Các tầng của La bàn

Các tầng của La bàn

 La bàn cho chúng ta biết hướng của trời đất, cũng như hướng của nhà ta vậy, ngoài việc đó ra, la bàn còn giúp cho chúng ta trong việc ứng dụng phong thuỷ vào thực tiễn.


 Lý luận phong thủy cho rằng, mục tiêu chủ yếu chọn phương vị trạch là tìm khí và cân bằng âm dương, việc giám định phương vị phải tổng hợp năm sinh của người, lấy sinh, khắc, chế, hóa của âm dương ngũ hành và lấy biến của quẻ hào mà được mất cát hung. Nhiều nội dung ấy được phản ánh trên la bàn nhưng cũng có bộ phận không thể dung nạp trên la bàn được.
Đúng vậy, la bàn tập trung nhị khí âm dương, lý của bát quái ngũ hành, số của hà đồ lạc thư, đại thành về hình của thiên tinh quái tượng, nhưng phương pháp rất nhiều, chỉ nói riêng về ngũ hành đã có lão ngũ hành (còn có tên là chính ngũ hành) song sơn ngũ hành, tiểu huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành, tú sung ngũ hành, thực ra chỉ là sự sắp xếp khác nhau của 5 loại yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Còn bát quái lại có tiên thiên bát qiaus và hậu thiên bát quái.
Quan sát phương vị của sơn thủy cũng quan trọng như khảo sát hình thái của nó. Người ta có thể hoài nghi rằng từ phương vị, địa hình mà theo phép đo phong thủy có thể tìm ra đất phong thủy phú quý, cát lành hay không. Một vị sư tăng phong thủy ở Hán thành nói: Sơn thủy có hình thể đẹp thường đứng ở phương cát, vì rằng vật tụ theo loại là phép tắc phổ biến trong vũ trụ. Có thể hiểu cách giải thích này là nếu hình núi muốn sinh ra cát địa nó phải ở cát phương. Nói theo kinh nghiệm của ông, núi có hình thể không đẹp thông thường ở phương vị không cát lợi.
Tầm quan trọng của phương vị phong thủy được khái quát trong một câu phong thủy mà ai cũng biết: cát sơn từ cát vị, cát thủy hướng hung phương. Cát vị và hung phương chỉ có dùng la bàn mới trắc nghiệm được. Vì vậy cần phải thảo luận về tính chất và tác dụng của la bàn phong thủy.
La bàn phong thủy có nhiều loại, loại đơn giản chỉ có mấy vòng, loại kết cấu phức tạp có nhiều vòng. Số mục tầng vòng không bằng nhau chứng tỏ cách dùng mỗi vòng khác nhau, và chỉ có một vòng quan trọng nào đó ứng với một điểm quan trọng nào đó. Sự sai lệch này còn chứng tỏ thấy phong thủy dân gian muốn xác định trạch địa âm dương không cần phải định hướng tỉ mỉ.
Loại hình la bàn cũng quá nhiều, có loại chỉ 2-3 vòng, có loại nhiều tới 49 vòng. Nhưng nói chung, la bàn có thể phân thành hai dạng lớn: Một dạng vòng duyên hải và một dạng vòng nội địa. Dạng duyên hải láy Chương châu Phúc Kiến, Hưng Ninh Quảng Đông làm đại biểu, dạng nội địa lấy Tô Châu của Giang Tô, Hưu Ninh của An Huy làm đại biểu.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *