Kinh nghiệm chọn mua và cách thức sử dụng la bàn đơn giản

Kinh nghiệm chọn mua và cách thức sử dụng la bàn đơn giản

Trong lớp học Ứng Dụng Cảm Xạ có phần dạy về Kim Tự Tháp Thiên Địa Nhân với ứng dụng rất rộng rãi và linh nghiệm cho nhiều trường hợp. Mình rất tâm đắc và đang tìm cách ứng dụng để trải nghiệm cho bản thân. Đối với riêng bản thân mình thì đã học căn bản về phong thủy nên những kiến thức nêu ra không có phần xa lạ tuy nhiên mình để ý thấy có nhiều cô chú và các bạn loay hoay không biết cách sử dụng la bàn để đặt hướng cho Kim Tự Tháp sau khi nạp năng lượng xong, hướng dẫn sử dụng la bàn , hướng dẫn chọn mua la bàn
Xét qua kinh nghiệm bản thân mình thấy rằng sử dụng la bàn thực sự không khó nhưng cũng không dễ vì đây là công cụ “kiếm cơm” cơ bản của các phong thủy sư và địa sư. Nhưng có lẽ vì thời gian hạn hẹp và các thầy nghĩ rằng ai cũng biết xem la bàn nên không thấy hướng dẫn kỹ về phần này.
Chọn mua la bàn tốt Chọn mua la bàn tốt[/caption] Để giúp 1 phần cho những bạn chưa tự tin xem la bàn, dưới đây mình xin mạo muội trình bày một số kiến thức căn bản và đơn giản để các bạn thoải mái khi sử dụng Kim Tự Tháp Thiên Địa Nhân. (Vì chỉ là phần kiến thức cơ bản hỗ trợ Cảm Xạ Ứng Dụng nên xin phép không đi sâu về phong thủy; cung phi bát trạch, la kinh…)
Chọn mua la bàn:
_ Hiện nay la bàn có nhiều loại bán ở cửa hàng, nhà sách và siêu thị; bán nhiều nhất là ở quầy văn phòng phẩm nơi các nhà sách. Giá cũng dao động nhiều từ 20,000 đ đến vài trăm ngàn hay đắt hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ để xem 08 hướng: Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc, Tây, Tây Nam, Nam, Đông Nam thì chỉ cần mua loại cỡ vài chục ngàn. Càng đơn giản tiết kiệm là tốt; không cần thiết mua loại to hay đắt tiền, nhiều chữ nghĩa cho rắc rối: mình không biết ứng dụng và còn thêm phí tiền.
Lúc trước mình có hướng dẫn chọn cách mua, đo la bàn theo cách đơn giản,
hình như đăng ở đâu trên trang 10 thì phải. Hồi trước ngại các bạn phải
mua sắm tốn kém và lại khó phân biệt la bàn loại nào tốt xấu, hàng
dỏm…nên mình chỉ yêu cầu mua la bàn thông thường. Hiện giờ trong các nhà
sách ở VN (ví dụ hệ thống Nguyễn Văn Cừ) đều có bán la bàn phong thủy;
mà giá theo mình thấy cũng tương đối mềm: vài trăm nghìn đồng (bạn đo để
chính xác và báo kết quả cho mình luận đoán phong thủy qua mạng, từ xa
thì vài trăm nghìn đồng cũng không cao nhỉ.) Hình như trung bình:
200.000 – cao nhất cũng chỉ 750.000 đ.
Còn la bàn nước ngoài sản xuất thì giá nào cũng có, thường thì mỗi thầy
phong thủy khi thành danh sẽ đặt riêng la bàn theo yêu cầu của mình để
tạo brandname-thương hiệu cá nhân, lúc trước mình dùng của Raymond
Lo-HongKong, sau này dùng của sư phụ ở Malaysia (mắc kinh khủng vì sư
phụ nói kim la bàn làm bằng đá quý, kim cương để đảm bảo nhạy tốt trong
âm trạch). La bàn phong thủy loại tốt khoảng từ 550 USD trở lên, kể cả
tiền ship sang VN. Tháng 6 này mình đi Malaysia, bạn nào cần mua la bàn
Tam Nguyên loại tốt thì mình sẽ mang giùm về.
Nếu bạn đi mua nhà, mua đất mà có la bàn phong thủy cầm theo cũng “khá
oách”, tay cò bán nhà bán đất nào mà thấy khách hàng cầm theo la bàn thứ
thiệt thì cũng nể, không dám nói bậy bạ với khách hàng.
Dưới đây chỉ là những điều cực kỳ đơn giản cần lưu ý thôi, muốn viết cho
kỹ thì phải là một quyển sách cỡ 50 trang thì may ra mới đủ.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua La Bàn Phong Thủy
1. Dây chỉ
Khi bạn cầm trên tay la bàn thì cần kiểm tra độ chắc chắn, bền bỉ của 2
sợi chỉ đỏ. Chỉ có bền, ít xước, không bị đứt và phải được cột chắc chắn
phía sau mặt của la bàn thì mới tốt. Nói là chỉ thôi chứ thực chất
không phải nó mềm, dễ đứt và nhỏ như chỉ may quần áo đâu. 2 sợi chỉ này
màu đỏ và được cột thành chữ Thập ở giữa.
Khi bạn muốn thử độ chính xác căng của dây chỉ thì xoay mặt tròn trên la
bàn sao cho dây chỉ chỉ vào 0 độ, lúc đó 3 vị trí còn lại của dây chỉ
sẽ là chính xác 90, 180, 270 độ. Nếu như dây chỉ lệch 0.5 hay 1 độ ví dụ
như 181 độ thì La Bàn đó hoàn toàn vô dụng.
2. Mặt đế la bàn
Chất liệu gỗ làm nên phần đế của la bàn (miếng gỗ hình vuông) phải chắc
chắn, không bị vết nứt. Gõ vào phải nghe tiếng thanh của gỗ tốt. Màu sơn
phải bền, ít bị tróc. Đế la bàn thường được sơn màu đỏ, mặt đồng thường
được sơn màu đen hoặc ngược lại vì nguoi ta xem La Bàn là vật thể hiện
tính Âm Dương của Trời Đất. Nhưng màu sơn thì không quan trọng lắm, miễn
là sơn tốt.
Ở các cạnh gỗ có bị cong vênh hay không, khi bạn đặt la bàn trên 1 mặt
phẳng như mặt bàn thì có bị chênh, bập bênh không. Nếu không bị bập
bênh, kim la bàn đứng yên, không bập bênh như trò chơi bập bênh của con
nít thì ổn. Khi bạn áp thước thẳng hay eke 90 độ vào đo 4 cạnh thì 4
cạnh này phải thẳng, góc vuông phải đúng 90 độ, không bị xéo, lệch.
Gỗ của La Bàn nếu được sơn tĩnh điện thì có thể chịu nhiệt độ cao, tới
140 độ C. Còn nếu dùng loại gỗ thường thì dùng lâu ngày sẽ bị cong vênh,
nứt nẻ…vì nhiệt độ ở VN hay nếu bỏ trong xe hơi khi đi xa (nếu bỏ xe
hơi ở ngoài nắng, không bật điều hòa) thì chắc chắn La Bàn sẽ sớm hỏng
vì Nhiệt và vì bị Từ hóa do kim loại của xe hơi.
3. Mặt trước la bàn
La bàn có thể gồm nhiều vòng tùy theo trường phái: La bàn Tam Nguyên, La
bàn Tam Hợp, La bàn Tổng Hợp. Tuy nhiên nếu bạn chỉ cần mua la bàn để
đo độ số thì bạn chỉ cần mua loại nào mà mình có thể đọc rõ vòng ngoài
cùng, tức thể hiện số độ 180, 181, 182….là được. Còn các vòng thì rất ít
nguoi có khả năng đọc được tất cả các vòng trên la bàn.
Mình không có khả năng đọc La Bàn Tam Hợp (hiểu có vài vòng); nhưng La
Bàn Tam Nguyên thì hiểu hết tất cả các vòng do được sư phụ chỉ. Nhưng ở
VN đa phần bán là La Bàn Tổng Hợp và La Bàn Tam Hợp; Tam Nguyên thì kiếm
mờ mắt cũng chưa thấy ở đâu bán; nên có thể kết luận số thầy theo Tam
Hợp tại VN phải chiếm đến cỡ 80-90%, Tam Nguyên rất ít.
Nói chung thì La Bàn sẽ ghi rõ các độ số sau: 0, 15, 30,….90,….180. Còn
các độ lẻ thì La Bàn kẻ bằng 1 vạch, ví dụ bạn xoay thấy sợi chỉ chỉ vào
vạch thứ 3 bên trái số 180 thì tức là độ số đó là 183 độ. Và chỉ cần
báo cho mình đúng con số đó mà thôi, làm phong thủy cho nhà cửa chỉ cần
đo được đến đó là đủ làm rồi; phần mộ thì khó hơn nhiều.
Các vòng, số trên La Bàn nên được khắc rõ, không lem luốc, nhòe lem hay bị vết xướt.
4. Vòng tròn ở giữa

Thường thì ở vòng tròn giữa La Bàn có in 2 chấm bi đỏ và 2 chấm này nên in lớn, khoảng cách rõ ràng. Ở giữa vòng tròn này có kim La Bàn. Kim La Bàn phải thẳng, không xéo,
không lệch, một đầu nhọn và đầu còn lại có có 2 tai nhô ra. Bạn xoay mặt
tròn La Bàn sao cho 2 tai của La Bàn nhô ra chạm vào giữa 2 chấm bi thì
đó là kim La Bàn tốt.
5. Mực nước
Để đảm bảo cho La Bàn khi đo được thẳng thì nguoi chế thêm ra chỗ để
canh giọt nước. Nếu giọt nước nằm lọt vào trong vòng tròn nhỏ hay lọt
vào giữa 2 vạch (nếu là mực nước hình ngang chứ không phải hình tròn)
thì La Bàn đang nằm song song với mặt đất; là vị trí lý tưởng để đo
chính xác.
La Bàn của phong thủy sư giỏi thì không cần mực nước này.
6. Kích thước la bàn
Có nhiều thầy nói với mình rằng mới học chỉ nên dùng la bàn nhỏ thôi,
mua la bàn nhiều vòng không có ích lợi gì vì có biết đọc ý nghĩa các
vòng đâu. Thực ra điều này cực kỳ sai lầm.
Bạn càng không biết nhiều về phong thủy bạn càng nên mua la bàn kích
thước trung và lớn, vấn đề nhiều vòng hay không không quan trọng, vì la
bàn kích thước lớn thì bạn dễ thấy độ số hơn, nếu bạn bị cận hay lớn
tuổi thì vẫn đọc đúng và quan sát kim la bàn chính xác. La bàn kích
thước nhỏ dành cho ngừoi nhiều kinh nghiệm, quan sát chính xác vì khi la
bàn quá nhỏ thì từng độ lệch bạn sẽ khó biết, các vạch chia cũng rất
nhỏ để mắt thường quan sát
7. Lưu ý thường gặp
– Nếu làm rớt La Bàn xuống đất một lần thì độ chính xác của La Bàn sẽ
giảm, phải sửa hoặc không thì nên bỏ đi. Nếu tiếp tục dùng bạn phải kiểm
tra bằng các thiết bị khác để đảm bảo chính xác.
– La Bàn tuyệt đối không bao giờ đặt dưới đất, sẽ chóng hỏng.
– Nguoi chuyên nghiệp phải mở, đóng La Bàn đúng cách; phải biết có những
ngày được phép dùng; những ngày không dùng La Bàn. Nếu cố tình dùng thì
phong thủy sư có thể bị mù mắt.
– La Bàn khi bảo quản phải đặt úp xuống thì kim La Bàn mới bền.
Nói tóm lại thì bạn chọn mua la bàn nào theo mắt thường thấy tốt, cầm
la bàn thấy kích thước chắc gọn vừa tay, hiện rõ vòng chia độ rõ ràng,
đọc được, không lem, kim la bàn ổn định không xoay lung tung là ổn. Còn
các vòng khác trên la bàn thì đừng quan tâm, khi nào có điều kiện học
sâu về phong thủy thì mới quan trọng còn không thì chỉ cần đo bao nhiêu
độ báo mình là được
Phân loại la bàn:_ Có 03 loại dùng để xem hướng được bán trong các nhà sách:
+ Kim chỉ nam: thường do Trung Quốc sản xuất với chú dẫn bằng tiếng Hoa. Kim chỉ dài bằng bán kính vòng tròn; giống như kim đồng hồ, kim này thường cố định chỉ vào hướng Nam in cố định và kim này không xoay dù cho có xoay bàn kim này tới lui hay 360 độ. Loại này giờ cũng không thông dụng nên sẽ không hướng dẫn cách sử dụng.
+ La kinh: loại có rất nhiều vòng viết chữ Hán hay Việt ngoằn nghèo; nếu chỉ để xem hướng đơn giản không nên dùng vì đắt tiền và không biết cách ứng dụng hết công năng của La Kinh. Loại này không xét đến ở đây.
+ La bàn: thường dạng tròn nhỏ, có ghi 04 chữ to: N (Bắc), W(Tây), E(Đông), S(Nam); N đối diện với S và W đối diện với E tạo thành 04 góc 90 độ. 04 chữ nhỏ hơn: NE (Đông Bắc); NW (Tây Bắc), SE (Đông Nam), SW (Tây Nam). Kim với 02 đầu: 1 đầu đỏ và 1 đầu trắng. Kim luôn chỉ 1 hướng cố định còn la bàn có thể xoay được.
Lưu ý: + Khi mua nhớ mua loại có vỏ ngoài bằng nhựa; tránh những loại đẹp đẹp có vỏ ngoài bằng kim loại dễ ảnh hưởng độ chính xác.
+ Trên la bàn thường có những móc kim loại để treo móc khóa. Tuyệt đối không treo máng chìa khóa và nên cắt bỏ luôn móc kim loại này để tăng độ chính xác la bàn.
Cách sử dụng:
1. Đứng cách xa các vật bằng kim loại khác càng xa càng tốt; tối thiểu 2-3 mét để la bàn không bị ảnh hưởng mà chỉ hướng sai. Đặc biệt né loa; tivi; đầu máy; tủ sắt….vì những thứ này có từ tính mạnh mà mình thường ít để ý đến.
2. Bỏ điện thoại; tiền xu, thắt lưng dây nịt bằng kim loại ra khỏi người để tránh la bàn bị nhiễu loạn.
3. Để la bàn ở trước mặt; đặt ngay vị trí giữa ngực để xem chính xác.
4. Nếu la bàn có vỏ ngoài hình vuông 04 cạnh thì nên để 02 cạnh song song với ngực mình và 02 cạnh còn lại vuông góc với ngực.
5. Xoay la bàn cho đầu kim màu đỏ chỉ ngay đúng chữ N và đầu kim màu trắng chỉ ngay đúng chữ S thì ngưng không xoay nữa.
6. Khi đó tưởng tượng có 1 đường từ giữa ngực mình đi thẳng ra trùng với 01 vạch nhỏ trên la bàn.
7. Xem vị trí của vạch nhỏ đó nằm ở khoảng nào. Nên nhớ mỗi hướng chiếm 45 độ của la bàn. Nếu ai không nhớ thì có thể nhìn bảng dưới đây để biết
Từ 337,5 độ đến 22,5 độ thuộc về Bắc
Từ 22,5 độ đến 67,5 độ thuộc về hướng Đông Bắc
Từ 67,5 độ đến 112,5 độ thuộc về Đông
Từ 112,5 độ đến 157,5 độ thuộc về Đông Nam
Từ 157,5 độ đến 202,5 độ thuộc về Nam
Từ 202,5 độ đến 247,5 độ thuộc về Tây Nam
Từ 247,5 độ đến 292,5 độ thuộc về Tây
Từ 292,5 độ đến 337,5 độ thuộc về Tây Bắc
Vd: nếu vạch đi xuyên giữa ngực của mình là ở khoảng 350 độ – 360 độ thì thuộc hướng Bắc. Vậy thì mặt mình đang nhìn về hướng Bắc. Từ đó có thể suy ra cách đặt Kim Tự Tháp xoay về hướng mong muốn.
Sử dụng la bàn khi đã hiểu rõ cách thì cũng đơn giản thôi.
Trên đây mình đã trình bày xong một số kiến thức sơ đẳng mà bản thân biết được. Nếu có gì sai sót mong các anh chị nào hiểu biết hơn chỉ dạy thêm để mình và mọi người cùng học hỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *