Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương

Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương

Mệnh học Đông Phương cũng tương tự như trong toán học nó phải được xây dựng trên một số tiên đề. Do vậy qua lăng kính Vật Lý, tôi thừa nhận Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề xuất phát từ 2 khái niệm cơ bản trong Vật Lý Học hiện đại là Lỗ Đen và Lỗ Trắng như sau:


A – Các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?)


Mệnh học Đông Phương cũng tương tự như trong toán học nó phải được xây dựng trên một số tiên đề. Do vậy qua lăng kính Vật Lý, tôi thừa nhận Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề xuất phát từ 2 khái niệm cơ bản trong Vật Lý Học hiện đại là Lỗ Đen và Lỗ Trắng như sau:


Trong vật lý thiên văn, một Lỗ Trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược lại với nó là một Lỗ Đen vốn hút mọi vật chất kể cả ánh sáng. 


Tôi xin trình bầy từng bước quan điểm này như sau:
1 – Qua định luật vạn vật hấp dẫn cổ điển của Newton mà loài người đã biết đến sự tồn tại của hệ mặt trời bởi sự tương tác hấp dẫn của mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta không thể tách rời nhau qua vài tỷ năm.
2 – Các mặt trời ở gần nhau đã tạo thành Thiên Hà (hay Ngân Hà khoảng 300 tỷ mặt trời). Vậy thì chắc chắn phải có một lực hấp dẫn nào đó đã giữ chúng tồn tại gần với nhau qua bao tỷ năm như vậy, nếu không thì chúng đã trôi nổi trong vũ trụ giống như nếu không có lực hấp dẫn giữa mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta thì hệ mặt trời của chúng ta đã không thể tồn tại tới ngày nay.
Qua sự giúp đỡ của các kính thiên văn hiện đại người ta dự đoán có vật thể bí ẩn đã hấp dẫn giữ các mặt trời lại để tạo thành Thiên Hà và vật thể bí ẩn này người ta gọi là Lỗ Đen. Từ đây chúng ta có thể suy ra trong mỗi trung tâm của mỗi Thiên Hà phải có một Lỗ Đen là một điều hợp lý.
3 – Giống như các Thiên Hà, tâm của mỗi siêu Thiên Hà cũng phải tồn tại một Lỗ Đen rất lớn để giữ các Thiên Hà không bị tản mát trong vũ trụ bao la.


Vậy thì các Lỗ Đen chỉ có một nhiệm vụ hút mọi vật, kể cả ánh sáng khi chúng không may đi qua “Chân Trời Sự Kiện“. Nếu chỉ có các Lỗ Đen thì vũ trụ ngày nay chắc rằng chỉ còn là một mầu đen bởi vì tất cả mọi vật đều bị Lỗ Đen nuốt hết nếu chúng ta thừa nhận thời gian là vô tận.


Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta bắt buộc phải đưa ra khái niệm về Lỗ Trắng. Mặc dù người ta không thể nhìn thấy các Lỗ Đen mà chỉ dự đoán được sự tồn tại chúng qua lực tương tác của chúng với các vật xung quanh còn các Lỗ trắng thì người ta có thể nhìn thấy được chúng nhưng tại sao người ta lại chưa phát hiện được chúng trong vũ trụ?


Vậy thì Lỗ Đen và Lỗ Trắng là hai vật thể khác nhau hay không? Theo tôi chúng chỉ là một bởi vì chả có vật nào như Lỗ Đen cứ hút mãi và cũng chả có vật nào như Lỗ Trắng cứ phun mãi. Điều này có thể giải thích là khi một Lỗ Đen hút mãi tới một mức độ nào đó thì nó sẽ tới một giá trị tới hạn M và khi đó nó phải phun ra để trở về trạng thái (Lỗ Đen) bình thường của nó (các Lỗ Đen này được gọi là Lỗ Đen M). Các vật bị nó phun ra không thể bay theo chiều đó vào vũ trụ mãi được mà chúng chỉ bay tới một giới hạn nào đó thì chúng phải dừng lại bởi lực hấp dẫn của các Lỗ Đen M đã khống chế chúng (ngày nay người ta nhận thấy vũ trụ đang giãn nở ngày càng nhanh chứng tỏ tàn dư của Lỗ Trắng chưa kết thúc).


Lỗ Trắng và Lỗ Đen M của nó cũng như các vật thể bị Lỗ Đen M này khống chế đã tạo thành một Vũ Trụ Nhỏ (bởi vì ai mà biết được trong Vũ Trụ có bao nhiêu Lỗ Đen M?) tồn tại với thời gian vô tận.
Từ mô hình Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi đã suy luận rằng Thái Cực chỉ là một khái niệm để mô tả tại thời điểm khi mà Lỗ Đen M bắt đầu trở thành Lỗ Trắng. Còn Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương của cái Vũ Trụ Nhỏ này, trong đó Âm và Dương là nói đến cặp phạm trù đối lập, theo cách hiểu đơn giản nhất.


B – Tiên đề Âm Dương 


Người ta có thể ứng dụng các tiên đề Âm và Dương để giải thích các khái niệm cơ bản trong cái Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi tạm thời phân chúng thành 3 dạng : Đơn tính, lưỡng tính và vô tính.


1 – Đơn tính (có nghĩa là chỉ cần một trong 2 phạm trù đối lập của Âm và Dương có thể sinh sản được).
Đây chính là các trường hợp mà Âm và Dương đại diện cho các cặp phạm trù đối lập có thể chuyển hóa cho nhau mà trong thực tế người ta đã biến khối lượng thành năng lượng (bom nguyên tử) và năng lượng biến thành khối lượng theo đúng phương trình năng lượng và khối lượng có thể chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein:
E = mc² ( trong đó E là năng lượng , m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng).


Nếu ta quy ước gọi khối lượng (m) mang phạm trù Dương thì năng lượng (E) sẽ mang phạm trù Âm


Hiện giờ qua cỗ máy Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn – gọi tắt là LHC) các nhà Vật Lý đang đi tìm “Hạt của Chúa” (tức một dạng “hạt” cụ thể mà các nhà Vật Lý gọi là hạt Higgs) đã đóng vai trò trong việc chuyển năng lượng thành khối lượng.


Ngay cả khái niệm bên phải và bên trái cũng có thể xếp vào loại này bởi vì nếu một người khi đi mãi về phía tay phải thì sau khi đi vòng quanh quanh trái đất, người đó dĩ nhiên sẽ tới bên trái của đối tượng làm mốc xuất phát lúc trước.


Tương tự như bên trên và bên dưới cũng có tính chất này nếu chúng ta thừa nhận mọi điểm trên mặt đất đều có một trục từ trường ảo như trục từ trường bắc nam của trái đất. Nếu như vậy thì bất kỳ vật nào đi lên phía trên mãi mãi rồi sẽ phải trở về mặt đất ở một điểm bên đối diện của trái đất và rồi nó nó đi theo trục của trái đất tại điểm đó sẽ đến bên dưới của đối tượng làm mốc mà từ đó nó đã bắt đầu đi lên phía trên.


Lỗ Đen và Lỗ Trắng cũng là một cặp phạm trù đối lập của Âm và Dương. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau, đó chính là cuộc đời của các Vũ Trụ Nhỏ đang tồn tại mà ngày nay chúng ta vẫn đang nhìn thấy bằng mắt thường.


2 – Lưỡng tính (có nghĩa là phải có sự kết hợp cả hai phạm trù đối lập của Âm và Dương mới sinh sản được).
Đây chính là các trường hợp Âm và Dương được áp dụng cho các cặp phạm trù đối lập không thể chuyển hóa được cho nhau mà chúng muốn tồn tại và phát triển phải có sự tác động của cả hai phạm trù đối lập này. Một trong các ví dụ hiển nhiên là con người hay động vật. Âm và Dương ở đây được đại diện cho giống đực và giống cái. Chính có sự tác động giữa hai đối tượng này mà con người và động vật mới có thể tồn tại tới ngày nay.


Âm và Dương còn có thể đại diện cho cả động vật và thực vật bởi vì phải có sự tác động của cả 2 đối tượng này thì chúng mới có thể cùng tồn tại và phát triển tới ngày nay (xem giải thích ở dưới).


3 – Vô tính (có nghĩa đây là các dạng phạm trù đối lập của Âm và Dương không có khả năng sinh sản) :


Đây là các trường hợp mà Âm và Dương không thể chuyển hóa và tác động được với nhau. Một trong các ví dụ này là các khái niệm như đen và trắng; tốt và xấu; ……


C – Tiên đề Ngũ Hành 
Ngũ hành là Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ và Kim. Chúng có các tính chất tương sinh như Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và rồi Thủy lại sinh cho Mộc… .Và tính chất tương khắc như Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy và rồi Thủy lại khắc Hỏa….. Người ta đã ứng dụng các tiên đề này để mô tả gần như mọi quy luật phát triển của thế giới tự nhiên đều tuân theo quy luật của một vòng tròn khép kín.


1 – Các ví dụ về quy luật của vòng tròn khép kín :
a – Chu kỳ Sinh Thành Lão Tử của con người và động thực vật (chúng đều được sinh ra, trưởng thành, suy yếu, chết rồi lại được đầu thai để sinh ra…).
b – Chu kỳ của động vật và thực vật (động vật ăn rau, hoa quả, thu O2 và thải ra phân, khí CO2 , còn thực vật thì ngược lại. Rõ ràng chúng đã tạo ra quy luật của một vòng tròn khép kín).
c – Chu kỳ của nước biển nóng do mặt trời chiếu đã bốc hơi lên cao, được gió thổi vào đất liền, khi tới độ cao đủ lạnh, hơi nước ngưng tụ thành nước rơi xuống chẩy thành các dòng sông ra biển và rồi chúng lại bốc hơi…..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *