộc bốn nhóm này có thể tóm lược như sau:

1.1 Nhóm tranh đấu: Thân – Tý – Thìn

Đây là những người thiên về hành động, tinh thần tranh đấu cao, tích cực và quyết đoán.


Tý không tự bảo vệ được, đòi hỏi phải có sự dũng cảm và lòng tự tin cao độ của Thìn.


Thìn cứng đầu cần có sự láu lỉnh của Thân hoặc đôi mắt tinh tường của Tý để gặp được nhiều may mắn.


Thân được kích hoạt bởi sự nhiệt tình của Thìn và được sự nâng đỡ bởi sự thông minh của Tý.

Tam hợp Thân Tý Thìn – Bộ ba ăn ý khi kết hợp hành động
Tam hợp Thân Tý Thìn là gì? Bộ Tam Hợp này sẽ nói lên điều gì về tính cách và số mệnh tương lai của bộ 3 này khi kết hợp với nhau? Hãy cùng Lịch Ngày Tốt tìm

1.2 Nhóm trí thức: Tị – Dậu – Sửu

Đây là những người thích suy tư, nhìn xa trông rộng và thực dụng. Họ sống có mục đích, tự tin, cương quyết, kiên trì, không dao động, có cá tính mạnh mẽ và những khả năng phi thường.


Sửu cứng như đá và bền vững, nhưng sẽ tiến xa hơn nếu được sự giúp đỡ của Sửu hoặc Dậu.


Tính thẳng thắng, bộc trực của Dậu sẽ được làm dịu đi bởi sức hấp dẫn của Tị và tính thích sự yên ổn của Sửu.


Đọc bài viết dưới đây để hiểu chi tiết về bộ tam hợp này:

Tam hợp Tị Dậu Sửu – Bộ ba tri thức, khẳng định quyền uy
Tam hợp Tị Dậu Sửu bao gồm người sinh vào các năm Tị, năm Dậu và năm Sửu. Bộ Tam hợp này có những ưu nhược điểm gì về tính cách? Khi kết hợp liệu có đem đến

1.3 Nhóm độc lập: Dần – Ngọ – Tuất

Đây là những người có tinh thần tự do, thiên về tình cảm, chủ quan, nông nổi và hiếu động.


Ngọ là nhà chiến lược nhưng cần phải có xung lực của Dần để khởi động, hoặc sự quyết đoán của Tuất để cái nhìn xuyên suốt sự việc.


Tính hung bạo của Dần phải được làm dịu đi bởi sự thuần tính của Tuất. Trong khi đó tinh thần bất ổn của Ngọ cần có giải pháp do Dần cung cấp, hoặc sự xoa dịu từ Tuất.


Xem chi tiết:

Tam hợp Dần Ngọ Tuất – Bộ ba độc lập, yêu thích cuộc sống tự do phóng khoáng
Tam hợp Dần Ngọ Tuất bao gồm người sinh vào các năm Dần, năm Ngọ và năm Tuất. Nhóm này được gọi là Tam hợp Hỏa cục; khởi từ Dần Mộc, tiến tới Ngọ Hỏa rồi đi

1.4 Nhóm ngoại giao: Hợi – Mão – Mùi

Đây là những người có tinh thần hợp tác, lịch thiệp, ngoại giao tốt.


Họ có xu hướng nhạy cảm, dễ thông cảm, sống chan hòa, thích giao du và thân mật. Họ không phải là người liều lĩnh, cuồng nhiệt hoặc xảo trá.


Họ mang đến cho nhau sự dịu dàng, ân cần, chăm sóc.


Tính tinh khôn, sắc sảo của Mão bảo vệ và giữ gìn lòng quảng đại của Mùi, trong khi đó Mùi được lợi ích từ giác quan tinh nhạy của Mão.


Sức mạnh của Hợi bổ sung cho tư duy chiến lược của Mão và quan điểm cởi mở của Mùi.


Đọc bài viết dưới đây để hiểu chi tiết về bộ tam hợp này:

Tam hợp Hợi Mão Mùi – Bộ ba lịch thiệp và ngoại giao tốt, có nhiều cơ hội thành công

Tam tai la gi, hieu dung ve van han va cach cung le hoa giai


2. Tam Hợp hóa Tam Tai thực sự có ghê gớm?


Tam Tai là gì?


Cắt nghĩa từ “Tam tai”:  Tam: Ba, số 3, thứ 3.  Tai: Tai họa, họa hại.
Tam tai là 3 tai họa gồm: Hỏa tai (tai họa do lửa cháy, như cháy nhà, cháy rừng.); Thủy tai (tai họa do nước gây ra, như lũ lụt, sóng thần); Phong tai (tai họa do gió gây ra, như bão, lốc).


Xem bài viết Tam Tai là gì để hiểu hơn về cách tính hạn Tam Tai.

Tam hợp hóa Tam Tai là gì?


Theo quan niệm dân gian, khi vào vận Tam tai thì gia chủ hay khốn đốn, trắc trở, vất vả. Đặc biệt là khi cả vợ chồng cùng nằm trong tam hợp tuổi nói trên vì đôi bên đều phải mệt mỏi cùng lúc. Vậy mới sinh ra câu “Tam Hợp hóa Tam Tai” là vậy.
Mức độ cộng hưởng sẽ làm ảnh hưởng nặng đến gia đình. Đó cũng là thiệt thòi của các tuổi hợp. Nếu vợ chồng không cùng tam hợp thì hạn rải rác sẽ đỡ áp lực hơn.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, Tam hợp là 3 tuổi rất hợp nhau, nếu hai vợ chồng nằm trong tam hợp là rất tốt.


Tuy nhiên tuổi Tam hợp lại bị họa trong 3 năm liên tiếp giống nhau và cùng nhau. Nên khi hai vợ chồng trong tuổi Tam hợp thì cả hai sẽ bị hạn Tam tai trong cùng 3 năm, không ai gánh cho ai, mức độ họa hại tăng lên gấp đôi, như vậy là không tốt.
Nói như vậy không có nghĩa là gia đình nào vợ chồng, con cái Tam hợp cũng biến thành Tam tai. Khi xem xét điều này phải dựa trên nhiều yếu tố, có nhiều cách để xem xung hợp vợ chồng, con cái chứ không chỉ riêng cách này.


“Tam hợp hóa Tam tai” chỉ là cách nói trong dân gian. Nó chỉ xảy ra theo chu kỳ nhất định chứ không diễn ra trong suốt thời gian dài hay cả cuộc đời. Nó xảy ra được chỉ khi hội tụ đầy đủ các yếu tố và có thể gây khó khăn, vất vả hơn. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có cách hóa giải.
Cách hóa giải đơn giản nhất là vợ chồng biết nhường nhịn, cảm thông cho nhau, chia sẻ gánh nặng cuộc sống. Chứ không có chuyện cứ hợp tuổi là không cần nhường nhau.

Hiểu Tam tai theo vòng Tràng Sinh

Khái niệm Tam Tai được sinh ra từ mãi sau này khi người ta đem Âm dương, Ngũ Hành quy nạp vào 12 địa chi, cộng thêm việc định nghĩa ra Vòng Tràng sinh, 1 chu trình mang tính quy luật sinh trưởng của vạn vật gồm 12 trạng thái (Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng)


Đôi khi, trong dân gian được giản lược thành Sinh – Lão(Suy) – Bệnh – Tử
Theo lý thuyết về vòng Trường Sinh ở trên thì:
Vật/ việc/ người… khởi nguồn từ hành Thủy
Bắt đầu khởi năng lượng từ vị trí/ thời điểm Thân (ta nói là sinh ra ở Thân)
Tăng dần qua các vị trí Dậu, Tuất, Hợi và đỉnh ở vị trí/ thời điểm Tý (ta nói là Vượng tại Tý)
Và bắt đầu giảm dần qua các vị trí Sửu, Dần, Mão cho đến Thìn thì cạn kiệt năng lượng, chờ thời cơ trở lại (ta gọi là Mộ tại Thìn)
Ở đây có chú ý rằng trong quá trình tăng giảm năng lượng ấy thì 3 trạng thái cuối cùng là Dần, Mão, Thìn là 3 kém nhất, đói năng lượng nhất của hành Thủy. Mà khi đã “bần cùng tất sinh đạo tặc”, nhiều cái bất ổn xảy ra. Thế nên dân gian gọi nó là 3 thời điểm của Tai họa, chính là cái TAM TAI ta hay nghe thấy.
Như vậy Tam Tai với hành thủy bản chất là 3 thời điểm năng lượng kém nhất (có tính liên tiếp gồm Dần, Mão, Thìn) của những sự vật sự việc, con người thuộc Thủy.
Với các suy luận tương tự ta cũng có:
– Hành Mộc có 3 thời điểm Tam Tai là Tị Ngọ Mùi
– Hành Hỏa có 3 thời điểm Tam Tai là Thân Dậu Tuất
– Hành Kim có 3 thời điểm Tam Tai là  Hợi Tý Sửu
KẾT LUẬN 
 – Tam hợp là bộ 3 không gian, thời gian hoặc con người hoặc kết hợp cả không gian thời gian con người vững chắc nhất, thiếu đủ chỉ 1 thì không gọi là 1 Tam hợp.
– Tam tai không liên quan gì đến Tam hợp, nó là khái niệm khác, dù vẫn thấy dùng Tý Sửu, Dần,…Tuất Hợi để ký hiệu.
– Tại sao người ta vẫn nói và sợ câu “Tam Hợp hóa Tam Tai”?


Đây chính là nguyên lý của học thuyết âm dương: Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản. Thứ gì đến giới hạn tốt đẹp rất dễ chuyển dần sang xấu xa và ngược lại (giống câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” “Tam nam (cực dương) bất phú. Tứ nữ (cực âm) bất bần”…)
Vì thế, Tam tai nên được hiểu cho đúng, đừng có lo sợ về cái gọi là “Tam Hợp hóa Tam Tai”





Ngoài mối quan hệ Tam Hợp, xem bài viết dưới đây để biết thêm về các mối quan hệ giữa 12 địa chi gồm: Tứ hành xung, Lục hợp, Lục hại, Hình hại:

tư vấn phong thủy thiết kế kiến trúc thi công xây dựng dân dụng thi công đình chùa miếu mạo vật phẩm phong thủy.0988611829

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *