QUỐC KHÍ HÀNH NIÊN VẬN

QUỐC KHÍ HÀNH NIÊN VẬN
                                                                                                      Cao Thái Phu

http://thegioithuocgiamcan.vn/http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-nhanh-nhat.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-hieu-qua.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/bi-quyet-giam-can-nhanh.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-don-giam-can.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/phuong-phap-giam-can.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-pham-chuc-nang.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/cach-giam-beo-bung.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/thuoc-giam-beo-nhanh.htmlhttp://revitalashvietnam.com/http://thuocgiamcanbestslim.com/,http://cuacuontot.com/http://cuacuontot.com/cua-cuon-austdoor.htmlhttp://cuacuontot.com/cua-cuon-eurodoor.html,http://cuacuontot.com/cua-cuon-khe-thoang-dmspc120.htmlhttp://cuacuontot.com/sua-cua-cuon-tai-ha-noi-dmspc125.html

Một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm, từ các bậc vua chúa, các đấng phu tử, cho đến người nông dân đó là khí vận của quốc gia. Nhân có nhân mệnh, Quốc có quốc khí, vận cũng có khi thịnh suy đó là một điều không thể phủ nhận. Sự hưng suy khí vận của một quốc gia lại có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Đức Khổng phu tử cũng thường nói, Quốc thái dân an, quốc bĩ dân loạn.
Vì vậy mà từ xưa, đã có rất nhiều phép nghiên cứu và tiềm hiểu về khí vận của quốc gia. Như Thôi bối đồ pháp, Thái ất thần kinh, Hoàng cực kinh thế, Tam quái quốc khí vận đồ…Trong đó có 2 môn là Thái ất thần kinh và Quốc khí vận đồ được nhiều người biết đến. Thái ất dụng thiên, Quốc khí vận đồ dụng địa. Thái ất dụng thiên tức là lấy theo thiên khí và sự vận động của các tinh thể vũ trụ chiếu xạ lên trái đất mà làm cơ sở cho việc tính toán. Ngược lại Quốc khí vận đồ lấy sự biến động của địa khí và sự vận hành của trái đất trong vũ trụ làm căn cứ để xác định sự hưng phế thịnh suy của một quốc gia. Tức là lấy sự biến đổi của địa khí làm gốc, lấy sự ra vào của trái đất trong bốn chòm sao Thương Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ của hệ nhị thập bát tú tham chiếu.
Cả hai môn Thái ất và Quốc khí vận đồ tuy đi theo hai hướng khác nhau nhưng xem ra cả hai đều cơ mật huyền vi, mười phần linh diệu vậy.
Theo Quốc khí vận đồ thì Quốc khí được biến đổi theo từng vận, là những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Nếu lấy theo Trung đại lý thì chia ra cứ 60 năm là một đại vận, 20 năm là một trung vận và mỗi một năm là một tiểu vận (còn gọi là khí vận hành niên).
Như Việt Nam chúng ta nằm ở giữa địa phận phân dã của sao Chẩn thuỷ Dẫn. Thượng Thiên quái khí là quẻ Ly, Trung thiên địa khí vận 7 là quẻ Khuê biến thành quẻ Lý. Vậy năm 2003, năm Quý Mùi nước ta bắt đầu đi vào địa phận của sao Bạch Hổ (năm thứ nhất) quẻ tiểu vận ra quẻ Thiên trạch Lý động hào bốn biến thành quẻ Phong trạch Lý động hào bốn biến thành quẻ Phong trạch trung Phù.
Về chòm sao Bạch Hổ trong Thái Tông di thảo viết: Bạch Hổ “Trấn ngự ở phương tây, cùng với các sao Thanh Long, Chu tước và Huyền vũ trấn thủ bốn phương trời. Đời xuân thu xuống cho Tử văn bú, sau Tử văn làm tướng nước Sở. Vì vậy người Sở kiêng tên Hổ mà gọi là “Ê đồ”. Cuối niên hiệu Trinh quán đời Đường, thác sinh làm Tiết Nhân Quý, giúp Thái tông bình định Cao Ly. Sơn quân sắc đỏ phát tích ngủ ở triều Ngu, dự hàng cửu quan, đời sau có Chu tam, lại giúp Chu tuyên Vương bình định Hoài nam, làm ngũ tướng quân khôi phục nhà Hán. Giúp Trần mục công làm bá chủ chư hầu. Tống thái Tông giống được bước đi mà làm địa chủ thiên hạ, Hán ban Siêu giống được cái đầu mà được phong làm Hầu muôn dặm. Đó là loài Hổ thiện”.
Quẻ Lý có triệu là “phương minh kỳ sơn” (chim phượng bay đến núi Kỳ sơn) là tượng của điềm báo tốt lành, cát lợi. Theo “Thiên nhân cảm ứng luận” thì
Phượng hoàng còn gọi là Phụng hoàng, là loài chim nhân nghĩa. Đế vương không tàn hại sinh linh, không giết những con vật còn trong trứng nước, thì Phụng hoàng sẽ xuất hiện. Con đực là Phụng, con cái là Hoàng, đầu rắn mỏ yếu, lưng rùa, bụng ba ba, cổ hạc mào gà, đầu chim bồng đuôi cá, đầu màu xanh, hai cánh cân xứng, đậu như bạch lộ, dáng như yên ương. Đầu chứa đức mà lưng gánh nhân, cổ quàng nghĩa mà cánh ôm tín, chân đỡ chính mà đuôi kéo võ. Phụng hoàng có thể dấy lên bát phong, giáng mưa kịp thời, đạt vương đạo, suất ngũ âm, thông xã tắc.
Mặt khác lý có quẻ Càn trên, đoài dưới là “Thiên thượng hạ trạch” là tượng của sự thái hoà. Quẻ Càn ở trên cương kiện, quẻ Đoài ở dưới là thuận theo. Trên thì cương chính, dưới thì thuận theo vậy thì bảo là thái hoà. Hào lục tam lấy mềm đi dưới Càn là tượng có nguy mà không có hại, là hanh thông vậy.
Lại quẻ Lý động hào 4 biến động thành quẻ Trung phù (4 hào dương ở ngoài, 2 hào âm ở trong) là ngoài thực trong hư, nên có tượng của sự tín. Vì thực là chất của tín, mà hư mới là gốc của tín. Hơn nữa quẻ Lý cũng là lễ, là lễ nghĩa, là cúng lễ, nên vận khí năm này cho thấy là năm của Văn hoá, của Đền chùa, Lễ hội.
Tuy vậy Lý cũng còn là pháp lý, là tôn ti trật tự, là pháp độ. Vì vậy năm nay không chỉ làm năm của Lễ hội, Đền chùa mà còn là một năm khởi đầu của nhiều quyết định làm tiền đề cho sự ổn định vững chắc nền An ninh, Chính trị, Kinh tế, Văn hoá Xã hội trong những năm đầu bước vào thế kỷ mới.
Đấy là xét trên bình diện chung theo tượng quẻ. Nếu xét dưới góc độ của lục hào thì trong một quẻ, hào đầu là vạn vật. Hào hai là nhân dân. Hào ba là các cơ quan nhà nước, công sở, những người có chức trách ở địa phương. Hào bốn là trung ương, nội các; Hào năm là người đứng đầu Đất nước, là Thiên tử. Hào sáu là trời đất. Vì vậy hào hai ra phúc thần thì nhân dân yên ổn, công việc thuận lợi, phát triển kinh tế; nếu ra quan quỉ thì năm đó công việc làm ăn gặp nhiều trắc trở, sức mua giảm xuống, lưu thông có triều hướng đình trệ. (Giả như hào hai là Quan quỷ Mộc khắc Thổ thì giá cả nhà đất không tăng, giảm đi).
Hào ba là công sở, là người có chức trách, hào bốn là trung ương, vì vậy nếu ra tử tôn hay sinh vượng thì sẽ chấp pháp chính trực vô tư. Nếu suy tuyệt hay ra quan quỉ thì tham ô, nhũng nhiễu. Nếu ra Huynh đệ thì hà khắc bất nhân.
Hào năm là người đứng đầu đất nước, là Thiên tử, nên tĩnh không nên động, gặp hào Tài hào Tử tôn là thần phúc sẽ là đấng Thiên tử có nghĩa với nước, yên dân. Tuy nhiên hào năm không nên gặp “không”, gặp “không” là hữu danh vô thực, không đủ sức mạnh thực lực để khống chế sự lệch lạc, sai trái, thi hành chính sách hưng thịnh quốc gia.
Hào sáu là trời đất cũng nên kiện vượng, lại nên tĩnh, không nên động; nếu động thì sẽ có nhiều thiên tai hoả hoạn và nhiều sự biến.
Theo như quẻ Lý năm nay động hào bốn Phụ mẫu Ngọ Hoả thuộc cung độ của sao lâu (130) biến hành hào Huynh đệ mùi thổ (cung gián không) vào cách Miêu nhi bất tú” (có mầm mà không nảy hoa). Chủ tốt về hôn nhân, con cái, sinh nở; cũng chủ về thăng quan (thay quan) tiến chức (đổi chức). Lại hào Ngọ biến thành hào Mùi là biến hợp nên khối cơ quan trung ương, khối cơ quan đầu ngành của Địa phương (Bộ ngành, UBND các tỉnh, Thành phố…) có nhiều sự biến đổi tích cực, nhất là trong lĩnh vực tổ chức và cán bộ. Sao Lâu gia vào cung gián không, Cầm tinh thông toán nói rằng “Là phúc không hẳn là phúc, là hoạ không hẳn là hoạ” nên đi mà không hẳn là đi, đến mà không hẳn là đến, người đi mà sẽ về, kẻ đến rồi lại đi. Đó cũng là sự vận động của xã hội theo quy luật xưa nay.
Mặt nữa hào bốn Phụ mẫu động, Phụ mẫu chủ về mưa, động ắt mưa nhiều. Nhưng vì hào Phụ mẫu ngọ hoả ở đây động nhưng lại hoá hợp nên không chỉ mưa bão, nước lớn mà còn cả nắng hạn, khô hanh. Tuy nhiên vì hào sáu tượng trời đất không động, hào bốn động ở quẻ ngoại, lại hào Tử tôn trì thế là thần phúc, nên năm nay tuy có mưa bão hạn hán nhưng không lớn lắm, vẫn là một năm trời đất thuận hoà, dân sinh an thái.

Năm mới vọng càn Khôn mà tìm hiểu quốc khí, lấy quẻ dịch mà suy ngẫm thịnh suy, cũng chỉ là để tự răn mình, tu tâm dưỡng tính, mong rằng không bị các bậc cao nhân chê cười vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *