CĂN ĐỒNG BẢN MỆNH

 Nhân sinh có hai dạng căn đồng :

1. Người có mệnh đồng ( căn đồng ) chân tu, phụng thờ Đức Phật theo Phật đạo.

2. Người có mệnh đồng ( căn đồng) chân tu, phụng thờ Đức Thánh Mẫu, theo đạo Tiên.

Người trong trường hợp thứ nhất thì không phải ra trình đồng trình lính ( như con nhà Tứ Phủ), nhưng được lập điện, tôn hương, thỉnh Phật, được Đức Phật truyền linh chỉ dạy, được kêu cầu linh ứng. Có những khả năng đặc biệt để giúp tạo phúc cho chúng sinh bá tánh.

Trường hợp người không có đồng, nhưng vì lý do có tín tâm hoặc là vì mưu cầu lợi ích riêng mà thờ phụng Đức Phật, đây đều xếp vào hàng tự nguyện. Những trường hợp này thì không có khả năng gì khác lạ hơn người. Ngoài ra vẫn phải theo cái Nhân Quả tiền kiếp mà nhận hưởng hạnh phúc hoặc đau khổ, không hề có sự thay đổi hoặc được giảm bớt.Việc tự nguyện là do Thiên Duyên hữu ý, giúp cho nhân sinh tự mình tạo lấy Nhân lành để có được Quả phúc tốt đẹp cho mai sau.

Trong trường hợp tự nguyện nếu bản thân người mang trách nhiệm thờ phụng không thực hành tốt các điều răn dạy của Đức Phật thì sẽ bị tai ương, hoạn nạn, không thể tái sanh luân hồi vào cõi giới an lạc.

Người ở trường hợp thứ hai đương nhiên phải ra trình đồng mở phủ và hầu đồng , không có trường hợp nào ngoại lệ.

Ngoài ra có những trường hợp:

a. Người có mệnh đồng nhưng không phải thờ phụng Đức Thánh Mẫu là những người được phép tôn nhang bản mệnh, thường có tín tâm.

b. Người có mệnh đồng, phụng thờ Đức Thánh Mẫu nhưng nhân duyên còn chưa tới là những người có thể xin Tiễn căn. Đây gọi là Thiên Duyên vô ý.

c. Người có mệnh đồng, phụng thờ Đức Thánh Mẫu nhưng thời điểm chưa tới, là những người có thể xin Khất đồng ( trì hoãn việc ra trình lính)

d. Người không có mệnh đồng, không phải phụng thờ theo đạo Tiên nhưng trong tiền kiếp còn mắc nợ nần Tứ Phủ, là những người phải trả nợ mã Tứ Phủ.

e. Người không có mệnh đồng, không phải tôn thờ đạo Tiên nhưng vẫn cứ mê muội ra trình đồng mở phủ, gọi là đồng tự nguyện. Những người này nếu không có tôn chỉ mục đích lối sống lành mạnh, đạo đức, chỉ ham mê tham sân si, đua đồng, thì sẽ bị trừng phạt, quả báo nặng nề không những tại nhãn tiền mà còn trong luân hồi chuyển kiếp.

Giữa đạo Tiên và đạo Phật thì chỉ phân biệt trước, sau, không phân chia cao, thấp. Đạo Tiên có trước, đạo Phật có sau, đều có Thần Lực vô biên, chỉ khác nhau về cách tu tập. Việc tu tập theo các đạo đó đều là do Thiên Duyên hữu ý. Vậy nếu là Duyên tới thì nhân sinh phải biết trân trọng, nhẫn nại và tin theo để được nhận lãnh những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho bản thân và gia quyến.

Phúc Tâm Pháp Sư

( Xem thêm tại Page Đạo Mẫu )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *