Untitled Post

DỰ ĐOÁN HÀ LẠC

Dự đoán Hà Lạc bao gồm 3 bước:

A- Xem xét Cấu trúc Hà Lạc của chủ thể thuộc
loại Mệnh hợp cách, hay Mệnh không hợp cách.

B- Nghiên cứu Quẻ Dịch và Hào.
C- Làm Lời giải.

==================================

A- Mệnh hợp cách và Mệnh không hợp
cách

Trong Dự đoán Hà Lạc, đây là một vấn đề rất quan
trọng, đồng thời cũng cực kỳ phong phú và phức tạp. Cùng một quẻ và hào, cho
kết quả dự đoán rất khác nhau đối với người có Mệnh hợp cách và người có Mệnh
không hợp cách. Quẻ và Hào rất tốt, đối với người Mệnh không hợp cách đôi khi
trở nên đầy hiểm họa, ngược lại, những hào xấu, quẻ xấu đối với người Mệnh
không hợp cách thì lại hóa hay.

Mệnh hợp cách là gi? Mệnh có thể hiểu là Ngôi
nhà cuộc đời, sống động hơn có thể hiểu là Đường đi Nước bước của một Con Người
hình thành từ khi Con người ra đời. Trong Toán Hà Lạc thì Mệnh chính là Cấu
trúc Hà Lạc (mà ta vừa vạch ra). Cách, nằm trong cụm từ Quy Cách, là những thể
thức hợp lý, hợp lẽ, những thể thức có tính quy luật. Vậy Mệnh hợp cách là
Mệnh, hoặc Cấu trúc Mệnh, hợp với quy luật thuận hành của Trời Đất.

Người xưa đặt ra 10 tiêu chuẩn cho Mệnh hợp cách
là:

1- Tên quẻ tốt.
2- Vị trí hào Nguyên đường tốt.
3- Lời hào Nguyên đường tốt.
4- Được mùa sinh (Lấy quẻ Nguyệt lệnh làm
chuẩn).

5- Nguyên đường có yểm trợ.
6- Trị số Âm, Dương hợp mùa sinh.
7- Hành của Mệnh gặp được các quẻ tương ứng
thuận lợi.

8- Hào Nguyên đường ngồi vị trí hợp lý (còn gọi
là Đáng vị).

9- Can năm sinh gặp quẻ, gặp mùa hợp lý.
10- Gặp được quẻ “Có quần chúng theo”.

Trong 10 tiêu chuẩn trên, đạt được ba đến bốn
tiêu chuẩn đã là quý lắm. Người xưa tổng kết đánh giá mức độ Mệnh hợp cách bằng
địa vị xã hội, cho biết, người đạt 9-10 tiêu chuẩn có thể làm đến chức khanh
tướng trong triều đình.

Đi đôi với 10 tiêu chuẩn hợp cách, người xưa cũng
nêu lên 10 điểm không hợp cách. Mệnh không hợp cách là Mệnh không hợp với quy
luật thuận hành của trời đất. 10 điểm không hợp cách là:

1- Tên quẻ xấu.
2- Vị trí hào Nguyên đường xấu.
3- Lời hào Nguyên đường xấu.
4- Không được mùa sinh (Lấy quẻ Nguyệt lệnh làm
chuẩn)

5- Nguyên đường không được yểm trợ.
6- Trị số Âm, Dương không hợp mùa sinh.
7- Hành của Mệnh không gặp được các quẻ tương
ứng thuận lợi.

8- Hào Nguyên đường ngồi vị trí không hợp lý.
9- Can Năm sinh gặp quẻ, gặp mùa không hợp lý.
10- Gặp phải quẻ “Bị quần chúng ghét”.

Không nên hiểu, Mệnh không hợp cách là ngoài
những gì hợp cách, còn lại là không hợp cách. Không hoàn toàn như thế. Có những
Mệnh không hợp cách ở mức độ nghiêm trọng, ví dụ sinh mùa hè mà trị số Dương ở
dưới 8; lại có Mệnh không hợp cách mức độ trung bình, ví dụ gặp phải quẻ có tên
không tốt, nhưng cũng không xấu lắm, ví dụ quẻ Vô Vọng, quẻ Tỉnh. Không có quẻ
được lòng quần chúng, nhưng không rơi vào một trong những quẻ không được lòng
quần chúng, thì không có nghĩa là phạm vào Mệnh không hợp cách.

Người xưa xem xét rất kỹ loại Mệnh không hợp
cách và cho thấy, người phạm 3-4 cách thì làm lụng khổ sở, cuộc đời vất vả;
phạm 5-6 cách thì cô độc, phạm 7-8 cách thì đi ăn xin hoặc bị chém giết, phạm
cả 10 cách thì không chết non cũng nghèo hèn.

Dưới đây giải thích từng tiêu chuẩn.

1- Tên quẻ tốt.
Ví dụ các quẻ có tên tốt: Càn, Khôn, Hàm, Hằng,
Thái, Đại Hữu… Các quẻ có tên xấu: Truân, Khốn, Khuê (Khuê là chia lìa),
Bác… Cần biết rằng, có quẻ rất xấu, tên càng xấu, như quẻ Độn (Độn là ẩn,
trốn), quẻ Bác (Bác là Tan mất), nhưng sinh tháng 6 được quẻ Độn, sinh tháng 9
được quẻ Bác, thì lại là tín hiệu đẹp, vì đó là những quẻ Nguyệt lệnh (xem dưới
đây, giới thiệu tiêu chuẩn 4). Ngày xưa đã có người được quẻ Tiên thiên là Bác,
mà làm quan to trong triều đình. Quẻ Bác là quẻ thời âm thịnh, nên đối với mệnh
Nữ thì quẻ Bác chưa hẳn đã xấu. Cho nên, tên quẻ cũng chỉ là một tiêu chí để
xem xét mà thôi.

2- Vị trí hào Nguyên đường tốt.
Đọc lại bài viết trước, sẽ thấy Nguyên đường rơi
vào những hào 2, 5 là những vị trí tốt. Nguyên đường ở hào 1, 4 là trung bình,
ở hào 3, 6 thì phải coi chừng. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ. Có quẻ hào 6 lại là
hào tốt, ví dụ hào 6 quẻ Cổ, quẻ Tỉnh là hào tốt, Nguyên đường rơi vào hào này
là được vị trí tốt. Cần xem lời hào, rồi hãy phán xét vị trí hào tốt xấu.

3- Lời hào Nguyên Đường tốt.
Ví dụ, quẻ Địa Phong Thăng người có Nguyên đường
ở hào 1, vị trí chưa phải là đẹp, nhưng lời hào rất đẹp: Thuận đi lên, rất tốt!
(Doãn thăng, đại cát).

4- Được quẻ hợp mùa sinh (Lấy quẻ Nguyệt lệnh
làm chuẩn).

Nếu có tiết lệnh dành cho Tháng, thì cũng có
Nguyệt lệnh dành cho Quẻ. Nguyệt lệnh là sự “chỉ định” của Trời Đất,
sinh tháng nào thì nên được quẻ nào, sẽ là hợp mùa sinh, mang lại nhiều tốt
lành, dù quẻ ấy là quẻ xấu. (Ví dụ, quẻ Bác là quẻ xấu, nhưng người sinh tháng
9 được quẻ Bác thì rất tốt, đó là tượng những bà quả phụ làm ăn giàu có, đó
cũng là quẻ của người “gái góa lo việc triều đình”). Quẻ Nguyệt lệnh
cũng là tiêu chí để xem xét Trị số Âm, Dương có hợp mùa sinh hay không.

Bảng sau đây trình bày 12 Nguyệt lệnh bắt đầu từ
tháng 11 hàng năm để bạn đọc dễ nhận xét xu thế sinh trưởng của số Âm, Dương
(theo luật “Âm tiêu Dương trưởng, Dương tiêu Âm trưởng”).

Tháng sinh……Chi tháng……..Quẻ hợp mùa sinh
Tháng 11: ………Tý ………..Địa Lôi Phục (1 0 0 0 0 0)
Tháng 12: ………Sửu ….…..Địa Trạch Lâm (1 1 0 0 0
0)

Tháng 01: ………Dần…..…..Địa Thiên Thái (1 1 1 0 0
0)

Tháng 02: ………Mão.……..Lôi Thiên Đại Tráng (1 1 1
1 0 0)

Tháng 03: ………Thìn.……..Trạch Thiên Quải (1 1 1 1
1 0)

Tháng 04: ………Tỵ………..Thuần Càn (1 1 1 1 1 1)
Tháng 05: ………Ngọ….…..Thiên Phong Cấu (0 1 1 1 1
1)

Tháng 06: ………Mùi…..…..Thiên Sơn Độn (0 0 1 1 1
1)

Tháng 07: ………Thân..……Thiên Địa Bĩ (0 0 0 1 1
1)

Tháng 08: ………Dậu.……..Phong Địa Quán (0 0 0 0 1
1)

Tháng 09: ………Tuất……..Sơn Địa Bác (0 0 0 0 0 1)
Tháng 10: ………Hợi….…..Thuần Khôn (0 0 0 0 0 0)

Quan sát bảng trên ta dễ dàng nhận thấy, bắt đầu
tháng 11 hằng năm, tháng giữa Đông, xuất hiện Hào Dương đầu tiên, sau đó các
hào Dương phát triển dần đến Tháng Tư năm sau là quẻ 6 hào Dương. Tháng Năm
xuất hiện Hào Âm đầu tiên, đến tháng Mười là quẻ 6 Hào Âm. Đó cũng là Nguyệt
lệnh để xem xét Tỷ lệ số Âm Dương theo điểm 6 dưới đây.

Chú ý: Ngoài 12 quẻ Nguyệt lệnh trên đây, tất cả
các quẻ còn lại đều được sắp xếp vào từng tháng theo luật “Âm tiêu dương
trưởng”, ví dụ quẻ Trạch Địa Tụy thuộc tháng 6. Trong Hà Lạc giải đoán đều có
ghi quẻ nào thuộc tháng nào. Người sinh tháng Sáu được quẻ Tụy cũng được coi
như hợp mùa sinh, nhưng mức độ không bằng trường hợp người sinh tháng Sáu được
quẻ Độn, là quẻ Nguyệt lệnh.

5- Nguyên Đường có yểm trợ.
Hào Nguyên đường là hào Thế. Cách hai hào là hào
Ứng. Nguyên đường là Dương có ứng là Âm, hoặc Nguyên đường là Âm có ứng là
Dương, là có yểm trợ. Thế và Ứng cùng Dương hoặc cùng Âm là không có yểm trợ.
(Chú ý: Cần phân biệt Thế và Ứng của quẻ Hà Lạc với Thế và Ứng của quẻ Dịch ở
hệ Hỗn Thiên. Quẻ Hà Lạc, bất kỳ hào nào cũng có thể là Thế và Ứng, tùy theo
Nguyên đường hoặc hào chủ ngồi ở đâu, còn quẻ Dịch hệ Hỗn Thiên, mỗi quẻ chỉ có
một hào Thế và một hào Ứng). Có Ứng là tốt, nhưng cũng tùy theo hào Ứng ở vị
thế nào, tốt hay xấu, mạnh hay yếu, giúp đỡ để làm điều lành hay làm điều dữ.

Hào 1 được hào 4 yểm trợ là tương đối tốt, vì
hào 4 ở vị thế trên, mạnh hơn.

Hào 2 được hào 5 yểm trợ là rất tốt, vì hào 5 ở
vị thế cao nhất, mạnh nhất (trừ trường hợp ở một số quẻ từ chối sự yểm trợ).

Hào 5 được hào 2 yểm trợ cũng rất tốt, khác nào
thủ trưởng được chân tay trung thành giúp đỡ (hào 2 bao giờ cũng ở vị thế
Trung, nếu lại Chính nữa, thì còn gì hơn).

Hào 3 được hào 6 yểm trợ thì không ăn thua gì,
vì hào 6 ở thế suy, thời mạt. Tuy vậy, hào 6 ở một số quẻ đang ở đỉnh cao của
quẻ, hội tụ sức mạnh thì sự yểm trợ lại có ý nghĩa (ví dụ, hào 6 quẻ Tỉnh).

Hào 6 được hào 3 yểm trợ thì đáng lo hơn mừng,
vì hào 3 thường ở vị thế bất chính, chứa đựng những tín hiệu không lành.

Hào Đại vận nào cũng coi như hào Thế của Đại vận
ấy, cần xem xét có yểm trợ hay không, và chất lượng yểm trợ như thế nào.

6- Trị số Âm Dương hợp mùa sinh (dưới đây gọi là
số Âm Dương) là một tiêu chí quan trọng đối với Toán Hà Lạc, mang đầy tính dự
báo. Số Âm Dương đã được sử dụng để tìm mã số quẻ, nay dùng để xem xét Mệnh hợp
cách, đồng thời, bản thân nó cũng cho những dự báo tổng quát.

Quy tắc:

a- Ngưỡng để xem xét số Âm Dương có hợp mùa sinh
hay không là hai con số 25 và 30, đã dùng làm modulo để tìm Mã số Quẻ. Số 25 là
số Dương, số 30 là số Âm.

Chuẩn mực để xem xét là: Tỷ lệ hai số Âm, Dương
phải hợp với mùa sinh.

Sinh mùa Xuân hai số ấy phải ở Tỷ lệ ngang hòa,
nghĩa là số Dương khoảng 25 hơn kém một ít, tùy theo quẻ Nguyệt lệnh. Số Âm
khoảng 30 hơn kém một ít, tùy theo quẻ Nguyệt lệnh.

Càng sang mùa Hạ, số Dương cao dần, số Âm thấp
dần. Sinh mùa Hạ, số Dương phải cao, số Âm phải thấp.

Theo Nguyệt lệnh, càng sang Thu, số Dương thấp
dần, số Âm cao dần. Sinh mùa Thu, số Âm Dương lại ngang hòa, nhưng càng sang
Đông, số Dương thấp dần, số Âm cao dần.

Sinh mùa Đông, số Âm phải cao, số Dương phải
thấp.

Theo Nguyệt lệnh, càng sang Xuân, số Âm thấp
dần, số Dương cao dần để trở về ngang hòa.

Tháng Tư, Tháng Mười, Nguyệt lệnh thuần Dương và
thuần Âm, nhưng không có nghĩa chỉ có số Dương hoặc chỉ có số Âm. Về nguyên
tắc, vẫn có đầy đủ hai số Âm Dương, tất nhiên với tỷ lệ cao và thấp. Nhưng
ngưỡng cao thấp cũng không nên quá, sẽ phạm vào Cô Âm, Cô Dương.

Người xưa không định được con số cụ thể cho các
tỷ số Âm Dương, chỉ nêu nguyên tắc như trên để vận dụng. Hình 2 (xem phụ lục)
biểu diễn một cách tài tình sự vận động tiêu-trưởng số Âm Dương và quẻ Nguyệt
lệnh.

Sau đây là những chỉ dẫn cụ thể hơn:

Số Dương thuận mùa sinh:

– Từ sau tiết Đông Chí đến trước Vũ Thủy (Tháng
11, 12 và đầu tháng Giêng) số Dương ít là tốt. Nhiều thì sẽ bị hình khắc,
thương tổn.

– Từ sau Lập Xuân đến trước Xuân Phân (Tháng
1-2) số Dương nên vừa phải (Nguyệt lệnh là quẻ Thái). Số Dương ít thì không
phấn phát lên được.

– Từ sau Thanh Minh đến trước Tiểu Mãn (Tháng 3,
4) số Dương nhiều là tốt (Nguyệt lệnh quẻ Kiền, quẻ Quải). Vừa vừa cũng được;
ít nên lo.

Số Âm thuận mùa sinh:

– Từ sau Hạ Chí đến trước Xử Thử (Tháng 5, 6 và
đầu tháng 7), số Dương còn nhiều. Số âm ít là tốt. Nếu Âm nhiều thì tổn hại.

– Từ sau Lập Thu đến trước Thu Phân (Tháng 7, 8)
số Âm vừa là tốt. (Nguyệt lệnh quẻ Bĩ, 3 âm, 3 dương). Nếu số Âm ít thì có hại,
người nhu nhược, không phấn phát.

– Từ sau Hàn Lộ đến trước Tiểu Tuyết (Tháng 9)
số Âm nhiều là tốt. (Nguyệt lệnh quẻ Bác 5 hào Âm; sau đó đến quẻ Khôn 6 hào
Âm).

Số Dương bằng 25: Lợi cho Nam, không lợi
cho Nữ. Sinh tháng lẻ thì phú quý, sinh tháng chẵn thì nghèo nàn và khắc mẹ.

Số Âm bằng 30: Lợi cho Nữ, không lợi cho Nam. Lợi nhưng
cũng không được toàn mỹ. Sinh tháng chẵn còn mừng, sinh tháng lẻ cô đơn, khắc
khổ.

Số Dương không đủ 25: Từ 9 đến 24 là Không đủ.
Sinh vào Tháng Tý (Tháng 11) Sửu (Tháng 12) thuận thời thì còn khá, nhưng cũng
đáng lo. Sinh vào Tháng Dần (Tháng 1) đến Tháng Tỵ (Tháng 4) là nghịch thời thì
hoàn toàn kém: khắc cha, kém phúc, kém thọ. Nếu không được Quẻ, Hào tốt, Nguyên
đường có yểm trợ thì còn xấu hơn.

Số Âm không đủ 30: Từ 18 đến 28 thì gọi là Không
đủ. Sinh từ sau Hạ Chí đến Lập Thu là thuận thời thì còn khá. Sinh từ Thu phân
trở đi đến trước Tiểu Tuyết thì kém Thọ, kém Phúc, không có hậu, và có thể chôn
mẹ trước. Nữ sinh vào Ngày, Giờ Tý Ngọ, Mão, Dậu thì khắc Mẹ; hoặc Cha già, Mẹ
là vợ bé; hoặc bản thân làm con nuôi.

Số Dương quá yếu (Cô Dương): Từ 4 đến 8 là số
Dương quá yếu. Mệnh Nam
thì gian nan, tân khổ. Sinh tháng chẵn còn đỡ, sinh tháng lẻ càng xấu.

Số Âm quá yếu (Cô Âm): Từ 8 đến 12 là số Âm quá
yếu. Mệnh Nữ từ nhỏ đã mồ côi hay phải xa lìa cha mẹ, nghèo nàn, khắc khổ, cô
đơn.

Số Dương quá nhiều: Từ 40 đến 60 là quá nhiều,
nếu sinh vào Tháng 3, 4 (Nguyệt lệnh là quẻ Quải, Kiền, 5-6 hào Dương) thì
không hại gì. Sinh mùa khác là ngược, tượng hào quá cương, có việc hối hận.

Số Âm quá nhiều: Từ 50 đến 60 là quá nhiều, nếu
sinh sau Lập Đông đến trước Đông Chí, thì không hại gì. Sinh mùa khác rất hại,
dễ gặp hình thương, khốn khổ.

7- Hành của Mệnh gặp được quẻ tương ứng thuận
lợi (Còn gọi là Được Thể).

Lấy Can Chi năm sinh và Nạp Âm (còn gọi là Mạng,
Mệnh) đối chiếu với “Bảng Ngũ Mệnh gặp Quẻ” (Ngũ mệnh đắc quái) sau đây, nếu
cái được nhiều thì thuận (Có sách gọi là Được Thể), nếu cái không được nhiều
hơn, thì không thuận.

Bảng Năm Mạng gặp quẻ

* Mạng Kim
Người tuổi Canh, Tân, Thân, Dậu và Nạp âm Kim
gặp:

Kiền: Phú quý.
Khảm: Bồng bềnh, chìm nổi.
Cấn: Nên ẩn cư.
Chấn: Có điều sở đắc, tốt.
Tốn là cơn gió: Xuân Hạ mát mẻ; Thu Đông lạnh
lùng.

Ly: Nghịch chiều trong hành động.
Khôn: Được phúc lành
Đoài: Đắc địa, tốt.

* Mạng Mộc
Người tuổi Giáp, Ất, Dần, Mão và Nạp âm Mộc, gặp:

Kiền: Nhiều hão huyền, ít thực tế.
Khảm: Hãm, mắc kẹt, không làm lớn được, không
lâu bền được.

Cấn: Tốt về Xuân, Hạ, bất lợi về Thu, Đông.
Chấn: Vinh hoa.
Tốn: Tuổi nhỏ hay bị dao động, gặp sự trắc trở,
lo âu. Không tự chủ, bình tĩnh.

Ly: Hương thơm, sắc tươi bị tổn thiệt.
Khôn: Phải đợi thời, rồi mới phát đạt.
Đoài: Giữa mùa Thu mới khởi sắc.

* Mạng Thủy
Người tuổi Nhâm, Quý, Hợi, Tý và Nạp âm Thủy
gặp:

Kiền: Như có suối nước chảy, sẽ gặp thời cơ phát
đạt.

Khảm: Hãm, nên lúc lành lúc dữ không định trước
được.

Cấn: Có hiểm trở, khó khăn.
Chấn: Cuộc đời như nước chảy xuôi dòng, nhưng
chẳng được nhàn hạ.

Tốn: Sóng gió bất kỳ. Về các mùa Thu, Đông có
điều đáng ngại.

Ly: Tranh đấu khắc khổ. Thành có bại có.
Khôn: Nhu thuận, nhàn nhã.
Đoài: Như nguồn nước chảy dồi dào. Mọi việc hanh
thông.

* Mạng Hỏa
Người tuổi Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ và nạp âm Hỏa
gặp:

Kiền: Quang minh, sáng láng, nếu có hào tốt thì
phi thường

Khảm: Phản phúc, phá hoại.
Cấn: Ích kỷ, hại nhân.
Chấn: Như thiêu đốt, tác động không bền.
Tốn: Như lửa gặp gió, có thừa dịp may để khởi cơ
nghiệp.

Ly: Lửa gặp lửa, mừng giận thất thường, trong
ngoài không tương ứng, bên ngoài bị rình rập, trong không đề phòng.

Khôn: Lưỡng tình, tương đắc, gặp dịp thuận lợi.
Đoài: nghi nghi hoặc hoặc, không quyết.

* Mạng Thổ
Người tuổi Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và nạp
âm Thổ gặp:

Kiền: Có lành có dữ.
Khảm: Hãm, mắc kẹt, rủi ro nhiều.
Cấn: Những tháng Tứ quý (3, 6, 9, 12 – Thìn,
Mùi, Tuất, Sửu) thì phát tài, có hậu, nhiều tốt lành.

Chấn: Có thương tổn, chỉ ích cho người, vất vả,
rơi rụng, xấu nhiều.

Tốn: Như gió quét đất làm nổi bụi, lắm chuyện ồn
ào, sôi động, vất vả.

Ly: Nếu mất của, của lại tìm về, phúc không nhỏ.
Khôn: Phúc lộc trùng trùng, có địa vị quan trọng
ở địa phương, lên trung ương cũng làm chuyên gia.

Đoài cũng như Kiền.

8- Hào Nguyên đường ngồi vị trí hợp lý (Còn gọi
là Đáng vị).

Điểm 2 trên kia xem xét Nguyên đường ở vị trí
Hào tốt hay không tốt đối với bất kỳ quẻ Dịch nào. Điểm 8 yêu cầu xem xét vị
trí Nguyên đường theo 3 tiêu chuẩn:

– Sinh tháng Âm, Nguyên đường ngồi hào Âm; sinh
tháng Dương, Nguyên đường ngồi hào Dương, là Đáng vị.

– Đã thống kê 19 quẻ có 21 hào Đáng vị, Nguyên
đường ngồi đúng vào một trong 21 hào đó là Đáng vị.

– Đã thống kê 14 quẻ có 14 hào Không đáng vị,
Nguyên đường ngồi đúng vào một trong 14 hào đó là Không đáng vị.

Bảng thống kê 21 hào Đáng vị

Thứ tự……….Tên quẻ kép……Hào Đáng vị

01…………………Cấu……………..hào 5
02…………………Bĩ……………….hào 5
03………………..Tấn………………hào 2
04………………..Tiết………………hào 5
05………………..Ký Tế……………hào 2
06………………..Lý……..…………hào 5
07………………..Tỉnh………..……hào 5
08………………..Tùy………………hào 5
09………………..Tốn………………hào 5
10………………..Gia Nhân……..…hào 4
11………………..Cổ……………..…hào 2
12………………Hoán………………hào 5
13………………Đồng Nhân……….hào 5
14………………Khôn………………hào 5
15………………Phục………………hào 1
16………………Lâm…………….…hào 4
17………………Lâm…………….…hào 5
18………………Quải………………hào 2
19………………Quải………………hào 5
20………………Kiển………………hào 5
21………………Khiêm………….…hào 2

Bảng Thống kê 14 hào không đáng vị

Thứ tự……….Tên quẻ kép……Hào Không đáng vị

01…………………Bĩ………………….hào 3
02………………..Tấn………………..hào 4
03………………..Khuê………………hào 3
04………………..Trung Phu………hào 3
05………………..Phong…………….hào 4
06………………..Chấn……..…..….hào 3
07………………..Dự………..………hào 3
08………………..Thăng……………hào 6
09………………..Vị Tế………………hào 3
10………………..Quải…………..….hào 1
11……………….Nhu………………..hào 6
12………………Đoài…………….….hào 3
13………………Tụy…………………hào 4
14………………Tiểu Quá…………hào 4

9- Can năm sinh gặp Quẻ, gặp Mùa hợp lý.
Đối chiếu với Bảng 9, thấy Thiên Can phối với
quẻ nào, nếu cấu trúc Hà Lạc của chủ thể có quẻ đó là hợp lý, được quẻ khác,
đối chiếu thêm với bảng Năm Hành gặp quẻ (bảng 14), lại thấy khắc nữa, là trái
lý. Ví dụ Bảng 9 cho biết Tuổi Tân gặp quẻ Tốn, đối chiếu với cấu trúc Hà Lạc
của chủ thể, nếu có Tốn là hợp lý. Nhưng đối chiếu thêm với bảng 14, nếu thấy
trong cấu trúc Hà Lạc có thêm Khảm, thì tính hợp lý giảm, vì Khảm thì hãm, số
phận bồng bềnh chìm nổi. Cũng như vậy, tuổi Giáp gặp Kiền thì tốt, nhưng Kiền
Kim khắc Giáp Mộc, không tốt bằng Tuổi Nhâm gặp Kiền, vừa được phối quẻ (xem
Bảng Ngũ Mệnh gặp quẻ) vừa được Kim sinh Thủy, tính hợp lý cao hơn.

10- Có quần chúng theo hay Bị quần chúng ghét.
Những quẻ có 1 hào Âm hoặc 1 hào Dương là những
quẻ phản ánh cuộc đời của chủ thể có quần chúng (đám đông) theo hay ghét. Đây
cũng là một trong 10 tiêu chuẩn Mệnh hợp cách. Đối chiếu 2 bảng thống kê sau đây,
nếu cấu trúc Hà Lạc của chủ thể có quẻ cùng tên, là có mệnh Quần chúng theo,
hoặc Bị quần chúng ghét. Hào được chỉ dẫn chính là Hào chủ của Quẻ. Hào đó (ở
quẻ Quần chúng theo) trùng với Nguyên đường là Mệnh người đó làm công tác quần
chúng rất tốt.

Bảng thống kê 8 quẻ “Có quần chúng theo”:

1- Quẻ Phục, hào 1 Dương được niềm vui mở đầu.
2- Quẻ Sư, hào 2 Dương, như người ở giữa ba
quân.

3- Quẻ Khiêm, hào 3 Dương, tốt về sau, muôn dân
đều phục.

4- Quẻ Dự, hào 4 Dương, người có chí lớn làm
nên.

5- Quẻ Tỷ, hào 5 Dương, được gần gũi công khai.
6- Quẻ Tiểu Súc, hào 4 Âm hợp với chí trên (Hào
5 Dương).

7- Quẻ Đỉnh, hào 5 Âm lợi về chính bền.
8- Quẻ Bác, hào 6 Dương, người lớn đi xe, kẻ nhỏ
làm tan nhà của chính nó.

Bảng thống kê 3 quẻ “Bị quần chúng ghét”:

1- Quẻ Cấu, hào 1 Âm, vị thế thấp mà ràng buộc
cây kim, thì ràng buộc sao được?

2- Quẻ Đồng Nhân, hào 2 Âm, chỉ thân với người
cùng tông phái nên đáng thẹn.

3- Quẻ Quải, hào 6 Âm, chẳng kêu gọi ai được
nữa, cuối cùng xấu.

Tổng hợp về 10 tiêu chuẩn Mệnh hợp cách: Thuận
mùa sinh thì thịnh, nghịch mùa sinh thì nguy. Quẻ và Hào hợp Thời, hợp Nguyệt
lệnh, lại được tên quẻ tốt, lời Hào đẹp, được Hào vị, có yểm trợ, thế là Phú
Quý song toàn. Trái lại là bần tiện.

Muốn biết Lớn Nhỏ thì xem Quẻ. Muốn biết Sang
Hèn thì xem Hào vị cao hay thấp. Muốn biết Cát Hung xem ở Hào Âm hay Dương. Trị
số Âm Dương nếu không hợp, tuổi Âm hào Nguyên đường là Dương, tuổi Dương hào
Nguyên đường là Âm thì cục diện như sau: Đối với tuổi Dương, trước cùng khốn
sau giàu có; đối với tuổi Âm là người trọng lợi, khinh tài.

…………….Xuân Cang 
B-
Nghiên cứu quẻ Dịch và Hào.

Trong cuốn “Bát tự Hà Lạc lược khảo”, nhà nghiên cứu Học Năng đã lược dịch toàn
bộ 64 quẻ Dịch dành riêng cho Dự đoán học Hà Lạc, do nhà Dịch học nổi tiếng
Trung Quốc Trần Hy Di (tức Trần Đoàn, đời Nhà Tống) biên soạn. Chúng ta sẽ
thấy, Trần Hy Di chủ yếu dựa vào Tượng và Lời Tượng của mỗi quẻ, mỗi hào, các
mối quan hệ Âm Dương trong mỗi hào, mà đưa ra những dự đoán khái quát cho từng
quẻ, từng hào trong những thời điểm khác nhau: một chặng đường đời (Đại vận 9
năm và 6 năm), một năm, cho đến một tháng. (Sở dĩ chúng tôi nói “chủ yếu dựa
vào Tượng…”, là vì trong một số quẻ và trong nhiều hào, Trần Hy Di cũng dựa
vào cả Lời Kinh, chứ không riêng Tượng  Lời Tượng).

Lời Kinh ở đây là Lời của Chu Văn Vương chú
thích cho từng quẻ và Lời của Chu Công Đán chú thích cho từng hào. Còn Lời
Tượng
 là trích trong
sách Đại Tượng truyện của
Khổng Tử căn cứ vào Tượng quẻ và Tượng hào mà chú thích cho từng quẻ và từng
hào (chú thích cho quẻ gọi là Đại tượng, chú thích cho hào gọi là Tiểu
tượng
). Trong sách của Học Năng, ông cho biết, đi đôi với lược dịch
sách của Trần Hy Di, ông có biên soạn thêm, căn cứ vào nhiều học giả khác và
kinh nghiệm của bản thân.

Đến lượt chúng tôi, khi biên soạn những bài giảng thực hành này, đến lúc phải
trình bày 64 quẻ Dịch và 384 hào, chúng tôi cũng dựa vào sách của Học Năng là
chính. Tuy nhiên, cách làm của chúng tôi có khác:

– Chúng tôi lược bỏ một phần lớn những chữ phiên âm từ chữ Hán, chỉ giữ lại
phần dịch nghĩa. Ngay phần dịch nghĩa, chúng tôi cũng cố gắng tìm cách diễn đạt
sao cho bạn đọc ngày nay dễ tiếp cận với ý tứ của người xưa. Chúng tôi chỉ lược
bỏ một phần lớn chữ Hán, chứ không dám nói là tất cả. Ví dụ, toàn bộ tên 64 quẻ
Dịch, thay đổi một chữ, ít nhất vào thời buổi này, cũng sẽ là ngớ ngẩn, vả lại
cũng chưa đến lúc phải làm như thế. Tên quẻ, ngoài chữ Hán – Việt, chúng tôi có
bổ sung tiếng Pháp, để bạn đọc rộng đường suy ngẫm. Chúng tôi nghĩ rằng, sẽ đến
lúc tên quẻ Phong Thủy Hoán đọc là Gió Mây Tan.

– Chúng tôi căn cứ vào các sách dịch và biên soạn của các tác giả Dịch học Việt
Nam hiện có trong tay, biên soạn bổ sung những gì liên quan đến Dự đoán học Hà
Lạc mà chúng tôi tiếp nhận được và những gì giúp cho bạn đọc hiểu thêm về các quẻ
Dịch và các Hào. Trong các sách nói trên thì chủ yếu là bộ Kinh
Dịch
 (Trọn bộ) do Ngô
Tất Tố dịch và hai cuốn Quốc văn Chu Dịch diễn giải của Phan Bội Châu, tức tập 7 và 8
trong Phan Bội Châu Toàn tập. Hầu hết những điều dẫn giải trong
các bộ sách trên đã được Nguyễn Hiến Lê chọn lọc, tổng hợp rất tài tình và sắc
sảo trong cuốn sách Kinh Dịch, Đạo của người quân tử. Mặc
dầu ông nói ngay ở đầu sách rằng, ông nghiên cứu Kinh Dịch chủ yếu là về Triết
học và Đạo đức học, nhưng khi ông trình bày 64 quẻ Dịch, thì cũng đầy những lời
thuộc về Dự đoán học, bởi những bộ phận đó gắn với nhau, bổ sung cho nhau,
không tách ra được. Khi bạn đọc thấy lời giảng sau hàng chữ “Nguyễn Hiến Lê
giảng”, thì có nghĩa là trong lời giảng ấy đã tổng hợp, lồng ghép các ý kiến dẫn
giải của Khổng Tử, Trình Di, Chu Hy, Phan Bội Châu và các học giả uyên thâm
khác.

Riêng đối với tác phẩm của Phan Bội Châu, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những
lời giảng Dịch, dẫn giải chính thức câu chữ của Thánh hiền, ông còn những đoạn Phụ
chú
 rất hay.

Phụ chú là Ghi thêm. Tại đây ông “ghi thêm” những thẩm định, những
cảm nhận, những điều ông tâm đắc, tâm huyết đối với một chữ, một nhận định của
thánh hiền; ông ghi thêm những liên hệ, so sánh giữa một Thời, một hoàn cảnh
thể hiện trong một Hào với một sự kiện, một nhân vật lịch sử nào đó.

Ví dụ, khi dẫn giải Hào 4 quẻ Tùy, ông liên hệ với Trần Hưng Đạo; khi dẫn giải
quẻ Tụng ông liên hệ với cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất của Thế kỷ 20; hào 2
quẻ Tụng khiến ông nhớ tới nhân vật Nguyễn Hoàng, Trịnh Kiểm và lời khuyên bất
hủ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông tuyệt nhiên không liên hệ một lời nào
với hoàn cảnh lịch sử và hoạt động cách mạng của chính ông, nhưng đọc sâu vào
các Phụ chú ấy,
ta sẽ thấy toàn bộ trước tác về Chu Dịch của ông chính là bản tổng kết vĩ đại
cuộc đời ông, chỉ có điều, ông không nói ra mà thôi. Bản thân những Phụ
chú
 ấy tập hợp lại đã
là môt tác phẩm lớn chứa chất đầy tâm huyết của ông. Do nhận xét trên, mà trong
phần Hai cuốn sách này, được sự khuyến khích của nhà thơ lão thành Khương Hữu
Dụng, người học trò của Phan Bội Châu, nhân chứng sống hiếm hoi còn lại cho đến
ngày chúng tôi biên soạn sách này, đã từng nhiều lần tiếp kiến Phan Bội Châu,
chúng tôi không bỏ lỡ một cơ hội nào có thể trích dẫn các Phụ
chú
 tuyệt vời của
Phan Bội Châu, nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm một góc độ thâm thúy khác của Dịch
học ở Việt Nam. Có điều cần nói trước là, do cụ Phan sử dụng nhiều tiếng Huế cổ
và xen nhiều chữ Hán, nên trong nhiều trường hợp chúng tôi buộc phải
“dịch” lại ý kiến cụ bằng ngôn ngữ hiện nay, mong các bạn thông cảm
và lượng thứ cho những trường hợp còn vụng về, sai sót.

Để có thể ứng dụng thành thạo các quẻ Dịch vào Dự đoán Hà Lạc, bạn nên nghiên
cứu đi sâu vào một số quy luật của Dịch học mà chúng tôi giới thiệu tóm tắt sau
đây:

1- Quy luật Âm Dương.

Dịch học cho rằng, Âm Dương là hai nhân tố phổ quát, đối lập nhau và tác động
vào nhau làm nên sự vật, có mặt trong mọi cấu tạo của sự vật. Âm Dương bao trùm
cả không gian (như phía Bắc, phía Nam), thời gian (như đêm ngày), thời tiết (như
Đông Hạ, nắng mưa), không vật gì hữu hình hay vô hình trong vũ trụ mà không có
Âm Dương. Âm Dương xoắn xuýt gắn bó với nhau, tác động vào nhau mà làm nên sự
vật.

Không những Âm Dương xoắn xuýt với nhau làm nên sự vật, mà trong mỗi yếu tố Âm
Dương đều có mầm mống của nhau, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Điều
này thể hiện trong đời sống hàng ngày: trong sự sống có cái chết, và trong cái
chết sự sống còn tiếp tục, trong phúc có họa, trong họa có phúc…

Âm Dương tương phản.

Âm Dương là hai yếu tố trái ngược nhau, tương phản nhau, như nam và nữ, sáng và
tối, ngày và đêm, sống và chết, cứng và mềm… Chính do tính chất tương phản,
tác động vào nhau mà sinh ra sự biến chuyển không ngừng của sự vật. Sự tương
phản ấy thể hiện thành hiện tượng phổ biến Âm thịnh thì Dương suy, Dương thịnh
thì Âm suy. Sự thành của Âm là sự hủy của Dương và sự thành của Dương là sự hủy
của Âm.

Âm Dương tương giao, tương thành.

Âm Dương tuy tương phản, trái ngược nhau đấy, nhưng không tương khắc như nước
với lửa, mà tương giao (gặp nhau), tương thôi (xô đẩy nhau), tương thế (thay
thế nhau). Âm Dương tương giao, tương thôi, tương thế theo những nhịp điệu khác
nhau, tùy sự vật, tùy nơi, tùy thời, cứ cái này xuống thì cái kia lên, cái này
lên thì cái kia xuống, mỗi cái làm chủ trong một thời rồi lại nhường chỗ cho
cái kia.

Không những vậy, Âm Dương còn tương thành nữa, có nghĩa là âm dương tác động
vào nhau mà tạo thành sự vật mới. Chúng tương thành vì chúng bổ túc cho nhau:
Ngày sáng để vạn vật sinh hoạt, đêm tối để vạn vật nghỉ ngơi, hè nóng để vạn
vật phát triển, đông lạnh để vạn vật gom lại sức. Tương thành vì còn một lẽ
nữa: Nếu cái nọ diệt cái kia thì không cái nào còn cả. Không còn Âm thì cũng
không còn Dương, không còn Dương thì làm sao có Âm, mà vũ trụ, vạn vật cũng không
có (Nguyễn Hiến Lê).

Âm Dương tương cầu, tương ứng.

Âm Dương còn một tính cách nữa là tương cầu, tương ứng, có nghĩa là âm dương
tìm đến nhau, cầu gặp nhau và so sánh, đối đáp nhau, hòa hợp nhau. Có vậy thì
mới tương thành mà sinh ra vạn vật. Trong vũ trụ, không loài nào không theo
luật đó. Kinh Dịch diễn luật đó bằng sự tương quan giữa các cặp hào 1-4, 2-5,
3-6 đã trình bày ở bài 2. Khi Âm Dương tương ứng thì Dương xướng Âm họa, như
Trời và Đất, như quẻ Càn và quẻ Khôn. (Càn cương kiện, Khôn nhu thuận, Càn tạo
ra vạn vật ở vô hình, thuộc về phần khí, nhưng phải nhờ Khôn vạn vật mới hữu
hình, mới sinh trưởng, cho nên công của Khôn cũng lớn như công của Càn, chỉ
khác Khôn có đức Thuận, tùy theo Càn, bổ túc cho Càn mà tiếp tục công việc của
Càn, còn vai trò của Càn là khởi xướng.)

2- Luật Phản phục, tuần hoàn.

Âm Dương thay thế nhau được là do một luật phổ biến là Luật phản phục, tuần
hoàn (Dưới đây gọi tắt là Luật Phản phục). Luật này cho thấy, bất cứ sự vật nào
hễ cực thịnh thì đến suy, cực suy thì đến thịnh, khi sự vật chuyển biến tới chỗ
cực Thịnh hay cực Suy thì sự vật lại biến diễn quay trở lại theo chiều nghịch
với phương hướng cũ, cứ thế mà tiếp tục phát triển. Từ cực thịnh, trải qua suy
vi tới diệt vong thì gọi là phản, từ diệt vong lại phát sinh để phát triển đến
chỗ cực thịnh, gọi là phục…

Bảng Nguyệt lệnh (Bảng 13) là một ví dụ đầy đủ và sinh động về Luật Phản phục.
Bạn hãy quan sát quẻ Càn (Nguyệt lệnh tháng Tư) là thời kỳ Dương cực thịnh,
đồng thời bắt đầu thời kỳ Dương suy, sang tháng Năm một hào Âm xuất hiện thành
quẻ Cấu, khí Âm thịnh dần lên, khí Dương suy kiệt dần, 6 hào Dương bị hào Âm
chiếm ngôi hết thì thành quẻ Khôn (Nguyệt lệnh tháng 10) là Âm cực thịnh. Từ
đây bắt đầu thời kỳ Âm suy, dương thịnh, tháng 11, một hào Dương lại sinh,
thành quẻ Phục, khí Âm suy dần, 6 hào Âm bị 6 hào Dương chiếm ngôi hết thì lại
thành quẻ Càn. Cứ một lần phản, một lần phục, phục rồi lại phản, thành luật
Tuần hoàn.

Luật Phản phục phát huy tác dụng mạnh nhất trong quỹ đạo đời người là khi
chuyển từ quẻ Tiên thiên, Tiền vận sang quẻ Hậu thiên, Hậu vận. Các nhà sáng
tạo Hà Lạc đã hoán vị quẻ Thượng Tiên thiên thành quẻ Hạ Hậu thiên, Hạ Tiên
thiên thành Thượng Hậu thiên, đồng thời biến Nguyên đường Dương thành Âm hoặc
Âm thành Dương, thành quẻ Hậu thiên mới. Chúng ta cũng đã thấy cách tính Đại
Vận và Tiểu Vận của Hà Lạc theo luật Phản phục, quẻ mới bao giờ cũng từ trong
lòng quẻ cũ sinh ra, đồng thời tạo ra một sự chuyển dịch mới bằng cách biến một
hào Âm thành Dương hoặc Dương thành Âm. Hết một Đại vận thì quỹ đạo đời người
cũng sang một giai đoạn mới có chuyển biến về chất.

3- Chữ Thời

Người xưa từng nói: Cả bộ Kinh Dịch, quy lại chỉ một chữ Thời. Quả thật như
vậy, 64 quẻ Dịch là 64 Thời. Quẻ Càn nói về Thời tự cường, như rồng lên cuồn
cuộn. Quẻ Khôn nói về thời nhu thuận, bao dung, như đất dày bao bọc. Quẻ Khốn
nói về thời cùng khốn, quẻ Khuê nói về thời chia lìa, quẻ Độn nói về thời phải
ẩn tránh… Cấu trúc Hà Lạc sẽ cho ta biết Mệnh ta thuộc về thời nào trong trời
đất và trong cuộc sống con người. Thời đây là Thời của bản thể, không phải Thời
sự, thời cuộc khách quan. Thời của mỗi người sẽ cho ta biết lúc nào nên cương,
lúc nào nên nhu, lúc nào nên tiến, lúc nào nên thoái, lúc nào nên động, lúc nào
nên tĩnh, lúc nào nên nhường nhịn, lúc nào nên tấn công, cải cách vào lúc nào
thì thành công, có đức thành tín là hay, nhưng cũng phải biết biến thông mới
tốt. 64 quẻ Dịch x 6 hào = 384 hào, cũng là 384 Thời, 384 hoàn cảnh. 384 thời
và hoàn cảnh ấy lại được đặt trong hàng ngàn mối tương quan âm dương với những
cấp độ khác nhau, vị trí hào khác nhau, ở những nơi khác nhau, với những kiểu
người khác nhau tạo nên biết bao nhiêu tình huống được dự đoán và xử lý.

4- Chữ Tượng

Tượng là những hình thái cụ thể giúp ta hình dung ra các khái niệm của dịch
học, hoặc nói cách khác, những khái niệm dịch học bắt nguồn từ những hình thái
cụ thể đó. Có tượng quẻ và tượng hào.

Quẻ Càn, tượng là Trời (chữ Hán là Thiên), Khôn là Đất (Địa), Cấn là Núi (Sơn),
Chấn là Sấm (Lôi), Tốn là Gió, cũng là Cây (Phong), Ly là Lửa (Hỏa), Đoài là
Đầm, Hồ (Trạch). Tượng quẻ còn bao gồm Hành quẻ, Phương quẻ và Thời quẻ. Càn, Đoài
thuộc hành Kim; Khôn, Cấn thuộc Thổ; Chấn, Tốn thuộc Mộc; Ly thuộc Hỏa; Khảm
thuộc Thủy. Càn thuộc phương Tây Bắc, Đoài Chính Tây, Khôn Tây Nam, Cấn Đông
Bắc, Chấn Chính Đông, Tốn Đông Nam, Ly Chính Nam, Khảm chính Bắc. Đoài thuộc
mùa thu, Khảm thuộc mùa Đông, Chấn thuộc mùa Xuân, Ly thuộc mùa Hạ, còn Càn,
Khôn, Cấn, Tốn ở vào thời chuyển tiếp giữa các mùa.

Tượng hào gồm hào Âm, hào Dương và vị trí hào đó trong quẻ, ví dụ hào Dương
trong quẻ Khảm, nằm giữa hai hào Âm, tượng cho sự hiểm nạn, cũng tượng cho lòng
chí thành, tính cách trí tuệ và xu thế vượt hiểm.

Các nhà dự đoán học Hà Lạc rất quan tâm tới tượng quẻ và tượng hào, từ đó suy
đoán ra những vấn đề thuộc Khí chất, Tính cách, Xu thế phát triển, Phương hướng
vận động, nhất là Thiên hướng trong nghiệp nghệ, trong ham muốn và cảm súc của
chủ thể. Nhờ có Tượng quẻ mà trong phần 3 cuốn sách này, tôi đã thử phác họa
chân dung các nhà văn, soi chiếu dưới ánh sáng của Hà Lạc, cảm thấy bổ ích và
lý thú vô cùng khi nhận biết, khám phá một sự nghiệp văn chương.

5- Thể và Dụng

Thể là những yếu tố thuộc về bản thể, bản chất, hoặc nguyên thể. Dụng là những
yếu tố thuộc về quá trình vận dụng, ứng dụng.

Dịch học là khoa học về vũ trụ, còn là khoa học về con người, về nhân sinh. Vì
vậy nên mới có Thể và Dụng. Có một cấu trúc nguyên thể tốt mà không biết tận
dụng thời cơ và hoàn cảnh, thì nhiều khi tốt cũng bằng không. Ngược lại có một
nguyên thể xấu, là kẻ tiểu nhân đấy, nhưng biết dùng mưu mẹo, biết thời vận,
vẫn được “số đỏ” như thường. Dịch học nêu chữ Thời để từ đấy mà khuyến khích
người quân tử biết Thể còn phải biết Dụng. Biết thời biết thế, còn phải biết
làm gì cho hợp thời, kịp thời, đúng thời, làm gì cho chính bền, chính bền cũng
phải đúng thời, thì mới phát triển được, chính bền lại ở giữa thời cuộc (Trung),
mà không biết tận dụng thời cơ, thì cũng hỏng đời.

Nhân nói quân tử, tiểu nhân, chúng tôi xin chép đoạn bình luận rất hay sau đây
của Nguyễn Hiến Lê.

Ông viết: Dịch không ghét tiểu nhân, vì có tiểu nhân mới có quân tử, có Âm mới
có Dương, có thiện thì có ác, không sao diệt hết được ác. Cuộc chiến đấu với
ác, với tiểu nhân không bao giờ chấm dứt. Nó khuyên ta thời bình thường phải
khoan dung đôn hậu với tiểu nhân (quẻ Lâm), mà vẫn sáng suốt để ý, thấy chúng
ló dã tâm thì chế ngự ngay (quẻ Cấu). Nhưng khi tiểu nhân mạnh, đắc thời, thì
phải biết tùy hoàn cảnh mà đối phó một cách thận trọng: bước đầu, tình thế chưa
khó khăn, có cơ cứu vãn được phần nào, thì hành động (quẻ Truân), khi đã nguy
rồi (quẻ Kiển và quẻ Khốn) thì nên chờ thời, mà vẫn giữ đức trung chính; tuy
nhiên, nếu có người nào quyết tâm hy sinh, chống chọi một cách tuyệt vọng để
cứu dân cứu nước (hào 2 quẻ Kiển) thì vẫn quý, phục. Tới lúc tiểu nhân bắt đầu
suy, thì đoàn kết nhau lại mà tấn công (quẻ Tụy), chế ngự chúng (quẻ Đại Súc)
và sau cùng là diệt chúng (quẻ Quải).

Dịch lại nhắc ta rằng, trong đám tiểu nhân vẫn có những người lỡ lầm, nhưng
biết phục thiện, khéo dẫn dụ thì họ sẽ trở về đường chính (quẻ Phục); mà trong
việc chiến đấu với tiểu nhân, có những tiểu nhân bỏ bè của chúng, mà về với phe
quân tử (hào 3, hào 5 quẻ Bác); còn trong phe quân tử, cũng có người thân cận
với tiểu nhân, rồi sau cải quá (hào 3 quẻ Quải), cương quyết bỏ chúng để theo
chính nghĩa. Cuối cùng, phe quân tử thắng, mà không bao giờ hết người quân tử
(hào 6 quẻ Bác). 
C- Làm lời giải.

1- Lời giải một bài toán Hà Lạc bao gồm những nội dung
sau.

– Nhận xét tổng quát: Những thông tin quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính cách
và hành lang số phận xuyên suốt cuộc đời của chủ thể. Những thông tin này tìm
thấy ở:

* Tám chữ Can Chi và Năm hành tương ứng với Quẻ.
* Trị số Âm, Trị số Dương.
* Hóa công, Thiên nguyên khí, Địa nguyên khí.
* Mệnh hợp cách hoặc Mệnh không hợp cách.
* Cấu trúc Hà Lạc của chủ thể. Quẻ Tiên thiên và ý nghĩa. Hào Nguyên đường Tiên
thiên và ý nghĩa. Quẻ Hậu thiên và ý nghĩa. Hào nguyên đường Hậu thiên và ý
nghĩa.
* Tượng quẻ. Những tố chất thiên nhiên thẩm thấu vào tính cách, cảm xúc, chi
phối phương hướng hành động của chủ thể.
* Những nét lớn của Tiền vận, đối chiếu giữa Tiền vận và Hậu vận.

– Giải về Tiền vận.
Những thông tin này tìm thấy ở Cấu trúc quẻ Tiên thiên – Tiền vận, hào Nguyên
đường, quẻ Hỗ Tiên thiên, các hào Đại vận. Quẻ Tiên thiên lấy ra từ Tổng số Âm
Dương phản ánh số mệnh Trời Đất dành cho chủ thể. Nó không chỉ có giá trị đối
với Tiền vận, mà còn có ảnh hưởng xuyên suốt cả cuộc đời. Theo Luật Phản phục,
nó đã biến thành quẻ Hậu Thiên, nhưng quẻ gốc vẫn còn giá trị tham khảo trong
những năm sau, nhất là Nguyên đường tiên Thiên. Trong Cấu trúc Hà Lạc, quẻ Tiên
thiên là bản thể, là cấu trúc thuần chất. Vì thế cần quan sát và suy ngẫm cho
kỹ quẻ Tiên thiên trong khi làm lời giải, sẽ thấy chủ thể là người như thế nào.
Ví dụ, quẻ Tiên thiên của bạn là Thủy Phong Tỉnh, thì quẻ đó chi phối suốt đời
bạn là sự yên tĩnh, như cái giếng, làng xóm có thể dọn đi, nhưng giếng thì ở
lại (làng đổi, giếng không đổi), tĩnh thì có phúc lộc (có nước mạch, múc lên
ăn), động thì bị hại (như giếng hoang, chim chóc không thèm đến).

Khung vuông Toán Hà Lạc giải trong mỗi quẻ gồm những gợi ý chính giúp bạn nhanh
chóng tìm lời giải Tiền vận của chủ thể, nhưng xin bạn đừng đóng khung ở đó.
Linh cảm và sự hiểu biết sâu xa của bạn về Kinh Dịch và Lý Số Hà Lạc sẽ giúp
bạn vượt khung, phản biện để có những tìm tòi mới vô hạn.

– Giải về Hậu vận.
Những thông tin này tìm thấy ở Cấu trúc quẻ Hậu thiên – Hậu vận, hào Nguyên
đường, quẻ Hỗ, các hào đại vận. Nếu Tiên thiên là bản thể, thì Hậu thiên là
những gì đã sàng lọc, tích lũy, biến thông trong một quá trình sự sống. Tiên
thiên thì tĩnh. Hậu thiên thì động. Cũng vì thế, khi xem xét Tiên thiên cần đến
luận lý cơ bản nhiều hơn; khi xem xét Hậu Thiên cần đến thực tế ứng dụng nhiều
hơn, có nghĩa, cần xem xét cả Địa điểm, Thời thế, thì mới tìm ra đúng Cuộc xoay
vần của chủ thể. Đại vận hào Nguyên đường là Đại vận đầu tiên của Hậu vận, có
vai trò chi phối suốt những năm còn lại của cuộc đời. Trong quan hệ Thể – Dụng,
thì Tiên thiên là Thể, còn Hậu thiên là Dụng. Ví dụ, quẻ Tiên thiên là Thủy
Phong Tỉnh, suốt đời sang đến Hậu vận, cũng vẫn là Tĩnh lợi hơn Động. Nhưng nếu
Nguyên đường là hào 6, thì có thể vận dụng. Bởi Hậu vận là Thuần Tốn. Tượng quẻ
là hai làn gió. Gió thì di động. Đến đây, gặp hoàn cảnh thuận thì có thể động,
Động lợi hơn Tĩnh, có thể đi nước ngoài được.

Hóa Công, Thiên Nguyên khí, Địa Nguyên khí nằm trong Cấu trúc Hà Lạc, có tác
động cả đời người. Nếu thuộc Tiên thiên, thì tác động trực tiếp đến những năm
Tiền vận. Nếu thuộc Hậu thiên, thì tác động trực tiếp đến những năm Hậu vận.
Trong Cấu trúc Hà Lạc, có thể không có Hóa Công, Thiên nguyên khí, Địa nguyên
khí, nhưng gặp quẻ Năm, Tháng có Hóa Công hoặc Nguyên khí, thì năm tháng ấy
cũng được hưởng ưu tiên về năng lượng và nguyên khí.

– Giải các Đại vận.
Mỗi hào là một đại vận, hào dương đại vận 9 năm, hào âm đại vận 6 năm. Xem
nguyên đường tốt hay xấu, có ứng hay không, ở hào nào có thể biết tổng quát vận
mệnh, đến chặng đường đời nào thịnh suy ra sao, tình duyên hôn nhân, công danh
sự nghiệp. Các đại vận gắn với Mệnh hợp cách và không hợp cách. Trong các lời
hào tốt thường có câu dành cho người có số xấu. Đó là vì đối với người mệnh hợp
cách trung bình, chưa đủ mười tiêu chuẩn, vẫn phải nghiên cứu phần nói về mệnh
không hợp cách. Số xấu là ở đây. Thêm lẽ biến thông trong Dịch học, trong cái
tốt vẫn tiềm ẩn cái xấu và ngược lại. Một chặng đường 9 năm, hoặc 6 năm, có năm
tốt năm xấu. Số xấu thường diễn ra trong năm xấu.

– Giải các Tiểu vận Năm.
Mỗi năm là một quẻ Dịch, phản ánh cuộc vận hành năm đó đối với chủ thể. Hà Lạc
bảo bạn, năm nay là năm Thuần Cấn, tượng hai trái núi, có nghĩa năm nay bạn gặp
nhiều ngăn trở, phải biết ngừng, dừng như đang đi trên đường núi. Hào chủ mệnh
của quẻ Năm lại chi phối vận hành năm đó. Nếu chủ mệnh là hào 5 quẻ Thuần Cấn,
thì cái ngừng, dừng đó chủ về lời nói, bạn hãy dè dặt về phát ngôn, ăn nói,
nhưng chính vì vậy, năm đó là năm lập ngôn của bạn. Các thày giáo, nhà nghiên
cứu, nhà văn trong năm đó sẽ giảng hay, viết hay, có những phát hiện mới và nổi
tiếng về tài ăn nói. Tài này không đi đôi với hùng biện, mà ở chỗ “biết dè dặt
lời nói”, trên cơ sở đó mà “lập ngôn”. Những dự đoán cụ thể về vận Năm lấy ở
hào chủ mệnh này.

– Giải các Tiểu vận Tháng.
Một năm có 14 quẻ dùng cho giải các vận tháng. Hai quẻ Tiên thiên và Hậu thiên
dùng để giải khái quát diễn biến 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Riêng quẻ
Tiên thiên, đồng thời là quẻ Năm, còn dùng để khái quát vận hạn của cả năm. Mỗi
tháng cũng là một quẻ Dịch. Tên quẻ, nghĩa quẻ, tượng quẻ cho ta biết xu thế
của tháng đó: thịnh, suy, xấu, tốt… Cũng cho ta biết nội dung vận hành của chủ
thể trong tháng. Ví dụ gặp quẻ Khuê, ta biết tháng này có sự chia lìa hay hòa
hợp, do xuất hiện sự khác biệt (Khuê là Khác, là chia lìa). Gặp quẻ Cách, ta
biết tháng này có sự cải tiến, cải cách, đổi mới. Gặp quẻ Mông, ta biết tháng
này có sương mù che tầm mắt, hướng đi dễ thay đổi, hoặc có quan hệ với trẻ em
(Mông là Muội, là Non yếu, như trẻ con, như dòng suối mới sinh dưới núi). Xem
Lời quẻ, Lời hào thì phải biết vận dụng, vì Lời quẻ, Lời hào khái quát những
vấn đề lớn xuyên suốt cuộc đời, hoặc Đại vận. Còn tháng thì bao giờ cũng “cụ
thể hóa” hơn. Lời hào có chữ “thọ”, dùng vào dự đoán cho tháng có thể là “có
sức khỏe, có bệnh thì khỏi”. Lấy hào chủ mệnh quẻ Tháng để dự đoán cho Tháng là
chính.

– Giải đến Ngày, nếu cần.
Tuần Hà Lạc có 6 ngày, mỗi ngày là một hào, bắt đầu từ hào chủ (xem công thức
tính vận Ngày). Mỗi hào có ghi sẵn một dòng chữ in nghiêng sau hàng chữ “Toán
Hà Lạc giải”. Đó là lời giải tinh túy nhất, có thể dùng cho ngày Hà Lạc đó. Nó
cho ta biết xu thế xấu, tốt (trong mệnh của ta) ngày đó, thậm chí cả nội dung
xấu tốt. Nhờ biết trước, ta có thể quyết định hành động của ta trong ngày. Tất
nhiên, Hà Lạc bảo hôm nay “cẩn thận đường lui tới” nhằm đúng ngày ta đi máy
bay, ta vẫn phải đi thôi, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Nói chung, Hà Lạc Năm chi
phối Tháng, Tháng chi phối Tuần (căn cứ hào chủ trong Tuần), Tuần chi phối
Ngày. Dự đoán Ngày chỉ dùng cho mỗi người tự xem, tự biết về mình, không thể
làm bài giải cho người khác. Một ngày có 12 giờ Can Chi (mỗi giờ Can Chi gồm 2
giờ đồng hồ). Các chuyên gia Hà Lạc tính toán, mỗi hào cũng chỉ bao quát được
khoảng 11, 25 giờ Can Chi trong một ngày. Vậy, còn khoảng 1 giờ 30 phút đồng hồ
nằm ngoài dự đoán. Tôi trong vài năm gần đây có nền nếp ghi nhật ký trắc nghiệm
Hà Lạc ngày, có khoảng 80% số ngày ứng nghiệm, kể cũng đã là kỳ diệu. Nay với
cách tính vận Tháng và Ngày được thử thách hơn, tôi hy vọng những sai số còn
nhỏ hơn nữa.

Về nguyên tắc, khi đã hình thành Cấu trúc Hà Lạc của chủ thể, là có thể giải
đoán bất kỳ thời điểm nào trong hành lang vận mệnh, quá khứ cũng như tương lai.
Cho nên, không nhất thiết phải làm lời giải đến tất cả các Đại vận, Tiểu vận
Năm và Tháng trong một lúc, mà có thể làm theo yêu cầu của chủ thể đối với bất
kỳ thời gian nào.

– Vai trò quẻ Hỗ.
Ở đây, chỉ nói quẻ Hỗ Tiên thiên và Hỗ Hậu thiên, còn Hỗ Nhân Quả xem ở đoạn
sau.

Về mặt cấu trúc, quẻ Hỗ nằm sẵn trong lòng quẻ Tiên Thiên và Hậu Thiên, nó sinh
ra từ các hào 2, 3, 4, 5. Các hào 3, 4, 5 thành các hào (4, 5, 6) của quẻ
Thượng; các hào 2, 3, 4 thành các hào (1, 2, 3) của quẻ Hạ. Do chỗ nó lặp lại
các hào 3 và 4 hai lần và trùng với các hào ở các vị trí trung tâm (2 và 5) và
chuyển tiếp (3 và 4) trong quẻ chính nên nó phản ánh mặt động của quẻ chính,
nói cách khác nó nhấn mạnh và tô đậm thêm cái phần hồn của quẻ chính. Cái phần
hồn đó có thể là một mặt thuận hoặc nghịch nào đó của quẻ chính. Do đó, quẻ Hỗ
nằm trong Cấu trúc Hà Lạc của chủ thể. Nó cũng có giá trị nhất định, phản ánh
và tác động vào quỹ đạo cuộc đời của chủ thể.

Vì vậy, vai trò của quẻ Hỗ như sau:

a- Trường hợp Hóa Công, Thiên Nguyên khí, Địa Nguyên khí rơi vào hai quẻ Hỗ,
thì vẫn được tính như là Cấu trúc Hà Lạc có Hóa Công và các nguyên khí đó.

b- Khi dự đoán các hào của quẻ Chính, thì phải tham khảo các hào có liên quan ở
quẻ Hỗ.
Cụ thể là:

Dự đoán hào 2 quẻ Chính, phải tham khảo hào 1 quẻ Hỗ.
Dự đoán hào 3 quẻ Chính, phải tham khảo hào 2 và 4 quẻ Hỗ.
Dự đoán hào 4 quẻ Chính, phải tham khảo hào 3 và 5 quẻ Hỗ.
Dự đoán hào 5 quẻ Chính, phải tham khảo hào 6 quẻ Hỗ.

– Về quẻ Diễn biến Nhân Quả.
Trước hết, nói về quẻ Hỗ Nhân Quả. Hỗ Nhân Quả có vai trò làm cầu nối để xem
xét Diễn biến Nhân Quả (nguyên nhân – kết quả), theo giáo lý đạo Phật. Tuy
nhiên, khái niệm “nhân quả” ở đây chỉ bao hàm những diễn biến trên trần gian và
gắn với một đời người. Nó có phản ánh theo chiều sâu nhân quả sang thế giới bên
kia, có tính truyền kiếp hay không, xin bàn ở một dịp khác, khi có điều kiện.

Quẻ Hỗ Nhân Quả không nằm trong cấu trúc Hà Lạc. Nó không dùng trực tiếp cho dự
đoán. Ví dụ, khi xem xét ngày giờ sinh có Hóa Công, Thiên nguyên khí, Địa
nguyên khí hay không, chỉ xem xét ở 4 quẻ Tiên thiên, Hậu thiên, Hỗ Tiên thiên
và Hỗ Hậu thiên.

Như trên đã nói, chức năng của Hỗ Nhân Quả là cầu nối từ Nhân đến Quả. Nếu
những dự đoán về diễn biến số phận trên kia là Nhân, thì nhờ quẻ Hỗ này, ta tìm
đến một quẻ phản ánh cái Quả tiếp theo, từ cái Nhân đó sinh ra. Nó hình thành
nhờ một phép nhân các hào giữa quẻ Tiên thiên và quẻ Hậu thiên. Nhờ nó, cũng
bằng một phép nhân các hào, ta sẽ tìm ra một quẻ tạm gọi là Diễn biến Nhân Quả
tiếp theo các quẻ Vận Năm, Vận Tháng, kể cả Vận Tuần (Ngày) nếu cần.

Hào chủ mệnh quẻ chính ở đâu thì Diễn biến Nhân Quả nằm ở hào tương đương với
hào chủ mệnh đó. Bạn chỉ cần xem dòng chữ in nghiêng sau hàng chữ “Toán Hà Lạc
giải” (có tính cô đọng) là thấy cái Quả hiện ra.

Ví dụ, Vận Năm của chính người đang viết những dòng này. Năm nay, anh ta được
quẻ Thuần Cấn chủ mệnh hào 5. Diễn biến chính trong mệnh anh ta là như người đi
giữa hai trái Núi, đầy đèo dốc ngăn trở, cái ngăn trở chính thuộc về lời nói,
năm nay anh ta biết dè dặt lời nói, vì thế mà có mệnh lập ngôn. Cái mệnh lập
ngôn đó thể hiện trong việc hoàn thành cuốn sách này. Hỗ Nhân Quả của anh ta là
Sơn Hỏa Bí. Quẻ Thuần Cấn nhân với quẻ Sơn Hỏa Bí thành quẻ Thiên Phong Cấu
(001001 x 101001 = 011111). Diễn biến Nhân Quả của anh ta ở hào 5 quẻ Cấu: Lấy
Dương khắc chế Âm, chính là đạo Trời. Cuốn sách này phải chăng sẽ có thành quả
của Dương khắc chế Âm, hợp với đạo trời? Dù sao, Hà Lạc đã báo cho biết trước
như thế.

Tìm Diễn biến Nhân Quả cho quẻ Tháng cũng vậy. Quẻ Tháng nhân với Hỗ Nhân Quả
thành Diễn biến Nhân Quả, lời giải ở hào tương đương với hào chủ mệnh của quẻ
Tháng. Nếu tháng này của anh ta là Lôi Hỏa Phong hào 4 (Thịnh lớn, tuy gặp cấp
trên không xứng đáng, nhưng cùng bạn tiến lên thì tốt), thì Diễn biến Nhân Quả
là ở (101100 x 101001 = 111010) hào 4 quẻ Thủy Thiên Nhu (Gần nơi hiểm trở rồi.
Nên biết tránh sự tai hại). Trong thực tế đó là công việc biên soạn sách tiến
hành thuận lợi, được bạn bè cổ vũ, nhưng đã đến đoạn khó, nên biết tránh sự tai
hại.

Còn lời giải của Diễn biến Nhân Quả cho một Tuần thì cũng vậy, nằm ở hào tương
đương với hào chủ mệnh của quẻ Tuần, có nghĩa là ở một ngày nào đó ứng với hào
chủ mệnh đó, ngày đó đồng thời là ngày mở đầu trong Tuần Hà Lạc đó.

Trên đây là những tiêu chí về nội dung. Bài giải có thể dài, ngắn, đơn giản hay
kỹ càng, tùy theo năng lực của người giải đoán, nhưng cái mà chủ thể cần là
những gì dự đoán trong tương lai sẽ diễn biến trên hành lang số phận của họ, và
lời khuyên cần thiết về xử lý, cứu giải. Những giải đoán về quá khứ cũng cần,
nhưng chỉ để đối chiếu với thực tế xem Cấu trúc Hà Lạc có đúng không, nếu không
đúng thì nguyên nhân vì đâu, có phải do bản khai ngày giờ sinh không chính xác,
hay vì những lý do nào khác? Và để gây một niềm tin đối với chủ thể mà thôi.

2- Tính khoa học và tính nghệ thuật của Lời giải đoán Hà
Lạc.

2a- Trước hết là vấn đề Số và Lý.
Theo Học Năng, có ba môn mệnh học chính là Tử vi Đẩu Số, Hà Lạc Lý Số và Mệnh
Lý. Tử vi dùng hệ thống Sao và Thần phản ánh số phận con người, thiên về sự an
bài của số phận. Số phận đã an bài đến từng giờ khắc, con người chỉ còn cách đi
trong cái mệnh đã được định sẵn theo quy luật của trời đất.

Mệnh Lý (tức Tứ trụ Dự đoán học, còn gọi là Thuật Tử Bình) cao siêu hơn cả, nó
phân tích giữa những nguyên liệu vật lý (năm hành và thời tiết) mà con người
thừa hưởng lúc sinh ra, xem thứ nào thừa, thứ nào thiếu, thích ứng, không thích
ứng, thành, hủy ra sao, để rồi có cách phát huy, khắc chế thích hợp tạo nên sự
cân bằng trong cấu trúc Thân, Mệnh, nhằm phát huy hết tiềm lực bẩm sinh, tạo
cho mình một cấu trúc hoàn hảo hơn thiên nhiên đã ban cho. Mệnh lý là môn học
cấp tiến nhất phù hợp với tính sáng tạo và tính tích cực của con người.

Ở giữa hai môn Đẩu số và Mệnh lý là môn Lý số Hà Lạc. Môn này lấy phần Số làm
phần cứng trong Mệnh người, bởi vì nó hình thành từ ngày giờ sinh, tám chữ Can
Chi, là bộ phận không thay đổi được. Nhưng Hà Lạc cũng mở cho Con người một
cánh cửa của lý trí, đặt con người trước sự lựa chọn, biết cách len lỏi đi lên
trong hành lang số phận, tìm cho mình đường đi nước bước, sao cho hợp lý nhất,
tiến thoái, động tĩnh cho đúng với chữ Thời mà triết lý Hà Lạc đã vạch ra.
Chính trên cơ sở ấy, mà Con người thích ứng được với Trời Đất và Cuộc sống,
khai thác cho mình cái ưu thế tiềm ẩn sẵn có mà không tìm đến với Hà Lạc, thì
không bao giờ biết.

Trong giải đoán Hà Lạc, những chỉ dẫn về số mệnh bao giờ cũng đặt ta trước một
sự lựa chọn: chủ thể có Mệnh hợp cách hay Mệnh không hợp cách, tỷ lệ những giá
trị hợp cách và không hợp cách, chủ thể là tầng lớp người nào, quan chức, kẻ sĩ
hay người thường, người thức thời hay không thức thời, chủ thể đang ở Thời nào,
Nơi nào, từ đó phải tham khảo những chỉ dẫn số mệnh ở những khía cạnh nào, để
mà chỉ ra thật chính xác những gì sẽ diễn ra trong quỹ đạo cuộc đời của chủ
thể. Chính vì thế có thể giải thích vì sao tám chữ Can Chi giống nhau, Cấu trúc
Hà Lạc giống nhau nhưng số phận các chủ thể không bao giờ giống nhau. Vì sao
những người sinh cùng ngày giờ với Vua Quang Trung, lại không thể trở thành
những Quang Trung, hay một số phận gần như thế. Nhiều khi, những dự đoán Hà Lạc
tiềm ẩn dưới dạng những lời khuyên, nên thế này, nên thế kia. Quẻ Hằng chẳng
hạn, nói về đạo vợ chồng trong đời sống thường ngày, là quẻ đẹp, nhưng tượng
quẻ và lời quẻ đầy những lời báo động, khuyên ta nên tránh điều này điều kia để
giữ được đạo Hằng. Cái điều ta nên tránh, chính là cái sẽ xảy ra trong đời sống
vợ chồng mà Hà Lạc đã báo trước.

Tóm lại, Hà Lạc dành cho ta một hành lang rộng rãi, hợp lý để làm chủ số phận
mình, và điều này rất thích hợp với những con người thời nay.

2b- Tính cách và số phận.
Dự đoán Hà Lạc có rất nhiều chỉ dẫn về tính cách, và từ đó mà chỉ dẫn về số
phận. Đây là một phương pháp có tính lô-gích cao. Ví dụ Hào 1 quẻ Càn có câu:
Rồng còn ẩn dưới thấp, đừng dùng gì vội. Mệnh đề rồng ẩn vừa là Thời, vừa là
Tính cách. Sức rồng đang mạnh, đức rồng cương kiên nhưng đang là thời sơ mỏng,
cần kín đáo, thủ thế đợi thời. Đó là tính cách. Còn số phận là ở chỗ chưa thành
sự nghiệp, chưa được dùng, chưa vội. Có những tính cách hình thành từ Mệnh
(hành) nào đó, gặp quẻ nào đó. Ví dụ: Mệnh Mộc gặp quẻ Càn thì nhiều mơ mộng
hão huyền, ít thực tế. Những tính cách nào hình thành từ một hào đại vận thường
tác động trong phạm vi đại vận đó. Nhưng tính cách nào hình thành từ Mệnh
(hành) gặp quẻ như người Mệnh Mộc vừa rồi thì nó đeo đẳng người đó suốt đời,
cộng với những tính cách khác làm nên một số phận truân chuyên, nhiều khi chủ
thể biết rõ mà không thoát ra khỏi.

2c- Tham khảo Toán Tứ trụ.
Gần đây trong nước ta mới lưu hành một cuốn sách dạy dự đoán bằng Tứ trụ của
nhà dự đoán học Thiệu Vĩ Hoa, cháu 29 đời nhà Dự đoán học Thiệu Ung, tức Thiệu
Khang Tiết danh tiếng. Điều thú vị là Tứ trụ tức tám chữ Can Chi Năm, Tháng,
Ngày, Giờ sinh dùng trong môn Toán này cũng rất giống Hà Lạc, là phải tuân theo
một cách nghiêm túc Tiết lệnh tháng.

Vì vậy, hoàn toàn có thể tham khảo Toán Tứ trụ để bổ sung cho Toán Hà Lạc. Toán
Tứ trụ có hệ thống Lục thân và Sao, Thần phản ánh rất rõ xu hướng nghề nghiệp
của chủ thể (Văn võ, sức học, triển vọng sự nghiệp, chẳng hạn quan chức hay
chuyên gia) hơn nữa có bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt từ gốc Can ngày sinh cho thấy
những ưu thế sinh học của chủ thể. Còn Toán Hà Lạc thì mạnh nhất là sự hình
thành quỹ đạo đời người cho đến Năm, Tháng, thậm chí Ngày. Tôi trong thực tế
thường sử dụng Toán Tứ trụ để bổ sung cho Toán Hà Lạc về dự đoán xu hướng sự
nghiệp (như thiên mệnh văn chương của các nhà văn, toán tứ trụ phản ánh rõ
hơn), ưu thế sinh học, và đặc biệt là vận hạn cho Năm và Tháng. Bạn đọc thành
thạo cả hai thuật toán Hà Lạc và Tứ trụ, sau khi vạch 12 tháng Hà Lạc lại đối
chiếu với 12 tháng Tứ Trụ trong một năm sẽ có nhận thức thú vị vô cùng về sự kỳ
diệu của văn hóa phương Đông mà lâu nay chúng ta bỏ qua.

2d- Cấp độ xét đoán.
Đối với mỗi cách ứng xử trong mỗi thời và hoàn cảnh, Hà Lạc thường biểu lộ một thái
độ xét đoán (đánh giá) theo những cấp độ khác nhau. Nhiều khi tiếng Việt không
đủ để cô đúc cho gọn (nói cách khác bạn đọc chưa quen với những cách cô đúc
gọn), chúng tôi buộc phải sử dụng từ phiên âm chữ Hán. Sau đây là một số từ
miêu tả các cấp độ xét đoán.

Đọc các quẻ Dịch thường gặp bốn chữ “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh”, đó là bốn đức
của quẻ, cũng gọi là bốn đặc tính của quẻ. Chỉ có 7 quẻ có đủ 4 đức, tiêu biểu
nhất là quẻ Càn. Còn lại là những quẻ có từ 3-4 đức, 1-2 đức, có quẻ không có
đức nào.

Nguyên là đầu tiên, lớn,
trùm mọi điều thiện.
Hanh là hanh thông, thuận
tiện, tập hợp các điều hay.
Lợi là nên, thỏa thích,
hòa hợp các điều phải.
Trinh là chính đáng, bền
chặt, gốc của mọi việc.

Ngoài ra ta thường gặp những xét đoán (đánh giá) như sau:

Tốt, là lành, là thuận lẽ trời, lẽ đời, đem lợi ích, may
mắn đến cho người. Có quẻ tốt, có hào tốt. (Lời Kinh là
 cát)
Xấu, dữ là ngược lại với tốt
(Lời Kinh là
 hung).
Xấu hổ là phiền muộn vì lỗi
nhỏ, tật mọn (Lời Kinh là
 lận).
Ăn năn là phạm lẽ phải,
phàn nàn, đáng tiếc (Lời Kinh là
 hối).
Không lỗi có 3 nghĩa là không
sai phạm, không trách (lỗi) ai (cái gì) được; không đổ lỗi cho ai (cái gì) được
(Lời Kinh là
 vô cữu).

Trong 3 chữ Xấu, Xấu hổ, Ăn năn (hung, lận, hối), thì Xấu (hung) nặng hơn Xấu
hổ (lận); Xấu hổ nặng hơn Ăn năn (hối). Không lỗi (vô cữu) thì không hay, cũng
không dở.

Đôi khi, Lời Kinh nói về phương hướng cụ thể, xin hiểu như sau:

Đông Bắc: Hướng khí Dương bắt đầu tiến. Quẻ khuyên ta nên hành động mau, nên
tiến, nên đương đầu với mọi khó khăn. Đông Bắc là phía động của khí Dương, phía
Tây Nam là phía tĩnh của khí Dương. Thiếu Dương sinh thành ở phía Đông Bắc.

Tây Nam: Hướng khí Dương bắt đầu suy. Quẻ khuyên ta nên dừng lại, nên thoái
lui, không nên tiến cũng không nên đương đầu. Ví dụ: Quẻ Kiển có câu: Kiển, lợi
Tây Nam, bất lợi Đông Bắc. Có nghĩa quẻ khuyên ta ở thời Kiển, vận Kiển thì nên
thoái lui, không nên đương đầu.

3- Sau đây là mấy cách thuộc Mệnh quý hiển:

a. Kiền: Người tuổi Ngọ mà được quẻ Kiền là cách Mã Tế Phong (ngựa phi trong gió).
Được quẻ Đỉnh, Độn, Cấu cũng cách ấy. Tuổi Ngọ, Mùi được quẻ Đại Hữu là cách
Thái Dương Đương Thiên (vầng Thái Dương trên trời).

b. Khôn: Người tuổi Sửu được quẻ Khôn là cách Ngưu Bội Phong (trâu phẫn chí về
gió). Được quẻ Quan, Thăng cũng cách ấy.

c. Cấn: Người tuổi Dần, Tuất được quẻ Cấn là cách Cẩu Hổ Tiếu Phong (cẩu hổ
cười gió). Được quẻ Cổ là cách Hổ Lộng Phong (hùm rỡn gió). Được quẻ Mông là
cách Hổ Ẩm Thanh Tuyền (hùm uống nước suối trong).

d. Chấn: Người tuổi Thìn, Tị được quẻ Chấn là cách Vân Tòng Long (mây theo
rồng). Được quẻ Ích là cách Ngư Hỏa Long Môn (cá hóa rồng).

e. Tốn: Tuổi Tị, Dậu được quẻ Tốn là cách Phụ Phượng Thừa Phong (bám cánh con
phượng nhân có gió mà bay cao).

g. Ly: Tuổi Ngọ mà được quẻ Ly là cách Chu Tước Hồi Quân (phong thư trở về với
chủ).

h. Đoài: Tuổi Dậu mà được quẻ Đoài là cách Trạch Thừa Ân (được ơn trên). Tuổi
Dậu, Hợi mà được quẻ Quải thì cũng được cách ấy, được quẻ Trung Phu (sau Giữa
Thu) là cách Hạc Minh Cửu Cao (hạc kêu ở chín tầng cao).

i. Khảm: Tuổi Hợi mà được quẻ Khảm là cách Huyền Vũ Đương Quyền. Tuổi Mão được
quẻ Giải là cách Ngọc Thỏ Ngoạn Thiềm (ngọc thỏ ngắm trăng). Tuổi Thân được quẻ
Tỷ, tuổi Thân, Thìn được quẻ Truân là cách Thỏ Ngoạn Ngân Thiềm (thỏ ngắm vầng
trăng bạc). Tuổi Tuất, Hợi được quẻ Nhu là cách Thái Âm Thăng Thiên (vầng Thái
Âm lên trời).

4- Mấy Cách thuộc Mệnh không tốt:

a. Tên quẻ Xấu mà không được Hóa Công, Thiên, Địa nguyên khí là xấu.

b. Đại, tiểu vận ở hào Sơ và hào Thượng (1 và 6) thì dù có gặp tai nạn cũng nhẹ
thôi. Nếu ở các hào khác (2, 3, 4, 5) mà số âm dương không đủ, thêm gặp năm
dương (Can chi năm dương) nếu có tai nạn càng nặng.

c. Quẻ chính Tiên thiên, Hậu thiên mà không có Hóa Công, Nguyên khí thì phải
tìm ở quẻ Hỗ, không có nữa mới thực là xấu. Tuy xấu nhưng năm Lưu niên nào có
thì năm ấy cũng tương đối khá hơn năm không có, nhất là những quẻ thuộc Thủy
Hỏa.

d. Những tuổi Thổ mà gặp quẻ Tốn (Mộc), tuổi Kim gặp quẻ Ly (Hỏa), tuổi Thủy
gặp quẻ Cấn (Thổ) là tương khắc, tuy xấu nhưng nếu có Nguyên khí thì cũng không
đến nỗi tai họa quá.

e. Tiên, Hậu thiên gặp quẻ Thuần Ly thì hay đau mắt; gặp quẻ Cổ, Đại Quá, Minh
Di thì hay bệnh tật; gặp quẻ Phệ Hạp, Vô Vọng, Tụng thì hay tranh chấp, kiện
tụng; gặp quẻ Đại Tráng, Khuê, Bác, Truân dù làm nên sự nghiệp, nhưng vất vả
gian nan.

g. Đại vận ở quẻ Hậu thiên mà thấy 3 hay 4 hào xấu liền thì dễ chết. 3 năm xấu
liền cũng thế.

h. Người tư cách tầm thường, yếu, nghèo hèn mà gặp quẻ, hào rất tốt, bạo phát,
thì hẳn là vất vả, có tai hoạ.

i. Hào vị tuy đẹp, nhưng không bằng quẻ Lưu niên đẹp. Hào vị xấu mà Lưu niên
lại xấu, thế là xấu lắm.

5- Một vài ví dụ về Luận số của người xưa:

a. Có người đem số đến hỏi Khang Tiết tiên sinh: “Ít người đi tới được đến hào
5 Hậu thiên (đây là nói đến hào thứ 5 của Hậu thiên, tính từ hào nguyên đường
Hậu thiên là hào 1), đến hào 1 là đã có thể đoán được sinh, tử rồi. Thế mà có
người chưa đầy 20 tuổi đã chết, lại có người thọ đến 8, 9 chục tuổi, là tại
sao?” Tiên sinh trả lời: “Sách đã dạy hết các trường hợp, xem chưa kỹ đó thôi.
Nên về xem lại, khỏi phải bàn luận”.

b. Trình Y Xuyên nói: “Ta có một người nô bộc tuổi Dương nam, mi thanh mục tú,
số hắn được ngồi hào 4 quẻ Kiền. Thế mà hỏi ra thì bố hắn mất sớm, và đến năm
19 tuổi, hắn cũng bị chết bất ngờ. Đó là người tầm thường được quẻ rất tốt cũng
ngại lắm.”

c. Tô Đông Pha đi đến Tuế vận được quẻ Bí. Thế mà ba tháng liền, ông Tô ở tại
Triều đều bị xui xẻo, ngộ biến, là tại sao? Ông Tô nói: “Ta tuy ngồi được hào
vị đẹp, nhưng hành niên nửa xấu nửa tốt (ý nói các vận Tháng nửa xấu, nửa tốt)
nên xảy ra thế, chứ không hận gì cả”

d. Sơn Cốc bảo với bạn rằng: “Tôi hiện ngồi ở hào 2 quẻ Truân. Phải hết 10 năm
mới được về”. Khi tiên sinh bị an trí ở Dung Châu, liền bảo con rằng: “Trước
đây ta ngồi hào 2 quẻ Truân, nay lại ngồi hào Thượng quẻ Phục (Mê phục hung. Mê
muội không trở lại, xấu). Thôi hết về rồi.” Sau quả ông mất ở đó.

e. Phú Trịnh Công gặp hào lưu niên xấu, liền viết lên vách để cho con cháu nhìn
thấy mà đề phòng cẩn thận.

g. Lý Văn Tịnh Công ngồi hào 2 quẻ Khôn, đến năm gặp hào 4 quẻ Ly (thiêu đốt ư,
chết ư, bỏ ư) bèn bảo người nhà: “Sang năm ta chết”. Quả nhiên như vậy.

h. Phạm Văn Chính Công ngồi hào 2 quẻ Đại Hữu (xe lớn chở nặng) biết mình có
tài kinh bang tế thế, liền ra giúp nước. Quả có thế thật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *