Âm Dương ngũ hành

I. Ngũ hành sinh khắcGiữa thiên văn cận đại phương Tây với thiên văn cổ đại Trung Quốc tồn tại sự khác biệt rất căn bản. Cho dù mặt trời mọc lên hay lặn xuống, trăng đầy rồi khuyết hay là sự vận động của các ngôi sao đều là những hiện tượng tự nhiên mà mắt thường ai cũng thấy, nhưng ngược lại là hai biểu tượng thể nghiệm thế giới hoàn toàn khác nhau của hai nền thiên văn đó. Cả hai biểu tượng này đều có một ý nghĩa chân thực là do sự thể nghiệm thế giới của hai nền thiên văn đó tìm ra. “ Thiên quán thư” là sách ghi chép lại một cách chân thực về những “ quan trắc khoa học”. Sách đó đã chi tiết các thiên tượng âm dương ngũ hành đại ý như sau :
Quan sát sự vận động của mặt trăng, mặt trời là dựa vào sự thuận nghịch của Mộc tinh. Nên nói phương Đông mộc, chủ về mùa xuân, giáp ất. Người thất nghĩa bị phạt khi gặp tuế tinh ( mộc tinh).
Quan sát cương khí dựa vào Hỏa tinh. Nên nói, phương Nam hỏa, chủ mùa hạ, bính đinh. Người thất lễ bị phạt khi gặp hỏa tinh.
Xem các sao lấy vị trí Thổ tinh làm căn cứ. Nên nói  thổ ở trung ương, chủ mùa hạ, mậu, kỷ. Đó là tượng của Hoàng đế, ông chủ hay bà chủ.
Quan sát sự dịch chuyển của ngày lấy vị trí Kim tinh làm căn cứ . Nên nói, phương Tây mùa thu, canh tân. Nó chủ về sát, thất sát. Người có thất sát sẽ bị phạt khi gặp thái bạch.
Quan sát giờ căn cứ vào vị trí của Thủy tinh. Nên nói, phương Bắc thủy là tinh của Thái âm, chủ về mùa đông, nhâm quý. Người thất hình bị phạt khi gặp sao giờ sinh.
Sách “ Tố vấn khí giao biến đại luận” cũng đã ghi chép lại cách quan sát ngũ tinh để đoán hoạ phúc. Sách đó có nói: .. . ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ vừa tốt vừa xấu. Dùng nó để biết sinh tử hay thành bại”. Người ta có thể căn cứ vào độ sáng, đường đi, vị trí xa gần, tốc độ của Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh ( sao Thái Bạch), Thủy tinh để biết được tai hoạ hay may mắn. Đối với xã hội loài người mà nói, việc mất cân bằng còn hệ trọng hơn nhiều so với sự vận động bình thường. Sự thay đổi của trời đất tuy là điềm dự báo phúc hoạ trong nhân gian, nhưng nguồn gốc sau xa của phúc hoạ lại nằm chính trong hành vi của con người. Lấy âm dương ngũ hành tức là những cái biểu thị sự cân bằng hay mất cân bằng giữa các can chi trong Tứ trụ để đoán biết cát hung, hoạ phúc của con người , đó là kết tinh sự thể nghiệm quý báu của con người Trung Quốc cổ đại. Lấy sự sinh khắc, chế hoá của ngũ hành để giảm sự mất cân bằng của mệnh, đặng từ đó hướng đến điều tốt, lánh xa điều xấu mới là ý nghĩa làm chủ vận mệnh của mình một cách chân chính.
 NGŨ HÀNH SINH, KHẮC.
 Giữa các ngũ hành tồn tại quy luật tương sinh, tương khắc. Giống như âm dương, tương sinh, tương khắc là hai mặt gắn liền với nhau của sự vật. Không có sinh thì sự vật không thể phát sinh và phát triển: không có khắc thì không thể duy trì sự cân bằng và điều hoà của sự vật trong quá trình phát triển và biến hóa. Trong ngũ hành sinh, khắc có mối quan hệ tương sinh hai mặt: cái sinh ra tôi và cái tôi sinh ra; mối quan hệ tương khắc cũng có hai mặt : cái khắc tôi và cái tôi khắc.
Ngũ hành tương sinh là : mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc.
Ngũ hành tương sinh có nghĩa là:
– Mộc sinh hỏa: vì mộc tính ôn, ấm áp tức hỏa ẩn phục bên trong , xuyên thủng mộc sẽ sinh ra hỏa. Vì vậy mà nói mộc sinh hỏa.
– Hỏa sinh thổ: vì hỏa nóng cho nên đốt cháy mộc. Cháy hết biến thành tro tức là thổ. Cho nên nói hỏa sinh thổ.
– Thổ sinh kim: vì kim ẩn tàng, vùi lấp trong đá, trong núi. Có núi tất có đá, vì vậy nói hỏa sinh thổ.
– Kim sinh thủy: vì khí của thiếu âm ( khí của kim) chảy ngầm trong núi tức kim sinh ra thuỷ. Vì vậy làm nóng chảy kim sẽ biến thành thuỷ, nên nói kim sinh thuỷ.
– Thuỷ sinh mộc: nhờ thuỷ ôn nhuận làm cho cây cối sinh trưởng, nên nói thủy sinh mộc.
Ngũ hành tương khắc.
Mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.
Ý nghĩa của ngũ hành tương khắc. Ngũ hành tương khắc lẫn nhau đó là bản tính của trời đất : thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim ; kim khắc mộc ; mộc khắc thổ ; thổ khắc thuỷ.
Mối quan hệ sinh, khắc  của ngũ hành.
Ngũ hành tương sinh theo quan hệ tuần hoàn ; tương khắc theo quan hệ khắc cách ngôi.
 Điều nên và điều kỵ của ngũ hành sinh khắc, chế hóa.
Ngũ hành không những có sinh, có khắc, bổ trợ cho nhau mà con khống chế lẫn nhau. Ngoài ra còn có mặt thái qua và mặt bất cập. Điều đó làm cho việc dự đoán trở nên phức tạp. Trong quá trình học tập muốn nắm vững mối quan hệ đối lập thống nhất này thì cần phải nắm vững những điều nên và những điều kỵ để linh hoạt vận dụng.
Kim : Kim vượng gặp hỏa sẽ trở thành vũ khí có ích.
Kim có thể sinh thuỷ, nhưng thuỷ nhiều thì kim chìm; kim tuy cứng nhưng cũng có thể bị thuỷ dũa cùn.
Kim có thể khắc mộc. Nhưng mộc cứng thì  kim bị mẻ; mộc yếu gặp kim tất sẽ bị chặt đứt.
Kim nhờ thổ sinh, nhưng thổ nhiều thì kim  bị vùi lấp ; thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ biến  thành ít.
Hỏa : Hỏa vượng gặp thuỷ thì trở thành ứng cứu cho nhau.
Hỏa có thể sinh thổ, nhưng thổ nhiều thì hỏa ám; hỏa mạnh gặp thổ sẽ bị dập tắt.
Hỏa có thể khắc kim, nhưng kim nhiều thì hoả tắt; kim yếu gặp hỏa tất sẽ nóng chảy.
Hỏa nhờ mộc sinh, mộc nhiều thì ngọn lửa mạnh ; tuy mộc có thể sinh hỏa nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt cháy.
Thuỷ : Thuỷ vượng gặp thổ sẽ thành ao hồ.
Thuỷ có thể sinh mộc, nhưng mộc nhiều thì thủy co lại; thuỷ mạnh khi gặp mộc thì khí thế của thuỷ yếu đi.
Thuỷ có thể khắc hỏa, nhưng hỏa nhiều thuỷ khô;  hỏa nhược gặp thuỷ rất bị dập tắt.
Thủy nhờ kim sinh, nhưng kim nhiều thì thủy đục ; kim có thể sinh thuỷ nhưng khi thuỷ nhiều thì kim lại bị chùn xuống.
Thổ: thổ vượng gặp mộc thì việc hanh thông.
Thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều  thì thổ trở thành ít; thổ mạnh gặp kim thì sẽ khống chế được thổ ùn thành đống.
Thổ có thể khắc thuỷ nhưng thủy nhiều thì thổ bị trôi ; thuỷ nhược mà gặp thổ tất sẽ bị chắn lại.
Mộc: Mộc vượng gặp kim sẽ trở thành rường cột.
Mộc sinh hỏa, nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt ; mộc mạnh gặp hỏa thì mộc trở thành yếu.
Mộc khắc thổ, nhưng thổ nhiều thì mộc bị lấn át ; thổ yếu gặp mộc thì sẽ trở thành khô cằn nứt nẻ.
Mộc nhờ thuỷ sinh, nhưng thuỷ nhiều thì mộc bị dạt trôi ; thuỷ có thể sinh mộc ; nhưng mộc nhiều thì thủy bị co lại.
QUAN HỆ GIỮA NGŨ HÀNH VỚI CON NGƯỜI.
“Chu dịch” nói: mọi việc, mọi vật trong thế gian đều thống nhất ở thái cực. Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ năm ngũ hành này là sự thể hiện rõ nhất, lớn nhất của vạn vật. Cho nên mọi việc, mọi vật đều thống nhất ở âm dương, ngũ hành. Con người là một trong vạn vật, tất nhiên nó phải tham gia vào sự vận động không ngừng của vũ trụ. Tứ trụ dự đoán học với tư cách là sự giải thích toàn diện về cuộc sống con người – tiểu thiện địa, nên đó là môn học về quy luật sinh mệnh của con người. Nó vận dụng quy luật ngũ hành  để giải thích mối quan hệ giữa con người và trời đất.
II. BẢN TÍNH CỦA NGŨ HÀNH
Bản tính của con người là nói phẩm chất bẩm sinh vốn có. Cái gọi là tính tình tức là chỉ sự mừng, giận, buồn , yêu, ghét và nhân, nghĩa, lễ, trí, tín luôn có mối quan hệ gắn chặt với kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy bản tính con người tuỳ theo ảnh hưởng của hậu thiên nhiên như  hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục mà thay đổi, song căn cứ vào sự vượng suy và sinh khắc của âm dương, ngũ hành đã được thể hiện trong Tứ trụ thì về căn bản, thiên tính của con người là không dễ thay đổi.
Những cái mà ngũ hành đại biểu như tính tình, màu sắc, mùi vị, nhân thể, bốn mùa, phương vị đều là những đặc tính căn bản. Ngũ hành trong Tứ trụ có mặt thiên lệch về vượng , lại cũng có mặt thiên lệch về nhược. Mặt vượng là chỉ những đặc tính lộ rõ, trội nổi ; mặt nhược chỉ là những tính chìm ẩn hoặc yếu ơn. Những mặt thiếu khuyết trong Tứ trụ có thể được bổ sung tương ứng để hướng tới cái tốt, tránh được cái xấu. Ví dụ: người mộc vượng thông qua sự cân bằng tổng hợp của Tứ trụ có thể thể hiện ra tính mộc. Nếu mộc không đủ hay khuyết  mộc  hoặc mộc bị khắc thì không những có thể thông qua vóc người, cá tính, tướng mạo, sức khỏe để nhình thấy mà còn có thể đoán biết người đó hàng ngày ăn uống  thường nghiện thức ăn chua. Thích chua chính là sự bổ sung bản năng về mặt sinh lý. Như vậy ta có thể thông qua sự bổ sung lý tính hoặc qua sự lựa chọn có lợi cho sự nghiệp, tiền đồ hôn nhân, tài phú, quan lộc, phúc thọ, lục thân, sức khỏe, nghề nghiệp để cân bằng tổng hợp cho Tứ trụ. Tức là ta đã chọn sự bổ sung có lợi, không có hại. Chỉ riêng một chữ “bổ” được gợi ý từ sách vở cũng đã giúp cho ta một phương châm để điều chỉnh quy luật vận động sinh mệnh của cuộc sống. Chương 2 của cuốn sách này mọi nội dung đều xoay quanh “bổ”, coi đó là chìa khóa vàng cho Nhập môn dự đoán theo Tứ trụ. Hy vọng những người mới học nắm vững được nó để mở được cánh cửa của kho báu về thuật số dịch học.
“Bổ” như thế nào ? Đó là bổ khí. Người ta thường nói: người sống nhờ thở khó. Học thuyết âm dương ngũ hành từ xưa đến nay đối với con người thở khí trời đất để sống mà nói đó chính là bổ khí: kim, mộc, thuỷ, hóa, thổ. Khí của âm dương ngũ hành bao hàm khái niệm không gian và thời gian của vũ trụ. “Khí của trời đất” chính là khí trong đục của ngũ tinh vận động trong thiên thể mà người đó nhận được tại thời điểm và địa điểm lúc sinh ra.
Từ mệnh lý có thể đoán biết được bẩm tính của con người cũng như có thể đoán ra được diện mạo, vóc dáng, nói năng, cử chỉ, thiện ác. Thông thường sự dự đoán cao cấp, nhiều tầng không thể chỉ dùng một Tứ trụ mà phải dự đoán tổng hợp cả các mặt mệnh lý, diện tướng, cốt tướng, vân tay, trong đó lấy mệnh cục làm chủ, các tướng pháp làm bổ trợ, tham khảo, bổ sung. Độ chính xác của cách dự đoán đó chắc chắn sẽ cao vì đã thoát ra khỏi  cách dự đoán chỉ dựa vào một mình Tứ trụ. Cách đoán đó đã tập hợp được các mặt lộ ra về âm đức, phong thủy, nhà cửa, di truyền, ngũ hành của người đó, tức là đã tổng hợp được các nhân tố khác nhau để rút ra kết luận dự đoán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *